logo

Yêu nước - động lực của các nhà lãnh đạo

Có vô vàn yếu tố dẫn tới thành công của các nhà lãnh đạo vĩ đại, như có tầm nhìn, có khả năng suy nghĩ chiến lược...Tuy nhiên, có một điều mà mọi người ít nhắc tới, có lẽ vì nó luôn sẵn có trong mỗi con người, và mỗi người lại có cách biểu hiện riêng, đó là lòng yêu nước. Đây cũng là động lực chính để các nhà lãnh đạo vĩ đại có được thành công
Yêu nước - động lực của các nhà lãnh đạo Có vô vàn yếu tố dẫn tới thành công của các nhà lãnh đạo vĩ đại, như có tầm nhìn, có khả năng suy nghĩ chiến lược...Tuy nhiên, có một điều mà mọi người ít nhắc tới, có lẽ vì nó luôn sẵn có trong mỗi con người, và mỗi người lại có cách biểu hiện riêng, đó là lòng yêu nước. Đây cũng là động lực chính để các nhà lãnh đạo vĩ đại có được thành công. Với hành trang là lòng yêu nước, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, và đổi tên là Nguyễn Ái Quốc. Ảnh Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920. Yêu nước - hành trang của nhà lãnh đạo Chứng kiến cảnh dân tộc Việt Nam phải sống lầm than cơ cực dưới ách thực dân xâm lược, sau những thất bại đau đớn của các sĩ phu yêu nước tiền bối, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Với hành trang là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và khát vọng độc lập, tự do, Nguyễn Tất Thành đã chọn con đường đến nhiều trung tâm văn minh nhất cũng như những nơi bần cùng nhất của thế giới lúc đó, nhằm tìm hiểu kỹ những tiếng "tự do, bình đẳng, bác ái" và tìm con đường giải phóng dân tộc Việt Nam phù hợp với xu thế và chân lý của thời đại. Ngay từ những ngày đầu tiên hoạt động trên đất Pháp, Nguyễn Tất Thành đổi tên là Nguyễn Ái Quốc. Lúc bấy giờ, đối với Người, yêu nước là đấu tranh cho nước nhà độc lập, tự do, cho dân được giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, tiến lên nắm bắt những tư tưởng lớn của thời đại, bắt gặp chủ nghĩa xã hội và gắn kết chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường xán lạn cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Cũng giống như nhân dân Việt Nam không sao kể xiết những cống hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh cho đất nước, người dân Cuba cũng không thể kể hết được những điều kỳ diệu mà Fidel đã làm trong suốt quá trình cách mạng, nhằm dẫn dắt nhân dân Cuba đi theo con đường mình đã chọn. Ông đã cùng với nhân dân Cuba trải qua những bước thăng trầm của đất nước. Tình yêu đối với Cuba - vùng đảo quốc ở vùng biển Caribe, chỉ cách nước Mỹ 90 dặm đã giúp ông lãnh đạo đất nước nhỏ bé này luôn vững vàng trước vô vàn khó khăn. Tinh thần: "Hoặc Tổ quốc hoặc chết! Hoặc chủ nghĩa xã hội hoặc chết! Chúng ta sẽ vượt qua tất cả!" luôn được ông nêu cao. Ông là một biểu tượng vàng cho tinh thần đấu tranh không mệt mỏi, nhằm bảo vệ đất nước và nền độc lập của dân tộc. Cũng với tình yêu đất nước, Jawaharlal Nehru - sau này trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ từng cho rằng, vì độc lập của Ấn Độ, phải làm tất cả mọi điều cần thiết. Quan điểm đó đã theo bước Nehru suốt 35 làm người chiến sĩ đấu tranh cho tự do và độc lập của Ấn Độ, 11 Chủ tịch Cuba Fidel Castro năm ngồi tù với 9 lần bị bắt giam. Đây chính là minh chứng sống động cho thấy lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần chiến đấu ngoan cường và thái độ quyết liệt của ông đối với Chính quyền thực dân Anh tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Khi Ấn Độ giành được độc lập, Nehru cũng là người giúp Ấn Độ gây dựng diện mạo mới thông qua việc phát triển kinh tế. Ông luôn trăn trở làm sao tiến hành được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ông nhận thức rõ những điều kiện căn bản để xây dựng cho Ấn Độ một nền kinh tế hoàn chỉnh có các ngành công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Thứ vũ khí kì diệu nào đã khiến các nhà lãnh đạo huyền thoại này có sức mạnh để giành được những thành công vang dội như vậy? Đó, rất đơn giản, chính là tình yêu đối với đất nước, với dân tộc. Không chỉ yêu nước, mà phải biết cách yêu nước Tình yêu đối với đất nước, đó là thứ kho báu quý giá nhất, được cất giấu ở nơi kín đáo nhất trong tâm hồn. Mỗi người có một cách biểu hiện tình yêu ấy theo một cách riêng. Yêu nước, trong thời chiến, là cầm súng chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước. Yêu nước, trong thời bình, là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng những giá trị đạo đức và những tư tưởng mới, tiến bộ. Mahatma Gandhi K hông đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước tiền bối mà chỉ tiếp thu những bài học từ đó, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tìm một con đường riêng, một con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam. Hay như Mahatma Gandhi - người mang trong mình tư tưởng cách mạng nhưng Gandhi đã giành được độc lập cho Ấn Độ mà không cần tiến hành bạo lực cách mạng. Ông tán thành đường lối bất bạo động. Kết quả là, một trong những cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới đã phải đầu hàng trước niềm tin của một người đàn ông và giấc mơ của hàng triệu người dân Ấn Độ. Không chỉ có với riêng các nhà lãnh đạo chính trị, những vị lãnh đạo các tập đoàn kinh tế cũng luôn mang trong mình tình yêu tổ quốc sâu sắc. Akio Morita Trên đống hoang tàn đổ nát của nước Nhật sau Thế chiến II, chàng thanh niên Akio Morita (sau này là Chủ tịch Tập đoàn điện tử Sony) - quyết tâm khiến cho thế giới phải ghi nhận sự trở lại của nước Nhật trong một vị thế mới. Từ chối sản nghiệp đồ sộ của gia đình, Morita đã cố gắng để chế tạo ra "thứ gì đó khác biệt, thứ mà chưa có bất kỳ ai từng làm" - như ông tâm niệm. Và Morita đã làm được. Ông đã làm cho thương hiệu Sony được cả thế giới biết đến, cũng như góp phần làm cho các hàng hóa với nhãn mác "sản xuất tại Nhật Bản" có chỗ đứng hàng đầu về chất lượng trong tâm thức của người tiêu dùng toàn thế giới. Đó cũng là một cách để yêu nước. Mỗi con người, mỗi nhà lãnh đạo, có thể thể hiện lòng yêu nước theo một cách riêng. Có khát vọng làm giàu, khát vọng đưa đất nước mình vươn tới những tầm cao mới là động lực để họ thành công. Làm giàu chính đáng cho đất nước mình chính là yêu nước. Để tên gọi đất nước được vinh danh trong các cuộc đua tranh chính là yêu nước. Làm cho chính mình và những người khác có được cuộc sống ấm no, đầy đủ, đó cũng là yêu nước. Khơi dậy lòng yêu nước ở những người đi theo và chỉ cho họ con đường đúng đắn, có lợi cho đất nước, đó là nhiệm vụ và cũng là cách yêu nước của các nhà lãnh đạo.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net