logo

Trồng khoai môn

Chọn củ giống: Củ giống phải có màu sáng tương đối khá, lấy tay chà xát không bị tróc vỏ, củ giống phải có dáo mọc để bảo đảm sự tạo cây, tạo củ sau này. Củ giống lớn hay nhỏ đều có khả năng cho năng suất như nhau, tránh chọn những củ giống màu tối, dễ tróc vỏ & có vết sẹo.
Trồng khoai môn Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Chọn củ giống: Củ giống phải có màu sáng tương đối khá, lấy tay chà xát không bị tróc vỏ, củ giống phải có dáo mọc để bảo đảm sự tạo cây, tạo củ sau này. Củ giống lớn hay nhỏ đều có khả năng cho năng suất như nhau, tránh chọn những củ giống màu tối, dễ tróc vỏ & có vết sẹo. Trước khi mang củ ra trồng bà con nên phơi khô từ 2 đến 3 nắng, nhằm kích thích củ giống phát triển mầm tốt, sau đó giâm lại (hay ươm củ giống), khi thấy mọc mầm mới đem trồng. Theo Kỹ sư Lâm Quang Hiền – Trưởng phòng Thông tin- Trạm Khuyến nông huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) khuyến cáo: Trong giai đoạn này để ngăn ngừa rầy lửa (bù lạch) tấn công bà con nên phun ngừa bằng Actara 25WG với liều lượng 1 gram/bình 8 lít, phun vào chỗ ươm củ giống hay trước khi đặt củ giống nên ngâm khoai môn vào dung dịch này từ 15-20 phút, giúp củ ngậm nước tạo điều kiện nẩy chồi & hấp thu lượng thuốc vào củ để ngăn ngừa rầy lửa tấn công. Mật độ trồng: Hàng cách hàng 1,2 – 1,5m, bụi cách bụi 5-6 tấc. Phân bón: Bón lót: Tuỳ theo vùng đất, tuỳ điều kiện khu vực mà lượng phân sử dụng có thể thêm hoặc bớt lại, công thức chung 16-16-8 (NPK) với liều lượng: 40-45 kg/1.000m2, chia ra bón làm nhiều lần khác nhau. Khoai môn là cây cho củ nên cần phân lân & kali khá cao, còn phân đạm chỉ cung cấp giai đoạn đầu để tạo cây, giúp tạo củ tốt sau này. Từ khi đặt củ đến xuống củ, nên theo dõi thường xuyên nếu cây yếu không đủ sức vươn lên thì tưới dậm thêm phân ure, bón không quá 5 kg/công, trong khoảng hai tháng đầu cần tạo cho khoai môn có khả năng sinh trưởng tốt. Chăm sóc: Trong giai đoạn khoai môn phát triển bà con nên vô chân rẫy 3 lần, cứ đợt sau cách đợt đầu 20 ngày, rồi 30 ngày. Vô chân đất lần 3 giúp đất không bị chặt, tạo điều kiện thông thoáng giúp củ và rễ phát triển tốt, cho năng suất cao. Phòng trừ một số sâu bệnh chính: Bệnh đốm đồng tiền (hay bệnh tiêm, dân gian còn gọi là bệnh rầy cọp, cháy lá, úa muộn): Phòng trị: + Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, gom những cọng bệnh, lá bệnh đem thiêu huỷ. + Xử lý củ giống trước khi trồng: Thả củ giống vào nước nóng 54oC (hay 3 sôi 2 lạnh), ngâm 20 phút, sẽ tiêu diệt được tuyến trùng tấn công vào củ (bướu rễ). + Bệnh chớm xuất hiện bà con cần xử lý thuốc ngay bằng một trong các loại sau: Folpan 50SC, Appencarb super, Copper B, COC 85, Champion,… nên luân phiên thay đổi thuốc phòng trị. + Để thuốc bám dính tốt, hiệu quả cao, bà con cần lưu ý phun thuốc lúc chiều mát & phun đều hai mặt lá. Rầy mềm, rệp dính, nhện đỏ: Tấn công rất dữ dọc theo gân lá, lấy đi chất dinh dưỡng làm khô lá, cháy lá, ngoài ra chúng còn là tác nhân truyền mầm siêu vi khuẩn gây bệnh khảm trên khoai môn, làm lá loang lổ, xoăn, cây lùn hẳn đi. Đây là bệnh gây hại khá phổ biến trên khoai môn, thiệt hại nặng đến năng suất nếu không phòng trị kịp thời. Bệnh do nấm gây ra, loại nấm này thích phát triển trong mùa mưa, ẩm độ không khí cao. Bằng phân hữu cơ (rác, rơm mục đã ủ hoai). Thông thường mỗi công bón 500-1.000kg, có thể trộn chung phân chuồng để bón lót trước khi đặt củ giống (bỏ trực tiếp vào lỗ đặt củ giống). Để giúp đất được cải tạo tốt bà con nên bón lót thêm 25-30 kg lân hữu cơ vi sinh. Đối với đất rẫy nên rải thêm vôi với liều lượng từ 20- 25 kg/công trước khi đặt củ đặt giống.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net