logo

TÌM HIỂU ĐẠO LUẬT

Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp trước được ban hành cách đây chừng 20 năm, mặc dù theo ý kiến chung thì những điều căn bản vẫn đúng, nhưng mức độ tử vong và thương tật ở các nơi làm việc tại tiểu bang Victoria vẫn còn cao hơn mức chấp nhận được.
GETTING INTO THE ACT VIETNAMESE TÌM HIỂU ĐẠO LUẬT ẤN BẢN LẦN THỨ NHẤT THÁNG SÁU 2005 Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp mới Làm cho nơi làm việc ở tiểu bang Victoria an toàn hơn MỤC LỤC 1. Thông tin quan trọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 2. Tại sao chúng ta có Đạo Luật mới? . . . 4 3. Khi nào Đạo Luật mới bắt đầu có hiệu lực? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 4. Những nguyên tắc chính . . . . . . . . . . . . . . 6 5. Trách nhiệm tại nơi làm việc . . . . . . . . . . . 7 6. Đại diện ở nơi làm việc . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 7. Vai trò & quyền hạn của Viên Thanh Tra Nơi Làm Việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 8. Điều khoản mới về Quyền Được Vào Nơi Làm Việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 9. Truy Tố & Phạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 10.Thông tin khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 Thông tin được trình bày trong tập sách hướng dẫn này chỉ có ý để dùng vào mục đích tổng quát mà thôi và không nên xem là những hướng dẫn dứt khoát về đạo luật, và nên đọc chung với Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp 2004 (Occupational Health and Safety Act 2004). Dù đã cố gắng hết sức để bảo đảm tính chính xác và đầy đủ cho tập sách này, những hướng dẫn trong tập sách có thể không áp dụng với mọi trường hợp. Do đó, Cơ Quan WorkCover Tiểu Bang Victoria (Victorian WorkCover Authority) không chịu trách nhiệm cũng như không bảo đảm về: • tính thích hợp của thông tin này cho một mục đích cụ thể; • hành động của đệ tam nhân dựa trên thông tin trong tập sách này. Thông tin trong tập sách này được giữ bản quyền. Cơ Quan WorkCover Tiểu Bang Victoria đồng ý ủy quyền bao quát cho người nhận ấn phẩm này với điều kiện không được phổ biến các thông tin trong ấn phẩm với mục đích gây lợi nhuận. Cơ Quan WorkCover Tiểu Bang khuyến khích việc chuyển, sao chép và in ấn các thông tin trong ấn phẩm này nếu những việc đó phù hợp với những mục đích và ý định khi biên soạn ấn phẩm này. WorkSafe Victoria là một bộ phận của Cơ Quan WorkCover Tiểu Bang Victoria. 1 THÔNG TIN QUAN TRỌNG WorkSafe Victoria là một bộ phận của Cơ Quan WorkCover Tiểu Bang Victoria (Victorian WorkCover Authority), quyết tâm hợp tác với các chủ nhân và công nhân viên để giúp tạo ra những nơi làm việc an toàn hơn. Tập sách hướng dẫn này cung cấp thông tin sơ lược về những điều quý vị cần phải biết về Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp 2004 (Occupational Health and Safety Act 2004). Nếu quý vị đã chấp hành Đạo Luật trước, quý vị sẽ dễ chấp hành Đạo Luật mới này. Tuy nhiên Đạo Luật mới có những thay đổi đáng kể, do đó, chúng tôi khuyên quý vị hãy đọc tập sách hướng dẫn này, và nếu cần nên tìm hiểu thêm thông tin để bảo đảm chắc rằng quý vị hiểu rõ những trách nhiệm của mình. John Merritt, Giám Đốc Điều Hành, WorkSafe Victoria “Không một người nào trong chúng ta được hài lòng cho đến khi tiểu bang Victoria có một trong những môi trường làm việc an toàn nhất trên thế giới.” WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 3 2 TẠI SAO CHÚNG TA CÓ ĐẠO LUẬT SỨC KHỎE & AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP MỚI? Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp trước được ban hành cách đây chừng 20 năm, mặc dù theo ý kiến chung thì những điều căn bản vẫn đúng, nhưng mức độ tử vong và thương tật ở các nơi làm việc tại tiểu bang Victoria vẫn còn cao hơn mức chấp nhận được. Trong năm 2004, tại tiểu bang Victoria có 29 vụ thiệt mạng vì tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và chừng 32.000 người khác bị thương tật và nộp đơn xin bồi thường và nhờ giúp đỡ qua chương trình Bảo Hiểm Thương Tật Tại Nơi Làm Việc. Rõ ràng mức độ đau thương tại nơi làm việc này không thể chấp nhận được. Nếu tính theo đồng đôla thì tiểu bang Victoria phải gánh chịu chi phí khổng lồ và mức độ thiệt hại đối với các gia đình và cộng đồng thì khủng khiếp. Đạo Luật mới làm sáng tỏ và cập nhật luật an toàn tại tiểu bang Victoria để phản ảnh những nơi làm việc và cơ chế làm việc hiện đại. Đạo Luật này được ban hành để giúp tất cả chúng ta hợp tác gây dựng một trong những môi trường làm việc an toàn nhất trên thế giới. 4 WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 3 KHI NÀO ĐẠO LUẬT MỚI SẼ BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC? Sau khi được ông Chris Maxwell QC tái duyệt chu đáo, Dự Luật Sức Khỏe & An Toàn Nghề Nghiệp đã được Nghị Viện Tiểu Bang Victoria thông qua vào tháng Mười Hai 2004. Đa số các điều khoản của Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp 2004 sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng Bảy, 2005. Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ như sau: • yêu cầu mới buộc chủ nhân phải tham khảo ý kiến của công nhân viên, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng, 2006; và • một bổn phận mới sẽ được áp dụng cho những người thiết kế kiến trúc và tòa nhà từ ngày 1 tháng Bảy, 2006. WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 5 4 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp 2004 được biên soạn dựa trên năm nguyên tắc chính: • Tất cả mọi người – công nhân viên và công chúng – phải được bảo vệ tối đa để khỏi bị nguy cơ về sức khỏe và an toàn; • Những người quản lý hoặc kiểm soát những điều gây ra các nguy cơ về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, có trách nhiệm loại trừ những nguy cơ đó. Trong trường hợp không thể loại trừ những nguy cơ, những người có trách nhiệm phải giảm thiểu đến mức tối đa có thể thực hiện được một cách hợp lý; • Các chủ nhân phải chủ động đề cao sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc; • Thông tin và ý kiến về những nguy cơ cũng như cách kiểm soát chúng phải được chia sẻ giữa công nhân viên và chủ nhân; và Rhonda Barro, The Barro Group • Các công nhân viên được quyền – và nên được khuyến khích – có người đại diện về những vấn đề sức khỏe và an toàn. “Chúng tôi không muốn bất cứ ai bị thương tật. Chúng tôi muốn mọi người đi về nhà trong tình trạng giống như lúc họ đi làm.” 6 WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 5 TRÁCH NHIỆM TẠI NƠI LÀM VIỆC Dù Đạo Luật mới không khác biệt Đạo Luật cũ lắm về những trách nhiệm tổng quát nhưng có những thay đổi mà quý vị cần nên biết. LOẠI TRỪ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG NGUY CƠ Như với Đạo Luật cũ, các chủ nhân có trách nhiệm loại trừ những nguy cơ tại nơi làm việc. Nếu không thể loại trừ những nguy cơ nhất định bằng những thiết thực một cách hợp lý, các chủ nhân phải giảm thiểu chúng bằng mọi cách có thể thực hiện được một cách hợp lý. Ngoài ra, các chủ nhân còn phải chủ động về phương diện Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp tại những nơi làm việc của mình. Họ phải chủ động tìm những mối nguy, thẩm định nguy cơ, và chấn chỉnh vấn đề. Đồng thời, họ còn phải tham khảo ý kiến của công nhân viên trong tiến trình này. Julie Mills, Nhân Viên An Toàn, Rural North West Health Service TRÌNH BÁO TAI NẠN VÀ GIỮ GÌN HIỆN TRƯỜNG Đạo Luật mới bao gồm điều khoản về việc Trình Báo Tai Nạn và Giữ Gìn Hiện “Ngày nay, nếu công Trường. Nói tóm gọn, những qui định trong các điều lệ cũ nay được bao gồm trong Đạo Luật mới. nhân viên có một vấn Các chủ nhân phải trình báo cho WorkSafe biết ngay sau khi một sự kiện gây đề, họ nói ‘chúng ta thiệt mạng hay chấn thương trầm trọng cho công nhân viên đã xảy ra. có thể giải quyết nó Thương tật trầm trọng được định nghĩa là bất cứ thương tật nào cần phải được đưa vào bệnh viện chữa trị. bằng cách nào’, không Các chủ nhân phải trình báo với WorkSafe trong vòng 48 tiếng về những sự chỉ làm ngơ – thái độ kiện xảy ra khiến cho công nhân viên đã tiếp cận với nguy cơ về sức khỏe và đó bây giờ không còn an toàn, dù không bị chấn thương. Điều này áp dụng với những sự kiện như tòa nhà, cấu trúc hoặc hệ thống đào xúc bị sụp đổ, máy móc đã đăng ký hoặc nữa.” với WorkSafe hoặc được WorkSafe cấp giấy phép bị lật hoặc bất cứ trường hợp chất liệu bị đổ ra đáng kể. Các chủ nhân phải giữ hồ sơ của những sự kiện này trong 5 năm. Theo Đạo Luật, khi đã trình báo WorkSafe về một sự kiện có liên can đến chấn thương trầm trọng, địa điểm xảy ra sự việc phải được giữ nguyên cho đến khi được lệnh của thanh tra viên của WorkSafe. Điều này không áp dụng với trường hợp phải can thiệp tại hiện trường để bảo vệ sức khỏe và an toàn của một người, để trợ giúp người bị thương hay có hành động cần thiết để làm cho địa điểm này an toàn hoặc ngăn ngừa sự kiện khác xảy ra. WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 7 TRÁCH NHIỆM TẠI NƠI LÀM VIỆC CÁ NHÂN NHÂN VIÊN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY CÓ THỂ BỊ QUI TRÁCH NHIỆM Đạo Luật mới qui định nhân viên có thẩm quyền của các tổ chức phải có cố gắng hợp lý để bảo đảm tổ chức của mình chấp hành Đạo Luật này. Nói chung, các nhân viên có thẩm quyền là những người giữ chức vụ cao cấp nhất như Tổng Giám Đốc Điều Hành, Giám đốc, người cộng tác hoặc nhân viên cao cấp trong cương vị có thể ngăn chặn việc vi phạm Đạo Luật này. Các nhân viên có thẩm quyền của công ty có bổn phận hiểu thấu đáo về những bổn phận về sức khỏe và an toàn của tổ chức và cách quản lý chúng. Các nhân viên có thẩm quyền cần phải bảo đảm những trách nhiệm về an toàn đều được thông báo cho tất cả các công nhân viên, các thể thức an toàn thích hợp được áp dụng và dành đủ nguồn tài nguyên cho vấn đề sức khỏe và an toàn. Nếu nhân viên có thẩm quyền chủ động và làm tròn nhiệm vụ của mình một cách hợp lý sẽ không bị ảnh hưởng. Khi quyết định xem cá nhân một nhân viên có thẩm quyền có nên bị qui trách nhiệm đã vi phạm Đạo Luật hay không, WorkSafe sẽ cân nhắc những vấn đề liên hệ như: người này biết những gì; họ có ở trong cương vị có thể đưa ra quyết định hay không; và có ai khác liên hệ hay không. Qui định này không áp dụng cho nhân viên có thẩm quyền thiện nguyện. 8 WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 6 ĐẠI DIỆN TẠI NƠI LÀM VIỆC Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề sức khỏe và an toàn là tất cả các bên đều tham gia đàm luận. Quyền có đại diện là quyền căn bản của các công nhân viên, cũng như tham gia tất cả mọi khía cạnh về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc của họ. Từ ngày 1 tháng Giêng, 2006, các chủ nhân có bổn phận phải tham khảo ý kiến của công nhân viên. Đạo Luật mới giữ nguyên tất cả các quyền lợi về đại diện, và tăng thêm sự linh động. Đạo Luật nhận biết tình trạng của các nơi làm việc khác nhau, do đó, nhiều sắp xếp cần phải được thương lượng. Trong một số tình huống nhất định, nếu không đạt được thỏa thuận, WorkSafe có thể trợ giúp và đưa ra quyết định chung cuộc. Gilden Peppin, Bunnings Distribution Centre THÀNH LẬP NHÓM CÔNG NHÂN VIÊN RIÊNG BIỆT “Mỗi vấn đề an toàn Các công nhân viên tại bất cứ nơi làm việc nào cũng có thể thành lập Nhóm Công Nhân Viên Riêng Biệt (Designated Work Group) để quyết định cách đại nảy sinh đều được diện cho những quyền lợi về sức khỏe và an toàn của họ, thông thường bằng thảo luận với từng cách bầu chọn một Đại Diện về Sức Khỏe và An Toàn hoặc nhiều hơn. thành viên.” Nay Đạo Luật mới cho phép Nhóm Công Nhân Viên Riêng Biệt đại diện nhiều chủ nhân và nhiều cơ sở làm việc. Những sắp xếp này phải được đồng thuận, và dự trù cho những tình huống độc nhất, ví dụ như tại công trường xây cất hoặc nơi làm việc tạm thời như những lễ hội lớn. ĐẠI DIỆN VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN Đạo Luật mới cũng cho phép Nhóm Công Nhân Viên Riêng Biệt được bầu chọn nhiều hơn một Đại Diện về Sức Khỏe và An Toàn, và bầu ra một Phó Đại Diện. Quyền hạn của các Đại Diện về Sức Khỏe và An Toàn, nói chung không thay đổi, dù nay họ có thể đại diện cho Nhóm Công Nhân Viên Riêng Biệt khác nếu có nguy cơ cấp thời. WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 9 ĐẠI DIỆN TẠI NƠI LÀM VIỆC Đạo Luật mới qui định nhiệm kỳ tối đa ba năm cho Đại Diện về Sức Khỏe và An Toàn, sau đó phải bầu chọn lại. Ngoài ra, Đạo Luật này có xác nhận các Đại Diện về Sức Khỏe và An Toàn phải dự khóa huấn luyện năm ngày và khóa bồi dưỡng một ngày và được trả lương. Chủ nhân phải đài thọ những khóa huấn luyện này, cộng với những chi phí liên hệ. QUI ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN CHỦ NHÂN Các chủ nhân phải bảo đảm Đại Diện giữ chức vụ cao cấp thích hợp, có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và an toàn. Đại Diện phải có kiến thức tường tận về Đạo Luật, am hiểu các vấn đề sức khỏe và an toàn và các hệ thống, cũng như có khả năng giao tiếp và thương lượng thích hợp. 10 WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 7 VAI TRÒ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA VIÊN NƠI LÀM VIỆC Các thanh tra viên của WorkSafe đảm nhiệm vai trò rộng lớn và có quyền hạn quan trọng như đã qui định trong Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp 2004. Phương cách thi hành Đạo Luật của WorkSafe là giữ quân bình giữa những khích lệ tích cực và biện pháp ngăn chặn để cải thiện vấn đề sức khỏe và an toàn của nơi làm việc. Tất cả đều thuộc kế sách Chấp Hành Xây Dựng (Constructive Compliance). Nhiệm vụ của các thanh tra viên của WorkSafe là bảo đảm việc chấp hành các luật lệ OHS; nhưng không chỉ thi hành luật mà thôi, họ cũng có thể cung cấp hướng dẫn và cố vấn, bằng văn bản và đích thân, để giúp các chủ nhân giải quyết những nguy cơ về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Mark Aylward, Giám Đốc Điều Hành, BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN QUA SỰ HIỆN DIỆN TNT Express Các thanh tra viên đi thanh tra các ngành công nghiệp không chấp hành hoặc những ngành công nghiệp và nghề nghiệp có mức nguy cơ cao theo kế hoạch. Họ cũng đáp ứng với những báo cáo về tình trạng làm việc không an “OHS là một phần toàn, và nếu cần, phân xử các tranh chấp liên quan đến sức khỏe và an toàn. phận sự của chúng Các thanh tra viên cũng đến các địa điểm làm việc sau khi nhận được các báo cáo về sự kiện chết người, chấn thương trầm trọng, sự kiện nguy hiểm và tôi, không phải là trường hợp khẩn cấp, nếu cần, ra chỉ thị giữ nguyên nơi làm việc đó để chờ phần phụ và được xúc tiến điều tra. hòa quyện vào doanh nghiệp.” THI HÀNH CÁC THÔNG BÁO Các thanh tra viên đáp ứng với các vụ vi phạm đạo luật hay tình huống liên quan đến nguy cơ cấp thời bằng cách đưa ra những thông báo chấn chỉnh như: • Thông Báo Cải Thiện (Improvement Notice), chỉ thị phải chấn chỉnh việc vi phạm trong thời hạn nhất định; và • Thông Báo Đình Chỉ (Prohibition Notice), đình chỉ bất cứ hành động nào, khả dĩ gây ra nguy cơ tức khắc cho bất cứ người nào. Khi đã có Thông Báo Đình Chỉ, hành động bị cấm không thể bắt đầu lại cho đến khi được thanh tra viên cấp giấy chứng nhận là nguy cơ đã được chấn chỉnh. WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 11 VAI TRÒ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA VIÊN NƠI LÀM VIỆC QUYỀN VÀO NƠI LÀM VIỆC Theo Đạo Luật, các thanh tra viên của WorkSafe có quyền vào bất cứ nơi làm việc nào trong giờ làm việc. Họ có thể nhờ người khác giúp đỡ trong lúc làm công tác thanh tra, bao gồm các chuyên viên kỹ thuật hoặc khoa học, thông dịch và cảnh sát. Quý vị phải hợp tác với Thanh tra viên khi họ đặt câu hỏi, khước từ không cho Thanh tra viên vào hoặc cố tình gây trở ngại cho Thanh tra viên trong lúc họ thi hành nhiệm vụ là tội nặng. Ngoài ra Đạo Luật mới còn giao thêm quyền cho các Thanh tra viên được phép xin và thi hành Trát Lục Soát (Search Warrant), và cùng với quyền hạn này họ có quyền câu lưu. Tuy nhiên họ chỉ sử dụng quyền hạn này trong những tình huống thật đặc biệt mà thôi và với sự hợp tác của với Cảnh sát. HỆ THỐNG MỚI TÁI XÉT KHIẾU NẠI NỘI BỘ Hệ thống mới Tái Xét Nội Bộ giúp cả chủ nhân lẫn công nhân viên có quyền yêu cầu tái xét các quyết định của các Thanh tra viên. Từ ngày 1 tháng Bảy, 2005 thủ tục tái xét các quyết định miễn phí, nhanh chóng sẽ được thực hiện trong vòng 14 ngày tính từ lúc Thanh tra viên đưa ra quyết định. Ban Tái Xét đã được thành lập và hoàn toàn độc lập với WorkSafe. Để bảo đảm mọi việc đều minh bạch, WorkSafe sẽ công bố số lượng yêu cầu và kết quả. 12 WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 8 ĐIỀU KHOẢN MỚI VỀ QUYỀN VÀO NƠI LÀM VIỆC Quyền được vào nơi làm việc được ban hành, dành cho các đại diện có thẩm quyền của các tổ chức công nhân viên như công đoàn, để họ vào các nơi làm việc khi họ có lý do để nghi ngờ việc vi phạm Đạo Luật đã hoặc đang xảy ra. Quyền hạn này được ban hành để tạo thêm phương cách để nêu ra và giải quyết những vấn đề sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Khi có lời yêu cầu của đại diện về sức khỏe và an toàn, nhân viên công đoàn vẫn có quyền vào nơi làm việc như hiện thời. ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN Đại diện có thẩm quyền là công nhân viên hoặc nhân viên có thẩm quyền của một tổ chức công nhân viên hợp lệ, đã hoàn tất chương trình huấn luyện được WorkSafe chấp thuận và đã xin giấy phép vào nơi làm việc do Tòa Sơ Thẩm Rebecca Carlon, cấp. Alcoa Australia Roll Products Họ có thể vào nơi làm việc trong giờ làm việc nếu họ có lý do hợp lý để nghi rằng vụ vi phạm Đạo Luật hay các điều lệ đã hoặc đang xảy ra. “Tôi tin là sự an toàn Vụ vi phạm tình nghi phải được mô tả trong Thông Báo Tinh Nghi Vi Phạm có thể làm thay đổi (Notice of Suspected Contravention). cục diện và tôi tin là Đại diện có thẩm quyền phải bằng mọi cách hợp lý để giao Thông Báo này cho chủ nhân, hoặc người nắm quyền quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc chúng ta có thể thay thay mặt chủ nhân, cũng như đại diện về sức khỏe và an toàn, nếu có, trước đổi thái độ của con khi bắt đầu xúc tiến điều tra. Các giấy phép không cho phép vào nhà tư, cho dù căn nhà tư nhân này cũng người.” là nơi làm việc hoặc là nơi Đạo Luật khác cấm vào. Đại diện có thẩm quyền phải chấp hành bất cứ yêu cầu về an toàn và an ninh hợp lý nào. Họ không được phép vào bất cứ phần nào của nơi làm việc được dùng làm chỗ ở hoặc do Đạo Luật khác cấm vào và phải chấp hành bất cứ yêu cầu về an toàn và an ninh hợp lý nào. QUYỀN HẠN VÀ BỔN PHẬN Đại diện có thẩm quyền không được gây trở ngại, cản trở, đe dọa hoặc gây sợ hãi cho đại diện của nơi làm việc bằng bất cứ hình thức nào. Tương tự, các chủ nhân hoặc đại diện của họ, không được khước từ không cho đại diện có thẩm quyền vào và không được gây trở ngại, cản trở, đe dọa hoặc làm cho họ sợ hãi. Điều thiết yếu là quyền vào nơi làm việc được hành sử một cách thích hợp và khuyến khích sự hợp tác tại nơi làm việc. Các chủ nhân, đại diện có thẩm quyền, các tổ chức công nhân viên hoặc công nhân viên lạm dụng hệ thống này sẽ không được dung thứ. Những vụ lạm dụng sẽ bị nghiêm trị. WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 13 9 TRUY TỐ VÀ PHẠT WorkSafe không chú trọng vào việc truy tố các doanh nghiệp hoặc cá nhân mà chỉ làm cho các nơi làm việc được an toàn hơn bằng cách nhận ra các vấn đề về sức khỏe và an toàn và giúp các chủ nhân loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ đó cho công nhân viên Chúng tôi chỉ sử dụng biện pháp truy tố khi người ta không đạt tiêu chuẩn chấp nhận được hoặc thể hiện sự bất cần cố ý về sự an toàn của công nhân viên. TĂNG TIỀN PHẠT Từ ngày 1 tháng Bảy, 2005, tiền phạt tối đa đối với các vi phạm nghiêm trọng Đạo Luật mới đã được tăng thêm: • Tiền phạt tối đa cho công ty được tăng từ 255.625 đôla lên 943.200 đôla; và Harry Lumanovski, Pilkington Australia • Tiền phạt tối đa cho cá nhân được tăng từ 51.125 đôla lên 188.658 đôla. Ngoài ra, Đạo Luật mới cũng qui định án tù đối với vụ gây nguy hiểm bất chấp “Tôi nhận được một cú hậu quả. Khi xảy ra vụ bất tuân hành Đạo Luật một cách cố ý và có tính toán, nay có thể bị phạt tù 5 năm. điện thoại vào sáng Thứ Bảy báo cho tôi THAY VÌ TRUY TỐ biết có người bị thiệt Một số biện pháp khác thay vì truy tố, được gọi là Sự Cam Kết Được Chấp mạng tại nơi làm việc Hành Theo Luật (Enforceable Undertakings) cũng được đưa vào Đạo Luật mới, bao gồm: và điều đó làm cho tôi • Án Lệnh Tai Tiếng Bất Lợi (Adverse Publicity Order); thực sự thấu hiểu rõ.” • Án Lệnh cam kết thực hiện các đề án cải thiện; và • Những cam kết đặc biệt về sức khỏe và an toàn cũng có thể được thi hành, đến 2 năm. 14 WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 10 THÔNG TIN KHÁC Nay chúng ta có Đạo Luật Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp mới, hãy tận dụng nó. Hãy dùng đạo luật này như là những ý kiến giúp quý vị xem xét lại sự an toàn tại nơi làm việc của mình, nói chuyện với công nhân viên của quý vị, lắng nghe những đề nghị của họ, và bảo đảm mọi người đều biết quyền hạn và trách nhiệm của họ. Cùng nhau chúng ta có thể tạo ra những nơi làm việc lành mạnh hơn và an toàn hơn. WorkSafe Victoria dần dà sẽ phát hành cả tài liệu hướng dẫn tổng quát lẫn tài liệu chuyên môn về cách chấp hành những điều khoản khác nhau của Đạo Luật, vì vậy hãy tiếp tục theo dõi tại www.worksafe.vic.gov.au hoặc điện thoại cho Dịch Vụ Cố Vấn của WorkSafe (WorkSafe Advisory Service) qua số 1800 136 089. John Chessells, Director, Ezidoor Muốn lấy một bản Đạo Luật mới, xin vào website www.dms.dpc.vic.gov.au hoặc điện thoại cho Thông Tin Tiểu Bang Victoria (Information Victoria) qua số 1300 366 356. “Làm thay đổi được là điều hoan hỉ. Làm cho mọi việc dễ hơn và an toàn hơn.” WORKSAFE VICTORIA / GETTING INTO THE ACT 15 WORKSAFE VICTORIA Dịch Vụ Cố Vấn 222 Exhibition Street Melbourne 3000 Điện thoại . . . . . . . . . . . 03 9641 1444 Điện thoại Miễn phí . . . . 1800 136 089 Email . . . . . [email protected] Văn Phòng Chính 222 Exhibition Street Melbourne 3000 Điện thoại . . . . . . . . . . . 03 9641 1555 Điện thoại Miễn phí . . . . 1800 136 089 Website . . . .www.workcover.vic.gov.au Văn phòng Địa phương Ballarat . . . . . . . . . . . . . 03 5338 4444 Bendigo . . . . . . . . . . . . . 03 5443 8866 Dandenong . . . . . . . . . . 03 8792 9000 Geelong . . . . . . . . . . . . . 03 5226 1200 Melbourne (628 Bourke Street) . . . . 03 9941 0558 Mildura . . . . . . . . . . . . . . 03 5021 4001 Mulgrave . . . . . . . . . . . . 03 9565 9444 Preston . . . . . . . . . . . . . 03 9485 4555 Shepparton . . . . . . . . . . 03 5831 8260 Traralgon . . . . . . . . . . . . 03 5174 8900 Wangaratta . . . . . . . . . . 03 5721 8588 Warrnambool . . . . . . . . . 03 5564 3200 VWA949/03/07.05
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net