logo

Toàn cảnh CNTT VN 2007

Tham khảo tài liệu 'toàn cảnh cntt vn 2007', công nghệ thông tin, tin học văn phòng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Toàn cảnh CNTT Việt nam Vietnam ICT Outlook 2007 Phiên bản 1.1 (7/2007) Báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007 của Hội Tin học TP HCM gồm các phần: • Mở đầu • Vị thế của CNTT Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới • Bức tranh CNTT Việt nam 2006-2007 Đây là năm thứ 7 Hội Tin học Tp HCM thực hiện báo cáo thường niên này dựa trên các nguồn tài liệu: • Hội Tin học Tp HCM - Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt nam 2001 - 2006 • Hội Tin học Tp HCM - Số liệu điều tra thường niên 2001-2007 • PCWorld Việt nam - Số liệu điều tra thường niên các năm 2001-2007 • Tổng Cục Hải quan, 2001- 2007 • VNNIC, 2001-2007 • Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2000-2007, NXB Giáo dục • IDC - Các báo cáo thường niên 2002-2007 • BSA - Các báo cáo thường niên 1994-2007 • ITU - Các số liệu thống kê 2001-2007, các báo cáo thường niên 2005-2007 • World Ecomomic Forum - các báo cáo thường niên 2002-2007 • World Bank - Các báo cáo thường niên 2002-2007 • Economist Intelligence Unit - các báo cáo thường niên 2002-2007 • NASDAQ - Các báo cáo thường niên 2002-2007 • Gartner Dataquest & Forrester Research – IT Spending Report 2006 • Thông tin từ các hội nghị và triển lãm CNTT trong nước và quốc tế • Thông tin từ các công ty thành viên của hội • Và các nguồn tài liệu khác… Trong bối cảnh công tác thống kê số liệu liên quan đến CNTT còn nhiều bất cập hiện nay, cùng những hạn chế nhất định về nguồn số liệu – chúng tôi cố gắng phản ánh đầy đủ nhất bức tranh CNTT Việt nam trong năm qua. Các nhận định đưa ra có thể mang tính chủ quan của nhóm tác giả. Rất mong được sự góp ý và trao đổi của cộng đồng CNTT những ai có quan tâm. Tháng 7/2007 Chủ tịch Hội Tin học Tp HCM Lê Trường Tùng 1 1 E-Mail: [email protected] Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 2 MỤC LỤC 1. Mở đầu 2. Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới 2.1. Chỉ số nền kinh tế tri thức 2.2. Chỉ số Cơ hội CNTT 2.3. Chỉ số Cơ hội số 2.4. Chỉ số sẵn sàng kết nối 2.5. Chỉ số sẵn sàng cho nề kinh tế điện tử 2.6. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2.7. Tổng hợp 3. CNTT Việt nam 2006-2007 3.1. Mở đầu 3.2. Tình hình xuất nhập khẩu 3.3. Thị trường CNTT VN 3.4. Công nghiệp CNTT Việt nam 3.5. Phát triển Internet 3.6. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT 3.7. Chính sách CNTT Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 3 1. Mở đầu Năm 2006, thị trường CNTT toàn cầu vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ 8% - ngang với tốc độ tăng trưởng của năm trước đó (theo số liệu của Forrester Research – con số đưa ra của IDC thấp hơn – khỏang 6.3%). Điều này cũng khẳng định dự báo về tốc độ tăng trưởng CNTT cao trong 4 năm 2005- 2008 của chu kỳ tăng trưởng 8 năm vẫn tiếp tục được hiện thực hóa. Số liệu dự báo của nhiều tập đòan tư vấn đều cho rằng sau năm 2008 CNTT sẽ sang một chu kỳ phát triển mới và tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Trong năm 2006, cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu CNTT Việt nam đều giữ được ngưỡng trên 1 tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng giảm sút đáng kể so với năm trước, vừa do ảnh hưởng của thị trường trong nước – đặc biệt là phần cứng – tăng không cao, một phần là có thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu CNTT của các công ty lớn. Xuất nhập khẩu phần mềm/dịch vụ đều đạt được tốc độ phát triển cao, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong xuất/nhập khẩu CNTT. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên thị trường CNTT (không tính dịch vụ viễn thông) vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Dù thị trường phần mềm chính phủ giảm sút, thị trường phần mềm/dịch vụ vẫn tăng cao nhờ vào đóng góp của các dịch vụ nội dung số. Trong năm qua không có tăng trưởng đột biến trong ngành công nghiệp phần cứng nội địa. Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ đạt doanh số 360 triệu USD, và nếu vẫn giữ được nhịp điệu phát triển trong thời gian qua thì mục tiêu 500 triệu USD cho ngành công nghiệp phần mềm Việt nam sẽ đạt được trong năm 2007. Trong 12 tháng qua, Việt nam thêm được 4 triệu người dùng Internet, tốc độ tăng trưởng số người dùng chỉ đạt con số 25%, bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng 12 tháng trước đó. Với trên 16 triệu người sử dụng, Việt nam đúng thứ 17 thế giới về số người dùng, nhưng nếu tính theo tỷ lệ dân số dùng Internet thì vẫn ớ thứ hạng gần 100 chưa đáng để phấn khởi. Cũng trong 12 tháng qua, dung lượng truy cập quốc tế tăng 50%, số kết nối Internet băng rộng cũng tăng hơn 2 lần: từ 310 ngàn lên 753 ngàn. Đây là các chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng. Trong lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT, nhiều tiền đề đã được thiết lập, trong đó Luât Giáo dục mới, thực thi Quy chế đại học tư thục và các thay đổi cần phải nhanh chóng thực hiện khi Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO… Khoảng cách giữa nhu cầu của ngành CNTT và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo vẫn đang là vấn đề lớn. Trong các năm 2006-2007, Luật CNTT được và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật CNTT đã được ban hành. Các chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm, Công nghiệp nội dung... được phê duyệt , và đặc biệt là lần đầu tiên tất cả các khu vực trọng điểm đều có quy họach về CNTT riêng cho khu vực mình. Việt nam gia nhập WTO, thực thi các điều khoản của Hiệp định CNTT (ITA- miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm CNTT-TT) – những việc này cũng đang được tiến hành khẩn trương để tham gia tòan diện vào sân chơi CNTT tòan cầu - một sân chơi bắt buộc, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít thách thức. Trong năm qua, vị trí của Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới sáng sủa hơn, nhiều thứ hạng được cải thiện. Tuy nhiên khi sự phát triển của CNTT gắn chặt với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng tăng trưởng được bổ sung thêm vào để đánh giá thì Việt nam đang đứng trước không ít thách thức trong cố gắng cải thiện đáng kể vị thế CNTT của quốc gia trên bản đồ tòan cầu. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 4 2. Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới - bức tranh sáng sủa hơn Trong 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế xếp hạng các quốc gia hàng năm về các tiêu chí liên quan đến CNTT - Viễn thông. Các bảng xếp hạng quan trọng thuộc về ITU (International Telecommunication Union), Ngân hàng Thế giới, Diễn dàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF), các tổ chức của Liên hiệp quốc (United Nation) như UNDP, UNCTAD, UNPAN và các tổ chức tư vấn như IDC, BSA… Sau một năm, sự thay đổi nhanh chóng của CNTT-TT khiến trong phương thức xếp hạng có nhiều thay đổi, nhiều chỉ tiêu xếp hạng mới được bổ sung, còn trong các chỉ tiêu cũ thì các tiêu chí đánh giá cũng có những thay đổi nhất định. Nói chung các thứ hạng của Việt nam không có các thay đổi lớn, nhưng bức tranh chung trở nên sáng sủa hơn. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 5 2.1. Chỉ số Nền kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index – KEI và Knowledge Index - KI): Innovation + Education + ICT, tăng 14 bậc Bản đồ Kinh tế Tri thức (Nguồn: World Bank, 2007) Trong xu thế “phẳng hóa” và dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, cùng với việc Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO, việc đánh giá và xếp lọai các quốc gia theo tiêu chuẩn hàm lượng tri thức quốc gia và độ chín của nền kinh tế tri thức được chú trọng. Viện Ngân hàng Thế giới (Word Bank Institute – WBI) đưa ra 2 chỉ số lọai này: chỉ số tri thức (KI – Knowledge Index) và chi số Kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index – KEI). Chỉ số KI dựa trên 3 yếu tố: Mức độ đổi mới (innovation), Hệ thống giáo dục và CNTT – xem đây là 3 yếu tố quan trọng đặc trưng cho Tri thức, còn chỉ số KEI thì bổ sung thêm một yếu tố nữa là các ưu đãi thu hút đầu tư, nhằm “đánh giá các yếu tố liên quan đến về môi trường sử dụng tri thức để phát triển kinh tế”. Trong số 132 quốc gia được xếp hạng công bố tháng 4/2007, Việt nam được xếp thứ 99/132 về KEI, thứ 95/132 về KI – đều tăng 14 hạng so với năm trước đó. Điểm KI của Việt nam là 2.82, còn điểm KEI là 2.69, xếp trong đội hình các quốc gia nhóm 2 từ dưới lên (điểm tối đa là 10, nhóm 1 có điểm từ 0 đến 2). Xếp hạng theo KEI Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 6 Xếp hạng theo KI 2.2. Chỉ số Cơ hội CNTT – ICT Opportunity Index (ICT-OI): tăng 5 bậc Đây là chỉ tiêu do ITU (International Telecommunication Union) kết hợp 2 chỉ số trước đây là Digital Access Index (ITU) và Digital Divice Index (của Orbicom - mạng thông tin của UNESCO). Chỉ tiêu này được ITU thực hiện và công bố vào tháng 2/2007, được xem là chỉ số đo mức độ phát triển xã hội thông tin của từng quốc gia thay thế cho chỉ số xã hội thông tin (Information Society Index) do IDC và Word Times thực hiện trước đây. Chỉ tiêu ICT Opportunity Index – ICT-OI được tính cho 183 quốc gia và chia làm 4 nhóm: High (ICT-OI từ 249 điểm trở lên) gồm 29 nước – trong đó có 6 nước châu Á là Nhật bản, Hàn quốc, Singapore và Hồng kông, Đài loan, Macao (thuộc Trung quốc), Upper (150 đến 248 điểm) gồm 28 nước, Medium (68 đến 148 điểm) gồm 63 nước và Low (dưới 68 điểm) gồm 63 nước. Việt nam được 76.66 điểm, xếp thứ 111/183, gần cuối nhóm Medium, tăng 5 bậc và 11 điểm so với xếp hạng tương tự năm trước đó. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 7 Chỉ số này tính tóan dựa trên các yếu tố chính liên quan đến Mật độ thông tin (gồm hạ tầng mạng và giáo dục đào tạo) và Sử dụng thông tin (các số liệu liên quan đến mật độ máy tính, số người dùng Internet, số gia đình có TV, số người kết nối mạng băng thông rộng và dung lượng thông tin thực tế chuyển qua mạng). Chỉ số này được công bố trong báo cáo Measuring the Information Society 2007, sau đó công bố lại trong World Information Report 2007. 2.3. Chỉ số cơ hội số – Digital Opportunity Index (DOI): tụt 3 bậc và chưa đạt điểm trung bình Chỉ số này do ITU công bố tháng 5/2007, khác chỉ số ICT-OI là không tính đến giáo dục, mà chỉ dựa trên các chỉ tiêu phát triển CNTT và viễn thông. Chỉ tiêu này năm 2007 được xếp cho 181 nước, Việt nam xếp hạng thứ 126/181 với điểm số là 0.29 - chưa đạt được điểm số trung bình thế giới là 0.40. So với lần xếp hạng trước đó (thứ hạng 123), Việt nam tụt 3 bậc dù tăng được 0.1 điểm (0.28 lên 0.29). ITU cũng công bố bản đồ thế giới và từng khu vực trong đó màu sắc từng quốc gia phản ánh độ lớn/nhỏ của chỉ số này. Đậm màu nhất (cao nhất) là khu vực Bắc Mỹ, Tây, Âu, Nhật bản và Australia. Bản đồ DOI-2006, càng đậm màu thứ hạng càng cao Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 8 Bản đồ DOI khu vực châu Á – Thái bình dương Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 9 2.4. Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI 2006-2007): tụt hạng thêm 7 bậc Theo định nghĩa của World Economic Forum (WEF), NRI là ''mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của CNTT”. Chỉ số này do WEF công bố trong Global Information Technology Report hàng năm và được tính từ ba yếu tố: môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho CNTT, sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng CNTT, và mức độ sử dụng CNTT. Năm 2002 trong xếp hạng chỉ có 75 nước, năm 2003 có 82 nước, năm 2004 có 102 nước, năm 2005 có 104 nước, năm 2006 có 115 nước và năm 2007 lên đến 122 nước. Tiêu chí tính NRI Năm 2007, WEF bổ sung thêm một số tiêu chí con để đánh giá được chính xác hơn. Các tiêu chí con được bổ sung Yếu tố Bổ sung thêm Môi trường - Thị trường - Xuất khẩu công nghệ cao - Mức độ tự do báo chí Môi trường – Chính trị/Pháp luật - Số thủ tục hành chính cần thiết để một hợp đồng có hiệu lực - Thời gian cần thiết đề một hợp đồng có hiệu lực Môi trường – hạ tầng - Chất lượng các viện nghiên cứu - Tỷ lệ nhập học đại học Sẵn sàng – cá nhân - Giá cước đăng ký băng thông rộng - Giá cước truy cập băng thông rộng - Giá sử dụng điện thọai di động Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 10 Sẵn sàng – doanh nghiệp Giá trị Nhập khẩu máy tính, thiết bị viễn thông và các dịch vụ khác Sẵn sàng – chính phủ Không thay đổi Ứng dụng – cá nhân Số người sử dụng Internet băng rộng Ứng dụng – doanh nghiệp Không thay đổi Ứng dụng – chính phủ Hiệu quả sử dụng CNTT trong chính phủ Trong xếp hạng 2007 được công bố trong Global Information Technology Report 2006-2007 tháng 3/2007, Mỹ từ vị trí dẫn dầu xuống thứ 7 dành chỗ cho Đan mạch. Một số nước trong khu vực châu Á - Thái bình dương vẫn có vị tốt, trong đó Hồng kông, Đài loan, Nhật bản, Australia và Hàn quốc giữ vị trí thứ 12, 13, 14, 15 và 19. Ấn độ và Trung quốc bị tụt hạng (Ấn độ: tụt 4 hạng, Trung quốc: tụt 9 hạng). Networked Readiness Index Variation 2006-2007 Countries Score 2006 Rank 2006-2007 Rank 2005-2006 Evolution Denmark 5.71 1 3 +2 Sweden 5.66 2 8 +6 Singapore 5.60 3 2 -1 Finland 5.59 4 5 +1 Switzerland 5.58 5 9 +4 Netherlands 5.54 6 12 +6 United States 5.54 7 1 -6 Iceland 5.50 8 4 -4 United Kingdom 5.45 9 10 +1 Norway 5.42 10 13 +3 Guatemala 3.41 79 98 +19 Algeria 3.41 80 87 +7 Macedonia, FYR 3.41 81 82 +1 Vietnam 3.40 82 75 -7 Venezuela 3.32 83 81 -2 Pakistan 3.31 84 67 -17 Namibia 3.28 85 78 -7 Xếp hạng NRI của Việt nam năm 2006-2007 là 82/122, tụt thêm 7 bậc so với năm 2006 (75/115). Một trong các nguyên nhân tụt hạng của Việt nam là bị đánh giá không cao trong đa số các tiêu chí bổ sung thêm. Trong bảng xếp hạng, có một nước mới được bổ sung (Barbados) và xếp hạng 40, một số nước năm trước xếp sau Việt nam nhưng năm nay xếp thứ hạng tốt hơn (Macedonia, Algeria, Guatemala, Peru, Marocco, Ucraine, Serbia, Dominican) – cũng có 2 nước (Pakistan, Namibia) năm ngóai hơn Việt nam nhưng năm nay xếp sau Việt nam. Trong báo cáo của WEF cũng xếp nhóm các nước dựa trên GDP đầu người, gồm 5 nhóm: dưới 2000 USD, 2000-3000 USD, 3000-9000 USD, 9000-17000 USD và trên 17000 USD. Các nước nhóm thấp (dưới 2000 USD) nói chung thứ hạng NRI không cao. Qua đó có thể thấy có sự liên quan mật thiết giữa mức đô phát trểin kinh tế và NRI, với mức độ phát trểin kinh tế thấp, khó có thể có thứ hạng NRI cao được. Việt nam là một trong 44 nước thuộc nhóm này thấp (GDP/đầu người< 2000 USD), trong nhóm này chỉ có một quốc gia có xếp hạng NRI trên 50 là Ấn độ (44). Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 11 Các chỉ tiêu 2007 của Việt nam và so với 2006 Chỉ tiêu Điểm/xếp hạng Điểm/xếp hạng Tăng/Giảm 2006-2007 2005-2006 Môi trường: 3.10/82 -0.60/81 1 - Thị trường 3.38/79 -0.52/75 4 - Chính trị/Pháp luật 3.78/67 -0.52/73 6 - Hạ tầng 2.14/86 -0.75/92 6 Mức độ sẵn sàng 3.96/76 -0.43/76 0 - Cá nhân 4.54/76 -0.42/85 9 - Doanh nghiệp 3.79/76 -0.62/82 6 - Chính phủ 3.55/65 -0.27/68 3 Mức độ sử dụng 3.15/84 -0.39/68 16 - Cá nhân 1.28/92 -0.83/91 1 - Doanh nghiệp 4.33/80 -0.39/74 6 - Chính phủ 3.85/72 -0.06/47 25 Thứ hạng qua các năm 2001-2007 Năm Điểm số NRI Thứ hạng NRI 2001-2002 2.42 74/75 2002-2003 2.96 71/82 2003-2004 3.13 68/102 2004-2005 - 0.46 68/104 2005-2006 -0.47 75/115 2006-2007 3.40 82/122 Nguồn: WEF, 2002-2007 2.5. Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness – EIU Index 2007): tăng 1 bậc Đây là xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist – Anh) phối hợp với IBM Institute for Business Value. Năm nay, các tiêu chí đánh giá được thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển công nghệ cùng với việc bổ sung thêm các yêu tố “phi công nghệ” – được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc triển khai các ứng dụng CNTT-TT. Tiêu chí về cơ sở hạ tầng được bổ sung thêm yếu tố phương thức kết nối, trong đó nhấn mạnh vai trò của kết nối băng rộng, đồng thời đánh giá sự cam kết của chính phủ trong việc triển khai thẻ nhận dạng số (digital indentity card). Với tiêu chí về sự chấp nhận dịch vụ điện tử của doanh nghiệp và cá nhân thì ngòai thương mại điện tử thông thường được bổ sung thêm các dịch vụ của chính phủ. Năm 2007 bổ sung thêm tiêu chí về chính sách và tầm nhìn của chính phủ - xem đây là một trong các yếu tố quan trọng trong việc phát triển CNTT. Các tiêu chí khác liên quan đến môi trường kinh doanh, các điều kiện văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý không có thay đổi lớn. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 12 Năm 2007, chỉ số của các nước đều tăng và khoảng cách số (digital divide) giữa các quốc gia đã thu hẹp lại hơn (khỏang cách giữa quốc gia tốt nhất và kém nhất từ 6.08 điểm giảm xuống 5.80 điểm). Yêu cầu về kết nối mạng không chỉ giới hạn ở việc kết nối được hay không mà cần phải quan tâm đến chất lượng kết nối: tốc độ, độ an tòan, tính tiện lợi. Kết nối băng thông rộng đã trở nên phổ biến. Trong báo cáo The 2007 e-readiness Ranking công bố tháng 4/2007, Việt nam xếp hạng thứ 65 trong tổng số 69 nước – tăng 1 bậc so với năm trước (3.73 điểm – tăng so với điểm 3.12 của năm 2006). Vị trí của Việt nam trong danh sách năm 2003 và 2002 là 56/60, 2004 là 60/65, 2005 là 61/65 và 2006 là 66/68. Về tiêu chí về chính sách và tầm nhìn của chính phủ, Việt nam được xếp hạng 58/69. 10 nước đứng đầu và cuối danh sách 2007 Việt nam trong xếp hạng của EIU qua các năm Năm Điểm số EIU Index Thứ hạng EIU Index 2001 2.76 58/60 2002 2.96 56/60 2003 2.91 56/60 2004 3.35 60/64 2005 3.06 61/65 2006 3.12 66/68 2007 3.72 65/69 Nguồn: EIU, 2000-2007 Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 13 2.6. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm: giảm 2%, tăng 1 bậc nhưng không còn đứng cuối bảng Tháng 5/2007, BSA và IDC công bố báo cáo Piracy Study Report 2007 về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2006. Trung quốc giảm tỷ lệ vi phạm 4%, và giảm 10% trong 3 năm - được xem như một điểm sáng trong bức tranh vi phạm phần mềm chung. Nga cũng giảm được 3% sau 1 năm và 7% sau 3 năm. Số nước được khảo sát là 102 – tăng thêm 5 nước so với năm trước. Máy PC có thương hiệu được bán trong năm tăng 13%, còn máy không có thương hiệu giảm 2%. Do số các máy có thương hiệu thông thường đều có cài sẵn phần mềm bản quyền nên điều này góp phần giảm tỷ lệ vi phạm. Tuy nhiên việc phát triển Internet - đặc biệt là Internet băng rộng lại tạo điều kiện vi phạm bản quyền qua việc tải phần mềm qua mạng nhiều hơn. Tỷ lệ vi phạm phần mềm thế giới vẫn giữ con số 35% (con số này giữ nguyên trong 3 năm qua), tổng giá trị vi phạm tăng lên 15% và đạt con số gần 40 tỷ USD. Các nước khu vực châu Mỹ La tinh, châu Á, Đông Âu, Trung đông và châu Phi tiêu thụ 1/3 số máy tính tòan cầu, nhưng chi phí mua phần mềm chỉ chiếm 10% chi phí phần mềm tòan cầu. Báo cáo của Liên minh Doanh nghiệp Phần mềm BSA cho biết tỷ lệ vi phạm của Việt nam năm 2006 là 88%, tiếp tục giảm thêm được 2% nữa trong trong bối cảnh tỷ lệ vi phạm trung bình củqa châu Á tăng thêm 1% so với năm trước – như vậy là sau 2 năm Việt nam giảm được 4%. Đây cũng là năm đầu tiên Việt nam không còn đứng ở cuối danh sách với tỷ lệ vi phạm cao nhất thế giới nữa, mà được xếp ở vị trí trên 4 nước Zimbabwe, Azerbaijan, Moldova và Armenia, tuy nhiên do số quốc gia được đánh giá tăng lên, thứ hạng của Việt nam từ 97 tụt thêm 1 bậc thành 98. Năm trước, Zimbabwe đứng cùng vị trí cuối bảng với Việt nam, còn 3 nước Azerbaijan, Moldova và Armenia năm nay là lần đầu tiên được đưa vào danh sách (4 nước này có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là 91%, 94%, 94% và 95%). Dù giảm về % nhưng giá trị vi phạm của Việt nam tăng khá cao, từ 38 triệu USD lên 96 triệu USD, với mức độ vi phạm trung bình trên 1USD/người/năm. Nếu tính giá trị vi phạm trên đầu người thì mức trung bình châu Á cao hơn Việt nam 3 lần và mức trung bình thế giới cao hơn Việt nam 6 lần. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2006 Khu vực Tỷ lệ vi phạm Tỷ lệ vi phạm Tỷ lệ vi Giá trị vi phạm Vi phạm/ 2006 2005 phạm 2004 2006 người 2006 (%) (%) (%) (triệu USD) (USD) Thế giới 35 35 35 39576 ~ 6 USD Châu Á 55 54 53 11596 ~ 3 USD Việt nam 88 90 92 96 ~ 1 USD Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 14 2.7 Tổng hợp Tổng hợp sự tăng giảm thứ hạng của Việt nam trong bản đồ CNTT tòan cầu được thể hiện trong bảng sau: Tên chỉ số Mô tả Xếp hạng Nơi đánh giá Thời Tăng của VN/ gian /giảm số nước công bố Chỉ số Tri thức và Đánh giá tiềm năng tri 90/132 World Bank 4/2007 14 Kinh tế Tri thức (KI thức và môi trường sử (KI) Institute - và KEI) dụng tri thức phát triên WBI kinh tế 99/132 14 (KEI) Chỉ số Cơ hội CNTT Đánh giá mức độ phát 111/183 ITU / 2/2007 5 (ICT-OI) triển của Xã hội Thông Orbicom tin Chỉ số Cơ hội Số Đánh giá sự phát triển 126/181 ITU 5/2007 3 (DOI) CNTT-TT Chỉ số sẵn sàng kết Mức độ chuẩn bị để 82/122 World 3/2007 7 nối NRI (Networked tham gia và hưởng lợi Economic Readiness Index) từ các phát triển của Forum – CNTT WEF Chỉ số sẵn sàng cho Mức độ phát triển của 65/69 Economist 4/2007 1 nền kinh tế điện tử hạ tầng CNTT-TT và Intelligence (E-Readiness Index) mức độ hưởng lợi của Unit - EIU + chính phủ, cá nhân, IBM doanh nghiệp Vi phạm bản quyền Tỷ lệ vi phạm bản quyền 98/102 BSA – IDC 5/2007 -2% phần mềm phần mềm. 1 Trong 7 chỉ số, có 4 chỉ số được cải thiện, 3 chỉ số bị tụt hạng. Về tổng thể, so với năm 2006 (trong 5 chỉ số, 1 tăng, 3 giảm, 1 đứng yên) thì bức tranh của Việt nam sáng sủa hơn. Ngay trong cả tiêu chí tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm dù tính là tụt hạng cũng vẫn tốt hơn trước đó 1 năm. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 15 3. CNTT Việt nam 2006-2007 3.1 Mở đầu Trong năm 2006, Canon đã thay thế Fujitsu trở thành nhà sản xuất phần cứng lớn nhất tại Việt nam. VTC cũng thay thế VietnamNet Media Group trở thành nhà cung cấp dịch vụ nội dung lớn nhất. Vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực CNTT năm 2006 là: - Dịch vụ Internet: VDC - Sản xuất phần cứng: Canon - Dịch vụ phần mềm nội địa: FPT Information System - Gia công xuất khẩu phần mềm: FPT Software - Cung cấp dịch vụ Games Online: VinaGame - Dịch vụ thương mại di động: VTC - Đào tạo nhân lực CNTT: Aptech Việt nam - Máy tính thương hiệu VN: FPT Elead - Trang tin điện tử: VNExpress Sự hiện diện và các chuyến đi thăm, làm việc, mở các trung tâm sản xuất, dịch vụ… tại Việt nam của các đại gia CNTT Microsoft, Intel, IBM, và gần đây là Google, Ebay... là một điểm nhấn trong thời gian qua. Một sự kiện cũng rất quan trọng là việc Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cùng với việc chính thức tham gia tòan diện vào hiệp định ITA với lộ trình giảm thuế cho các sản phẩm dịch vụ CNTT, trong đó các sản phẩm đang có thuế nhập khẩu 5% sẽ giảm đều trong 3 năm về 0% trong năm 2010, các sản phẩm có thuế nhập khẩu 10% sẽ giảm đều trong 5 năm về 0% vào trong năm 2012 và các sản phẩm thuế xuất 20%-30% sẽ giảm đều trong 7 năm để về 0% vào năm 2014. Có nhiều con số khác nhau phản ánh sự phát triển của thị trường CNTT Việt nam. Các con số nêu dưới đây chỉ tính riêng cho CNTT - tức bao gồm phần cứng, phần mềm/dịch vụ - không tính đến số liệu của ngành viễn thông và công nghiệp điện tử dân dụng. Cần phân biệt 2 con số: giá trị thị trường CNTT - tức tiêu thụ trong nước (IT Speding), gồm nhập khẩu để tiêu thụ và sản xuất/dịch vụ để tiêu thụ - và giá trị ngành công nghiệp CNTT (IT Industry), gồm sản xuất/dịch vụ phục vụ thị trường trong nước và sản xuất/dịch vụ để xuất khẩu. Trong báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt nam các năm trước, quan điểm này thể hiện xuyên suốt, tuy nhiên do có nhiều ý kiến hỏi về vấn đề này cho nên cũng xin nói rõ hơn trong báo cáo năm nay. Hiểu một cách nôm na, nếu A, B, C là các giá trị Sản xuất/dịch vụ phục vụ thị trường trong nước (A), Nhập khẩu phục vụ trị trường trong nước (B) và Xuất khẩu (C) thì: Thị trường CNTT (IT Spending) = A + B Công nghiệp CNTT (IT Industry) = A+C Nhập khẩu sẽ chia làm 2 phần: nhập khẩu phục vụ thị trường trong nước và nhập khẩu phục vụ sản xuất để xuất khẩu. 3.2. Tình hình xuất/nhập khẩu CNTT: đều tăng, nhưng nhịp điệu chậm lại, riêng phần mềm xuất nhập khẩu vẫn tăng tốt Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng 13.9% và kim ngạch xuất khẩu tăng 18.3%. Tốc độ tăng trưởng có chậm lại khá nhiều so với năm trước (năm 2005 con số tăng trưởng xuất khẩu/nhập khẩu là 59% và 36%). Trong năm 2006, kim ngạch nhập khẩu đạt con số 1 tỷ 412 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ 233 triệu USD. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 16 Kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu CNTT các năm 2005, 2006 (Đv: Triệu USD) Năm 2005 2006 Xuất 1042 1233 % tăng 50% 18.3% Nhập 1240 1412 % tăng 36% 13.9% Kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu CNTT các quý năm 2006 (Đv: Triệu USD) 2006 Q1 Q2 Q3 Q4 Cộng Xuất 256 267 344 366 1233 Nhập 279 334 392 407 1412 Triệu USD 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Xuất khẩu Nhập khẩu Nếu không tính kim ngạch nhập khẩu linh kiện để làm hàng xuất khẩu (khỏang 800 triệu USD) thì kim ngạch nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa năm 2004 là 595 triệu USD, chỉ tăng 13.3% - chỉ gần bằng con số tăng trưởng của năm trước. Đây là tỷ lệ tăng trưởng chậm trong 5 năm trở lại đây. Điều này chứng tỏ giá trị thị trường phần cứng trong nước tăng không được cao, chỉ ở mức độ như năm trước. Năm Nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa Tăng trưởng (%) 2001 230 12.7 2002 277 20.4 2003 338 25.6 2004 462 32.8 2005 525 13.6 2006 595 13.3 IT Im p o r t Va lu e 2 0 0 0 -2 0 0 6 fo r lo c a l m a r k e t (m illio n $ U S ) 595 60 0 525 50 0 462 40 0 338 277 30 0 230 204 20 0 10 0 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 17 Danh sách top các quốc gia nhập khẩu CNTT vào Việt nam vẫn không thay đổi, tuy nhiên có một số điểm nổi bật: - Singapore dành lại vị trí nước xuất khẩu số 1 vào Việt nam, với 471 triệu USD, tăng 13.2% và chiếm 33.4% kim ngạch nhập khẩu CNTT chính ngạch vào Việt nam. Trong 5 năm qua, vị trí này chuyển qua lại giữa Singapore và Nhật bản. Năm 2006 Nhật bản đứng thứ 2 với kim ngạch 399 triệu USD. - Hai vị trí tiếp theo thuộc về Hong kong và Trung quốc – giữ nguyên vị trí của năm trước. Tuy nhiên Trung quốc tăng rất mạnh (45.8%) với kim ngạch 121 triệu USD. - Lần đầu tiên 5 nước có kim ngạch nhập khẩu vào Việt nam lớn nhất đều vượt ngưỡng 100 triệu USD (năm 2003 có 1 nước, 2004: 2 nước, 2005: 3 nước và 2006: 5 nước). Trung quốc và Đài loan lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 triệu USD. 7 nước có kim ngạch nhập khẩu vào VN lớn nhất 2002-2006 (ĐV: triệu USD) No 2002 2003 2004 2005 2006 1 Singapore 97 Singapore 154 Nhật bản 364 Nhật bản 416 Singapore 471 2 Nhật bản 40 Nhật bản 60 Singapore 235 Singapore 348 Nhật bản 399 3 Đài loan 29 HongKong 52 Hongkong 64 Hongkong 105 Hongkong 135 4 Mỹ 21 Đài loan 32 Đài loan 45 Trung quốc 83 Trung quốc 121 5 Malaysia 21 Mỹ 30 Mỹ 44 Malaysia 61 Đài loan 104 6 Trung quốc 19 Trung quốc 28 Malaysia 44 Đài loan 59 Mỹ 41 7 HongKong 13 Malaysia 26 Trung quốc 43 Mỹ 59 Malaysia 34 Phần mềm nhập khẩu tăng đáng kể: từ 18 triệu USD năm 2005 lên 30 triệu USD năm 2006 – nhờ động thái tuân thủ bản quyền của một số cơ quan/doanh nghiệp lớn. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khá cao trong những năm tới. Giá trị gia công/dịch vụ phần mềm xuất khẩu năm 2006 tiếp tục tăng mạnh (50%), vượt ngưỡng 100 triệu USD, đạt con số 105 triệu USD - trong đó có sự đóng góp khỏang 15 triệu USD của dịch vụ BPO. Bốn năm liên tiếp gia công/xuất khẩu phần mềm Việt nam giữ được tốc độ tăng trưởng từ 50%/năm trở lên. Giá trị phần cứng xuất khẩu đạt con số 1 tỷ 233 triệu USD, trong đó xuất khẩu chủ đạo vẫn là các công ty 100% vốn nước ngoài, đứng đầu năm nay là Canon - Việt nam (máy in, trên 650 triệu USD năm 2006 so với con số 450 triệu USD năm 2005). Trong báo cáo Tòan cảnh 2006, chúng tôi đã nhận định “dự kiến trong năm 2006 Canon sẽ vượt Fujitsu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNTT” – điều này đã trở thành hiện thực, đến cuối năm 2006, Canon đã trở thành doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngòai có doanh thu xuất khẩu lớn nhất Việt nam không chỉ trong ngành CNTT. Doanh số xuất khẩu của Fujitsu năm nay chưa đạt được 500 triệu USD – thấp hơn con số 515 triệu USD của năm trước– lý do đưa ra là sự cạnh tranh trên quy mô tòan cầu của các sản phẩm cùng lọai sản xuất tại Trung quốc. 3.3. Thị trường CNTT Việt nam: vượt ngưỡng 1 tỷ USD, tăng 22.6%, trong đó phần mềm/dịch vụ tăng 43.9% Thị trường CNTT Việt nam năm 2006 đạt con số 1 tỷ 15 triệu USD, tăng 22.6% - gấp hơn lần 3 tỷ lệ tăng trưởng chung của thế giới - trong đó phần cứng tăng 15.8%, phần mềm/dịch vụ tăng 43.9%. Chi tiêu cho phần cứng tăng trưởng không cao do giá phần cứng giảm khá nhanh, chi tiêu cho phần mềm bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút của thị trường phần mềm chính phủ trong năm 2006. Dù thị trường phần mềm chính phủ do kế họach 2006-2010 triển khai chậm nên tăng chậm, tốc độ tăng trưởng của thị trường phần mềm vẫn cao do dịch vụ nội dung số bù lại. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 18 Đây là các con số tăng trưởng ấn tượng, cao hơn mức độ tăng trưởng GDP và vượt mức tăng trưởng trung bình của Châu Á và thế giới. Dự báo của IDC cho biết các năm sau con số tăng trưởng ở Việt nam chỉ ở mức 13-15% (chưa tính dịch vụ nội dung số). Các ngành công nghiệp phần cứng, phần mềm muốn tăng trưởng mạnh 35-40%/năm không thể chỉ dựa vào thị trường trong nước mà phải hướng đến xuất khẩu. Thị trường CNTT Việt nam 2000-2006 (triệu USD) Năm Thị trường Phần Thị trường Phần Tổng Tăng trưởng mềm /dịch vụ cứng (triệu USD) (%) 2000 50 250 300 - 2001 60 280 340 13.3 2002 75 325 400 17.6 2003 105 410 515 28.8 2004 140 545 685 33.0 2005 198 630 828 20.9 2006 285 730 1015 22.6% 3.3. Công nghiệp CNTT: tăng trưởng 22.1%, trong đó công nghiệp phần mềm tăng 32% Tổng giá trị ngành Công nghiệp CNTT Việt nam (không tính công nghiệp điện tử gia dụng và viễn thông) năm 2006 là 1.74 tỷ USD - tăng 22.1% so với năm 2005. Trong các báo cáo Tòan cảnh những năm trước, công nghiệp phần mềm/dịch vụ bao gồm cả công nghiệp nội dung số và dịch vụ đào tạo. Luật CNTT tách công nghiệp nội dung số và dịch vụ đào tạo ra khỏi công nghiệp phần mềm/dịch vụ. Trong báo cáo năm nay tạm thời chúng tôi vẫn chưa tách doanh số công nghiệp nội dung số, doanh số dịch vụ đào tạo ra khỏi doanh số phần mềm dịch vụ và vẫn tạm hiểu phần mềm/dịch vụ bao gồm cả công nghiệp nội dung số và dịch vụ đào tạo. Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp Phần mềm/Dịch vụ (32%) vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần cứng, một phần quan trọng nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp nội dung số và dịch vụ gia công phần mềm cho nước ngòai. Giá trị công nghiệp CNTT Việt nam 2002-2006 (triệu USD) Năm Phần mềm/Dịch vụ Phần cứng Tổng Phục vụ thị trường nội địa Gia công/xuất khẩu Tổng 2002 65 20 85 550 635 2003 90 30 120 700 820 2004 125 45 170 760 930 2005 180 70 250 1150 1400 2006 255 105 360 1380 1740 Công nghiệp phần mềm/dịch vụ CNTT: doanh số vượt ngưỡng 350 triệu USD Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt nam đạt doanh số 360 triệu USD trong năm 2006, trong đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (chiếm 70.1%) và 105 triệu USD từ gia công xuất khẩu (chiếm 29.9%), tăng 44% so với năm trước. Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 50%, thị trường phần mềm/dịch vụ trong nước tăng 41.6%. Nếu vẫn giữ được nhịp độ phát triển này, doanh số công nghiệp phần mềm năm 2007 sẽ vượt ngưỡng 500 triệu USD – là mục tiêu chúng ta đã dự kiến đạt trong năm 2005. Chậm 2 năm so với kế họach, tuy nhiên chúng ta hy vọng các năm sau sẽ đi nhanh hơn nhiều. Trong mảng phần mềm/dịch vụ, doanh số dịch vụ đào tạo CNTT khỏang 15 triệu USD, doanh số công nghiệp nội dung số khỏang 65 triệu USD - trong đó dịch vụ Game Online 13 triệu USD, dịch vụ gia tăng trên mạng di động 42 triệu USD, quảng cáo trên mạng khỏang 7 triệu USD, còn lại là các nội dung khác. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 19 Trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, VTC với lợi thế của các kênh truyền hình số đã vượt qua VASC (VietnamNet Media Group) dành vị trí số 1. Thị phần dịch vụ gia tăng trên mạng đi động Công nghiệp phần cứng: Canon vươn lên vị trí số 1 Công nghiệp phần cứng đạt 1.38 tỷ USD, trong đó chủ yếu phục vụ xuất khẩu với kim ngạch 1 tỷ 233 triệu USD và 147 triệu USD cho thị trường trong nước. Phần đóng góp quan trọng ở đây là của các công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất ở Việt nam để xuất khẩu đi các nước khác. Hầu hết các thương hiệu máy tính trong nước có doanh số 2006 dưới 5 triệu USD, chỉ có 2 công ty sản xuất máy tính thương hiệu Việt nam hàng đầu có doanh số vượt ngưỡng 10 triệu USD còn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, trong đó FPT Elead tăng trưởng 35.8% với doanh số 18.2 triệu USD, CMS tăng trưởng 49.5% với doanh số 13.9 triệu USD. Canon vượt qua Fujitsu trở thành nhà sản xuất phần cứng lớn nhất. Năm 2006 được đánh dấu bởi việc các công ty CNTT phần cứng đa quốc gia tăng cường đầu tư vào Việt nam, trong đó có thể kể đến dự án của Intel (Tp HCM, trên 1 tỷ USD), việc tăng vốn và mở thêm cơ sở sản xuất của Nidec... Với sự xuất hiện thêm các nhà đầu tư lớn này, kỷ lục xuất khẩu của Canon chắc chỉ giữ được 1-2 năm nữa. 3.4. Phát triển Internet: tăng 25%, đứng thứ 17 thế giới về số lượng người dùng, nhưng thứ 93 thế giới về tỷ lệ người dùng Sau 12 tháng (tháng 5/2006 đến tháng 5/2007), số thuê bao Internet quy đổi tăng 27%, số người dùng Internet tăng 25%. Đây là tốc độ tăng trưởng không cao, các năm trước thường duy trì tốc độ tăng mỗi năm gấp đôi. Năm trước cũng duy trì tốc độ tăng trên 80%. Tỷ lệ người dùng Internet trên số dân hiện nay của Việt nam gần đạt con số 20%, tăng thêm 4% sau 1 năm. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ người dùng Internet thế giới chỉ tăng thêm 1.5%. Nếu giữ được nhịp độ tăng trưởng này, năm 2008 sẽ đạt được mục tiêu 25% đặt ra trong Qui hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 sớm hơn 2 năm. Với số lượng trên 16 triệu người dùng Internet, Việt nam trở thành quốc gia có số người dùng Internet xếp thứ 17 thế giới, và thứ 6 trong khu vực châu Á (sau Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc và Indonesia). Tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay Việt Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net