logo

Ý NGHĨA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẶT RA CHO GDVN

Toàn cầu hóa đã trở thành một trong những sức mạnh định hình thế giới trong những năm gần đây, dù rằng khái niệm này nhiều khi còn mù mờ vì nhiều người dùng từ ấy với những ý nghĩa khác nhau, hoặc mỗi người nhấn mạnh vào những nhân tố khác nhau.
Ý NGHĨA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẶT RA CHO GDVN: QUAN ĐIỂM KINH TẾ HỌC GS.TS. Jim Cobbe Florida State University - Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng Đặt vấn đề Toàn cầu hóa đã trở thành một trong những sức mạnh định hình thế giới trong những năm gần đây, dù rằng khái niệm này nhiều khi còn mù mờ vì nhiều người dùng từ ấy với những ý nghĩa khác nhau, hoặc mỗi người nhấn mạnh vào những nhân tố khác nhau. Bài này sẽ tiếp cận vấn đề từ quan điểm của kinh tế học và tìm hiểu những ý nghĩa mà toàn cầu hóa đặt ra cho Việt Nam, thông qua xem xét bốn vấn đề, mỗi vấn đề sẽ được trình bày trong một phần dưới đây. Trước hết, chúng ta sẽ thảo luận xem chúng ta định nói về điều gì với thuật ngữ toàn cầu hóa, và đưa ra một định nghĩa đặt nền tảng trên kinh tế học, nhận thức được rằng những chiều kích xã hội, văn hóa và chính trị của toàn cầu hóa là hậu quả rõ ràng nhất của quá trình kinh tế và có lẽ là độc lập với nó. Bài viết này sẽ ám chỉ tới những hiện tượng đang xảy ra và có ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế hay giáo dục. Tiếp đó, bài viết sẽ thảo luận vấn đề quá trình toàn cầu hóa đang làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế Việt Nam như thế nào, và do đó làm thay đổi yêu cầu đối với nguồn nhân lực ra sao, ý nghĩa của điều này đối với việc giáo dục và đào tạo những người mới để đáp ứng nhu cầu nhân lực. Chúng ta cũng sẽ nhấn mạnh về việc toàn cầu hóa dẫn tới nhu cầu đào tạo lại công nhân như thế nào, và những thử thách mà nó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo, cùng với một số ý kiến về việc ngành giáo dục và chính sách nhà nước đã đáp ứng với những thử thách ấy như thế nào. Một kết quả của việc hạ thấp chi phí truyền thông và đi lại xảy ra đồng thời với toàn cầu hóa, cũng như việc nâng cao đòi hỏi đối với giáo dục trong việc đào tạo một ngôn ngữ chung của thế giới chẳng hạn như tiếng Anh, là sự phát triển ngày càng tăng của thương mại quốc tế trong các dịch vụ giáo dục, kể cả các khóa học liên kết và các chương trình giảng dạy trực tiếp của các trường nước ngoài tại châu Á trong đó có Việt Nam, bằng cả phương thức đào tạo tại chỗ và đào tạo từ xa giờ đây chủ yếu dựa trên phương tiện internet. Việt Nam đã chấp nhận các điều khoản về dịch vụ giáo dục trong Thỏa thuận gia nhập WTO, điều này bảo đảm cho sự tiếp cận mạnh mẽ hơn nhiều so với vài năm trước đây của các cơ sở đào tạo nước ngoài (về bản chất là tiếp cận tự do) đối với “thị trường giáo dục đại học” ở Việt Nam. Phần kế tiếp của bài viết này sẽ thảo luận vắn tắt về những ý nghĩa của điều này đối với giáo dục Việt Nam, các quyết định về chính sách và nguồn lực hiện nay thích đáng ở mức độ nào trong việc khuyến khích hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các trường trong nước và các trường nước ngoài, hay là những tác động như vậy có thể có những ảnh hưởng tiêu cực ra sao. Bài viết sẽ khép lại với một số quan sát có tính chất kết luận. 1. Toàn cầu hóa là gì? Các nhà kinh tế học xem toàn cầu hóa là sự gia tăng hội nhập thị trường trên nền tảng toàn thế giới. Điều này ngụ ý là những rào cản đối với những trao đổi xuyên biên giới càng ngày càng nhỏ lại với thời gian, để thị trường có xu hướng có chung một mặt bằng giá giữa các nước. Cách nhìn này rất khác với những quan điểm thông thường, dù những ý nghĩa của nó thì – trong phạm vi kinh tế- rất gần với cái mà những quan điểm thông thường tập trung chú ý đến. Một điều quan trọng là quá trình hạ thấp các rào cản xuyên quốc gia này tiến bộ hơn nhiều, rộng rãi hơn nhiều đối với thị trường này so với những thị trường khác; có những giới hạn tự nhiên trong việc nó có thể đi xa đến đâu đối với một số thị trường nhất định [chẳng hạn những hàng hóa mau hỏng như bánh mì tươi, hay những hàng hóa có kích thước trọng lượng quá lớn so với giá trị của nó như gạch, cát, v.v. những dịch vụ giá trị thấp như cắt tóc hay dọn nhà v.v. thì khó có khả năng được giao dịch buôn bán tới những địa điểm quá xa]; cũng như vẫn có những rào cản chính trị và văn hóa/xã hội đối với việc hội nhập của một vài loại thị trường. Sự vận động đi lên của toàn cầu hóa đã tạo ra cả những thay đổi có tính chất kỹ thuật lẫnnhững quyết định chính sách có ý thức của nhà nước. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ đã làm giảm đáng kể chi phí trao đổi hang hóa và con người, làm giảm chi phí truyền thông đủ mọi loại dữ liệu, đồng thời làm tăng đáng kể tốc độ của việc trao đổi và truyền thông ấy. Trong một số lãnh vực, điều này gây ra những so sánh với giai đoạn gia tăng toàn cầu hóa gần đây nhất, từ 1870 đến 1913, khi những thay đổi trong việc vận chuyển tàu hàng, sự lan tràn của máy điện báo, đầu tư ồ ạt vào hạ tầng đường xá, đường tàu, bến cảng, tạo ra những kết quả tương tự. Sự khác nhau của thời kỳ rằng trong thời kỳ ấy những quyết định chính sách về hạ thấp các rào cản đối với thương mại, đầu tư, và dòng chảy của những người châu Phi và châu Á đã được ban hành bởi chế độ thực dân, hay bởi các chính phủ châu Á lệ thuộc mạnh mẽ vào châu Âu hay Bắc Mỹ. Nhưng có lẽ cái lý do thứ hai ấy cũng chẳng khác bao nhiêu so với thời kỳ hiện nay. Với mức thu nhập rất cách biệt trên thế giới, việc hạ thấp các rào cản trao đổi nguồn vốn và hàng hóa tạo ra một kết quả có thể đoán trước là sự dịch chuyển của những sản phẩm hàng hóa khả mại được tiêu chuẩn hóa và không đòi hỏi trình độ kỹ năng cao để sản xuất từ các nước giàu sẽ đổ vào các nước nghèo. Do vậy đầu tư nước ngòai ồ ạt đổ vào Việt Nam trong những năm gần đây là để sản xuất những hàng hóa chỉ đòi hỏi kỹ năng thấp như quần áo, giày dép như vậy. Xu hướng phát triển do xuất khẩu là chủ đạo này đã làm gia tăng thu nhập, và tạo ra cả mong muốn lẫn nhu cầu «làm tăng chuỗi giá trị”để giữ cho quá trình tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Thêm vào đó, người ta thường không nhận thấy có rất ít hàng hóa có thể sản xuất ở quy mô lớn chỉ với những người công nhân trình độ thấp. Tất cả mọi quy trình sản xuất lớn đều đòi hỏi có người giám sát, quản lý, và nhiều lao động có kỹ năng khác để tổ chức điều hành. Sản xuất quy mô lớn liên quan đến những sản phẩm phức tạp cũng cần phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật thành thạo để giải quyết các vấn đề về thiết kế, kiểm soát chất lượng, các chi tiết kỹ thuật, lắp đặt máy móc, v.v. Bởi vậy kế hoạch mới của Intel với vốn đầu tư 1 tỷ đôla Mỹ ngoài những công nhân bình thường còn cần tuyển hàng trăm kỹ sư điện và điện tử tốt nghiệp đại học để có thể tổ chức được hoạt động sản xuất. Một phương diện mà làn sóng toàn cầu hóa ngày nay khác với cuối thế kỷ 19 là thương mại dịch vụ trong các ngành đang phát triển nhanh chóng. Đây không chỉ là vấn đề của du lịch, dù ở Việt Nam du lịch là một ngành quan trọng và sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng: sự tăngtrưởng của du lịch là một phần của toàn cầu hóa, có sự thúc đẩy tự thân trong việc giảm chi phí và thời gian cho những chuyến đi dài để phù hợp với mọi loại túi tiền cho cả những khách hàng từ nước giàu lẫn khách hàng từ những nước màkinh tế mới nổi lên như Trung Quốc. Việc giảm bớt rất lớn chi phí chuyển giao dữ liệu, cùng với sự tăng trưởng của những sản phẩm công nghệ thông tin và ứng dụng của nó trong quá trình kinh doanh, đã đưa tới kết quả tăng trưởng mạnh mẽ trong thương mại dịch vụ dựa trên sự khác biệt múi giờ và giá nhân công lao động giữa các nước. Hình thứcthương mại này ban đầu dựa trên các hoạt động trao đổi giữa các văn phòng, liên quan tới những dữ liệu đơn giản và công việc ở bộ phận trung tâm, nhưng ngày nay phạm vi của nó đã rộng hơn nhiều, ví dụ như các bản vẽ kỹ thuật và kiến trúc, các mã phần mềm, đã chuyển từ Hoa Kỳ và châu Âu đến Ấn độ và Đông Nam Á. Không chỉ vì giá thuê nhân lực có chuyên môn ở châu Á rẻ hơn nhiều, mà thêm vào đó là sự khác biệt múi giờ có nghĩa là một kiến trúc sư lương cao ở New York hay London có thể yêu cầu thực hiện bản vẽ chi tiết cho những ý tưởng của mình khi rời văn phòng vào buổi tối, và cộng tác viên của anh ta ở Philippine hay Việt Nam sẽ làm điều đó trong giờ làm việc bình thường tại nước họ, và khi người kiến trúc sư quay lại văn phòng làm việc sáng hôm sau thì một bản vẽ hoàn chỉnh đã đợi anh ta trên máy tính. Những lãnh vực khác mà việc chuyển giao một phần công việc cho nhà sản xuất khác cung ứng từ xa (distance outsourcing) trở thành ngày càng phổ biến là bản thân công nghệ thông tin, với những trung tâm phát triển công nghệ phần mềm khổng lồ ở Ấn độ và các nơi khác, là lãnh vực dược và ngay cả ngành luật. Chẳng hạn giờ đây đã trở thành bình thường những chuyện như chụp X quang ở Hoa Kỳ, chuyển kết quả qua internet đến Ấn độ, một chuyên gia ở Ấn độ sẽ viết bản báo cáo và gửi trở lại; hay là bản nháp một văn bản pháp luật sẽ được chuẩn bị ở Ấn độ thay vì giao cho một người phải trả lương cao hơn nhiều ở Hoa Kỳ. 2. Ý nghĩa của toàn cầu hóa đối với Kinh tế, Lao động và Giáo dục Quá trình toàn cầu hóa, cùng với đổi mới, đã có những tác động hết sức sâu sắc đối với kinh tế Việt Nam, và tác động đó vẫn đang tiếp diễn. Tốc độ và cơ cấu của những thay đổi bên dưới đã, và sẽ phụ thuộc vào chính sách nhà nước, sự tăng giá của những mặt hàng chiến lược như năng lượng và nguyên liệu, và sự phát triển ở nơi khác trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt quan trọng là những thay đổi về tỷ giá ngoại tệ và mức độ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của những sản phẩm liên quan ở Việt Nam. Nhưng hướng thay đổi trong vòng15 năm qua là rất rõ, và xu hướng này vẫn đang tiếp tục. Một cách tương đối, nông nghiệp và thành phần kinh tế nhà nước đang co lại trong lúc thành phần kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đang phát triển. Dân số đô thị và lựclượng lao động ở đô thị gia tăng nhanh chóng, phần lớn là trong thành phần tư nhân và đầu tư nước ngoài. Thành phần sau tạo ra phần lớn sản phẩm xuất khẩu tuy không chỉ có vậy, cũng như thành phần tư nhân. Xây dựng và các dịch vụ đô thị hiện đại cũng như du lịch cũng đang gia tăng nhanh chóng. Trừ vài ngoại lệ, hầu hết các nhà tuyển dụng trong các thành phần này đều mong muốn có các công nhân ít ra là học hết trung học, và trong nhiều trường hợp muốn họ được học cao hơn, đôi khi là cao hơn nhiều nữa. Trong một số lãnh vực, khả năng ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh nhưng nhiều khi là tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn cũng được đánh giá cao. Trái với một niềm tin phổ biến, giáo dục chuyên nghiệp hay đào tạo kỹ thuật không nhất thiết là rất quan trọng đối với các nhà tuyển dụng trong thực tế, đặc biệt là trong các nhà máy2 Thoạt đầu, xuất Một trong những mặt tiêu cực chủ yếu của việc tăng trưởng chậm lại ở Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, là xu hướng bảo hộ của Hoa Kỳ. Bất kể các cam kết với WTO, trong ngắn hạn Quốc hội Hoa Kỳ chẳng bao giờ quan tâm tới những nghĩa vụ ấy, và việc giải quyết tranh chấp của WTO tuy là công bằng nhưng rất chậm. Điều này đối lập với những gì thường được tuyên bố công khai. Tuy vậy, hiển nhiên là sẽ thuận lợi hơn cho các nhà tuyển dụng nếu như những người khác, chẳng hạn nhà nước, trả tiền càng nhiều càng tốt cho việc đào tạo công nhân. Các nhà tuyển dụng lớn hầu như luôn luôn phải tổ chức đào tạo nhân viên mới của mình, bất kể họ có bằng cấp gì lúc mới bắt đầu vào làm; kinh nghiệm thường là những người tốt nghiệp các trường có tính chất học thuật thì làm việc tốt hơn những người được đào tạo ở các ngành trung cấp kỹ thuật- nghề. Có thể giải thích là những sinh viên tiếp thu tốt và có lối học vẹt thì có nhiều khả năng vào các ngành khoa học khẩu tăng trưởng phần lớn nhờ nông sản sau khi mở rộng tự do cho nông nghiệp, nhưng gần đây là nhờ kết quả sản xuất của thành phần đầu tư nước ngoài. Hầu hết các xu hướng ấy vẫn đang tiếp diễn, dù tỉ lệ tăng trưởng của các thành phần kinh tế khác nhau thay đổi qua thời gian như thế nào rất khó đoán trước. Có nhiều hậu quả có thể dự đoán được, hầu hết đã trở thành hiển nhiên. Đã có sự mở rộng rất nhanh giáo dục trung học, và xu hướng phổ cập giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở). Có nhiều khả năng sự tăng trưởng của giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học hơi có phần chậm, dù vẫn tiếp tục được chính sách nhà nước khuyến khích mở rộng. Tuy vậy, có một mối quan ngại lan rộng và những lời phàn nàn lặp đi lặp lại từ các nhà tuyển dụng trong nước cũng như nước ngoài, về nội dung và chất lượng của giáo dục. Nó cho thấy sự chú ý vẫn tiếp tục chuyển từ việc mở rộng số lượng sang nâng cao chất lượng. Trên quan điểm của những yêu cầu về nguồn lao động, vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà tuyển dụng là biết cách đánh giá ý nghĩa của các văn bằng, chứng chỉ, và điều này hiện nay là một vấn đề khá lộn xộn. Một hậu quả khác của việc gia tăng nhanh chóng những tiến bộ kỹ thuật và cơ cấu kinh tế là sự nhận thức rõ -đang diễn ra trên toàn thế giới- rằng ý tưởng phần lớn công nhân chỉ làm cùng một thứ việc, sử dụng cùng một thứ kỹ năng trong cả cuộc đời làm việc của mình, đơn giản chỉ là một ý tưởng đã quá lỗi trong lúc các ngành kỹ thuật thì đầy những sinh viên yếu kém hơn. Những chương trình đào tạo kỹ thuật có chất lượng cao thường rút ngắn phần lý thuyết đại cương chứ không loại bỏ nó. thời. Cách đây hai mươi năm bao nhiêu công nhân biết dùng bàn phím máy tính? Có còn ai là dân công nghệ thông tin vẫn sử dụng hệ điều hành DOS? Thực tế là những mong đợi của người tuyển dụng phải trở thành những kỹ năng cụ thể của người lao động được học trong quá trình đào tạo và việc đào tạo nhân lực chuẩn bị cho lực lượng lao động sẽ trở thành lỗi thời nhanh chóng, trong khi những kỹ năng cơ bản và tổng quát, đặc biệt là năng lực tìm kiếm, xử lý thông tin và đạt được những kỹ năng mới nhanh chóng, ít tốn kém, sẽ ngày càng quan trọng hơn. Điều này tự nó đã kêu gọi phải xem xét lại chương trình đào tạo của các trường đại học. 3. Những thử thách đối với giáo dục Trọng tâm của tôi là giáo dục đại học, mặc dù giáo dục cơ bản và giáo dục trung học cũng đang phải đối mặt với những thử thách hết sức to lớn trong việc thay đổi cách làm từ học thuộc lòng sang học kỹ năng xử lý thông tin và làm thế nào để duy trì học tập suốt cả cuộc đời và nâng cao chất lượng công việc của mình. Thử thách đối với các trường đại học, cụ thể là dưới sự thúc ép của những gì họ buộc phải thực hiện, là những hậu quả khác nhau và rất rõ ràng của quá trình toàn cầu hóa. Các nhà tuyển dụng phàn nàn rằng sinh viên Việt Nam có xu hướng chú trọng những kỹ năng kỹ thuật đã lỗi thời, năng lực ngoại ngữ không đủ đáp ứng, và thiếu khả năng làm việc độc lập. Có thể có những lời phàn nàn của các công ty nước ngoài phản ánh sự khác biệt văn hóa, nhưng phần lớn các công ty trong nước cũng đồng tình với phần lớn những lời phàn nàn ấy. Rất hiếm khi nghe ai phê phán về ý muốn làm việc hay học hành chăm chỉ của người Việt, tuy đôi khi cũng có ý kiến cho rằng họ miễn cưỡng chấp nhận các sáng kiến. Những ý kiến phàn nàn này cho thấy rằng các trường đại học cần cải cách chương trình và phương pháp giảng dạy một cách nghiêm túc hơn nhiều so với những gì họ đang làm hiện nay. Tuy nhiên, xu hướng các trường cho rằng “hiện đại hóa chương trình”là đem vào chương trình những tri thức kỹ thuật mới nhất, gần như chắc chắn là sai lầm. Một trong những động lực quan trọng nhất của toàn cầu hóa là tốc độ hiện đại của những tiến bộ kỹ thuật. Hậu quả là những kiến thức kỹ thuật mà ta học được dù có hiện đại đến đâu đi nũa thì chỉ trong vài năm cũng sẽ thành ra lạc hậu. Cái mà những người tốt nghiệp đại học cần là khả năng hấp thu kiến thức mới, kỹ năng mới một cách nhanh chóng và ít tốn kém, cũng như những “kỹ năng mềm” trong hợp tác, làm việc trong nhóm, và khả năng làm việc độc lập, những thứ khiến họ có giá trị đối với nhà tuyển dụng Trong khi theo đuổi việc cải cách chương trình, chúng ta không nên . quá nhấn mạnh đến việc truyền đạt những tri thức mới nhất cho sinh viên, mà cần bảo đảm rằng những kiến thức nền tảng của họ trong lãnh vực chuyên môn đủ cho họ có khả năng đạt được những kỹ năng kỹ thuật cụ thể một cách nhanh chóng. Các nhà tuyển dụng biết rằng họ sẽ phải đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động của mình, chẳng có lý do gì mà các trường đại học phải làm thay họ công việc ấy. Cũng như vậy, sự thay đổi về bản chất của thế giới việc làm cũng gợi ra đề nghị chương trình đào tạo của từng cá nhân sinh viên cần phải linh hoạt Có một bằng chứng của toán kinh tế thực hiện ở Hoa Kỳ cho biết hoạt động trong giáo dục đại học bộc lộ những kỹ năng loại này và những kỹ năng đó luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Xem Arcidiacono, Bayer, and Hizmo 2008. hơn nhiều so với thực tế hiện nay ở đại học Việt Nam, nơi mà lớp này theo sát gót lớp trước trong một chương trình đào tạo đã được cố định. Việc giới thiệu hệ thống tín chỉ với các trường đại học, là một thửthách to lớn nếu nó đi xa hơn tình trạng trình diễn bề ngoài hiện nay, là một phương tiện cho phép thực hiện việc làm cho chương trìnhthích hợp hơn với cá nhân từng sinh viên. Một lý do quan trọng là trong nền kinh tế thị trường vốn mở rộng cửa cho thương mại quốc tế và những thay đổi kỹ thuật diễn ra rất nhanh, mô hình sản xuất và những yêu cầu đối với lao động cũng sẽ thay đổi vô cùng nhanh chóng. Những người đã tốt nghiệp trong một số ngành nhất định có thể thấy rằng thị trường lao động đối với những người mới đã thay đổi từ chỗ là một bữa yến tiệc phong phú và đa dạng trở thành một bữa ăn trong thời đói kém và khan hiếm, theo cách nhìn của họ khi họ đang đi học. Nói cách khác, sinh viên có thể đăng ký học một ngành nào đó bởi vì nó đang “nóng”, và vì những người đã tốt nghiệp ngành học ấy đã nhận được nhiều lời mời làm việc với một mức lương trên trung bình. Thế rồi chỉ bốn năm sau đó khi họ tốt nghiệp, khó lòng mà tìm nổi việc làm, và nếu tìm được thì mức lương cũng dưới trung bình. Điều này, thật không may, là hậu quả của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa: sự đền bù cho những thay đổi và rủi ro đó là mong đợi và hy vọng rằng mức trung bình sẽ được nâng lên, và nâng lên khá nhanh. Nhưng điều có ý nghĩa đối với các trường đại học là nếu muốn làm tốt công việc cả đối với sinh viên của mình và đối với thị trường lao động, họ cần tạo ra những người linh hoạt và có một chương trình đào tạo có phần rộng rãi,có tiềm năng để sinh viên tự lựa chọn, một chương trình đào tạo nhấn mạnh nhiều hơn đến những kỹ năng cơ bản và mềm dẻo. Những nơi có thể và có nguyện vọng nên tổ chức học chế tín chỉ cho nhiều ngành, để sinh viên có thể thay đổi ngành học sau một thời gian nhập học mà không phải kéo dài thêm thời gian đi học. Nhiều ý tưởng đã chỉ ra nhân tố trọng yếu là lối học vẹt cần được loại bỏ; sinh viên không nên học những câu trả lời có sẵn mà cần học cách hình thành những câu hỏi đúng và đi tìm câu trả lời. Điều này liên quan tới những cách giảng dạy khác nhau, và quả là không dễ dàng, do đó là một thử thách lớn lao đối với các trường, thậm chí là không khả thi nếu đa số giảng viên vẫn tiếp tục dạy với một khối lượng quá mức. Cũng không rõ là liệu có khả thi hay không khi mà trung ương vẫn tiếp tục kiểm soát chương trình đào tạo chính thức. Điều này cho thấy rằng những đáp ứng phù hợp cần bao gồm việc giao quyền tự chủ cho các trường, để họ có thể thực hiện những sáng kiến của mình, kiểm soát được nguồn tài chính, và thông qua nhiều thử nghiệm hệ thống sẽ tìm ra được cách đáp ứng tốt nhất. Gần như chắc chắn rằng sẽ có nhiều sự đa dạng trong hệ thống được chính thức công nhận hơn hiện nay, mặc dù chủ trương chính thức vẫn là tăng cường tính đa dạng. Có lẽ một sự cải cách đơn giản và quan trọng nhất có thể giúp các trường thích nghi về lâu dài, dù nó có thể rất bất tiện trong ngắn hạn, có thể là một quy tắc rất đơn giản, là không trường nào được tuyển dụng sinh viên của mình ở lại làm việc trước khi họ có ít nhất 5 năm làm việc trong công tác khoa học ở một trường đại học khác. Phần lớn các cán bộ chuyên môn chưa bao giờ trải qua thời gian làmviệc ở một trường đại học khác với trường mà họ đã theo học. Điều này hẳn là rất tệ ngay cả với một chương trình đào tạo được quy định chặt chẽ ở cấp quốc gia; một khi chúng ta chấp nhận sự linh hoạt trong chương trình mà ai cũng mong muốn, nó sẽ phản tác dụng một cách sâu sắc. Nó ngăn chặn sự lan tỏa những ý tưởng mới, và không khích lệ sự hình thành những trung tâm chất lượng cao trong những lãnh vực cụ thể nơi sẽ gieo rắc sự tiến bộ thông qua những sinh viên mà họ đào tạo. Nếu hệ thống đại học thay đổi theo hướng linh hoạt hơn và dành cho sinh viên nhiều quyền lựa chọn hơn, là điều mà chúng ta nên mong đợi, thông tin sẽ trở thành vấn đề trọng yếu. Sinh viên cần biết cách lựa chọn giữa những trường, những ngành học và môn học viên cần biết những gì đang diễn ra trong ngành mình, bộ môn của mình ở các trường khác và ở thế giới công việc. Hiện nay, những thông tin như vậy rất ít được cung cấp, rất khó tìm kiếm, và thường là không đáng tin cậy. Quyết định lựa chọn của sinh viên dựa trên những thông tin rất rời rạc, thường là không đúng về tình hình hiện tại. Nhiều cán bộ giảng viên không biết gì về tình hình của những khoa khác trong trường mình, nói gì tới tình hình của ngành mình, bộ môn mình trong các trường khác. Bởi vậy có lẽ nhu cầu khẩn cấp và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng nguồn thông tin, và bản thân ngành giáo dục phải tự thân giải quyết phần lớn vấn đề này. Các ngành học cần có nhiều thông tin hơn nhiều về chương trình đào tạo của mình, về yêu cầu tuyển sinh, về triển vọng và trải nghiệm của những sinh viên trường mình cũng như trường khác. Ngành giáo dục với tư cách một tổng thể cần xây dựng một hệ thống lành mạnh và đáng tin cậy để đánh giá chất lượng các ngành học, bởi vì cả những sinh viên tương lai lẫn các nhà tuyển dụng đều đánh giá chất lượng của các ngành học dựa trên uy tín chung của nhà trường, mà uy tín này thì chủ yếu dựa trên những mục đích của các chủ trương trong quá khứ hơn là những thông tin khách quan về những điều kiện thực tế trong hiện tại. Kinh nghiệm của các quốc gia khác là khi những thông tin độc lập về chất lượng đào tạo của các ngành được tạo ra, nó thường cho thấy về thực chất các ngành đào tạo có chất lượng rất khác nhau ở các trường khác nhau, cho nên quyết định chọn ngành dựa trên uy tín chung của trường thường là một điều sai lầm. Một số tổ chức nhà nước trung ương cũng nên làm những đề án nghiên cứu về những yêu cầu mà người ta mong đợi đối với những người tốt nghiệp, để sinh viên có thêm cơ sở cho quyết định chọn ngành học mà mình sẽ theo đuổi cả đời, thêm vào những thông tin mỏng manh hiện nay mà họ buộc phải dựa vào đó mà quyết định. Tuy vậy, người ta cũng nên nhận thức rõ rằng trong thế giới hiện đại, những đề án nghiên cứu như vậy rất không chắc chắn và rất nhiều khả năng không chính xác, cho nên nó có thể dẫn tới những sai lạc trong thực tiễn. Cho dù vậy, những đề án nghiên cứu này cũng tạo ra một cơ sở cho tiêu chuẩn và phương pháp dù sao cũng còn tốt hơn là tình trạng hiện tại. 4. Toàn cầu hóa về Giáo dục: Hợp tác, Cạnh tranh, và vấn đề chủ trương chính sách Một nhân tố khác của toàn cầu hóa xứng đáng được quan tâm chú ý là toàn cầu hóa về giáo dục, hơn là ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với giáo dục. Giáo dục, và cụ thể là giáo dục dại học, có thể được coi như một ngành công nghiệp. Ở nhiều nước, các trường đại học là những tổ chức tự chủ về tài chính có thể giữlại những nguồn thu do họ tạo ra để sử dụng. Vì lý do này cùng với nhiều lý do khác, gia tăng toàn cầu hóa nói chung đã đi cùng với gia tăng toàn cầu hóa trong công nghiệp giáo dục đại học. Các trường đại học cạnh tranh với nhau về nhiều mặt, đặc biệt là về sinh viên. Việc cạnh tranh này đang gia tăng ở Việt Nam vì phương thức cấp phát tài chính cho các trường đang thay đổi theo phương thức dựa trên số sinh viên tuyển vào hàng năm mà không kiểm soát nghiêm khắc chất lượng đầu vào như tuyên bố của các chủ trương chính sách. Tuy vậy, điều đáng quan ngại ở đây là sự cạnh tranh sẽ ngày thêm quyết liệt giữa các trường trong nước và các trường nước ngoài đối với những sinh viên Việt Nam muốn được học qua ngoại ngữ, và đối với những sinh viên muốn học tại Việt Nam hoặc về Việt Nam. Đã xảy ra trong thực tế việc các trường nước ngoài chiêu mộ sinh viên Việt Nam một cách mạnh mẽ và ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam ra nước ngoài để học đại học. Theo thỏa thuận WTO, trong một thời gian rất ngắn nữa các trường nước ngoài sẽ được đối xử ngang bằng với các trường Việt Nam về quy chế thành lập, tuyển sinh và về quy định tiêu chuẩn chất lượng. Điều này tự nó biểu thị mạnh mẽ đòi hỏi cải cách thủ tục thành lập trường đại học, cũng như cải cách để có được một hệ thống đánh giá và kiểm soát chất lượng lành mạnh. Các trường đại học nước ngoài sẽ có thể thâm nhập vào thị trường giáo dục đại học Việt Nam một cách trực tiếp hoặc thông qua liên kết. Đã có khá nhiều chương trình đào tạo liên kết phối hợp với một trường đại học Việt nam và cấp bằng Tiếng Anh. Vấn đề là làm cách nào bảo đảm rằng những chương trình liên kết như vậy sẽ làm mạnh hơn chất lượng của các đối tác Việt Nam, vì không phải nhất thiết rõ ràng là họ sẽ mạnh hơn lên như vậy, nhất là khi đối tác nước ngoài chẳng phải là một trường hàng đầu trên thị trường giáo dục nội địa nhưng đang gắn với một dự án liên kết ở Việt Nam như một phương tiện gia tăng số lượng tuyển sinh và nâng cao thu nhập. Những chương trình như vậy đòi hỏi phải có một hệ thống đánh giá và kiểm soát chất lượng do một tổ chức độc lập của Việt Nam thực hiện, bởi vì cả hai đối tác Việt nam và nước ngoài đều muốn tuyển nhiều sinh viên hơn nữa thay vì phải bảo đảm chất lượng. Về lâu về dài,những gì sinh viên trải nghiệm trong quá trình được đào tạo sẽ tạo nên thành công hay thất bại của những chương trình này và tạo nên uy tín của các trường, nhưng thời gian để xây dựng uy tín thì dài, trong quãng thời gian ấy sẽ có bao nhiêu là sinh viên bị phục vụ một cách yếu kém bởi những chương trình chất lượng thấp mà họ đã phải trả quá nhiều tiền để học. Có hai nhân tố khác trong việc gia tăng cạnh tranh giành sinh viên sẽ là những thử thách phải đương đầu. Một là, nếu theo yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi, hệ thống giáo dục chuyển hẳn sang học chế tín chỉ và cho sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn, sẽ có sự cạnh tranh sinh viên giữa các ngành đào tạo trong phạm vi một trường, và cạnh tranh này sẽ ngày càng quyết liệt nếu phương thức cấp phát ngân sách dựa trên số lượng sinh viên được áp dụng mở rộng cho việc phân bổ ngân sách trong nội bộ trường đại học, một xu hướng có rất nhiều khả năng thành hiện thực. Cuộc cạnh tranh giành sinh viên trong nội bộ này có thể trở thành khá quyết liệt, và có thể khích lệ xu hướng làm hạ thấp những đòi hỏi về chuyên môn học thuật đối với sinh viên vì “dễ dãi” cũng một cách để thu hút sinh viên, và cung cấp cho sinh viên những thong tin có lợi về chương trình thay vì phải cung cấp cho họ những thông tin khách quan. Điều này kêu gọi các trường phải có một hệ thống lành mạnh về đánh giá và kiểm soát chất lượng mà gần đây họ đã bắt đầu xây dựng. Hai là, những cạnh tranh như vậy chắc chắn sẽ khuyến khích đa dạng hóa các trường và các ngành đào tạo ít ra là ở bề ngoài. Một cách để cạnh tranh giành sinh viên là thúc đẩy ý tưởng cho rằng ngành học của mình là tốt hơn, là duy nhất, là khác biệt so với trường khác,v.v. Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là “cạnh tranh độc quyền”, bởi vì mỗi đơn vị có một số “độc quyền” bán những thứ ít nhiều khác với thứ người khác đang bán. Kết quả chắc chắn nhất của những ngành công nghiệp có đặc điểm như vậy là nó sẽ dẫn đến năng lực vượt mức, nghĩa là số lượng hàng hóa và dịch vụ có thể được cung cấp bởi một số ít hơn các đơn vị với năng lực thấp hơn so với số lượng được thành lập trong thực tế. Một ví dụ dễ hiểu là bán lẻ thực phẩm hay đồ ăn thức uống, khi chúng ta có thể thấy rõ có quá nhiều đơn vị, cửa tiệm so với nhu cầu cần thiết để trao đổi hàng hóa, hầu hết các cửa tiệm và nhân viên ngồi không cả ngày. Năng lực vượt mức đương nhiên là tốn kém, nhưng nó cũng đem lại một số giá trị- sự lựa chọn và thuận tiện. Trong ngành bán lẻ, điều này đáng được tốn thêm chi phí, nhất là vì phần lớn chi phí do chủ tiệm gánh chịu chứ không phải là công chúng. Trong các trường đại học, việc vượt quá năng lực sẽ không quá hiển nhiên, bởi vì nó sẽ được ẩn giấu dưới nhiều hình thức, nhưng nó sẽ xuất hiện, và gây ra những tốn kém mà xã hội phải gánh chịu thông qua kinh phí hỗ trợ cho các trường. Điều này cung cấp them lý do để nhà nước tiếp tục quy định chỉ tiêu tuyển sinh hoặc tốt hơn là quy định chuẩn yêu cầu tuyển sinh tối thiểu cả đối với trường công và trường tư, nhằm giới hạn việc tuyển sinh vượt quá năng lực. Nó cũng cho thấy những thuận lợi của việc tiếp tục quy định chương trình và chất lượng ít ra là về một số mặt. 5. Vài lời kết luận Tôi đã khơi ra khá nhiều vấn đề và trong nhiều trường hợp đã không đưa ra những luận cứ đầy đủ mà chỉ là những nhận định nhân tiện. Xin thứ lỗi về điều này nhưng giới hạn thời gian và không gian cho tôi thấy rằng tốt hơn là nên đưa ra một số lớn ý tưởng mà tôi hy vọng là khơi gợi lên nhiều vấn đề thay vì đưa ra những luận cứ chặt chẽ cho một số ít quan điểm. Kết luận chủ yếu của tôi là nhịp điệu của những thay đổi trong kinh tế và giáo dục, kết quả của gia tăng toàn cầu hóa và những tiến bộ khoa học công nghệ sẽ tạo ra những thử thách chưa từng có cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học Việt Nam, và tạo ra một khả năng rất mạnh cho những cải cách toàn diện và có ảnh hưởng rất sâu rộng cho ngành giáo dục ngay khi có thể. Tuy nhiên, dù rằng mở rộng quyền tự chủ cho các trường sẽ là một phần tất yếu của cải cách, nhà nước trung ương cũng rất cần duy trì việc kiểm soát các quy định về chất lượng đào tạo và tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào, và một phần của quá trình này phải là xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng độc lập và lành mạnh cùng với việc phổ biến công khai kết quả đánh giá.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net