logo

Tìm hiểu về quỹ chứng khoán

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
A.Tìm hiểu về quỹ chứng khoán 1.Khái niệm Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. 2.Quá trình phát triển QĐT có nguồn gốc từ châu Âu, khởi thủy ở Hà Lan từ khoảng giữa thế kỷ 19, đến nửa cuối thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có gốc từ châu Âu, nhưng Mỹ mới là nơi các QĐT phát triển mạnh nhất. QĐT chính thức đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1924, có tên là Massachusetts Investor Trust, với quy mô ban đầu là 50.000 USD. Sau một năm, quy mô của quỹ này đã tăng lên 392.000 USD với sự tham gia của trên 200 NĐT. Trong thời kỳ từ 1929 đến 1951, suy thoái kinh tế và những vụ sụp đổ của TTCK thế giới đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành quản lý quỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi của TTCK trong những năm 1950 đến 1960 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các QĐT. Một hiện tượng mang tính tiêu biểu trong giai đoạn này là sự bùng nổ các QĐT chuyên đầu tư vào cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ rủi ro cao (aggressive stock funds). Từ những năm 1980 trở lại đây, thị trường quản lý quỹ đã liên tục phát triển và mở rộng, đến nay đã trở thành một ngành dịch vụ thịnh vượng, một bộ phận cấu thành quan trọng của TTCK. Quá trình phát triển TTCK các nước đã thúc đẩy việc hình thành các QĐT góp phần gia tăng việc luân chuyển vốn vào các thị trường này. Hiện nay, hình thức các QĐT được phân loại đa dạng và sự xuất hiện loại hình QĐT ở mỗi thị trường còn phụ thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của TTCK các nước. 3.Các loại hình quỹ đầu tư Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau. 1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động: + Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng) Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên) Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ. 2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn: + Quỹ đóng Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý. + Quỹ mở Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam. 3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: + Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. 4.Vai trò cần thiết của QĐT Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư? Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố: 4.1 Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư Như chúng ta đã biết một trong những nguyên tắc cơ bản khi đầu tư tài chính là ‘’ không bỏ tất cả trứng vào một rổ’’ hay nói cách khác là phải biết đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.Trong đầu tư chứng khoán thông qua QĐT thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn được cho mình một danh mục đầu tư các loại chứng khoán.Việc nắm giữ các loại chứng khoán khác nhau sẽ giúp các nhà đầu tư tránh thua lỗ toàn bộ nếu như chỉ lựa chọn một loại chứng khoán trong trường hơp giá thị trường của các chứng khoán đã mua giảm giá. Một cá nhân bình thường với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá một cách tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các quỹ đầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng tối đa. 4.2 Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận Như chúng ta đã biết khi đầu tư chứng khoán luôn có những khoản chí phí cố định và những khoản chi phí thay đổi.Khi có nhiều người cùng tham gia vào QĐT để đầu tư vào cùng loại chứng khoán sẽ giúp tiết kiệm những khoản chi phí cố định do yếu tố quy mô.Tuy giảm được các khoản chi phí nhưng lợi nhuận thu được thì không vì thế mà giảm đi.Khi thông qua QĐT thì cùng một lúc sẽ có nhiều nhà đầu tư cùng muốn mua hoặc cùng muốn bán một loại chứng khoán nào đó QĐT sẽ đại diện cho họ thực hiện các giao dịch .Khi đó khối lượng giao dịch sẽ lớn và có quyền ưu tiên trong việc thực hiện lệnh mua và lệnh bán qua đó không làm mất các cơ hội đầu tư của những người tham gia QĐT. 4.3 Được quản lý chuyên nghiệp Các nhà đầu tư sẽ lập ra các quỹ chung sau đó thuê các chuyên gia tư vấn hoặc tham gia tại các công ty quản lý quỹ.Dù thông qua hình thức nào đi chăng nữa thì việc đầu tư thông qua QĐT cũng là quyết định khôn ngoan bởi không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng có hiểu biết về thị trường chứng khoán.QĐT với hệ thống đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, có nghiệp vụ chuyên môn tốt sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định hợp lý. Nhiều nhà đầu tư nhỏ khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để “mua” sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý số tiền đầu tư của mình với một chi phí thấp hơn so với việc họ phải tự lo liệu 4.4 Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư nên lựa chọn các QĐT bởi hiện nay cac quỹ này được giám sát rất kỹ của cấc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ngoài ra các nhà đầu tư cũng có thể trực tiếp giám sát việc hoạt động cua QĐT với khoản tiền đầu tư chứng khoán của mình để tránh hiện tượng gian lận của các QĐT 4.5 Tính năng động của quỹ đầu tư. Thông qua các tiện ích của QĐT như đã nêu ở trên đặc biệt là đội ngũ tư vấn viên và quan hệ của các Quỹ với các trung tâm giao dịch chứng khoán co;s thể giúp các Quỹ này thay đổi danh mục đầu tư một cách nhanh chóng nhạy bén theo các biến động của thị trường. Các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này, họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các quỹ đầu tư mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, nên những người mua cổ phần quỹ đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ cổ phần của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản, vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ linh hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch và dựa vào thị trường chứng khoán. Giới thiệu sơ lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những nhà đầu tư trung bình và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư khác với những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên thị trường chứng khoán. 5.Không phải không có những mối lo Song song với tín hiệu lạc quan, có một số người lại tỏ thái độ nghi ngờ. Họ cho rằng, rất khó có thể giám sát được hoạt động của các quỹ đầu tư và rất dễ xảy ra gian lận tại các quỹ này. Với một mức phí quản lý dành cho các nhà quản lý lên tới 20% mức tăng giá trị hàng năm của quỹ, rất có thể đây là động cơ thúc đẩy các nhà quản lý quỹ chấp nhận mạo hiểm một cách thái quá. Hơn nữa, hầu như không bao giờ nhà quản lý quỹ phải chịu bất cứ một hình thức phạt nào vì việc đã làm cho giá trị của quỹ bị giảm và nhà quản lý hoàn toàn có thể thu hẹp quy mô của quỹ để làm lại từ đầu. Khi tiền đổ vào các quỹ đầu tư càng nhiều thì việc kiếm được các nhà quản lý quỹ có tài năng thực sự càng khó khăn và khả năng để kiếm được một cơ hội đầu tư tốt lại càng ít hơn. Khoảng một nửa trong số hơn 9.000 quỹ đầu tư tại Mỹ áp dụng chiến lược nắm giữ cổ phiếu của một số công ty nhất định, trong khi bán khống những loại cổ phiếu khác để giảm thiểu rủi ro. Không thiếu cổ phiếu để cho các quỹ đầu tư này đầu tư vào, vì vậy không cần lo lắng về việc những luồng vốn đầu tư mới sẽ thổi phồng một cách quá đáng “quả bong bóng” giá của các quỹ đầu tư được nhiều người ưa chuộng. Nhiều quỹ đầu tư có thâm niên đã không tiếp nhận thêm các nhà đầu tư mới, nhờ đó kìm hãm được phần nào sự tăng giá do các luồng đầu tư mới gây ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều quỹ đầu tư không cưỡng nổi sự cám dỗ của việc phát triển quá lớn. Các quỹ này thường gặp khó khăn hơn trong việc đầu tư vốn một cách hiệu quả và những vấn đề về mặt quản lý khi đội ngũ nhân viên của mình tăng lên. Tóm lại, dù “quả bong bóng” quỹ đầu tư phòng hộ giá có nổ hay không thì có một điều chắc chắn rằng các quỹ đầu tư trong tương lai sẽ hoạt động ngày một sôi động hơn. Mặc dù người ta vẫn tin rằng hình thức đầu tư vào các quỹ đầu tư sẽ không thể thay thế được hình thức đầu tư truyền thống, nhưng có rất ít bằng chứng thể hiện rằng rằng các quỹ đầu tư sẽ suy thoái. Chúng ta đã từng thấy rằng các quỹ đầu tư đã và đang hoạt động rất hiệu quả cả khi thị trường chứng khoán rơi vào thời kỳ ảm đạm cách đây vài năm. 6. Một số lưu ý khi tham gia vào quỹ đầu tư Tuy nhiên, khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ của bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV (net asset value)). Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. NAV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ đầu tư chứng khoán. Một số điểm cần lưu ý khi nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán: - Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. Nói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung qui định trong điều lệ quỹ. - Cần dành thời gian đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, các mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát - Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí /thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập. - Phải biết chấp nhận rủi ro bởi vì công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi mà nó chỉ nghĩa vụ phải thực hiện cách tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của các nhà đầu tư Một số tiêu thức đáng chú ý Giá trị tài sản ròng và các loại phí Giá trị tài sản ròng Mỗi nhà đầu tư vào quỹ đều có mục tiêu đầu tư khác nhau, nhưng lý tưởng đối với tất cả các nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ là họ có thể nhận được lợi nhuận càng cao càng tốt bằng việc nhận cổ tức, hay giá trị tài sản đầu tư gia tăng hay cả hai. Giả sử với cùng điều kiện như nhau, thì khoản đầu tư nào có lợi nhuận cao hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Nhưng để đánh giá hay so sánh lợi nhuận của các khoản đầu tư thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Cách tốt nhất là chúng ta sẽ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các khoản đầu tư này. Kết quả hoạt động của một quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở sẽ được phản ánh qua tỷ lệ tăng giảm của giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ đầu tư hay nói cách khác là sự thay đổi giá của chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của quỹ đó trong một khoảng thời gian (tuy nhiên đối với quỹ đóng, phần trăm tăng giảm của giá chứng chỉ quỹ được xem là sự tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ). Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ thường được phản ánh bằng tổng thu của quỹ, tổng thu này phản ánh việc tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ hay sự tăng giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như việc phân chia lợi nhuận của quỹ (lợi nhuận chia cho nhà đầu tư). Nó có thể được thể hiện bằng các con số trong một bảng thống kê hoặc được biểu diễn trên đồ thị, và nhà đầu tư có thể tra cứu giá trị này bằng nhiều nguồn khác nhau. Công thức để tính kết quả hoạt động kinh doanh được căn cứ vào tỷ lệ phần trăm tăng giảm của giá trị tài sản ròng của quỹ qua một khoảng thời gian được thể hiện rất đơn giản như sau: P=((B-A)/A) *100 Trong đó: P: Kết quả hoạt động (tính theo %) B: Thị giá chứng chỉ quỹ tại phiên giao dịch cuối cùng vào thời điểm định giá A: Thị giá chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch đầu tiên Giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch cuối cùng được tính bằng thương số của tổng tài sản trừ đi tổng nợ và tổng số chứng chỉ quỹ (NAV) = (Thị giá các khoản đầu tư tài sản – Nghĩa vụ nợ)/Tổng số chứng chỉ quỹ Các khoản phí Phí và chi phí của một quỹ đầu tư cho các dịch vụ quản lý và hành chính bao gồm 02 loại chính: loại mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ, và loại chi phí trực tiếp lên quỹ. Có thể tóm tắt các khoản phí và chi phí như sau: Loại phí Định nghĩa và chi phí A. Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ ,Phí phát hành, Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ ,Phí hoàn tiền, Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại tiền từ quỹ B. Loại chi phí trực tiếp lên quỹ :Phí quản lý, Phí trả hàng năm cho công ty quản lý quỹ cho việc quản lý đầu tư và điều hành hàng năm quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ. Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của quỹ so với một mức lợi Phí thành công nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức. Chi phí của Phí trả cho ban đại diện của quỹ. Ban đại diện Phí giám sát, Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV trung bình hàng năm) và các lưu ký chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký. Phí dịch vụ cho các nhà Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức, v.v… đầu tư Phí kiểm toán Phí trả cho công ty kiểm toán Phí định giá Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập Phí liên quan Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp tới luật pháp Phí vay Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ Thuế Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả Đại hội nhà Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư đầu tư Phí pháp lý Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý Phí môi giới Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ (bản cáo bạch, phí Phí thành lập pháp lý, phí hành chính, vv…) và chi phí marketing (đối với hình thức quỹ đóng) Phí quản lý : Quỹ đầu tư phải trả phí quản lý cho công ty quản lý quỹ hàng năm là từ 2% - 5% / giá trị tài sản thuần của quỹ, và được trả hàng tháng tương ứng bằng 1/12 của phí quản lý phải trả hàng năm (Khoản phí này được ghi rõ trong bản cáo bạch của từng quỹ) Thưởng khuyến khích: Công ty quản lý quỹ đầu tư được hưởng một khoản thưởng khuyến khích nhằm mục đích khuyến khích việc quản lý quỹ có hiệu quả cao nhất. Thưởng khuyến khích được ấn định trên khoản lợi nhuận vượt so với lợi nhuận căn bản (lợi nhuận căn bản được xác định là lãi suất trái phiếu chính phủ do chính phủ phát hành hàng năm cộng thêm một khoản % nào đó) và được thanh toán cho công ty quản lý quỹ trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày Ban Đại Diện của quỹ phê duyệt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của quỹ đầu tư trong năm, cách tính thưởng khuyến khích như sau: Công thức tính khoản lợi nhuận vượt (L) so với lợi nhuận căn bản: L = Q – [R+(R x S)] Trong đó: - Q: là giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư vào ngày 31/12 hàng năm và do tổ chức lưu ký công bố hoặc một công ty tài chính độc lập hay công ty kiểm toán được Ban Đại Diện của quỹ đầu tư chấp nhận. - R: là số vốn mà quỹ huy động được và đã ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ trên cơ sở số vốn đó, (ví dụ: theo kế họach huy động vốn của bản cáo bạch này là 100 tỷ đồng và trong trường hợp 100 tỷ đồng sẽ được các nhà đầu tư mua hết, như vậy 100 tỷ đồng chính là R). - S: là lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro được nhà nước Việt Nam phát hành hàng năm cộng với một khoản % xác định trước (ví dụ: trái phiếu chính phủ được phát hành năm 2002 là 6.5%/năm cộng với 2%, vậy S của năm 2002 là 8.5%). Ví dụ: để tính số tiền thưởng khuyến khích (L) của công ty quản lý quỹ vào năm 2002, cách tính như sau: Q = 110 tỷ đồng. R = Số vốn được huy động là 100 tỷ đồng. S của 2002= 6.5% + 2% = 8.5%. Như vậy: L = 110 – [100 + (100 x 8.5%)]. Kalifa Kresarioh 20 L = 1.5 tỷ đồng. => Thưởng khuyến khích của công ty quản lý quỹ trong năm 2002 là: 20% x 1.5 tỷ = 300 triệu đồng Làm sao tôi có thể biết được giá trị của Quỹ đầu tư cao hay thấp? Phương thức đánh giá giá trị của Quỹ đầu tư? I. Thị giá của chứng chỉ quỹ đầu tư (Market price) Thị giá chứng chỉ quỹ đầu tư là giá thời điểm hiện tại của chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thị giá của chứng chỉ quỹ đầu tư biến động tùy thuộc chính vào yếu tố cung cầu trên thị trường. Do đó, việc xác định thị giá của chứng chỉ quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị đơn vị quỹ (trình bày phía dưới), và đánh giá hoạt động của quỹ từ phía nhà đầu tư cũng như các chỉ số tài chính liên quan khác, vv… II. Nguyên tắc định giá Giá trị tài sản ròng của Quỹ: Giá trị tài sản ròng (NAV): là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ đầu tư VF1 sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ có liên quan (như phí môi giới, phí lưu ký, phí hành chính, phí định giá, lãi vay ngân hàng (nếu có)…) tại thời điểm định giá. Cụ thể được xác định theo phương thức sau: Tổng giá trị tài sản của Quỹ đầu tư VF1 bao gồm giá trị tài sản của các khoản đầu tư, cổ tức, lợi tức, lợi nhuận được chia, lãi tiền gửi ngân hàng và một phần tiền mặt của Quỹ đầu tư VF1 chưa được đầu tư tính đến thời điểm định giá, trong đó: Giá trị của các khoản đầu tư của quỹ Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá của chứng khoán niêm yết được xác nhận là giá khớp lệnh gần thời điểm đánh giá nhất. Đối với chứng khoán chưa niêm yết: việc xác định giá chứng khoán được tính dựa theo thứ tự ưu tiên của 03 (ba) chuẩn mực sau: a) Giá theo thị trường phi tập trung (OTC): giá theo thị trường phi tập trung sẽ do 02 (hai) công ty chứng khoán có uy tín cung cấp là: - Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) - Công ty chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) Giá để tính toán là giá trung bình của giá do 02 (hai) công ty trên cung cấp. Trường hợp chỉ có một công ty cung cấp giá thì mức giá này phải được sự thống nhất của ngân hàng giám sát. b) Giá theo Nhà định giá độc lập (thường được dùng đánh giá địa ốc): nhà định giá độc lập và phải được công nhận (ví dụ: Trung tâm giao dịch địa ốc của Á Châu hay Togi…) c) Đánh giá theo giá trị đầu tư (cost price): giá chứng khoán được xác định theo giá đầu tư ban đầu và không thay đổi trong suốt thời gian mà chứng khoán đó chưa được chuyển nhượng. Cổ tức, lợi tức, lợi nhuận, bao gồm: Cổ tức của các loại cổ phiếu, Lợi tức của trái phiếu Lợi nhuận của các khoản đầu tư. Lãi tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền chưa đầu tư tính đến thời điểm xác định giá trị tài sản ròng: Là khoản lãi nhận được trên số dư tiền mặt trong thời gian chưa giải ngân để đầu tư tại tài khoản của Quỹ đầu tư VF1 mở tại ngân hàng giám sát tính đến thời điểm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư VF1. III. Phương thức xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị đơn vị quỹ Giá trị tài sản ròng của quỹ NAV = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ Trong đó: NAV: Giá trị tài sản ròng của quỹ Giá trị đơn vị quỹ V=NAV/N V: giá trị đơn vị quỹ N: tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành NAV: Giá trị tài sản ròng của quỹ 7.Mô hình vận hành Các QĐT được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng về cơ bản các trung gian tài chính này được vận hành theo mô hình cơ bản sau: QĐT có phương thức hoạt động tương đối đặc thù nên mô hình hoạt động của quỹ có các bên liên quan tham gia như: CTQLQ, ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán, NĐT, … § Công ty quản lý quỹ-CTQLQ (Fund management): được thành lập dưới dạng công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty phát hành và bán cổ phiếu cho các cá nhân và tổ chức (gọi chung là “NĐT”) để lấy vốn hoạt động (lập quỹ). Vốn này được dùng để đầu tư dài hạn, trực tiếp và gián tiếp. Công ty đầu tư bằng quỹ huy động từ nhiều NĐT riêng lẻ và thu phí cho việc đầu tư đó. § Ngân hàng giám sát (Custodian/Fund Administrator): là ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm hoạt động quản lý quỹ của CTQLQ là phù hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ. Ngân hàng giám sát cũng thực hiện đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ cho NĐT; thực hiện các hoạt động giúp NĐT thực hiện quyền phát sinh liên quan đến việc sở hữu cổ phiếu (chứng chỉ) quỹ. Ngân hàng giám sát có nghĩa vụ lưu giữ và bảo quản an toàn tài sản của quỹ, xác nhận các báo cáo liên quan đến tài sản và hoạt động của quỹ do CTQLQ lập. § Công ty kiểm toán (Auditor): Là công ty kiểm toán bên ngoài có đội ngũ kiểm toán viên công chứng (chartered accountant), thực hiện công việc kiểm tra và xác nhận các báo cáo tài chính của quỹ là xác thực. Công ty kiểm toán này không được có quan hệ tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay với CTQLQ và ngược lại. Kiểm toán viên không phải là người có liên quan đến CTQLQ. § NĐT (investor) góp vốn vào QĐT, chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp. Các tổ chức cung cấp các dịch vụ khác như: § Ban đại diện quỹ (board of directors) là những người đại diện cho NĐT được đại hội NĐT bầu ra để thay mặt NĐT thực hiện việc giám sát các hoạt động của quỹ, CTQLQ và ngân hàng giám sát. § Nhà bảo lãnh phát hành (Distributor/Underwriter): được ủy quyền việc chào bán, phân phối cổ phiếu quỹ ra công chúng (nếu là quỹ công chúng) hoặc chào bán trực tiếp cho NĐT tiềm năng. § Đại lý chuyển nhượng (Transfer Agent/Broker): là tổ chức được ủy nhiệm việc mua hoặc chuộc lại cổ phiếu quỹ (nếu quỹ đó là quỹ mở). § Tư vấn luật (Law adviser): Một số quỹ còn ủy quyền cho công ty luật thực hiện tư vấn để đảm bảo các hoạt động đầu tư của quỹ là phù hợp với luật định ở từng quốc gia. Ở TTCK các nước, các QĐT được xem như là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư vào các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ. Do đó, QĐT đươc xem là công cụ đầu tư hiệu quả hỗ trợ cho các NĐT, đặc biệt các NĐT nhỏ. B. Tình hình hoạt động các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sự xuất hiện các quỹ đầu tư (QĐT) chứng khoán trên thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những yếu tố góp phần cho sự ổn định của thị trường. Tại VN, ngành quản lý QĐT chỉ mới hình thành từ cuối năm 2003 và đến nay cũng chỉ đang trong những bước đi ban đầu. Cơ sở pháp lý cho hoạt động CTQLQ, QĐT theo Luật chứng khoán, Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của CTQLQ, Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5/6/2007 về thành lập và quản lý QĐT chứng khoán. Tính đến 30/04/2008, TTCK VN có 25 CTQLQ trong nước hoạt động, có các loại hình QĐT khác nhau. Các CTQLQ trong nước đã hoạt động trong giai đoạn đầu, như: CTQLQ Prudential VN, Vietfund, Thành Việt, Manulife, Công ty quản lý Quỹ VCB, Vietnam Partners Investment Management (BVIM), Bảo Việt,… Trong các CTQLQ được cấp phép thì có ba QĐT đã được niêm yết trên TTCK TP.HCM như: Vietfund thành QĐT VF1 được lập năm 2004, quỹ đầu tiên được niêm yết có quy mô 300 tỷ đồng, quỹ đã tiến hành hơn 2 đợt huy động thêm vốn với tổng vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007. CTQLQ Prudential VN, chính thức hoạt động từ đầu tháng 6/2005, đã thành lập quỹ cân bằng Prudential-PRUBF1, hiện đang triển khai kế hoạch lập các QĐT khác nhau để có thể sớm đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng VN. CTQLQ Manulife VN thành lập quỹ MAFPF1 (Quỹ tăng trưởng MANULIFE) với số tiền quỹ ban đầu gần 214 tỷ VND, thời hạn hoạt động 7 năm và niêm yết vào 28/12/2007. Với 3 chứng chỉ quỹ đã niêm yết, như: VFMVF1, PRUBF1, MAFPF1 thì VFMVF1 đã được Nguồn: vinafund.com.vn Do sự biến động lớn của TTCK VN trong quý I/2008 đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh chỉ số VN-Index. Ngày 14/5/2008, VN-Index sụt giảm đến mức thấp nhất của thời kỳ tăng trưởng mạnh của năm 2007 chỉ còn 475,5 điểm đã có ảnh hưởng lớn đến giá trị thị trường của các chứng chỉ quỹ niêm yết. Chứng chỉ PRUBF1, MAFPF1 đã có giá trị thị trường thấp hơn mệnh giá là 6.400đ/ccq và 6.000đ/ccq vào ngày 14/5/2008. Ngoài các CTQLQ trong nước thì các CTQLQ nước ngoài cũng tăng mạnh so với giai đoạn năm 1992 kể từ khi “làn sóng thứ nhất” vào VN. Tính đến cuối 2007, VN có trên 10 CTQLQ nước ngoài đã hoạt động với hơn 30 quỹ. Lĩnh vực đầu tư của các quỹ rất đa dạng, từ QĐT chứng khoán đến QĐT cổ phần tư nhân, từ QĐT bất động sản đến QĐT mạo hiểm. Các quỹ là nguồn cung vốn cho thị trường tài chính, TTCK VN. Trong ngắn hạn, các luồng tiền nhàn rỗi của quỹ có thể được gửi ngân hàng, tạo ra cung vốn cho thị trường tiền tệ. Trong dài hạn, các khoản đầu tư của quỹ vào các doanh nghiệp và dự án tạo ra nguồn cung vốn cho thị trường vốn. Nguồn vốn hoạt động của các quỹ không ngừng tăng lên, dẫn đến vai trò của các quỹ ngày càng lớn trên TTTC, các quỹ ngày càng năng động hơn. Các CTQLQ nước ngoài đã được cấp phép hoạt động hiện nay, gồm: Nguồn: Tài liệu tập hợp của tác giả Trong giai đoạn TTCK VN như hiện nay, có vẻ như một trong những vấn đề được “yêu thích” của các NĐT trong nước là “sự hoảng loạn của bầy đàn” trong hoạt động đầu tư chứng khoán và nhìn nhận NĐT nhỏ lẻ như một đám đông thiếu kinh nghiệm, đang hỗn loạn cực độ, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tuột dốc quá mức của thị trường. Sự sụt giảm liên tục chỉ số VN-Index và kết quả ngày 14/5/2008 đạt 475,5 điểm, giảm dưới ngưỡng 500 điểm, các NĐT cần phải biết nhìn về dài hạn, ai kiên nhẫn thì người đó thắng, ai không theo bầy đàn thì người đó có thể giảm rủi ro…Như vậy, tình hình TTCK hiện nay cho chúng ta nhận thấy cần phải hình thành và phát triển các QĐT cho TTCK VN với các đặc điểm riêng biệt của thị trường VN. 2. Một số giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán TTCK VN giai đoạn 2007-2010 được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh, cùng với sự góp mặt của các tổng công ty nhà nước lớn cổ phần hóa trong những năm tới sẽ tạo nguồn cung lớn cho thị trường, thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp cho TTCK. Các công ty đã và đang cổ phần hóa sẽ là cơ hội đầu tư tốt cho các QĐT trên thị sơ cấp lẫn thứ cấp. Giải pháp phát triển các QĐT có thể được xem xét như sau: a. Tăng cường phát triển quỹ đại chúng trên TTCK Các CTQLQ cần phải thành lập và phát triển các QĐT đại chúng vì hiện nay chỉ có ba QĐT với ba chứng chỉ quỹ đã niêm yết trên thị trường, các quỹ thành lập theo nhóm hàng hóa trên TTCK, khuyến khích các QĐT đầu tư vào các ngành lợi thế của VN. Các CTQLQ không chỉ thành lập các quỹ và huy động vốn trên thị trường trong nước mà có thể huy động trên thị trường nước ngoài. Thực tế cho thấy các CTQLQ nước ngoài hoạt động tại VN hoạt động rất hiệu quả nên CTQLQ trong nước cần phải khắc phục quy mô về vốn bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ trên thị trường nước ngoài với tỷ lệ theo quy định của VN và các nước. Việc huy động vốn trên thị trường thế giới, ưu tiên trên thị trường Singapore, Hongkong, London. . . là việc rất cần thiết, đem lại cho CTQLQ những uy tín và nâng tầm hoạt động của CTQLQ lên tầm khu vực. Trên TTCK thế giới, thì CTQLQ đó có khả năng huy động vốn lớn hơn so với việc huy động vốn tại VN. Khả năng này hứa hẹn thành công rất lớn khi TTCK VN được đánh giá là hấp dẫn, đạt tốc độ tăng trưởng cao, vì chứng chỉ Quỹ VFMVF1 niêm yết trên HOSE đã đầy room cho NĐTNN. b. Khuyến khích thành lập các quỹ giao dịch tập trung-ETFs, các quỹ đầu tư vào các ngành lợi thế của VN Các chứng chỉ quỹ quỹ giao dịch tập trung-ETFs là một triển vọng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đối với các chứng chỉ quỹ, một phương pháp đơn giản cho các nhà đầu tư có một danh mục nhất định khi đầu tưtrong lĩnh vực CSHT. Đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã và đang sinh lợi cao. Tuy nhiên, quá khứ không phải là sự hướng dẫn chắc chắn cho tương lai, và nhiều chuyên gia đang cảnh báo về sự tăng trưởng nóng và có quá nhiều tiền đổ vào một vài dự án. Dù sao đi nữa, chúng ta không còn nghi ngờ và phủ nhận vần còn những công trình đầu tư khả thi và hấp dẫn. Giải pháp cơ bản thành lập ETF: - Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng VN trên cơ sở có chọn lọc theo quy mô, khả năng tăng trưởng. Các công ty này sau khi hoạt động có thể tiến hành IPO và niêm yết trên TTCK để là hàng hóa cho các ETFs. - Xây dựng các chỉ số chứng khoán có giá trị cao, phản ảnh tình hình các thị trường. UBCKNN lựa chọn, chỉ định cho các CTCK thành viên hoặc một tổ chức độc lập có kinh nghiệm thực hiện việc hình thành các chỉ số có giá trị quốc tế làm định hướng cho hoạt động đầu tư của các quỹ. - Ban hành bổ sung về quy chế cho hoạt động của ETFs vì đây là các quỹ có thể giao dịch ở các TTCK, tính chất như quỹ giao dịch toàn cầu. - Quốc tế hóa các tiêu chuẩn về chế độ giao dịch, niêm yết; chế độ kế toán, kiểm toán. 4. Nghiên cứu mô hình các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán VN. Hiện nay, theo Luật chứng khoán quy định thành lập quỹ đại chúng và quỹ thành viên nên cần thành lập quỹ theo mô hình công ty cổ phần đầu tư (investment company), là quỹ mở hoặc quỹ đóng. Ưu thế của loại quỹ này có thể phát triển quy mô với cấu trúc quỹ đa dạng hơn, mô hình được hình thành trên mô hình các quỹ hiện hành của VN. Quy định các đối tượng chính trong cơ cấu quỹ như sau: Cơ sở pháp lý thành lập quỹ vẫn theo Luật chứng khoán VN, Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC và Số 45/2007/QĐ-BTC và Luật doanh nghiệp. QĐT dạng công ty cổ phần hoạt động với cơ quan điều hành cao nhất là Hội đồng quản trị do cổ đông (NĐT) bầu ra. NĐT là cổ đông của quỹ, được phép tham gia vào hoạt động quản lý quỹ thông qua việc bầu Hội đồng quản trị. - CTQLQ thành lập ở VN hoặc các quốc gia nước ngoài, CTQLQ thành lập ở nước ngoài ở những quốc đảo nổi tiếng là trung tâm tài chính quốc tế, gồm: quần đảo Cayman, quần đảo Bahama, cụm đảo Bermuda, quần đảo Virgin,…Các CTQLQ có thể lập văn phòng đại diện ở VN hoặc nước ngoài để thực hiện chức năng quản lý và đầu tư cho quỹ và được ghi rõ trong hợp đồng. - Các quỹ con được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn ở các quốc đảo ưu đãi thuế, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi đăng ký kinh doanh. - Cổ đông của quỹ: là các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có thể ban đầu tham gia chính là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và thiểu số nhà đầu tư cá nhân đóng góp. Thông thường, khi lập quỹ sẽ mời gọi các tổ chức có uy tín lớn trên thế giới góp cổ phần vào quỹ, từ đó sẽ tạo được uy tín cho quỹ. Cổ phiếu của quỹ sẽ được niêm yết trên TTCK VN và các nước. - Công cụ đặc trưng: là các công ty con của quỹ, sẽ nắm giữ cổ phần của các công ty mà quỹ muốn đầu tư. Ưu điểm của hình thức này là: hưởng lợi về thuế do thành lập ở những nơi thuế suất trên lãi vốn thấp hoặc miễn thuế, sổ sách kế toán riêng vì hạch toán độc lập, rất thuận lợi trong việc thu hồi vốn khi quỹ thoát vốn bằng phương thức bán cả công ty. Phát triển TTCK VN là mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế VN, nâng cao hình ảnh con hổ châu Á VN trên thế giới. Để thị trường chứng khoán có thể tăng trưởng bền vững và ổn định, cần có nhiều giải pháp thực thi. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay sự tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lại là vấn đề rất thiết thực, giúp cho thị trường ổn định hơn, điều hòa các giao dịch trên TTCK. Do đó, việc hình thành và phát triển các QĐT có ý nghĩa cho việc tăng cường các định chế trung gian cho thị trường. Một số công ty quỹ đáng chú ý tại Việt Nam VF1 – Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) là quỹ công chúng dang đóng đầu tiên của Việt Nam, được ̣ huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004. Quỹ đầu tư VF1 được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM) từ tháng 11/2004. Mục tiêu mà Quỹ đầu tư VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF1. Các cột mốc chính:  Năm 2004: khởi đầu với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng  Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng  Năm 2006: Trở thành quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong nhóm các thị trường mới nổi (LCF Rothschild Country Fund Research – Daily Pairty Sheet 8 Jan 2007)  Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng  31/12/2007: Tổng giá trị tài sản ròng là 3.837,1 tỷ đồng Với những thành quả mà Quỹ đầu tư VF1 đạt được, Quỹ đầu tư VF1 đã trở thành quỹ đầu tư lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam. Thông tin chi tiết Tên quỹ Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam Tên viết tắt Quỹ đầu tư VF1 Mã giao dịch ́ ̣ VFMVF1, niêm yêt tai HOSE Vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng Mệnh giá 10,000 đồng/đơn vị quỹ Thời hạn hoạt động 10 năm kể từ ngày thành lập Ngân hàng giám sát Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) Công ty kiểm toán Ernst & Young Vietnam Ltd. Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được sự Chính sách cổ tức chấp thuận của Đại hội Thường niên. - Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm, - Phí giám sát & lưu ký: 0,12%/ NAV/ năm, Phí - Thưởng hoạt động & các phí khác. * Để biết rõ thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Các giấy phép liên quan Giấy phép phát hành chứng chỉ Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp. quỹ ra công chúng Giấy phép hoạt động của quỹ Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do UBCKNN cấp. Giấy phép niêm yết chứng chỉ Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do UBCKNN cấp. quỹ Trước khi đầu tư vào Quỹ, nhà đầu tư cần đọc và hiểu rõ nội dung Bản cáo bạch phát hành, Điều lệ tổ chức & hoạt động của Quỹ, nghiên cứu kỹ các rủi ro, phí và chi phí của quỹ. Các khoản thu nhập và mức phân bổ lợi nhuận trước đây không bảo đảm hoặc phản ánh các khoản thu nhập và mức phân bổ lợi nhuận trong tương lai của Quỹ. VF2 – Quỹ đâu tư Tăng trưởng Viêt Nam ̀ ̣ Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) là quỹ đầu tư dang đóng thứ hai, được thành lập vào tháng 12 ̣ năm 2006 theo giấy phép số 08/UBCK-TLQTV ngày 13/12/2006 do UBCKNN cấp. Đây là quỹ thành viên được huy động vốn từ 15 tổ chức lớn trong và ngoài nước với vốn điều lệ ban đầu là 400 tỷ đồng được công ty VFM quản lý, và ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) – CN Tp.HCM thực hiện lưu ký, giám sát tài sản của quỹ. Mục tiêu của quỹ là tối ưu hóa các cơ hội đầu tư tăng trưởng cao từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các ngành có tiềm năng tăng trưởng, các công cụ tài chính mới, và hỗ trợ các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của các dự án đầu tư. Sau một năm hoạt động hiệu quả, Quỹ VF2 đã tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 963 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư hiện hữu. Quỹ VF2 nhắm đến trở thành quỹ công chúng và trở thành quỹ đầu tư chứng khoán có số vốn điều lệ quỹ lớn nhất Việt Nam trong thời gian tới. Các cột mốc chính:  Tháng 12/2006: Khởi đầu với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng.  Tháng 8/2007: Tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 963 tỷ đồng. Thông tin chi tiết Tên quỹ Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam Tên viết tắt Quỹ VF2 Vốn điều lệ 963,9 tỷ đồng Mệnh giá 10.000 đồng/đơn vị quỹ Thời hạn hoạt động 5 năm Ngày thành lập Ngày 13 tháng 12 năm 2006 Ngân hàng giám sát Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM Công ty kiểm toán Ernst & Young Vietnam Ltd Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và Chính sách cổ tức được sự chấp thuận của Đại hội Thường niên. VF3 - Quỹ đầu tư Hỗ trợ Nhân sự Việt Nam “Hãy chăm lo cho tương lai nhân sự của bạn” Sự bùng nổ kinh tế tại Việt Nam đã làm phát sinh nhu cầu lớn về lực lượng lao động trình độ cao. Hiện tượng nhân viên chuyển việc sau vài năm công tác tại một công ty nào đó ngày càng trở nên phổ biến. Các công ty thật sự quan tâm đến việc giữ người tài và các nhân sự chủ chốt ngày nay hoàn toàn có cơ hội tạo dựng một môi trường làm việc linh động, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của nhân viên. Không bao giờ là quá sớm để hoạch định kế hoạch chăm sóc tương lai cho nhân viên của bạn. Quỹ đầu tư hỗ trợ nhân sự Việt Nam (VF3) là một quỹ đầu tư được công ty VFM thiết kế chuyên biệt với mục tiêu hỗ trợ chăm lo cho tương lai nguồn nhân lực. Chúng tôi cung cấp một sản phẩm kết hợp khả năng thanh khoản vốn và thu nhập trong tương lai nhằm bảo vệ người lao động khỏi sự sụt giảm phúc lợi xã hội và mang lại khả năng có được mức thu nhập đảm bảo cuộc sống trong những năm hưu trí sau này. Quỹ đầu tư VF3 được xây dựng nhằm hỗ trợ các công ty trong việc xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống nhân viên về lâu dài. Người lao động ngày càng nhận thức tầm quan trọng của việc hoạch định kế hoạch hưu trí. Do vậy việc hỗ trợ nhân viên bảo đảm an toàn cho tương lai của họ và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hưu trí sẽ tạo ra sự gắn bó giữa bạn và nhân sự của mình. Chính mối liên hệ này là động lực giúp bạn và công việc kinh doanh của bạn phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Lợi ích từ Quỹ đầu tư VF3: Quỹ đầu tư VF3 là một quỹ đầu tư dành cho người sử dụng lao động và người lao động, nhằm:  Mang lại các lợi ích về mặt tài chính cho người lao động có tuổi, hưu trí, bị buộc phải nghỉ việc do mất khả năng lao động hoặc qua đời  Khuyến khích người lao động tiết kiệm vì lợi ích của chính họ  Ưu đãi các nhân sự chủ chốt trong công ty  Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa người sử dụng lao động với người lao động.  VF4 – Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam  Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) là quỹ công chúng dang đóng ̣ thứ tư được niêm yết tại SGDCK Tp.HCM, huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào tháng 1/2008. Quỹ đầu tư VF4 dự kiến tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 8.000 tỷ đồng trong suốt thời gian hoạt động. Quỹ đầu tư VF4 được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM vào tháng 06/2008.  Quỹ đầu tư VF4 ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề bao gồm nhưng không giới hạn như năng lượng, vật liệu - khai khoáng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, cơ sở hạ tầng, bất động sản, hàng tiêu dùng và những doanh nghiệp này luôn nằm trong top 20 doanh nghiệp hàng đầu của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động và có vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng Việt Nam. Thêm vào đó, bộ phận kinh tế tư nhân không ngừng tăng trưởng đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và tình hình kinh doanh chưa bao giờ bùng nổ mạnh mẽ như hiện tại tạo nên những cơ hội đầu tư mới. Thông tin chi tiết Tên quỹ Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4) Tên viết tắt Quỹ đầu tư VF4, niêm yết HOSE Mã giao dịch VFMVF4 Vốn điều lệ 8,000 tỷ đồng Vốn huy động lần đầu 806.46 tỷ đồng Mệnh giá 10,000 đồng/ đơn vị quỹ Thời hạn hoạt động 10 năm kể từ ngày thành lập Ngân hàng giám sát Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM Công ty kiểm toán KPMG Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được sự Chính sách cổ tức chấp thuận của Đại hội Thường niên. - Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm, - Phí giám sát & lưu ký: 0,065%/ NAV/ năm, Phí - Thưởng hoạt động & các phí khác. * Để biết rõ thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Các giấy phép liên quan Giấy phép phát hành chứng chỉ Giấy phép số 04/UBCK-GCN vào ngày 18/12/2007 do UBCKNN cấp. quỹ ra công chúng Giấy chứng nhận đăng ký lập Quỹ số 11/ UBCK-GCN vào ngày Giấy phép hoạt động của quỹ 28/02/2008 do UBCKNN cấp. Giấy phép niêm yết chứng chỉ Giấy phép số 58/QĐ- SGDHCM ngày 03/06/2008 do SGDCK Tp. quỹ HCM cấp
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net