logo

Visual Basic Bách Khoa-Chương 2- su dung cong cu tim kiem

Tham khảo tài liệu 'visual basic bách khoa-chương 2- su dung cong cu tim kiem', công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Visual Basic Bách Khoa Chương 2 : Xử dụng công cụ nối liền và tìm kiếm nhu­liệu  Trong chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn làm sao để xử dụng những  công cụ dùng để nối liền ứng dụng (Application) với nơi cất giữ nhu liệu (Database) và  làm sao để tìm kiếm nhu liệu (Data access). Các bạn cũng sẽ được biết thế nào là  ADO Data Control (ActiveX Data Object) và Data Report Designer để viết bản báo  cáo.  Lần lượt trong chương này, chúng tôi sẽ nói đến những điều sau đây :  ∙ Trình bày các công cụ nối liền và tìm kiếm nhu liệu  ∙ Làm sao để nối liền ứng dụng và nơi cất giử nhu liệu  ∙ Trình bày cấu trúc của Data Environment designer (Phạm vi của nhu  liệu) và Data View Window (Một trong những nơi cất giử nhu liệu)  ∙ Hình thành database queries(Tìm kiếm nhu liệu) bằng cách xử dụng  Query Builder (Tên của một công cụ dùng để tìm kiếm nhu liệu).  ∙ Nối liền Form với nơi cất giử nhu liệu bằng Data Environment designer,  Data Form Wizard, ADO Data Control (Tên của một công cụ dùng để  tìm kiếm nhu liệu).  ∙ Viết bản báo cáo bằng Data Report designer  Chương 2 _ Phần 1 : Universal Data Access Universal Data Access là gì ? Là danh từ riêng để nói lên cấu trúc(architecture) và  cách thức gắn liền(access) giửa các nhu liệu (Data information) với nhau của  Microsoft.  Hai bộ phận chủ yếu của Universal Data Access là ADO (ActiveX Data  Object) và OLE DB (Object linking and Embedding Database)  ADO và OLE DB là gì ? Chúng ta hãy tìm hiểu 2 bộ phận này được xử dụng như thế  nào ?  Chương 2 _ Phần 1 _ Đoạn 1 : Understanding OLE DB OLE DB là một phương pháp của Microsoft dùng để nối liền nơi cất giử nhu liệu (Data  sources) và ứng dụng (application).  Data sources ở đây có thể là một word document  (.doc), Excel sheet (.Xls), Data Access (.dbd) hay là powerpoint presentation...cao hơn  nữa là Mainframe Data (Nhu liệu ở từ máy gốc).  Ngày xưa Microsoft xử dụng ODBC  (Open Database Connectivity) để điều khiển nhu liệu.  Nhưng ODBC bị hạn chế bởi  một số nhu liệu khác format (chẳng hạn như nhu liệu xử dụng khác operating system  _ứng dụng mới có một số thay đổi mà ODBC không bắt kịp...).  Cho nên với OLE DB  bạn sẽ không gặp trở ngại này.  OLE DB được hình thành bởi 3 cơ cấu sau đây :  • Data Providers (Nơi cất giử nhu liệu)  • Data Consumers (Nhu liệu được xử dụng)  • Services Components (Điều khiển bởi công cụ nào)  Sau đây là sơ đồ cấu trúc của OLE DB để các bạn thấy được mối liên hệ giửa các cơ  cấu với nhau.  Data Providers : Nơi cung cấp nhu liệu cần thiết khi bạn cần đến.  Để có Data  Providers, bạn có thể xử dụng Microsoft SQL Server hay là Exchange hay là một hệ  thống cất giử nhu liệu nào đó theo như sơ đồ ở trên.  Data Consumers : Là ứng dụng dùng để lấy những nhu liệu cần thiết ở Data  Providers.  ADO là một bộ phận quan trọng được xử dụng bởi OLE DB.  Do đó, tất cả  những ứng dụng xử dụng ADO đều là OLE DB Data Consumer.  Service Components : giản dị như là dùng cách nào để lấy nhu liệu từ Data  Providers cho Data Consumers.  Cơ cấu này gồm có Cursor Engines và Query  Processor.  Đây là tiến trình của OLE DB :  Ứng dụng của bạn muốn tìm một số nhu liệu cần thiết (Data Consumer_Hãy xem sơ  đồ ở trên) ==> Bạn xử dụng Cursor Engine hay Query Processor(Service components)  để tìm nhu liệu đó, bởi vì có quá nhiều nhu liệu ở nơi cất giử (Data Providers) ==>  Theo yêu cầu của bạn, Data providers sẽ cung cấp nhu liệu mà bạn muốn.  Chương 2 _ Phần 1 _ Đoạn 2 : Introduction to Visual Data Access Tools  Một trong những công cụ hữu hiệu của Visual Basic để tìm nhu liệu cho người xử dụng  là Data Environment Designer.  Với Data Environment Designer, bạn có thể làm được  3 công việc sau đây :  1.Thêm Data Environment (Phạm vi của nhu liệu) vào dự án của bạn.  2.Nối liền dự án (project) của bạn với Data Providers.  3.Thêm vào những yêu cầu cần thiết cho người xử dụng.     Chương 2 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 3  :  Setting Connection Properties Khi bạn thành lập một Data Environment, bạn cần phải xác định các chi tiết về  nhu liệu (data source) mà bạn sẽ nối liền trong ứng dụng của bạn.  Các chi tiết về sự  nối liền này được lựa chọn từ trong data link properties.  Sau đây là hình ảnh của Data  Link Properties window dùng để lựa chọn Data Provider và xếp đặt cơ cấu cho sự nối  liền :    Hãy theo những bước sau đây, các bạn sẽ có một Data Environment :  1. Mở một project...chẳng hạn như standard.exe  2. Ở Project Menu chọn Add Data Environment.  Bạn sẽ thấy hình ảnh sau đây :  3. Trên Connection1, bấm mouse bên phải, rồi chọn Properties, bạn sẽ thấy Data  Link properties window như ở trên đã trình bày.  4. Ở Provider tab, bạn chọn provider thích hợp cho ứng dụng của bạn.  5. Ðiền các chi tiết vào connection tab, rồi bấm Test connection, nếu bạn thấy  hàng chữ báo rằng : “Test connection succeeded” thì bạn đã thành lập được  một Data environment rồi.    Chương 2 ­ Phần 2 – Đoạn 4 : Using the Data View Window Khi bạn đã có Data Environment trong ứng dụng của bạn rồi thì bạn có thể xử  dụng Data View window để kiểm tra cơ cấu hình thành kho nhu liệu.  sau đây là hình  ảnh của Data View Window :   Hãy theo những bước sau đây, các bạn sẽ có Data View window :  1. Ở Visual Basic View menu, bấm trên Data View Window, bạn sẽ thấy nó giống  như hình ảnh ở trên.  2. Bấm trên từng phần của Data View để biết thêm chi tiết. 
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net