logo

Tục nhuộm răng đen và quan niệm xưa về cái đẹp

Tục nhuộm răng của người Việt có từ hàng nghìn năm trước, một phụ nữ đẹp trong quan niệm của người Việt xưa là phải có "răng láng hạt huyền". Việc nhuộm răng rất phức tạp và có những thứ thuốc gia truyền được giữ bí mật. Hình ảnh quả dưa hấu bổ đôi đã thành biểu tượng của người đẹp má đỏ hồng, răng đen tuyền. Nó đã đi vào câu ca dao quen thuộc:
Tục nhuộm răng đen và quan niệm xưa về cái đẹp Tục nhuộm răng của người Việt có từ hàng nghìn năm trước, một phụ nữ đẹp trong quan niệm của người Việt xưa là phải có "răng láng hạt huyền". Việc nhuộm răng rất phức tạp và có những thứ thuốc gia truyền được giữ bí mật. Hình ảnh quả dưa hấu bổ đôi đã thành biểu tượng của người đẹp má đỏ hồng, răng đen tuyền. Nó đã đi vào câu ca dao quen thuộc: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bõ công trang điểm má hồng răng đen. Hay: Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên, Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua. Cái "cô hàng xóm răng đen cười như mùa thu tỏa nắng" trong thơ Hoàng Cầm là nét đẹp của người con gái Kinh Bắc, cũng là nét đẹp của người Việt xưa. Ca dao có câu: Răng đen ai nhuộm cho mình Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say. Thường thì trai gái khoảng 10 tuổi khi đã thay răng sữa là có thể nhuộm răng. Việc nhuộm răng phải tuân theo từng bước sao cho răng đạt mầu đen bóng. Đầu tiên vắt nước chanh vào cánh kiến đã được tán nhỏ, rồi ngâm kín trong vòng bảy ngày. Khi cánh kiến đã tan, lấy chất bền bệt ấy bôi lên hai mảnh lá dừa hoặc lá cau rồi ấp vào răng. Động tác này phải làm buổi tối, trước khi đi ngủ, sau khi đã xỉa răng, cọ răng sạch sẽ. Trong khoảng dăm hôm, khi ăn phải tránh nhai để mầu nhuộm khỏi phai. Khi thấy răng có mầu đỏ già, mầu cánh kiến thì bôi thuốc đen. Thuốc răng đen được pha trộn bởi phèn đen và cánh kiến, bôi một, hai miếng là đen kịt. Sau cùng lấy sọ dừa đốt cho chảy nhựa rồi phết nhựa vào răng. Động tác cuối cùng này gọi là giết răng, làm cho mầu đen đã nhuộm khó phai. Thời gian qua đi, ăn uống nóng lạnh, chua cay làm mầu đen của răng nhạt dần. Với đàn ông chỉ phải nhuộm một, hai lần. Còn phụ nữ mỗi năm lại nhuộm một lần. Nhuộm tới lúc 30 tuổi mới thôi. Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc tiếc người răng đen. Răng đen đi liền với má lúm đồng tiền, tóc bỏ đuôi gà, áo dài tứ thân, khăn mỏ quạ. Răng đen cũng đi liền với miếng trầu. Ǎn trầu càng làm cho răng đen thêm óng. Miếng cau khô xé nhỏ, cọ răng thêm sạch, mầu đen thêm bền. Để có một hàm răng đen bóng phải trải qua một quá trình phức tạp. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, rẻ tiền. Nhưng giới quý tộc quan lại thì nhuộm theo những phương pháp thuốc gia truyền có khi được giữ bí mật. Vì vậy ở Huế, nơi tập trung vua và các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, còn lưu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng như các thứ thuốc để duy trì mầu đen bóng của răng. Ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác, gọi là "thầy nhuộm răng". Ở Huế lại có các "bà thầy" để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, còn đồ nghề thì rất đơn giản có thể tìm tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên. Huế nổi tiếng vì có những phương thuốc gia truyền, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền Bắc. Theo truyền thuyết, tục nhuộm răng đen ở người Việt có từ thời cổ đại xa xôi, đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa, mặc dầu kẻ thống trị bắt người Việt ăn mặc theo phong tục phương Bắc, người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa, coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. Đến cuối thế kỷ trước, khi tiếp xúc với người Pháp, mặc dầu bị đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của mình. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 20, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc. Vào đầu những năm của thế kỷ này, nhiều phụ nữ đã cạo hàm răng đen được nhuộm từ năm lên 15, để trở thành người phụ nữ mới, tham gia vào cuộc cải cách xã hội, với các phong trào đòi nữ quyền, giải phóng đất nước. Hàm răng đen đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng, nhưng ở nông thôn có nơi nó vẫn được duy trì. Tạo hóa làm nên cái đẹp cho muôn loài. Nhưng chính con người mới đặt ra những quan niệm, những chuẩn mực về cái đẹp. Chỉ có sự tiến triển của xã hội, của nền văn minh sẽ từ từ làm biến đổi tất cả. Cái tốt, cái đẹp sẽ thắng thế, dẫu chỉ là chuyện cái răng, cái tóc của con người.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net