logo

Trịnh gia chính phả

Là quyển gia phả của chúa Trịnh, chép h ết công vi ệc c ủa 12 đ ời chúa, từ lúc thịnh đến lúc suy, gồm đủ mọi việc chính trị, văn chương, ngoại giao, nội chiến, quốc thể, nhân tài,vv. Về đời vua Lê, chúa Trịnh: tóm lại là hết thảy những điều quan hệ đến lịch sửnước Nam trong klhoảng 249 năm từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVIII (1539 – 1787) đều có quyển sách này.
TRỊNH GIA CHÍNH PHẢ Tác giả : Trịnh Như Tấu - xuất bản năm 1933 Minh Khang Đại Vương Trịnh Kiểm 1 Là quyển gia phả của chúa Trịnh, chép h ết công vi ệc c ủa 12 đ ời chúa, từ lúc thịnh đến lúc suy, gồm đủ mọi việc chính trị, văn ch ương, ngo ại giao, nội chiến, quốc thể, nhân tài,vv. Về đời vua Lê, chúa Trịnh: tóm lại là hết thảy những điều quan hệ đến lịch sửnước Nam trong klhoảng 249 năm từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVIII (1539 – 1787) đ ều có quy ển sách này. 2 TỰA Họ có Gia phả cũng như nước có lịch sử, để kỷ niệm công đức của t ổ tôn đời trước và tổ bảo nguồn gốc cho con cháu đời sau. Nhà Trịnh là một nhà to họ, dài giống, trong nước Vi ệt Nam. Xem ch ữ có câu rằng: “ Trịnh tồn, Lê tại”, thì biết Lê nhờ có Trịnh, m ấy gây d ựng được cơ nghiệp trung hưng. Xem lại có câu: “Vua Lê chúa Trịnh”, th ế là Trịnh nhờ Lê mới dựng lên cơ nghiệp, trải thờ mười bốn đời vua, tính có hai trăm bốn mươi năm lẻ. Văn trịnh, võ công đã rõ rệt trong lịch sử triều Lê, mà thế thứ trước sau đều ghi chép trong gia phả họ Trịnh. Duy t ừ lúc vua Lê thất thế, họ Trịnh bá thiên, con cháu xa đời, gia phả rách nát. Như th ế mà muốn khảo cứu, soạn thành một bộ Gia phả hoàn toàn không phải việc dễ. Và nay đương lúc hán tự hậu tàn, Quốc ngữ đương thịnh, làm sách qu ốc ng ữ cốt lấy chơi nhẽ giản dị, từng thứ phân minh như vờn nước trong, v ẽ ng ười đẹp, quý vẻ tự nhiên, không cần phấn sức. Nếu nói văn hoa quá sợ mất sự thực của tiền nhân, mà vắn tắt quá sao đủ làm gương cho hậu thế? V ậy thời phải học hành rộng, kiến thức cao mới có thể làm được. Ông Trịnh Như Tấu, dòng dõi nhà Tông, tính lại ham học, mới đỗ Tham tá, chuyên học sử khoa. Trong hạn Thượng du, được ngày công h ạ, t ự xem Gia phả, dịch ra Quốc văn, thấy chỗ nào khiếm khuyết, lấy “Khâm đ ịch Việt sử” thêm vào cho đủ, thấy chỗ nào sai nhầm trích “Vi ệt Nam s ử đ ược” chua vào cho tường. Tóm tắt cả thẩy mười hai đời, chia ra làm năm giai đoạn. Nói có chứng cứ, như dao chém đá, như đinh đóng cây. Văn không c ầu 3 kỳ, trẻ con dễ xem, đàn bà dễ hiểu. Lại kê cửu niên hiệu nhà Lê sóng mấy dương lịch, làm thành một quyển có linh trăm tờ, nhan đề: “Trịnh Gia Chính Phả”. Làm xong đưa tôi xem: tôi đọc từ đầu đến cuối, hết lòng kính ph ục, nên cầm bút làm tựa này Lão Nhai, ngày 15 tháng 3 năm Nhân Thân Niên hiệu Bảo Đại thứ bảy (21 mars 1932) Tú tài Hàn lâm viện kiểm thảo Đầu hoa Trần kinh nam 4 TỰA Chúng ta khi còn nhỏ, thường nghe nói: “Vua Lê Chúa Trịnh”, vẫn tưởng là câu ngạn ngữ thường của thôn quê ta. Lúc đã đi h ọc l ại th ường ngâm câu: “Trịnh tồn Lê tại, Trịnh bại Lê vong ”, cũng không hiểu ý nghĩa câu ấy thế nào? Sau học đến sử Nam, mới biết câu ngạn ngữ kia phát hiện ra từ đời hậu Lê, mà có quan hệ với quốc dân lắm, và sự giải quyết hai câu nọ là tình hình liên lạc của hai nhà, cũng ví như ngũ quan đối với dây thần kinh vậy. Lê nhờ có Trịnh mới khôi phục được cơ đồ, dẹp yên được loạn giặc, tuyệt diệt được Ngụy Mạc, thu phục được Nam Triều: tìm tòi giống cũ, thay đổi chính mới, đều là nhờ tay chúa Trịnh cả. Trịnh nhờ có Lê mới được vinh tổ diệu tông, phong thê ấm tử: sắcl ệnh ra Bắc, Bắc phải tuân; vinh quyền sang Nam, Nam phải phục; thu phục được nhân tài, hiệu lệnh được thiên hạ, đều nhờ có vua Lê cả. Nên ông Trạng Trình có bảo nhà chúa rằng: “ muốn ăn lúa phải tìm thóc gi ống cũ” lại dẫn ra chùa mà chỉ bảo nhà sư: “nên thành kính phụng Phật thì được thụ lộc”. Thế nên Trịnh dẫu quyền khuynh thiên hạ mà vẫn ph ải giữ đạo tử thần, không dám bắt trước như Vương Mãng nhà Hán, Lộc Sơn nhà Đường vậy. Vua Lê mấy phen toan mưu trừ chúa Trịnh mà cũng không xong, là b ởi tại thiên số. Đến sau Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn Tây Sơn vào, mượn tiếng “phù Lê diệt Trịnh”, té ra Trịnh mất thì Lê cũng không còn: th ế là k ết c ục của hai nhà. 5 Lại xét đến sự tình liên lạc của Nguyễn với Trịnh: đức Thế Tổ Trịnh Kiểm nhờ đức Chiêu Huân Nguyễn Kim mới gây lên cơ đồ Vương nghi ệp Đức Đoan Quốc Nguyễn Hoàng lại nhờ có Đức Thành Tổ Trịnh Tùng mới mở mang được Nam Triều. Ấy là đoạn thứ nhất, đoạn giữa thì tuy rằng Nguyễn với Trịnh tranh hành nhau mà vẫn duy trì nhau: Nguyễn vì e có Trịnh mà hết sức mở đất cõi để giúp vua Lê ở ngoài, Trịnh e có Nguyễn mà hết sức giữ đạo thần tử để giúp vua Lê ở trong. Sau cùng thì Trịnh thất thế mà Nguyến lại lên ngôi, nhớ đến tình xưa nghĩa cũ, sắc cho con cháu nhà Trịnh được coi giữ việc tế tự Tiên V ương. Nhà Trịnh có Bản Triều mà được hưởng hương hỏa trăm năm, không đ ến nỗi luân duyệt như họ Hồ, họ Mạc. Thế là nhờ có trung huân của Liệt Vương để lại cho đó. Nay nhân ông Trịnh Như Tấu đưa tôi xem bộ “ Trịnh Gia Chính Ph ả”, vậy xin cẩn thuật để làm tựa. Giang Nam, Ngọc Hồ cư sĩ Phạm Ngọc Đan Cẩn tự 6 BÀI TỔNG LUẬN Nhà Trịnh, từ đức Thái vương Trịnh Kiểm theo đức Tri ệu Tổ Nguy ễn Kim giúp vua Lê trung hưng dẹp yên được Châu Hoan, Châu Ái, l ấy l ại được Trấn Hưng, Trấn Tuyên, trải thờ vua Trang Tôn, vua Trung Tôn, vua Anh Tôn nhà Lê tặng tước Minh Khang Đại Vương. Đức Trịnh Tùng phong tước Bình An Vương, bắt giết được Mạc Mậu Hợp, lấy lại được thành Thăng Long, nối dõi trí cha, giúp lên nghiệp đế, trải thờ bốn triều, dựng thành Vương phủ, anh hùng tiếng lừng Trung Quốc. Đức Trịnh Tráng phong tước Thanh Vương, giúp quân cứu nhà Minh, sai tướng trừ Ngụy Mạc, tôn phù vua Thần Tông, vua Chân Tôn; vua nhà Minh tặng phong “An Nam Phó Quốc Vương”. Đức Trịnh Tạc phong tước Tây Vương, trải thờ vua Thần Tôn, vua Chân Tôn; vua nhà Minh tặng phong “An Nam Phó Quốc Vương”. Đức Trịnh Tạc phong tước Tây vương, trải thờ vua Thần Tôn, Huy ền Tôn, Gia Tôn, bốn triều, đánh bắt được giặc Mạc Kinh Vũ, lấy lại được trấn Cao Bằng. 7 Đức Trịnh căn phương tước Định vương, khi tuổi trẻ giúp ông và cha, lấy lại được nhiều cảnh thổ, thờ vua Lê Hi Tôn, Lê Dụ Tôn. Đức Trịnh Cương phong tước An vương, sửa đổi nhiều việc trong nước. Đức Trịnh Giang phong tước Uy vương, dựng vua Thuần Tôn, vua Ý Tôn, săn sóc việc chính trị, khuyến khích bọn nho thần. Đức Trịnh Doanh phong tước Minh vương, tôn phủ vua Lê Hiển Tôn, chọn dùng kẻ hiền tài, dẹp yên được loạn giặc,lưu tâm v ề vi ệc chính tr ị, trăm họ an vui. Đức Trịnh Sâm phong tước Tĩnh vương, dẹp yên giặc Trấn Ninh, bình được trấn Thuận Hóa, sửa đổi việc chính trị. Đức Trịnh Cán phong tước Diện đô vương, phải quân tam phú bách bỏ. Đức Trịnh Khải phong tước Đoan nam vương, phải tên Nguy ễn Trang bắt nộp Tây Sơn, không chịu khuất, bèn tự tận. Đức Trịnh Bồng phong tước Ấn độ vương, trí toan khôi phục, lại bị Nguyễn Hữu Chỉnh đánh thua, chán nản sự đời, xuất gia đầu Phật. Họ Trịnh nhà ta, từ Đức Thái vương Trịnh Kiểm tổng chính đến đức Ấn độ vương Trịnh Bồng xuất gia truyền ngôi chúa, mười hai đời chẵn, cộng hai trăm bốn mươi chín năm, thực là một nhà không phải là Đé, cũng không phải là Bá, quyền khinh thiên hạ mà vẫn giữa đạo tử th ần. Không những các vua đời nhà Lê tấn phong vương tước mà dẫn đến vua đ ời nhà Nguyễn còn truy niệm ân tình. Nên có sắc dụ cho tổ tôn họ Trịnh đã trở 8 về trước được biệt cấp tự đièn mà nòi giống họ Trịnh ta về sau này đòi được miễn trừ sưu dịch. Thế mấy biết: Nước có thay đổi, nhà có thịnh suy nhưng bao giờ đối với nước cũng phải lấy Trung làm đầu, đối với nhà phải lấy Hi ếu làm trọng, nên tường thuật hành trạng của tổ tôn đời trước, soạn thành bộ Gia phả này, mong con cháu đời sau trông đó làm gương, sao giữ được: “ Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh” Nay tổng luận Lão Nhai, ngày 15 tháng giêng năm Nhân Thân Niên hiệu Bảo Đại thứ bảy (20 fevrier 1932) Nhật nham Trịnh Như Tấu 9 LỊCH SỬ VƯƠNG NGHIỆP NHÀ TRỊNH ĐOẠN THỨ NHẤT CÔNG ĐỨC LIỆT TỔ Cụ Hưng tổ Phúc ấm vương Trịnh Liễu, người làng Sáo Sơn, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Hóa, trấn Thanh Hóa, lúc bé cha mẹ mất sớm, lấy nghề cày cấy chăn nươi để sinh nhai, lại vốn có lòng nhân từ hiền hậu. Một hôm, trời gần tối, chợt gặp ông già bảy mươi tuổi trên bờ sông, xin ngủ trọ một dêm. Cụ chào mời vui vẻ, cùng đi về nhà, tiếp đài rất h ậu. Đêm khuya, ông già bảo cụ rằng: “Tôi xem ông có lòng thành thực tiếo đẫi tôi. Bên nam núi Hùng Lĩnh có một ngôi đất, để mả ở đấy, bốn đời sau, có th ể làm lên Vương nghiệp. Tôi muốn lấy chỗ đất đấy trả ơn ông, ông nghí sao?- Cụ thưa rằng: “ Tôi dám mong đâu thế!”- ông già lại bảo rằng: “Trời cho người cho, không phải tìm cũng được”.Cụ theo nhời ông cùng đi lấy hài cốt thiên nhân về chôn chỗ đó, song cùng đi đến bên Đông núi L ệ Sơn, x ứ Ngõ Thắng, xã Biện Thượng. Ông già chỉ bảo cụ rằng: “Chỗ này có thể lập ngôi dương cư được”. Lại đi đến Mả Thắm, ông già nói rằng: “Chỗ này quý địa, trăm năm sau có thể làm âm phần tiếp phúc được”, rồi hai người cùng trở lại Sáo Sơn. Đương lúc chè chén vui vẻ, ông già đủng đỉnh ra ngoài, rồi không biết đi đâu mất, tìm không th ấy mới biết là Th ần trên trời giáng xuống (sau phong là Tống Thiền Thần Vương). Cụ lấy con gái họ Hoàng làng Biện Thượng rồi rời sang ở đấy. Cụ sinh ra đức Diễn Khánh vương Trịnh Lan. 10 Trịnh Lan sinh ra đức vương Trịnh Lâu. Trịnh Lâu lấy con gái họ Hoàng thôn Hồ, làng Vệ Quốc (huyện Yên Định), sinh ra đức Thế Tổ Minh Khang Đại Vương Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm gây lên Vương nghiệp truyền mười hai đời, cộng hai trăm bốn mươi chín năm. 11 ĐOẠN THỨ HAI HÀNH TRẠNG CỦA LIỆT TỔ 1. ĐỜI THẾ TỔ MINH KHANG ĐẠI VƯƠNG (1539 – 1569) Trịnh Kiểm mặt vuông, tai to, mồ côi cha từ năm lên sáu. Mẹ con nghèo đói, ai cũng khinh để. Trịnh Kiểm phân tri, bỏ Bi ện Th ượng l ại v ề Sáo Sơn, thường nhật vẫn chăn trâu thuê trong núi Lệ Sơn, tụ tập trẻ mục đồng, lấy gà vịt làm lương thực, lấy trâu bò giả làm voi ngựa, bẻ bông lau giả làm cờ xí, bầy cơ ngũ, tập trận mạc. Người làng khó chịu, toan mưu hại Trịnh Kiểm mới chạy về với bầy tôi nhà Mạc là t ước Ninh Bang H ầu người làng Biện Thượng, chăn ngựa cho tước hầu ở Thạch Thành (xách Thọ Liêu), rồi lấy một con ngựa giỏi chạy sang Mường Sùng (Cổ Lũng Ai lao), còn bà mẹ phải trốn về quê mình là làng V ệ Qu ốc. Tr ịnh Ki ểm nghe tin về thăm mẹ. Có người tố giác với tước Hầu, tước Hầu sang Sáo Sơn vây bắt, nhưng không bắt được Trịnh Kiểm, bèn trói bà mẹ đem dìm xuống sông làng Biện Thượng. Xác bà trôi dạt vào bờ sông, gặp người h ọ Mai làng Đông Biện vớt đem lên bờ, đương tìm ván cuốc toan chôn, ra đến nơi mối đã đùn lên thành mộ. Người ta ai cũng cho là thiên táng. Ch ỗ mộ ấy đến nay xa bồi ra đến giữa sông, có nhiều cây cổ th ụ. Trịnh Ki ểm được tin mẹ bị nạn, khóc lóc vật vã, nói không ra l ời làm l ễ t ế m ộ, r ồi xa lũ Vũ Thời Tung Định đi táng về xứ Đông Lãng, thôn Sáo Sơn. Lúc bấy giờ đức Hưng quốc công Nguyễn Kim tôn phủ nhà Lê đóng đồn ở đất Mường Sùng sứ Ai Lao đang toan trính khôi phục cơ đồ nhà Lê, 12 thấy Trịnh Kiểm có dũng lược. Nguyễn Kim mới tâu cho làm ch ức Tri mã cơ Dục nghĩa hầu ông lại gả con gái là Ngọc Bảo cho để cùng gia sức phù Lê. Vua tôi nhà Lê nương náu ở Cẩm Châu để chiêu tập binh mã. Mãi đ ến năm Canh Tý (1540), mới đem quân về đánh Nghệ An và Thanh Hóa, thu phục đất Tây Đô (1543). Bấy giờ quan tổng trấn nhà Mạc là D ương Chấp Nhất ra hàng Trịnh, uy tiếng ngày một lừng lẫy. Năm Ất Tỵ (1545) Vua Lê tiến binh ra đánh trấn Sơn Nam, Nguy ễn Kim là Đô tướng Thái Tể Tiết chế thủy bộ mọi dinh, đánh đâu được đ ấy. Không ngờ Mạc Phúc Hải ủy cho Dương Chấp Nhất là hoạn quan gi ả cách hàng vua Lê để thám thính tình thế. Vua Lê tính thực, cho binh theo đánh Mạc. Một hôm đi đến huyện Yên Mô, vua Lê mời Nguy ễn Kim đ ến bàn tâm sự, gặp trời nắng bức, đem dưa mời Nguyễn Kim ăn giải khát. Nguyễn Kim ngộ phải thuốc độc chết. Chấp Nhất trốn về với Mạc. Trước khi chết, Nguyễn Kim giao cả binh quyền cho con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm được ra phong làm Đô úy tướng Tiết ch ế th ủy bộ m ọi dinh gồm tổng chức Ngoại binh Chương quân Quốc trọng sự hàm Thái sư, tước Lượng quốc công. Năm Bính Ngọ (1546), Trịnh Kiểm rút quân về Thanh Hóa l ập hành điện ở đồn Vạn Lại thuộc huyện Thụy Nguyên (Thanh Hóa) để cho vua ở, dựng hành dinh ở xã Biện Thượng rồi chiêu mộ những kẻ hào kiệt, luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thảo để lo việc nước. Anh hùng hào ki ệt ở Châu Hoan, Châu Diễn (Nghệ An) đều vui lòng theo dung nên c ảnh th ổ Châu Ái ( Thanh Hóa) cũng dần dần bình trị cả. 13 Năm Mậu Thân (1548) , vua Trang Tôn mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử là Duy Hiên lên làm vua: tức là Trung Tôn, được 8 năm rồi băng hà. Trong mấy năm đời vua Trung Tôn, Trịnh Kiểm giữ thế thủ ở đất Thanh Hóa để sửa sang việc binh lương, đợi ngày tiến đánh họ Mạc. Vua Trung Tôn mất không có con mà lúc bấy giờ dòng dõi h ọ Lê cũng không có ai; việc binh quyền vẫn ở trong tay Trịnh Kiểm cả. Trịnh Kiểm thân đi tìm con cháu nhà Lê, đến làng Bố V ệ ( huy ện Đông Sơn) gặp được cháu huyền tôn ông Lam Quốc công Lê Trừ ( anh vua Thái Tổ) tên là Duy Bang (tục gọi là Chúa Chổm) rước về dựng lên làm vua, tức là vua Lê Anh Tôn. Năm Mậu Ngọ niên hiệu Chính Trị thứ nhất (1558), trời mưa to luôn, trong nước mất mùa, dân tình đói kém, Trịnh Kiểm sắp s ửa ti ến binh ph ải hoãn đến năm sau, cho qua nạn đói. Bấy giờ đất Thuận Hóa mới bình định, nhà Lê đặt chức Tam ty và phân ra các phủ, huyện để cai trị nhưng nhân tâm vẫn chưa yên, vả đấy lại là nơi xa hiểm nên Trịnh Ki ểm ngày đêm rất lo về mặt Nam. Nguyễn Hoàng nhờ chị là công chúa Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa. Tháng m ười năm ấy (1558), Trịnh Kiểm dâng biểu tấu vua Anh Tôn: “đất Thuận Hóa là nơi hình thắng xưa nhà nước nhờ binh tài ở đấy mà thành lên đaị nghiệp. Nay nhân tâm chưa yên, nhiều người trốn ra theo Mạc, sợ sau này có kẻ đem giặc vào cướp phá chăng? Nếu không được một người tướng giỏi chấn thủ, không sao yên được. Đoạn quân công Nguyễn Hoàng vốn dòng thế tướng, gồm đủ dũng lược, có thể cho vào trấn thủ Thuận Hóa để cùng với các thủ tướng ở miền Quảng nam làm thế ỷ dốc. Như vậy nhà vua mấy khỏi cái lo về phía Nam”. Vua Lê Anh Tôn nghe nhời Trịnh Kiểm tâu, chuẩn 14 cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sắc cho mọi việc đ ược chuyên trách, chỉ hàng năm phải cống thuế. Trịnh Kiểm không phải lo đến mặt Nam nữa, năm sau (1559), khởi binh đánh Mạc. Mạc Kinh Điển đem binh vào đánh Thanh Hóa cả thảy kể hơn mười trận, trận nào cũng đại bại phải rút quân về, Trịnh Kiểm tiến binh đánh Sơn Nam kể vừa sáu lần, mà không lần nào được toàn th ắng. Ch ỉ có năm Kỷ Mùi (1559), Trịnh Kiểm tự lĩnh sáu vạn quân tiến lên m ặt Bắc, chi ếm được tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Kinh Bắc, Lạng Sơn và các huyện thuộc Hải Dương, nhưng lại bị Mạc Kinh Điển đo đường bộ vào đánh úp Thanh Hóa, tình thế rất nguy cấp. Trịnh Kiểm ph ải bỏ x ứ B ắc v ề giữ Tây Đô. Thành ra hai bên cứ giữ nhau mãi, không bên nào được hẳn mà cũng không bên nào thua hẳn. Trịnh Kiểm tuy chưa lấy lại được đất Bắc Kỳ nhưng đã dẹp yên được Châu Hoan, Châu Ái, lấy lại được trấn Hưng, trấn Tuyên, l ại v ốn có dũng lược hơn người, biết xếp đặt các kế hoạch để chống giữ, biết trù tính việc lâu dài, khiến cho thế lực nhà Lê mỗi ngày một thêm mạnh. Nhà Lê nhờ Trịnh Kiểm mới trung hưng được , mà họ Trịnh lập lên nghiệp Chúa cũng là khởi đầu tự Trịnh Kiểm vậy. Năm Kỷ Tỵ thứ 12 (1569), Trịnh Kiểm được gia phong làm quan thượng tướng chức Thượng phu Thái quốc công. Năm Canh Ngọ niên hiệu chính trị thứ 13 (1570) tháng hai ngày 18, Trịnh Kiểm mất thọ 68 tuổi truy tôn Minh Khang Đại Vương, miếu hiệu là Th ế Tổ. Chiếu cho con trưởng là Trịnh Cối tước Đại quốc công thay quyền cha lo vi ệc đánh d ẹp. Nhưng Trịnh Cối không biết thương quân sĩ, nên tướng tá không ai quy 15 phục đều bỏ theo cả về với em là Trịnh Tùng, Trịnh Tùng nhân đấy đ ược nối nghiệp Vương. 16 2. ĐỜI THÀNH TỔ TRIẾT VƯƠNG TRỊNH TÙNG (1570 - 1623) Trịnh Tùng con thứ hai của Trịnh Kiểm, thấy tướng tá không quy ph ục anh là Trịnh Cối mà theo cả mình, bèn cùng với Lê C ập Đ ệ và Tr ịnh Bách rước vua về đồn Vạn Lại (Thanh Hóa). Trịnh Cối được tin đem quân đuổi theo nhưng không đuổi kịp, lại gặp Mạc Kinh Điển đốc mười vạn quân sang đánh cửa bể Linh Trường, Hội Trào, Chi Long; quân đóng ở ph ủ Hà Trung, khói lửa liền liền hơn mười dặm ta. Trịnh Cối tự l ượng th ế không chống lại được, bèn đem quân về hàng họ Mạc, Mạc lại cho giữ quan tước như cũ. Mạc thừa thế kéo binh lên Sông Mã, từ Cửa ứng trở xuống sông Lương Từ Bổng lật trở về, khói lửa rực trời, tinh kỳ rợp đất. Bên t ả ngạn sông Mã: Châu Ra, Châu Tầm; ở hữu ngạn sông Mã: huy ện Lôi Dương, huyện Nông Cống đều biến thành nơi chiến trường. Quân Mạc tiến đến vây hành điện chỗ vua Lê đóng. Trấn Thanh Hóa lại sắp về nhà Mạc. Bấy giờ vua Anh Tôn rời về Đông Sơn phong cho Trịnh Tùng làm Tả Thừa tướng Tiết chế mọi dinh tướng sĩ, để chống với quân Mạc, Trịnh Tùng sai các tướng giữ các nơi hiểm yếu, rất là chắc ch ắn. M ạc Kinh Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết cả lương thực. Trịnh Tùng thừa thế rước xa giá đem quân đánh lấy lại được huyện Thụy Nguyên, huyện Yên Định, thắng cho đến huyện Đông Sơn, trọ dinh ở đấy rồi sai ông Hoàng Đình Ái đánh lấy huyện Lôi Dương, huyện Nông Cống và địa phận Quảng Xương nữa, và sai ông Lại Thế Khánh đánh lấy huy ện T ống S ơn, huyện Nga Sơn. Quân Mạc thua chạy, Kinh điển phải nhổ trại rút quân về Bắc. 17 Năm Tân Mùi niên hiệu chính trị thứ 14 (1571), vua Lê Anh Tôn bàn đến chiến công, gia phong cho Trịnh Tùng làm quan Thái úy tước Tr ưởng quốc công và thăng trưởng cho các tướng sĩ. Quan thái phó là Lê Cập Đệ sinh lòng ghen ghét, mưu với vua toan h ại Trịnh Tùng. Trịnh Tùng gi ả làm người thường lấy vàng ngọc tặng cho Lê Cập Đệ. Ngày 21 tháng 11 năm ấy, Lê Cập Đệ thân lại tạ, Trịnh Tùng phục binh giết ngay. Vua Anh Tôn lo sợ lắm, cùng bốn hoàng tử đưa ra tuần ở ngoài, chạy vào Nghệ An lánh ở huyện Lôi Dương, rồi mất ngày 22 tháng giêng năm Quý D ậu niên hiệu Hồng Phúc thứ hai (1573). Trịnh Tùng thấy vua xuất ngoại rồi bèn rước hoàng tử thứ năm là Lê Duy Đàm ở làng Quảng Thị (huyện Thụy Nguyên) về dựng lên làm vua, đổi niên hiệu là Gia Thái, ấy là vua Lê Thế Tôn. Thời bấy giờ quân Mạc đang tung hoành, Trịnh Tùng một mặt chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu, một mặt tiến đại binh đánh nhau với Mạc ở thành Khoái Châu. Tướng nhà Mạc là Lê Th ế Viêm, Mạc Kinh Điển yếu thế phải cùng nhau rút quân về Kinh Đô. Rồi trong 10 năm từ Quý Dậu (1573) đến Quý Mùi (1583), Trịnh Tùng cứ giữ vững đất Thanh Hóa, Nghệ An khiến cho Mạc đánh vào phải hao binh tổn tướng. Tướng nhà Mạc là Mạc Kinh Điển, Nguy ễn Quy ện và Mạc Ngọc Liễn khi thì vào đánh Thanh Hóa, khi thì đánh c ả Thanh Hóa và Nghệ An nhưng không bao giờ thành công lại phải rút quân về. Năm Mậu Dần (1578), đổi niêm hiệu là Quang Hưng. Đến năm Quý Mùi (1583), Trịnh Tùng xem thế mình đã mạnh, mới cử binh mã ra đánh Sơn Nam (Nam Định) lấy được rất nhiều lương th ực. V ề sau năm nào cũng ra đánh khiến cho quân nhà Mạc s ức một ngày m ột suy. 18 Nhà Mạc thấy thế nhà Lê một ngày một mạnh, bèn bắt quân dân đắp ba từng lũy, đào ba lần hào ở ngoại thành Đại La để phòng giữ lũy. Lũy ấy bắt đầu từ làng Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân v ề phía Tây B ắc Hà Nội, quanh Tây Hồ, qua xã Yên Thái (làng Bưởi làm giấy ta) theo đông ngạn sông Tô Lịch đến Gia Kiều (nay là Th ịnh Quang) suốt sang đông cho đến bờ đê sông Nhị Hà gần xã Vĩnh Tuy (thuộc huyện Thanh Trì). Thế là Thăng Long, phía đông sông Nhị Hà về phía tây, nam, bắc có lũy bao bọc rất là kiên cố. Trịnh Tùng bèn nhất quyết cử đại binh ra đánh Thăng Long. Năm Tân Mão (1591), Trịnh Tùng sai Diễn quận công Trịnh Văn Hải, thái quận công Nguyễn Tất Lý đem binh trấn thủ các cửa bể và các nơi hiểm yếu; sai Thọ quận công Lê Hòa ở lại giữ ngự dinh và trông nom c ả địa hạt Thanh Hóa. Phòng bị đâu đấy rồi, Trịnh Tùng bèn chia năm v ạn (50.000) quân ra làm năm đạo, giao cho Thái phó Nguyễn Hữu Liên, Thái úy Hoàng Đình Ái, Lân quận công Hà Thế Lộc, Th ế quận công Ngô C ảnh Hựu mỗi người lĩnh một đạo; còn mình tự thân chính làm tướng đem hai vạn quân thẳng cửa Thiên Quan (Ninh Bình) tiến đánh nhà Mạc. Vua nhà Mạc là Mạc Hậu Hợp được tin Trịnh Tùng đem quân ra B ắc, bèn hợp tất cả quân bốn vệ và quân năm phủ được hơn mười vạn, chia làm ba đạo, sai Mạc Ngọc Liễn và Nguyễn Quyện lĩnh hai đạo đi làm tả hữu dực;còn mình tự dẫn trung quân đến đóng đối trận với quân Tr ịnh Tùng. Trịnh Tùng thấy quân Mạc đã đến bèn tự mình dốc tướng sĩ, th ề đánh cho được giặc để yên trong nước. Hai bên đánh nhau ở bên sông Hát Gian. 19 Quân họ Trịnh đánh rất hăng. Quân nhà Mạc chống không nổi, thua chạy qua sông, đảng lốt tranh thuyền, lăn xuống sông chết quá nửa. Mạc Hậu Hợp bỏ chạy. Quân họ Trịnh thừa thế đuổi tràn gần đến thành Thăng Long, đóng quân trên sông Nhuệ (Ninh Giang). Vừa gặp tết Nguyên Đán nên Trịnh Tùng định chiến cho quân sĩ nghỉ ngơi ăn tết. Qua sang tháng giêng năm Nhâm Thìn thứ 15 (1592), Trịnh Tùng lập đàn t ế trời đất và các Tiên đế nhà Lê rồi đặt ba điều để nghiêm cấm quân sĩ: Điều thứ nhất: không được vào nhà dân lấy lương thực và củi đuốc. Điều thứ hai: không được cướp của cải và chặt cây cối. Điều thứ ba: không được dâm hiếp đàn bà con gái, không được vị tư thù mà giết người. Ai phạm ba điều ấy sẽ lấy quân pháp nghiêm trị. Đoạn rồi, Trịnh Tung tiến quân đánh Thăng Long thành. Quân sang sông Nhuệ, đóng ở chùa Thiên Xuân thuộc xã Thanh Xuân cách t ỉnh l ỵ Hà Đông gần hai cây số rồi đến cầu Nhân Mục nghỉ chân. Bấy giờ Mạc Hậu Hợp tuy thua quân cậy có tràng giang đ ể th ủ hi ểm, thấy quân nhà Trịnh tiến lên bèn sai lũ Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê, Nguyễn Quyện và Trần Bách Niên ở lại cố giữ thành Thăng Long, rồi đem quân qua sông Nhị Hà sang đóng ở lang Thổ Khối (huyện Gia Lâm), dùng một trăm chiếc chiến thuyền chống giữ mặt đông thành Thăng Long. Mạc Ngọc Liễn thống lĩnh đại quân giữ mặt Bắc, tây - bắc và tây thành Thăng Long, từ sông Nhị Hà (xã Nhật Chiêu) đến c ửa B ảo Khánh. Bùi Văn Khuê và Trần Bách Niên cầm bốn đạo quân giữ mặt Tây Nam: cửa Gia Kiều, Mộng Kiều và Triền Kiều (từ Tiên lãng đến Bạch Mai). Còn 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net