logo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

hoạch – Tài chính đề xuất mức tiền lương tăng thêm, Hiệu trưởng quyết định. ... 1. Điều kiện thanh toán: Căn cứ kế hoạch hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên được Hiệu ...
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /QĐ-ĐHL TP.Hồ Chí Minh, ngày / / 200 QUYẾT ĐỊNH (V/v ban hành quy chế thu chi nội bộ trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh) HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Căn cứ Điều lệ trường Đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 qui định quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đối với sự nghiệp công lập. Căn cứ Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy chế về thu chi nội bộ trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày / /2008, thay thế “Quy định tạm thời về thu chi nội bộ trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh” ban hành kèm theo Quyết định số 1562/QĐ-ĐHL ngày 28/12/2006 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng các đơn vị và những ông (bà) có tên tại điều 2 căn cứ Quyết định thi hành. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Vụ KH-TC Bộ GD&ĐT (để báo cáo); - Kho bạc Quận 4 (để biết); - Đảng ủy (để báo cáo); - Như điều 3 (để thực hiện); - Lưu V.thư, TCHC. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUI CHẾ THU CHI NỘI BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích của Quy chế Văn bản này quy định chi tiết việc thu, chi tại trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh để quản lý thống nhất nguồn thu, chi nhằm tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm thu nhập cho cán bộ, công chức, người lao động trong trường. Việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện theo Quy định tạm thời về tiêu chuẩn, định mức và quy trình mua sắm, quản lý trang thiết bị và phương tiện làm việc của các đơn vị trong Trường Đại học Luật TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 262/QĐ-ĐHL, ngày 14/03/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Điều 2. Đối tượng áp dụng - Quy chế này được áp dụng đối với cán bộ, công chức, người lao động, sinh viên các hệ đào tạo của trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. - Đối với một số trường hợp khác, Hiệu trưởng quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng trường hợp này. Điều 3. Giải thích từ ngữ, thuật ngữ - Chênh lệch thu chi: Là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi phần kinh phí nhà trường được tự chủ về tài chính. - Thu nhập hàng tháng của cán bộ, công chức là khoản tiền lương do ngân sách Nhà nước và phần thu nhập tăng thêm. - Thu nhập tăng thêm: Là khoản thu nhập ngoài khoản lương ngân sách Nhà nước cấp do quỹ nhà trường trả. - Cán bộ làm việc đúng chuyên ngành đào tạo: Là cán bộ làm việc đúng chuyên môn theo bằng cấp được đào tạo hoặc là những người thực hiện công việc theo yêu cầu được sự phân công của nhà trường. - Chức vụ kiêm nhiệm: là người đang giữ một chức vụ mà giữ thêm một chức vụ khác. Điều 4. Việc trích lập các quỹ Chênh lệch thu, chi hàng năm (tổng thu tổng chi) được trích lập các quỹ như sau: 1. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập a. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. b. Mức trích: Tương đương 01 tháng lương gồm phần lương Ngân sách nhà nước và phần lương tăng thêm. 2. Quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng a. Quỹ Phúc lợi để hỗ trợ CBVC các ngày lễ tết trong năm, hoạt động ngoại khoá hè; xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong Trường; trợ cấp đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; trợ cấp các đối tượng chính sách, sinh viên gặp khó khăn; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giảm biên chế. Hiệu trưởng quyết định việc sử dụng Quỹ phúc lợi sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn trường và các đơn vị liên quan. b. Quỹ Khen thưởng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp. Hiệu trưởng quyết định việc chi Quỹ khen thưởng trên cơ sở đề xuất của các đơn vị thuộc trường. Trong trường hợp cần thiết, tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn trường. c. Mức trích: không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. 3. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được sử dụng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên, tập huấn nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị, v.v ... Hàng năm, căn cứ vào tình hình tài chính của nhà trường, Hiệu trưởng quyết định việc trích lập, sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Tỷ lệ trích tối thiểu 25% phần chênh lệch giữa thu và chi hàng năm. Điều 5. Căn cứ phân phối thu nhập tăng thêm Căn cứ phân phối thu nhập tăng thêm bao gồm: - Trình độ chuyên môn; - Vị trí, thâm niên công tác; - Kết quả đánh giá đối với cán bộ, công chức và người lao động (Có quy chế riêng). CHƯƠNG II. CÁC KHOẢN THU - CHI Điều 6. Các nguồn thu của trường 1. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, gồm: a. Kinh phí được tự chủ tài chính là kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên do Ngân sách nhà nước cấp. b. Kinh phí không được tự chủ tài chính, bao gồm: - Kinh phí thực hiện nghiệp vụ khoa học công nghệ; - Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức; - Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; - Nguồn kinh phí thực hiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; - Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp trên có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định; - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; - Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia; - Vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thầm quyền duyệt. 2. Nguồn thu sự nghiệp, bao gồm: - Học phí của học viên, sinh viên các hệ đào tạo; - Hợp đồng đào tạo liên doanh, liên kết với các đơn vị, địa phương; - Học phí các lớp đào tạo ngắn hạn; - Lệ phí thi; - Lệ phí tuyển sinh các hệ đào tạo; - Các khoản thu hợp pháp khác. 3. Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. 4. Các nguồn khác, bao gồm: - Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí theo quy định; - Thu từ các hoạt động dịch vụ của đơn vị; - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; - Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Nguồn thu khác (nếu có). Điều 7. Tổ chức, quản lý các nguồn thu, chi. Phòng Kế hoạch – Tài chính quản lý việc thu và sử dụng các khoản thu của Trường theo quy định của pháp luật và của trường. CHƯƠNG III. CÁC KHOẢN CHI PHẦN I. CÁC KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH Điều 8. Các khoản chi không được tự chủ tài chính, bao gồm: - Chi thực hiện nghiệp vụ khoa học công nghệ; - Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức; - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; - Chi thực hiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; - Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp trên có thẩm quyền giao; - Chi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định; - Chi đầu tư xây dựng cơ bản; - Chi dự án chương trình mục tiêu quốc gia; - Chi thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thầm quyền duyệt. PHẦN II. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH MỤC A. CÁC KHOẢN CHI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Điều 9. Tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức 1. Tổng quỹ lương dự toán trong năm được tính theo công thức sau: SL − SL QL DT = QL NT x (1 + DKT DKG ) SL NT Trong đó: - QLNT : Quỹ lương thực hiện năm trước. - SL NT : Số lượng CB-CNV năm trước. - SLDKT : Số lượng CB-CNV dự kiến tăng trong năm. - SLDKG : Số lượng CB-CNV dự kiến giảm trong năm. 2. Tổng quỹ lương tăng thêm trong năm được tính bằng tổng nguồn thu sự nghiệp trừ đi các khoản chi phí và trích lập các quỹ, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định. Hàng năm, căn cứ thực tế nguồn thu, phòng Kế hoạch – Tài chính đề xuất mức tiền lương tăng thêm, Hiệu trưởng quyết định. 3. Mức thu nhập tối thiểu tăng thêm được tính bằng tổng quỹ thu nhập tăng thêm (được dự toán đầu năm) trừ đi 5% quỹ dự phòng ổn định thu nhập chia cho tổng hệ số của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường. 4. Thu nhập tăng thêm của 1 cán bộ, giáo viên, nhân viên do quỹ Nhà trường trả theo quy định tại các phụ lục: Cụ thể: Thu nhập tăng thêm = Tổng hệ số nhân với thu nhập tối thiểu tăng thêm. Trong đó tổng hệ số gồm: - Hệ số chuyên môn (Xem Phụ lục số 1). - Hệ số quản lý (Xem Phụ lục số 2). - Mức hỗ trợ vật chất cho các chức vụ Đoàn thể (Xem phụ lục số 3). - Hệ số phụ cấp chức vụ chính quyền kiêm nhiệm: Mức tính bằng 25% của hệ số chức vụ thứ hai, 10% chức vụ thứ ba mà người đó kiêm nhiệm. ( Trật tự được tính theo thu nhập) - Cán bộ, giáo viên nghỉ chữa bệnh (Có hồ sơ bệnh án) dưới 1 tháng được hưởng nguyên thu nhập tăng thêm, nghỉ từ 1 tháng đến 3 tháng được hưởng 50% thu nhập tăng thêm, nghỉ từ trên 3 tháng đến 6 tháng được hưởng 30% thu nhập tăng thêm, nghỉ trên 6 tháng không được hưởng thu nhập tăng thêm. Trong những trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng quyết định mức hưởng sau khi trao đổi với BCH Công đoàn. - Trong những trường hợp, do yêu cầu của nhà trường dẫn tới công việc của cán bộ, công chức bị ảnh hưởng, trong thời gian chờ sắp xếp công việc hoặc giải quyết chế độ, mức hưởng thu nhập tăng thêm như sau: + Từ 1 đến 3 tháng: 30 %. + Từ 3 tháng đến 6 tháng: 20%. + Trên 6 tháng: 0%. - Mức hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ vào kết quả xếp loại cán bộ, công chức kỳ gần nhất, cụ thể như sau: + Đối với cán bộ: \ Xếp loại A: hưởng 100%. \ Xếp loại B: hưởng 90%. \ Xếp loại C: hưởng 80% \ Xếp loại D: hưởng 70%. + Đối với giảng viên: \ Xếp loại A: hưởng 100%. \ Xếp loại B: hưởng 80%. \ Xếp loại C: hưởng 60% \ Xếp loại D: hưởng 50%. Trong trường hợp cán bộ, công chức có 3 lần xếp loại dưới A liên tục, thì việc hưởng thu nhập tăng thêm ở kỳ tiếp theo ở loại thấp liền kề với kết quả xếp loại. Điều 10. Tiền làm thêm giờ 1. Điều kiện thanh toán: Đơn vị lập kế hoạch trên cơ sở nhu cầu của công việc và Hiệu trưởng duyệt. 2. Phương thức thanh toán: Theo công thức sau: Trong đó: T LTG = T c + T HT - TLTG: Tiền làm thêm giờ. - Tc: Tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật lao động. - THT: Phần hỗ trợ tăng thêm do Hiệu trưởng quyết định. 3. Đối với các công việc sau đây không được tính tiền làm thêm giờ: - Công tác giảng dạy, chấm bài, coi thi; - Công việc thư viện đã được phân ca; - Bảo vệ, thợ điện, lái xe. Điều 11. Tiền Tết nguyên đán và các ngày lễ. a. Mức chi: Do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào tình hình tài chính trong năm. b. Mức hưởng: Tính theo công thức sau: Mc M NĐ = x Ttt 12 Trong đó: - MNĐ: Số tiền hưởng. - Mc: Mức chi. - Ttt: Số tháng được hưởng. c. Cách tính thời gian hưởng. + Đối với cán bộ, giáo viên có thời gian đi học tách rời hoàn toàn khỏi công việc, nghỉ ốm liên tục: - 12 tháng trong năm: Không được hưởng. - Dưới 12 tháng: Thời gian được tính bằng thời gian làm việc thực tế và trực tiếp. + Đối với cán bộ, giáo viên nữ nghỉ thai sản: Số tháng làm việc thực tế trong năm. + Đối với các trường hợp đặc biệt khác: Việc hưởng tiền Tết nguyên đán do Hiệu trưởng quyết định. d. Cách tính hệ số hưởng: Căn cứ vào kết quả xếp loại cán bộ công chức trong năm, cụ thể: - Xếp loại A hưởng: 100%. - Xếp loại B hưởng: 90%. - Xếp loại C hưởng: 80%. - Xếp loại D hưởng: 70%. Điều . Tiền các ngày lễ Tiền các ngày lễ cho cán bộ, giáo viên, người lao động được chi từ quỹ phúc lợi. Mức chi cụ thể được quy định tại Phụ lục số 4. Điều 12. Thưởng khác Các trường hợp thưởng khác được quy định tại Phụ lục số 6. Điều 13. Trợ cấp khó khăn Hiệu trưởng quyết định việc trợ cấp khó khăn đột xuất với mức từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng/01 người/01 lần trên cơ sở đề nghị của BCH Công đoàn trường. Thời gian giữa các lần trợ cấp không gần quá 3 tháng. Điều 14. Tiền hỗ trợ cán bộ, giáo viên đi nghỉ ngơi nhằm tái tạo sức lao động hàng năm - Thời gian hưởng: Vào tháng 7 hàng năm. - Mức hưởng: Theo thời gian làm việc trực tiếp trong năm học, cụ thể: + Dưới 3 tháng: Không được hưởng. + Từ 3 tháng đến 6 tháng: 750.000 đồng/ 1 người. + Từ 6 tháng đến 9 tháng: 1.000.000 đồng/ 1 người. + Trên 9 tháng: 1.500.000 đồng/ 1 người. Điều 15. Tiền phúng viếng 1. Đối tượng áp dụng: Cha, mẹ ruột; cha mẹ của vợ (chồng); vợ (chồng); con của cán bộ, công chức của trường. 2. Mức chi: a. Tiền vòng hoa: 400.000 đồng. b. Tiền phúng điếu: 1.000.000 đồng. 3. Trường hợp cán bộ, công chức của Nhà trường từ trần, tùy theo từng trường hợp cụ thể, ngoài mức phúng viếng nêu trên, mức hỗ trợ gia đình do Hiệu trưởng quyết định. 4. Các trường hợp khác do Hiệu trưởng quyết định. MỤC B. CÁC KHOẢN CHI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC THEO CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Điều 16. Chi tiền lương, thu nhập tăng thêm cho người lao động 1. Quỹ lương chi cho người lao động nằm trong tổng quỹ lương của nhà trường. 2. Tổng thu nhập của người lao động được quy định trong hợp đồng lao động. Điều 17. Tiền làm thêm giờ Phương thức tính tiền làm thêm giờ cho người lao động được áp dụng theo Điều 10 của Quy chế này. Điều 18. Tiền Lễ Tiền lễ cho người lao động được quy định tại Phụ lục số 5. Điều . Tiền Tết nguyên đán a. Mức chi: Do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào tình hình tài chính trong năm. b. Mức hưởng: Tính theo công thức sau: Mc M NĐ = x Ttt 12 Trong đó: - MNĐ: Số tiền hưởng. - Mc: Mức chi. - Ttt: Số tháng được hưởng. c. Cách tính thời gian hưởng. + Đối với người lao động có thời gian đi học tách rời hoàn toàn khỏi công việc, nghỉ ốm liên tục: - Trên 12 tháng trong năm: Không được hưởng. - Dưới 12 tháng: Số tháng làm việc thực tế trong năm. + Trường hợp nghỉ thai sản: Số tháng làm việc thực tế trong năm. + Đối với các trường hợp đặc biệt khác: Việc hưởng tiền Tết nguyên đán do Hiệu trưởng quyết định. d. Cách tính hệ số hưởng: Căn cứ vào kết quả xếp loại người lao động trong năm: - Xếp loại A hưởng: 100%. - Xếp loại B hưởng: 90%. - Xếp loại C hưởng: 80%. - Xếp loại D hưởng: 70%. e. Mức tính: - Giảng viên, chuyên viên: 70%. - Đối tượng khác: 50%. Điều 20. Tiền phúng viếng Được áp dụng như đối với cán bộ, công chức. MỤC C. CÁC KHOẢN CHI CHO CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN, BAN THANH TRA NHÂN DÂN VÀ SINH VIÊN. Điều . Chi cho hoạt động Công đoàn. 1. Điều kiện thanh toán: Căn cứ kế hoạch hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên được Hiệu trưởng duyệt. 2. Mức chi: Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tài chính của trường, Hiệu trưởng quyết định mức chi cho hoạt động của Công đoàn nhưng không vượt quá 1,5% của tổng kinh phí chi thường xuyên và học phí sinh viên chính quy. Điều . Chi học bổng, trợ cấp xã hội, khen thưởng cho sinh viên. Các khoản chi cho sinh viên, học viên như học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng; chi cho các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của học viên, sinh viên được thực hiện theo các văn bản của pháp luật hiện hành và kế hoạch của các đơn vị được Hiệu trưởng duyệt. Riêng tiền thưởng do đạt được thành tích trong học tập, hoạt động phong trào được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Phụ lục số 6 Quy chế này. Điều 22. Mức hỗ trợ vật chất cho cán bộ lớp, Đoàn, Hội sinh viên chính quy và các khoản hỗ trợ vật chất khác Được qui định tại Phụ lục số 7 của Quy chế này. Điều . Chi hoạt động phong trào Đoàn, Hội sinh viên. 1. Điều kiện thanh toán: Kế hoạch hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên được Hiệu trưởng duyệt. 2. Mức chi: Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tài chính của trường, Hiệu trưởng quyết định mức chi cho hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên nhưng không vượt quá 1,5% của tổng kinh phí chi thường xuyên và học phí sinh viên chính quy. Điều . Mức hỗ trợ công việc cho thành viên Ban thanh tra nhân dân. 1. Mức hỗ trợ công việc: 500.000 đồng/ 1 người/ 1 năm. 2. Thời điểm thanh toán: Vào tháng 11 hàng năm. 3. Quỹ sử dụng: MỤC D. CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 23. Tiền điện, nước Thanh toán theo chứng từ trên nguyên tắc tiết kiệm. Hướng tới khóan tiền điện, nước. Điều 24. Chi thanh toán tiền nhiên liệu Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô theo Quy định của Nhà nước và quy định về quản lý và sử dụng xe ô tô trong trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 740/QĐ-ĐHL ngày 27/05/2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Điều 25. Chi làm vệ sinh môi trường, bảo vệ Tổ chức làm vệ sinh môi trường theo hình thức đấu thầu hoặc hợp đồng khoán lương. Hướng tới hình thức đấu thầu toàn bộ. Điều 26. Tiền văn phòng phẩm của cán bộ, giảng viên, nhân viên - Mức hưởng: 200.000 đồng/01 người/ 01 năm. - Đối tượng hưởng: + Giảng viên; + Cán bộ, nhân viên thực hiện các công việc mang tính chất văn phòng. - Phương thức thanh toán: Đơn vị lập danh sách trên cơ sở đăng ký của cán bộ, giảng viên, nhân viên, phòng Quản trị - Thiết bị mua bằng hình thức chuyển khoản: Mỗi người nhận 1 phiếu mua hàng tương đương 200.000 đồng. Điều : Tiền văn phòng phẩm tại các đơn vị - Phòng Quản trị - Thiết bị căn cứ vào công văn đề nghị và mức độ sử dụng thực tế, đề nghị Hiệu trưởng duyệt. Nhưng tổng mức chi không vượt quá 200.000 đ/ 1 người / 1 tháng. - Riêng đối với mực in, mực photocopy và giấy của các đơn vị (Xem Phụ lục số 8). Điều 27. Công tác phí I. Công tác nước ngoài: Theo quy định của Nhà nước và quy định ban hành kèm theo Quyết định 890/QĐ-ĐHL ngày 26/6/2008 về việc cử và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giảng viên tham dự Hội thảo quốc tế tổ chức ở nước ngoài. II. Công tác trong nước: 1. Điều kiện thanh toán công tác phí: - Công văn cử đi công tác hoặc giấy mời được Hiệu trưởng duyệt (Có ghi rõ phương tiện đi lại). - Giấy đi đường có đóng dấu của nơi đến công tác. - Chứng từ (bản chính) hợp pháp của phương tiện đi lại. 2. Mức thanh toán tối đa: Vé máy bay hạng phổ thông. 3. Phương thức thanh toán: - Trường hợp đi công tác do nhà trường cử thì thực hiện theo Quy chế này. - Trường hợp đi công tác do các cơ quan chức năng yêu cầu: Hiệu trưởng duyệt mức chi. - Đối với các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo như: tuyển sinh, giảng dạy, coi thi, ... không áp dụng theo điều này. - Hồ sơ thanh toán, tiền công tác phí được quyết toán trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc chuyến công tác. - Đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên được quy định theo điều 37 của chế này. Điều 28. Mức khoán tiền ăn, lưu trú, đi lại tại nơi công tác 1. Tiền ăn, đi lại tại nơi công tác: (Mức tối đa được thanh toán / 1 ngày). a. Ban Giám hiệu: 300.000 đồng b. Lãnh đạo các đơn vị: 250.000 đồng c. Cán bộ, giảng viên: 200.000 đồng 2. Tiền lưu trú: a. Ở các Thành phố trực thuộc TW: (Mức tối đa thanh toán/1 ngày) - Ban Giám hiệu: 450.000 đồng - Lãnh đạo các đơn vị: 400.000 đồng - Cán bộ, giáo viên: 300.000 đồng b. Ở các tỉnh còn lại: (Mức tối đa được thanh toán / 1 ngày). - Ban giám hiệu: 350.000 đồng - Lãnh đạo các đơn vị (khoa, phòng): 300.000 đồng - Cán bộ, giáo viên: 250.000 đồng 3. Chi phí đi lại sân bay: - Tại Hà Nội: 400.000 đồng - Tại các địa phương khác: 250.000 đồng Điều 29. Điện thoại phí a. Mức hỗ trợ điện thoại cho cá nhân: Xem phụ lục số. b. Mức khoán điện thoại cho cá nhân và tập thể: Xem phụ lục số. c. Phương thức thanh toán: - Tiền điện thoại di động: Chi hàng tháng theo kỳ lương. - Tiền điện thoại để bàn: Căn cứ tổng chi thực tế của cá nhân và đơn vị trong năm, trên cơ sở bảng chiết tính của Trung tâm công nghệ thông tin (chậm nhất ngày 20/1 hàng năm), phòng Kế hoạch – Tài chính truy thu những đơn vị, cá nhân sử dụng vượt mức quy định. d. Một số vấn đề lưu ý: - Đối với các đơn vị chỉ có Phó đơn vị thì người phụ trách sẽ được hưởng mức như Trưởng đơn vị. - Trung tâm Đào tạo ngắn hạn: Sử dụng theo nhu cầu, thanh toán với nhà trường theo hoá đơn, hạch toán vào nguồn thu của Trung tâm. - Đối với những trường hợp đặc biệt phục vụ nhu cầu của Nhà trường như liên lạc quốc tế … thì thanh toán theo thực tế cuộc gọi, nhưng phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu. Điều 30. Chi cho thông tin tuyên truyền, liên lạc khác như Internet, thư tín 1. Những văn bản gửi ra ngoài sử dụng dịch vụ thư tín bình thường của Bưu điện hoặc Email qua mạng máy vi tính, hạn chế sử dụng dịch vụ phát chuyển nhanh. 2. Thực hiện việc mua báo đối với những báo chưa có báo điện tử (qua mạng Internet) và tối đa không quá 2 đầu báo/1 đơn vị. Điều 31. Chi hỗ trợ tiền ăn trưa, đi lại 1. Tiền hỗ trợ ăn trưa: 300.000 đồng / 01 người / 01 tháng. 2. Tiền hỗ trợ đi lại (1 nguời/ 1 tháng) - Ban giám hiệu, Trưởng, Phó các đơn vị, Trợ lý khoa: Số tiền tương ứng 15 lít xăng. - Cán bộ, giáo viên: Số tiền tương đương 10 lít xăng/ 1 người/ 1 tháng. - Đơn giá xăng: Tính tại thời điểm thanh toán. Điều . Tiền thâm niên công tác. a. Đối tượng hưởng: Là viên chức hoặc đối tượng khác do Hiệu trưởng quyết định. b. Thời gian hưởng: Thời gian làm việc thực tế tại trường và thời gian là công chức, viên chức tại các cơ quan khác. c. Cách tính: Những người có thời gian công tác tại trường Cán bộ Tòa án và tại Khoa luật Đại học Tổng hợp TP.HCM (cũ) 01 năm công tác được tính bằng hệ số 1. Còn các đối tượng khác, 01 năm công tác tại các cơ quan khác được tính bằng hệ số 0.5. - Mức hưởng: 200.000 đồng /01 người /01 năm công tác/1 năm. MỤC E. CHI NGHIỆP VỤ ĐÀO TẠO, HỌC TẬP Điều 32. Định mức nghĩa vụ giảng dạy Giảng viên cơ hữu có nhiệm vụ giảng dạy đủ số tiết giảng theo định mức nghĩa vụ được tính theo công thức sau: STNV = STc x Kc Trong đó: - STNV: Số tiết nghĩa vụ. - STc: Định mức chung 260 tiết chuẩn/ 1 giảng viên / 1 năm học. Riêng giáo viên giáo dục thể chất: 400 tiết /năm. - Kc: Hệ số chức danh chuyên môn (Xem Phụ lục số 9). Điều 33. Quy định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng, đoàn thể Giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng, đoàn thể - Xem Phụ lục số 10. Điều 34. Cách quy đổi thành giờ chuẩn từ các hoạt động phục vụ đào tạo 1. Các hoạt động đào tạo được phép quy đổi thành tiết chuẩn: Giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn thảo luận. 2. Công thức tính: ST Q Đ = ST TT x {K B x K N + K C + K D + K v }x K Q Trong đó: - STQĐ: Số tiết quy đổi. - STTT: Số tiết giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hành và thảo luận thực tế. - KB: Hệ số bậc đào tạo (Xem phụ lục số ) - KN: Hệ số ngôn ngữ giảng dạy (Xem phụ lục số ) - KC: Hệ số chức danh (Xem phụ lục số ) - KD: Hệ số lớp đông (Xem phụ lục số ) - KV: Hệ số khu vực (Xem phụ lục số ) - KQ: Hệ số công việc (Xem phụ lục số ) Điều 35. Các hoạt động phục vụ đào tạo không được quy đổi thành tiết chuẩn, được thanh toán tiền. Được quy định tại Phụ lục số 16. Điều 36. Phương thức thanh toán tiền giảng 1. Công thức tính: T = ((ST QĐ − ST NV − ST C ĐĐNCK )x 1 . 7 + (ST NV + ST C ĐĐNCK ))xDG TC Trong đó: - T : Tiền giảng - STQĐ: Số tiết giảng quy đổi. - STNV: Số tiết nghĩa vụ. - STCĐNCKH: Số tiết NCKH chuyển đổi. - DGTC: Đơn giá tiết chuẩn. 1. Tổng số tiết giảng được thanh toán của giảng viên được tính bằng tổng số tiết thực giảng quy đổi cộng với các tiết quy đổi từ các hoạt động phục vụ giảng dạy. 2. Đơn giá tiết chuẩn được tính bằng toàn bộ nguồn kinh phí phân phối cho đào tạo chia cho toàn bộ hoạt động đào tạo quy đổi ra tiết chuẩn (có tính đến hệ số trong định mức và vượt định mức). 3. Hệ số thanh toán giờ giảng quy chuẩn - Trong định mức nghĩa vụ giảng dạy (TĐM): 1. - Trên định mức nghĩa vụ giảng dạy theo yêu cầu của Nhà trường (VĐM1): 1.7 4. Công thức tính tiền giảng theo giờ giảng quy đổi của giảng viên: Mức thanh toán = [TĐM + VĐM1 x 1.7] x Đơn giá giờ chuẩn. 5. Mức thanh toán đối với giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ, Tin học và giáo dục thể chất bằng 75% mức của giảng viên dạy môn chuyên ngành luật. 6. Riêng giảng viên mời được thanh toán theo hợp đồng giảng dạy. Điều. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, giáo viên a. Điều kiện thanh toán: - Được sự chấp thuận bằng văn bản của Hiệu trưởng. - Có báo cáo kết quả học tập gửi cho Ban Giám hiệu. b. Mức thanh toán: b.1. Trường hợp đi học theo thư triệp tập hoặc được cử đi học: - Kinh phí (học phí, lê phí, tài liệu học tập bắt buộc): Thanh toán 100% theo chứng từ. - Tiền ăn, lưu trú và đi lại (áp dụng cho trường hợp học tập, bồi dưỡng ngoài TP.Hồ Chí Minh): Tuỳ từng trường hợp, Hiệu trưởng quyết định mức chi. b.2. Trường hợp đi học ngắn hạn theo nhu cầu cá nhân nhưng khoá học đáp ứng nhu cầu công việc của nhà trường, tùy từng trường hợp, Hiệu trưởng quyết định mức chi nhưng không quá 50% kinh phí thực tế. c. Thời hạn thanh toán: Tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày kết thúc khoá học. Trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng quyết định. d. Quỹ sử dụng: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Điều . Hỗ trợ kinh phí đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ cho cán bộ, giáo viên a. Điều kiện để được cử đi học và nhận hỗ trợ: - Thời gian công tác tại trường: + Đối với nhân viên hành chính: Tối thiểu 4 năm. + Đối với giảng viên: Tối thiểu 2 năm. - Hoàn thành nhiệm vụ công tác theo quy định đối với từng chức danh. - Bảo vệ luận án, luận văn đúng hạn. Trừ những trường hợp bất khả kháng, cụ thể: + Bản thân phải điều trị bệnh liên tục từ 6 tháng trở lên. + Nữ giảng viên nghỉ thai sản. + Đã thực hiện đề tài được ít nhất 2/3 thời gian theo quy định thì phải thay đổi giáo viên hướng dẫn hoặc đề tài. - Cam kết phục vụ nhà trường ít nhất 5 năm kể từ ngày nhận bằng. Trường hợp do nguyên nhân khách quan không thể phục vụ nhà trường thì phần bồi thường kinh phí được tính như sau: + Trường hợp bị từ trần: Không phải bồi thường kinh phí hỗ trợ. + Trường hợp nghỉ hưu: Số tiền bồi thường tương ứng với số năm còn lạ phải phục vụ nhà trường. + Trường hợp chuyển công tác theo yêu cầu của tổ chức: Số tiền bồi thường tương ứng với số năm còn lại phải phục vụ nhà trường. b. Mức hỗ trợ: b.1. Đào tạo trong nước. + Tại khu vực TP.HCM - Thạc sĩ: 15.000.000 VNĐ. - Tiến sĩ: 30.000.000 VNĐ. + Ở các địa phương khác - Trong trường hợp người đi học lựa chọn địa điểm học tập ngoài TP.HCM: - Thạc sĩ: 15.000.000 VNĐ. - Tiến sĩ: 30.000.000 VNĐ. - Trường hợp các chuyên ngành đào tạo chưa được mở tại TP.HCM: Thạc sĩ: 22.500.000 VNĐ. Tiến sĩ: 45.000.000 VNĐ. b.2. Trường hợp đi học do nguồn kinh phí nước ngoài tài trợ hay bằng nguồn khác không thực hiện theo quy chế này. Điều 38. Kinh phí tổ chức Hội thảo khoa học 1. Điều kiện thanh toán: - Có kế hoạch, dự trù kinh phí được Hội đồng KHĐT đề nghị hoặc thực hiện những Hội thảo do nhà trường chỉ định (bằng quyết định). - Phải có chứng từ hợp lệ. 2. Mức hỗ trợ: - Các khoa và tương đương tổ chức mức 10 triệu đồng / 01 Hội thảo và tối đa 20 triệu đồng / 01 năm. - Từ cấp trường trở lên: Thực hiện theo kế hoạch, dự trù kinh phí được duyệt. Điều 39. Miễn, giảm học phí 1. Chỉ áp dụng cho loại hình đào tạo từ Cử nhân trở xuống. 2. Đối với cán bộ, giáo viên nhà trường: miễn 100% học phí. 3. Bố, mẹ, Vợ (chồng) và con của cán bộ, giáo viên: Giảm 50% học phí MỤC F. CÁC KHOẢN CHI CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO VIÊN Điều 40. Định mức về giờ NCKH của giảng viên cơ hữu - Giảng viên: 500 giờ. - Phó giáo sư và giảng viên chính: 600 giờ. - Giáo sư và giảng viên cấp cao: 700 giờ. Điều 41. Qui định về các loại hình nghiên cứu khoa học được quy đổi thành giờ Danh mục các hoạt động nghiên cứu khoa học được quy đổi thành giờ xem Phụ lục số 17. Điều . Quy định về chuyển đổi giữa giờ nghiên cứu khoa học và giờ chuẩn giảng dạy. a. Mục đích chuyển đổi: Làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên. b. Điều kiện chuyển đổi: + Trường hợp chuyển đổi từ giờ nghiên cứu khoa học thành giờ chuẩn giảng dạy: - Số tiết giảng được phân công không đủ theo quy định về giờ giảng chuẩn. - Đã thực hiện đủ nghĩa vụ về giờ nghiên cứu khoa học theo quy định. - Cách quy đổi - Xem phụ lục số . + Trường hợp chuyển đổi từ giờ chuẩn giảng dạy thành giờ nghiên cứu khoa học: - Đã thực hiện đủ nghĩa vụ về giờ chuẩn giảng dạy theo quy định. - Đã thực hiện được ít nhất 50% định mức nghiên cứu khoa học theo quy định. - Chấp nhận việc thanh toán số giờ được chuyển đổi theo đơn giá giờ chuẩn. + Trong những trường hợp đặc biệt, không có đủ giờ nghiên cứu khoa học và giờ giảng theo quy định thì Hội đồng đánh giá xếp loại sẽ đánh giá và quyết định. Điều 42. Miễn giảm định mức nghĩa vụ nghiên cứu khoa học của giáo viên Việc miễn giảm định mức nghiên cứu khoa học của giảng viên được quy định tại Phụ lục số 19. Điều : Mức thanh toán một số hoạt động nghiên cứu khoa học. Mức thanh toán một số hoạt động nghiên cứu khoa học xem Phụ lục số .| Điều . Mức chi cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 1. Điều kiện thanh toán: Đề tài hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đăng ký. 2. Mức chi: Tối đa 18.000.000 đ/ 1 đề tài. Điều 43. Mức thưởng các đề tài nghiên cứu khoa học cán bộ, giáo viên 1. Điều kiện thanh toán: Đề tài hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đăng ký. 2. Mức thưởng Ngoài mức kinh phí được cấp từ Ngân sách Nhà nước, Nhà trường sẽ thưởng cho các đề tài nghiên cứu khoa học với các mức: a. Cấp Nhà nước: 12.000.000 VNĐ/01 đề tài. b. Cấp Bộ: 8.000.000 VNĐ/01 đề tài. 3. Mức hưởng a. Nếu đề tài bảo vệ đạt xuất xắc được nhận 100% mức trên. b. Nếu đề tài bảo vệ không đạt xuất xắc được nhận 80% mức trên. Riêng các đề tài đã được nhà trường hỗ trợ thì không được nhận khoản thưởng trên. MỤC G. CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KHOẢN CHI KHÁC Điều 44. Mua sắm trang thiết bị Thực hiện theo Quy định tạm thời về tiêu chuẩn, định mức và quy trình mua sắm, quản lý trang thiết bị và phương tiện làm việc của các đơn vị trong Trường Đại học Luật TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 262/QĐ-ĐHL ngày 14/03/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Điều 45. Các khoản chi khác Căn cứ tình hình thực tế, có đề xuất của lãnh đạo đơn vị, được Hiệu trưởng duyệt, trên nguyên tắc tiết kiệm. CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 46. Điều khoản thi hành Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện quy định này. HIỆU TRƯỞNG PHỤ LỤC SỐ LIỆU PHỤ LỤC SỐ 1 (Hệ số chuyên môn) NGẠCH / HỌC VỊ LĐPT THCN CĐ CN THS TS PGS GS CÁN SỰ - Lao động phổ thông 1.0 - Cán sự 1.4 1.6 CHUYÊN VIÊN - Thử việc 1.6 1.8 2.0 2.2 - Chuyên viên 2.2 2.4 2.6 - Chuyên viên chính 2.9 3.1 3.3 GIẢNG VIÊN - Trợ giảng 2.0 2.2 2.4 - Giảng viên 2.7 3.0 3.3 - Giảng viên chính 3.5 3.9 4.3 4.8 - Giảng viên cao cấp 4.4 4.9 5.7 * Riêng lao động có chuyên môn kỹ thuật (lái xe) không thuộc diện hợp đồng khoán lương được xác định như sau: - Người lái xe có bằng lái xe tải dưới 3.5 tấn: 1.4 - Người lái xe có bằng lái từ 3.5 tấn trở lên hoặc dưới 30 chỗ: 1.6 - Người lái xe có bằng lái trên 30 chỗ: 1.8 PHỤ LỤC SỐ 2 (Hệ số quản lý) TT CHỨC VỤ HỆ SỐ GHI CHÚ 1 Hiệu trưởng 7.0 2 - Phó Hiệu trưởng 5.0 - Trưởng phòng - GĐ Thư viện - Chủ tịch HĐKHĐT - Giám đốc Trung tâm (Trung tâm có 3 chức năng, nhiệm vụ như một phòng 4.0 chức năng và các Trung tâm thực hiện dịch vụ khác nhưng chưa thực hiện hạch toán độc lập) - Tổng biên tập Tạp chí KHPL - Trưởng Khoa - Phó phòng - Thư ký Tòa soạn 4 - Phó Chủ tịch HĐKHĐT 3.5 - Phó giám đốc Trung tâm - Trưởng Bộ môn trực thuộc trường - Phó Tổng biên tập Tạp chí KHPL - Phó Trưởng Khoa 5 - Phó Trưởng Bộ môn trực thuộc trường 3.0 - Thư ký HĐKHĐT - Trưởng các đơn vị trực thuộc phòng 6 2.3 - Tổ trưởng Bộ môn 7 - Thư ký Website 2.0 Ghi chú: - Chuyên viên, nhân viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo: Hưởng hệ số 2.0; Các nhân viên còn lại: Hưởng hệ số 1.8. - Mức hỗ trợ đối với Thủ quỹ hệ số 0.5/tháng; Giáo viên mới kể từ ngày hết thời gian tập sự được hưởng tương đương hệ số 1, thời gian hỗ trợ 01 năm. PHỤ LỤC SỐ 3 (Hỗ trợ vật chất chức vụ Đoàn thể là cán bộ, công chức) 1. Công tác Đảng; TT ĐỐI TƯỢNG MỨC HỖ TRỢ (đ/tháng) Chuyên trách Kiêm nhiệm 01 - Bí thư Đảng uỷ 2.000.000 1.000.000 02 - Phó Bí thư đảng uỷ 1.700.000 800.000 03 - Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ 1.000.000 500.000 04 - Đảng uỷ viên 500.000 250.000 05 - Bí thư Chi bộ 150.000 150.000 2. Công tác Công đoàn. TT ĐỐI TƯỢNG MỨC HỖ TRỢ (đ/tháng) Chuyên trách Kiêm nhiệm 01 - Chủ tịch Công Đoàn 1.800.000 900.000 02 - Phó Chủ tịch Công Đoàn 800.000 400.000 03 - Thường vụ Công Đoàn 200.000 200.000 04 - Ủy viên BCH Công đoàn 150.000 150.000 05 - Tổ trưởng Công đoàn 100.000 100.000 3. Công tác Đoàn thanh niên. TT ĐỐI TƯỢNG MỨC HỖ TRỢ (đ/tháng) Chuyên trách Kiêm nhiệm 01 - Bí thư Đoàn trường 1.800.000 900.000 02 - Phó Bí thư đoàn trường 800.000 400.000 - Thường vụ Đoàn trường là CB, GV 03 200.000 200.000 - Bí thư Đoàn Khoa là CB, GV PHỤ LỤC SỐ 4 (Tiền lễ cho cán bộ, công chức) TT NGÀY LỄ SỐ TIỀN (đ) GHI CHÚ 1 Tết dương lịch - 01/1 500.000 Ngày thầy thuốc Việt Nam - 27/2 2 300.000 Người hưởng: Là bác sĩ, y tá của trường Ngày Quốc tế phụ nữ - 08/3 3 300.000 Người hưởng: Cán bộ, công chức là nữ. 4 Ngày giỗ tổ Hùng vương (10/3 Âm lịch) 300.000 Ngày Giải phóng miền Nam - 30/4 5 500.000 và Ngày Quốc tế Lao động - 01/5 Ngày quốc tê thiếu nhi - 01/6 6 100.000 Người hưởng: Con cán bộ, công chức dưới 15 tuổi Ngày Báo chí - 21/6 7 Người hưởng: Cán bộ công chức làm bộ phận Tạp chí, Tổng 300.000 biên tập, Phó Tổng biên tập Ngày Tết Trung thu - 15/8 8 100.000 Người hưởng: Con cán bộ, công chức dưới 15 tuổi 9 Ngày Quốc khánh - 02/9 500.000 Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11 - Giảng viên 1.500.000 10 - Cán bộ 1.000.000 - Cán bộ hưu trí (có đến dự) 300.000 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - 22/12 11 300.000 Người hưởng: Toàn thể cán bộ, công chức là Cựu quân nhân PHỤ LỤC SỐ 5 (Tiền lễ cho người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động) MỨC GHI TT NGÀY LỄ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG HƯỞNG (đ) CHÚ - Giảng viên và chuyên 350.000 1 Tết dương lịch 01/1 viên - Đối tượng khác 250.000 2 Ngày thầy thuốc Việt Nam - 27/2 - Bác sĩ, y tá 200.000 - Lao động nữ 3 Ngày Quốc tế phụ nữ - 08/3 - Giảng viên, chuyên viên 200.000 - Đối tượng khác 100.000 - Giảng viên, chuyên viên 200.000 4 Ngày giỗ tổ Hùng vương (10/3 AL) - Đối tượng khác 100.000 Ngày Giải phóng miền Nam - 30/4 - Giảng viên, chuyên viên 300.000 5 Ngày Quốc tế Lao động - 01/5 - Đối tượng khác 200.000 Ngày quốc tế thiếu nhi - 01/6 Con cán bộ, giáo viên dưới 6 100.000 15 tuổi Đội ngũ cán bộ làm bộ phận Tạp chí, Tổng biên Ngày Báo chí - 21/6 7 tập, Phó Tổng biên tập - Giảng viên, chuyên viên 200.000 - Đối tượng khác 100.000 Ngày Tết Trung thu - 15/8 Con cán bộ, giáo viên dưới 8 100.000 15 tuổi - Giảng viên, chuyên viên 350.000 9 Ngày Quốc khánh - 02/9 - Đối tượng khác 200.000 - Giảng viên 1.000.000 10 Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11 - Chuyên viên 700.000 - Đối tượng khác 300.000 CB, GV là Cựu quân nhân Ngày thành lập QĐND VN - 22/12 11 - Giảng viên, chuyên viên 200.000 - Đối tượng khác 150.000 PHỤ LỤC SỐ 6 (Các khoản thưởng khác) 1. Khen thưởng cán bộ, giảng viên: Nhà giáo nhân dân 5.000.000đ Nhà giáo ưu tú 3.000.000đ Huân chương lao động hạng nhất Tập thể 5.000.000đ Cá nhân 3.000.000đ Huân chương lao động hạng nhì Tập thể 4.000.000đ Cá nhân 2.500.000đ Huân chương lao động hạng ba Tập thể 3.000.000đ Cá nhân 2.000.000đ Giải thưởng khoa học cấp Nhà nước 2.000.000đ Bằng khen Chính phủ Tập thể 2.500.000đ Cá nhân 1.500.000đ Bằng khen Bộ giáo dục và Đào tạo Tập thể 2.000.000đ Cá nhân 1.000.000đ Được phong học hàm Giáo sư 5.000.000đ Phó GS 3.000.000đ Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” hoặc 1.000.000đ các ngành nghề khác Tập thể lao động xuất sắc 2.000.000đ Tập thể lao động tiên tiến 1.000.000đ Chiến sỹ thi đua, giáo viên giỏi cấp Bộ 800.000đ Chiến sỹ thi đua, giáo viên giỏi cấp cơ sở 500.000đ Cá nhân lao động tiên tiến 300.000đ Hướng dẫn sinh viên NCKH đạt giải của Bộ Cao nhất 500.000đ/ 1 người GD&ĐT (tuỳ theo giải) hướng dẫn Hành động dũng cảm cứu người Cao nhất 500.000đ Các trường hợp khen thưởng khác do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng 2. Khen thưởng sinh viên, học viên: Học viên, sinh viên được Nhà trường tặng giấy khen Cao nhất 1.000.000đ Thủ khoa các kỳ thi TS Đại học, Sau Đại học 1.000.000đ PHỤ LỤC SỐ 7 (Hỗ trợ vật chất cán bộ làm công tác Đoàn, Hội) TT ĐỐI TƯỢNG MỨC HỖ TRỢ 01 - Lớp trưởng 60.000 đ/tháng - Bí thư chi đoàn - UVBCH Đoàn Khoa - Chủ nhiệm CLB, Đội nhóm 02 - Phó Bí thư Đoàn Khoa 120.000 đ/tháng - UVBCH Đoàn trường - UVBCH Hội sinh viên - Cán bộ Văn phòng Đoàn, Hội sinh viên
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net