logo

Tìm đường đi gần nhất

Khuyến khích hỗ trợ, tuyên dương những bạn trẻ HS-SV năng động, sáng tạo của thành phố trong tời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến vào thế kỷ 21, là một trong những mục đích lớn của đoàn thanh niên cộng sản TPHCM.
Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com TÌM ÐƯỜNG ÐI NGẮN NHẤT BẠN BÈ QUANH TA KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ, TUYÊN DƯƠNG NHỮNG BẠN TRẺ HS-SV NĂNG ĐộNG, SÁNG TẠO CỦA THÀNH PHỐ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TIẾN VÀO THẾ KỶ 21, LÀ MỘT TRONG NHỮNG MỤC ĐÍCH LỚN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN TPHCM.. BỞi HƠN LÚC NÀO HẾT, CHÚNG MÌNH PHẢI NHANH CHÓNG "CHIA TAY VỚI CÁCH HỌC THỤ ĐỘNG VÀ TẬP THÓI QUEN TƯ DUY ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO NGAY KHI CÒN NGỒI TRÊN GHẾ NHÀ TRƯỜNG. MỜI BẠN CÙNG VỚI LÊ THỤY ANH (“CỰU ĐIỂN HÌNH CỦA BÁO MT MẤY NĂM TRƯỚC) VÀ ĐINH BÁ TIẾN “TìM MỘT LỐI ĐI?.. Ngày chủ nhật, bạn muốn rủ nhóm bạn đi một tua quanh TPHCM: Chợ Bến Thành, Bến Bạch Đằng, Đầm Sen hay Suối Tiên... Vấn đề đặt ra: nên đi trên những cung đường nào để vừa đỡ tốn thời gian, công sức và đỡ... mỏi giò khi đạp xe? Hai bạn Lê Thực Anh và Đinh Bá Tiến (SV năm 4, khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM) sẽ giúp các bạn bằng phần mềm: "Hệ thống hướng dẫn giao thong”. Chỉ cần click con chuột, đường đi gần nhất sẽ hiện ra trước mắt bạn! * Đây là đề tài Bá Tiến và Thuỵ Anh tham dự cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm 1999 do Đoàn trường ĐHKHTN tổ chức. Theo hai bạn, hệ thống giao thông của TPHCM đang trở nên quá tải các cung đường thường xuyên bị kẹt xe... nên việc xây dựng một hệ thống chỉ dẫn giao thông trong thành phố là nhu cầu cần thiết. Phần mềm của Bá Tiên và Thuỵ Anh có thể ứng dụng trong nhiều vấn đề thực tế khác nhau: cung cấp hệ thống chỉ dẫn giao thông cho khách du lịch đến TPHCM. Hỗ trợ các phương tiện giao thông công cộng. Cung cấp hệ thống hỗ trợ cho các đơn vị cứu thương, cứu hoả trong việc tìm đường đi đến nơi cần cứu hộ. Hỗ trợ cho bưu điện trong việc chuyển phát thư, hàng hoá, quản lý taxi và hỗ trợ việc đưa đón khách của tài xế... Để đạt được hiệu quả tối đa đặt ra, Tiến và Anh đã chia nhau tham khảo các tài liệu nước ngoài về hướng dẫn giao thông, giải quyết nạn kẹt xe... Về dữ liệu, hai bạn đã số hoá bản đồ từ bản đồ du lịch của TPHCM và thu thập các dữ liệu về đường đi trong TPHCM. Dựa vào đấy, xây dựng bộ dữ liệu Topology cho các đường đi trong thành phố. Mạng lưới giao thông này gồm 5000 nút giao thông với các thông tin về các con đường (tên, lộ giới, vị trí vật lý) và các luật giao thông áp dụng trên con đường ấy. Những thông tin về các địa danh quan trọng cũng được thể hiện trên bản đồ. Với bài toán tìm “đường đi ngắn nhất" Tiến và Anh áp dụng thuật toán Dijkstra, với kết quả: trường hợp tìm được đường tốt nhất mất 0,1 miligiây, không có đường đi mất 320 miligiây, kể từ lúc click con chuột. Theo đó, con đường ngắn nhất từ NVH Thanh niên đến ĐHKHTN chỉ có độ dài 2,8km đi qua các trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ. Bài toán “tìm đường đi qua một số điểm chỉ định” hai bạn áp dụng giải thuật Little - Murty nhằm tăng tốc độ xử lý. Bài toán này đã giải quyết được vấn đề: tìm tổng độ dài đường đi ngắn nhất cho một người muốn đi du lịch qua một số điểm trong thành phố và quay trở về điểm xuất phát. Cả hai bài toán đều được xử lý trên máy Pentium MMX 233MHZ, 64MB RAM với ít nhất 20MB đĩa cứng trống. Thành công đến với Tiến và Anh, nhưng hai bạn vẫn còn trăn trở : "Chúng mình còn phải bổ sung rất nhiều dữ liệu về luật giao thông như thực tế, khả năng kết nối với các hệ thống định vị toàn cầu GPS. Vectơ hoá hết các dữ liệu trên bản đồ, không dùng bản đồ du lịch nữa... Mong ước của bọn mình là phát triển đề tài thành luận văn tốt nghiệp và tưưng lai sẽ hoàn chỉnh đồ án để bán ra thị trường!”. Có tự tin quá không đấy hai bạn? - "Tại sao lại không nhỉ? - Ở nước Đức đã làm được hệ thống này thì Việt Nam cũng làm được!". Không chỉ trong nội thành, bọn mình còn hướng ra ngoại thành và các tỉnh nữa cơ đấy! KHÔi NGUYÊN Cùng Bạn Tiến Vào Thế Kỷ 21 Page 1 of 1 February 10, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com ÁO HOA ÐÀO Ðường Chi (Bút nhóm Vòm Me Xanh) Không có hoa, không có bánh, không có nến sáng và những lời chúc tụng. Trăng khuyết vì không phải trăng rằm. Cây đổ bóng xuống sân và vài giọt mưa lạ lùng rơi lắc rắc. Sinh nhật mười bảy tuổi. Như ngồi một mình dưới mái hiên. Những cây cột nhà nâu bóng sừng sững im lặng. Ngọn đèn dầu lay động. Lũ mọt chậm rãi nhai gỗ, uể oải và buồn. Người ta nghĩ Như đang chờ đợi. Thực ra Như chẳng chờ bất cứ cái gì. Sáng mai Như sẽ lại trở dậy, sắc thuốc cho mẹ, nắm cơm, cho gà ăn và dắt trâu ra đồng. Sẽ gặp bé Miên đi học, hai bím tóc tung tẩy sau lưng và nhớ cái Mai em mình đang ở trọ trên thành phố. Cái Miên nhất định sẽ hỏi : "Chị có nhận được thư Mai không ?". Như lắc đầu khe khẽ, cuốn thêm một vòng thừng, nhìn theo bóng Miên. Xong vụ gặt, mẹ hối Như lên thăm em. Cái ô tô chạy như vũ bão, thi thoảng rà lại đón khách, thúng mủng chất đầy trên nóc nhảy chồm chồm vì ổ gà. Một cô gái cỡ hai mươi tuổi, răng đen hạt na ngồi xuống cạnh Như. Mọi người hơi nhốn nháo. Nếu là hàm răng đen của bà lão nào đó thì hẳn là không nhốn nháo (!!). Cô gái đeo đôi vòng tay vàng choé, chìa kẹo cao su mời Như, miệng dẻo quẹo. Như lắc đầu, lòng đầy ái ngại. Những chiếc xe sầm sập phóng ngược chiều cuốn bụi đường mù mịt. Xuống bến. Cả chục chiếc xe ôm trờ tới. Như tìm một ông xích lô, nhưng ông lão quầy quậy từ chối : "Đường nội thành cấm xích lô, phạt chết đấy !" Đám trẻ con bán hàng rong bu lại. Như giữ chặt tút xách trước ngực. Lũ trẻ chửi đổng, tản ra bốn phía. Chiếc xe ôm lượn vòng vèo qua những dãy phố dài, đỗ xế quán cà phê, giải khát Thuý Nga. Sườn quán có một ngõ nhỏ lầy lội, lóc xóc gạch vỡ. Mai ở cuối cái ngõ ấy. Trước kia, Mai sống với hai người bạn. Rồi nó bảo không hợp, tự tìm lấy phòng. Ngặt nỗi phải trả tiền thuê cao hơn. Nhưng có sao. Vì mẹ sẽ cố gắng xoay xở và Như chịu khó nhịn ăn nhịn mặc một chút. Mẹ bảo : "Em nó xa nhà, thiệt thòi nhiều!” Lúc Như lên thành phố, mẹ nhét vào làn đủ thứ hoa quả, bánh trái, lại bắt thêm chùm bồ kết trên quai túi. Tất cả là cho Mai. Như đứng thật lâu trước cửa phòng khoá chặt. By giờ tối vẫn chẳng thấy bóng Mai. Ngọn đèn hành lang toả bóng sáng yếu ớt. Bầy muỗi đói vo ve quanh đống túi xách. Chân Như tê rần, cổ khát cháy. Bà chủ trọ to béo nặng nhọc leo lên với chùm chìa khóa xủng xẻng đủ loại. Bà mở cửa rồi nheo mắt : 'Là chị thật à ?". Bốn mét vuông treo đầy những diễn viên Hàn Quốc môi tím mắt tím và các loại lẵng hoa, sách vở vứt trên giường, một cuốn từ điển lót dưới nồi cơm nguội khô cong. Mai về muộn. Thấy Như, nó có vẻ không vui. Đôi giày cao gót gõ mỏi mệt. Mai hỏi đúng một câu: "Gặt xong rồi à ? Khá không chị ?" rồi ngủ thiếp đi . Bóng Như in trên tường, buồn bã, bé nhỏ và lẻ loi. Nhớ nhà. Mẹ giờ này chắc đã ngủ. Con Ky nằm ngoài sân. Những con chó ngủ dưới sương đêm thường khôn hơn. Như mỉm cười, nhớ đôi mắt đầy rỉ của nó mỗi sáng. Khi còn bé, Mai vẫn gọi nó là em Ba". Như chui vào chăn, ôm ngang lưng Mai. Nó khẽ hẩy ra, làu bàu : "Để em ngủ !". Những chuyện muốn nói đành chờ đến sáng mai. Như xoay lại, nhìn những mảng tường lở ẩm ướt bắt ánh đèn cầu thang. Một tiếng tắc kè rầu rĩ. Buổi sáng, Mai hỏi chị : “Ở đây bao lâu ?". Như chạnh buồn : "Mẹ bo rỗi rãi, chơi với em vài bữa. Em bận thì chị về !". Mai vục gáo vào xô, nước bắn tung toé : "Sao chị lại dỗi, em có nói gì đâu ?" vẻ mặt không hài lòng. Như cặp đống quần áo trên dây phơi, tỉ mẩn nhặt những bông cỏ may bám vào gấu quần em. Tiếng còi xe máy hối thúc ngoài ngõ, Mai vội vã chải tóc, nói với : "Trưa em không về, chị ra phố ăn cơm bụi nhé !". Nó đi rồi, mùi nước hoa vẫn còn váng vất, nền nhà hằn lại vết đế giày lấm đất. Như đến bên cửa sổ, nhìn xuống sân. Thật im ắng. Một đống rác rưới mới đốt ngun ngút khói. Vòi nước lặng lẽ chảy xuống chiếc xô tôn cũ rích. Và chút ít Truyện Ngắn Page 1 of 3 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com nắng lọt qua những ngôi nhà cao tầng. Không gian phủ mờ mờ một lớp bụi nhạt và lành lạnh. Đứa bé nào đó khóc ré lên đòi mẹ. Dường như nghe tiếng ru. Nắng vừa thoáng bừng lên, chợt muốn díp mắt lại. Người xa nhà là Như bỗng nhớ cánh võng mắc giữa hai gốc nhãn, đu đưa trong bóng râm của vườn cây trái. Và cỏ dại thì thơm đến nao lòng. Trưa, Như lang thang trên phố. Hai người ăn mày ca đi ca lại một bài. Như bỏ vào túi họ một ngàn. Đứa bé con trừng mắt nhìn, môi trề ra giễu cợt và Như cảm thấy hối hận. Có những người nhận của bố thí nhưng chẳng bao giờ thấy đủ. Náu tạm dưới mái hiên tránh cơn mưa rào, Như luống cuống đụng đổ chiếc xe đạp. Một cô bé mi cong hét lên : "Trời ơi, mù à ?". Cô bên cạnh hích bạn : "Thôi, dựng lại là xong !". Đôi mắt liếc Như đầy giận dữ. Mưa táp vào mắt, vào hai cánh tay. Mái tóc ướt đẫm và lạnh. Hai đứa chỉ đáng tuổi cái Mai, cái Miên - những đứa em Như. Mai ngó chị thật lâu, thủng thẳng : "Chị đi chi ghê quá. Ướt hết rồi còn gì !", chẳng tỏ ra quan tâm. Như lặng lẽ đun nước cho Mai tắm. Lặng lẽ nấu cơm. Sắp mâm xong thì có còi xe máy. Mai hối hả xỏ giày, đeo túi, mở gương tô lại đôi môi. Rồi đi. Tiếng cười Mai vẳng lại, nhưng không phải dành cho Như. Một con mèo hoang kêu trên bậc cửa sổ. Như trộn cơm vào nắp vung, chúm môi gọi. Nó nhón nhén ăn, cọ bộ lông bụi bậm dưới gấu quần Như và bỏ đi. Bà béo đập cửa ầm ầm : "Cuối tháng, trả tiền thuê nhà nào !", chùm chìa khoá lóc xóc bên hông. Bà chép miệng : "Con Mai tệ thật, chị lên chơi mà cũng không chịu ở nhà !". Như tỉ mẫn tháo những mối len, đỡ lời : "Dạ, để em nó đi học. Cháu không sao !" – “Ừ, ra phố mà xem. Cũng lắm trò vui. Ra cho nó khuây khoả. Nhà quê làm gì có !" - "Vâng !”. Nếu phải chọn, Như thích ngồi một mình hơn là nghe bà nói xấu người này, chửi người kia, than thân và khoe những đứa con. Một mình, Như có thể suy nghĩ, sắp xếp lại những việc đã xảy ra, nhớ những gì cần nhớ và để nỗi buồn tự do trôi qua. Từ năm mười tám tuổi, thói quen ấy đã hình thành. Mẹ không yêu Như vì Như giống bố. Trong sâu thẳm, Như vẫn mong là chỉ bởi thế mà thôi. Mai lại về muộn. Như tắt đèn, ngồi bó gối trong bóng tối. Hai đốm sáng xanh lay động phía cửa sổ. Gió đưa vào mùi bụi đường và mùi hoang dã. Đốm sáng lẹ làng nhảy xuống nền nhà và nhìn Như trong trẻo, nửa e sợ, nửa cầu xin sự chở che. Mưa đêm chạy từng vệt dài trên khung kính, ánh chớp loé lên, vụt tắt, lại loé lên, vắt những đoạn dây đứt khúc trong bóng tối. Có tiếng đập cửa. Không phải Mai mà là gió. Như ngồi tới lúc sáng, tạnh mưa và trở rét. Con mèo cuộn thành hình chữ u, đầu giấu vào chân. Long xong tiếng xô chậu, người nói lao xao, chân chạy thình thịch. Cái cầu thang gỗ cũ kỹ rít ken két. Bà chủ nhà tắt đèn hành lang, đi qua cửa phòng, thả một câu bâng quơ : "Hai chị em ngủ muộn quá nhỉ !", không biết là gọi, là hỏi hay chào. Rồi đến giọng con trai : "Mẹ chậm thôi, cầu thang trơn đấy !". Như hé cửa. Thấp thoáng bóng một chàng trai, một người phụ nữ và cây gậy. Mai sầm sập chạy lên, va vào họ, đưa mắt nhìn hờ hững. Nó nắm lấy tay Như, mỉm cười, vẻ như bảo : “Em về rồi nhé !". Như đứng sau lưng em, nhìn vào gương. Mai lau lớp sơn môi, tháo đôi bông tai, nheo nheo mắt : “Sao thế chị ?" ' "Em đi đâu ?" – “À, sinh nhật cái Hoà !" - "Suốt đêm sao ?" - "Vâng, kiểu mới mà !" - "Kiểu mới ?" - "Là vui quên hết thời gian, chị ạ !" "Em chẳng nói gì với chị cả !", Như di di những vệt nước bám trên cửa kính. "Chị đợi em suốt đêm hả ?" - Mai ngỡ ngàng. Nó quàng tay qua cổ Như, khanh khách cười : "Chị mà thế thì ở đây lâu sao được !" Như hất tay em ra. Chừng như biết mình lỡ lời, Mai lẳng lặng xếp lại đống túi xách, quần áo quăng bừa bãi trên giường. "Chị giống hệt mấy đứa cùng phòng với em . Không tôn trọng tự do của người khác gì hết!” Nó kéo chăn kín đầu, sụt sịt. Nước mưa làm ướt ống tay áo Như. Dưới sân, hai bé gái mặc áo bông hoa đỏ chơi trò đuổi bắt, chạy vòng qua chiếc xô tôn cũ. Một đứa tóc dài , rượt đứa tóc ngắn, mặt tròn bầu bĩnh, hình như là cặp song sinh. Đuổi mệt, con chị cấu con em. Nó khóc ăn vạ và bà mẹ đang sửa soạn đi làm quát ầm lên. Con chị lại gần năn nỉ, buộc hộ dây giày. Thế là huề. Hai đứa chui Truyện Ngắn Page 2 of 3 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com vào nhà, đứng sau cổng vẫy chào bố mẹ. Như lục tìm khung cảnh quen thuộc ấy trong tiềm thức với niềm hy vọng nhỏ nhoi. Nhưng những hư ảnh chỉ lướt qua rất mong manh. Mai đưa chị ra bến. Nó cúi đầu, vân vê mãi chiếc khăn quàng. Như nhoài người, khe khẽ vẫy tay. Mai nhìn vào mắt chị , không thấy hờn giận, chỉ đau đáu một nỗi buồn. Nó bối rối: “Cuối tuần em về nhe!”' Khuôn mặt Như rạng lên, màu của hoa đào. Mai chẳng thể biết được chị Như đã khóc suốt đường về. Gió trên những cánh đồng buổi sớm cũng không làm khô được nước mắt. Có bao giờ người ta lại dành dụm nước mắt đối với một nỗi buồn hay một niềm vui (?!)... Ð.C Truyện Ngắn Page 3 of 3 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com CHÒI CU Huỳnh Thúc Giáp 1. Trên tầng 6 của tòa nhà tập thể có một cái chòi cu, đấy là nhà của Quỳnh. Nhiều khi, để tự an ủi, Quỳnh viện ra vô số ưu điểm của cái chòi cu đó : thứ nhất, được ở trên đầu thiên hạ, thứ hai, việc leo lên leo xuống hàng trăm bậc thang mỗi ngày cũng là một cách rèn luyện thân thể; thứ ba, trong cái chung cư khốn khổ thiếu gió, thiếu ánh sáng này thì trên cái chòi cu của Quỳnh lại thừa những thứ ấy. Và nếu thống kê cho hết, phải có tới thứ n những ưu điểm. 2. Quỳnh sống một mình, cuộc sống của những kẻ cô đơn thường buồn nhiều hơn vui. Công việc hành chính đơn điệu không hợp với một sinh viên mới ra trường đã làm Quỳnh tự cảm thấy nhàm chán với chính mình. Thỉnh thoảng Phong tới, mỗi lần tới đều tỏ vẻ ái ngại : - Em lên xuống thế này có mệt không ? Bao giờ cũng một câu như vậy. Ðược chưa đầy nửa năm thì Phong không tới nữa. Quỳnh chẳng biết lỗi do mình hay lỗi tại cái chòi cu ? Con Thùy bảo : - Có lẽ tại cả hai. Rồi thấy Quỳnh buồn, nó nổi cáu : - Việc quái gì chị cứ phải hành hạ mình như thế, không anh này thì anh khác, lo gì ! Quỳnh chẳng đính chính. Mà dù có đính chính cũng chẳng thể làm cho con Thùy nghe theo. Tính nó bốp chát, thẳng như ruột ngựa, đời nào nó chịu nghe Quỳnh phân giải, nhất lại là trong chuyện của Phong. - Kết thúc một mối tình như đơn giản như thế thôi sao ? Quỳnh hỏi. Con Thùy lại nổi cáu : - Tại chỉ cứ bi kịch hóa cuộc đời, sao lại không đơn giản ? 3. Những ngày nắng, Quỳnh mở toang các cửa cho nắng cho gió ùa vào. Có lần, Thùy đến chơi, nó reo lên : - Ôi, trên này thích quá ! Rồi nó săm soi chậu phong lan gầy khẳng của Quỳnh, cười khanh khách : - Thừa nắng thừa gió mà cũng chẳng ra hoa được. Hya là nó lây chị, lúc nào cũng ưu sầu ? Quỳnh chẳng thể lây cái tính hồn nhiên, vô tư của con Thùy. Lần khác, con Thùy đột nhiên cao hứng : - Chị Quỳnh nè, em mà là con trai, em yêu chị ngay. Và nó phá lên cười khanh khách. Biết là con Thùy đùa nhưng Quỳnh cũng cảm thấy lòng mình chợt ấm. Hôm trước, gặp Phong đi ngoài đường, Quỳnh định gọi nhưng cứ ngập ngừng. Phong phóng xe ào qua, mất hút. Chẳng biết có nên trách Phong hay không ? Nhìn lại mình trong gương, Quỳnh thấy thiếu tự tin : không đẹp, không xấu, và đặc biệt, không gây được ấn tượng cho người khác. Nhưng con Thùy lại bải : "Em thấy chị dễ thương, dịu hiền, con trai mà chẳng có ai thương chị thì có mà cận thị cả lũ". 4. Ba mẹ sống ở quê, một tháng hai lần Quỳnh về thăm. Những ngày còn lui tới chòi cu, Phong thường khen : "Con gái mà sống tự lập, giỏi quá !". Lương của một sinh viên mới ra trường chỉ vừa đủ cho Quỳnh mua sắm quần áo, đồ trang điểm. Còn cái chòi cu tuềnh toành chẳng có gì giá trị ngoài đống sách báo Quỳnh tha về mỗi ngày. Ðấy cũng chính là lý do để con Thùy hay lên chơi. Lần nào lên nó cũng vồ lấy báo đọc ngấu nghiến, đọc xong mới quay sang nói chuyện với Quỳnh. Phong không thế. Phong không thích đọc báo, cho rằng chỉ tổ mất thời gian. Thật ra Phong bận túi bụi, không có thời gian rảnh rỗi. Ra trường trước Quỳnh một năm nhưng Phong chỉ mới vừa xin được việc làm - một chân tiếp thị cho một hãng mỹ phẩm. Quỳnh thông cảm và chẳng trách Phong, bởi mỗi người đều có khó khăn riêng. Nhưng con Thùy thì trách : Truyện và Thơ Page 1 of 2 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com - Cái thứ người chỉ mãi lo chuyện làm giàu, không còn biết gì đến nhân tình thế thái. Quỳnh chống chế : - Phong không phải loại người như vậy. - Thế thì loại người gì mà yêu người ta rồi giữa đường bỏ cuộc ? Quỳnh im. Nước mắt cứ chực ứa ra. Thấy vậy, Thùy lại nổi cáu, cái "cáu" mỗi khi thấy Quỳnh buồn : - Em mà gặp thằng cha này ngoài đường, em sẽ chặn lại để hỏi tội. Tiếc là Phong không nghe được những lời này, nếu không, Phong sẽ phải bật cười trước vẻ hung tợn của con Thùy. 5. Từ ngày vào đại học, con Thùy không còn leo lên cái chòi cu của Quỳnh nữa. Việc học hành bận rộn quá. Cái chòi cu vắt vẻo trên tầng 6 của tòa nhà tập thể vắng hẳn tiếng cười khanh khách của con Thùy. Mỗi ngày, Quỳnh lên xuống hàng trăm bậc thang, chẳng còn cái cảm giác rèn luyện thân thể như trước mà cảm thấy lúc thì nó sâu hun hút, lúc cao vòi vọi. Mệt rã rời. Ðôi khi Quỳnh chợt nhớ tới Phong. Chắc là giờ này Phong đang rong ruổi đâu đó với mớ mỹ phẩm mà đêm nào ti vi cũng léo nhéo quảng cáo. Không rõ Phong có còn nhớ tới cô nàng hay sầu não là Quỳnh không ? 6. Buổi chiều, bất ngờ con Thùy điện thoại tới : - Chị Quỳnh nè, em vừa gặp thằng cha đen mập ú... - Thằng cha nào? - Thì chàng Phong của chị chứ còn ai ! Quỳnh nghe tim mình đập thình thịch : - Sao ? Tiếng con Thùy khanh khách ở đầu dây : - Chả biết dạo này hắn ăn cái chi mà thù lù như Trư Bát Giới. May cho chị đấy, vớ phải ông chồng như vậy có mà... toi đời. Ðang chực ứa nước mắt,nghe vậy, Quỳnh cũng phải phì cười : - Ðồ quỷ sứ ! Rồi Quỳnh mở toang các cửa cho nắng, cho gió tràn ngập vào cái chòi cu nhỏ bé. Giò phong lan khẳng khiu Quỳnh treo ở cửa sổ đang bắt đầu hé ra những nụ hoa tím bé xíu thật dễ thương. Chợt nhớ tới câu nói cửa miệng của con Thùy : "Việc quái gì chị cứ giữ mãi một bóng hình đã chết". Nghe thì có vẻ cải lương nhưng Quỳnh cũng phải công nhận, con Thùy nói có lý. H.T.G Truyện và Thơ Page 2 of 2 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com DÀNH CHO BẠN TRAI Thưa bác sĩ, lớp em tổ chức đi chơi ở Vũng Tàu. Em đâu có làm gì mà sau khi ngủ một đêm em bị sưng tinh hoàn trái rất đau. Em có bị làm sao không ? - Bạn đã bị viêm tinh hoàn. Trong cuộc đời người đàn ông, cơ quan sinh dục lâu lâu cũng bị trục trặc giống như tự nhiên bạn bị viêm họng chẳng hạn. Khác là thái độ của bạn đối với vấn đề này. Nếu viêm họng thì bạn lập tức thông báo với cha mẹ , bạn bè và đi khám bệnh để được điều trị ngay. Còn đau ở chỗ kín này thì bạn ngại nói. Hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Chuyện đi chơi chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ không phải là nguyên nhân đâu. Em xem đá banh khi thấy đá phạt trực tiếp, các cầu thủ lập hàng rào cứ lấy hai tay che hạ bộ, có phải là họ che tinh hoàn? - Nói chung là che tinh hoàn, dương vật vì bộ phận sinh dục là nơi tập trung nhiều thần kinh, bất kỳ va chạm chỗ nào cũng gây đau, hơn nữa tinh hoàn là một tổ chức có cấu tạo tinh vi, nhưng lại rất mềm, chỉ được bảo vệ bằng một cái áo khoác là da và cơ bìu dày 7 lớp. Nếu trái banh đá trúng vào đó có thể giập vỡ tinh hoàn khó có thể điều trị phục hồi được. Em cứ mặc quần trong, quần ngoài “nghiêm chỉnh” suốt ngày trời nóng thì tinh hoàn có sản sinh ra tinh trùng bình thường không? - Trên thế giới hiện nay đã có một số ý kiến về chuyện ăn mặc có làm giảm sản xuất tinh trùng. Như bạn đã biết, tinh hoàn "làm việc" trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của chúng ta. Có người mặc hai lớp quần nhưng làm việc trong phòng lạnh không thể làm tăng nhiệt độ ở chỗ "nhà máy" đó. Với các bạn đang đi học và những người đang làm việc trong môi trường khí hậu nóng nực thì có đáng lo không? Xin đừng lo, vì bìu là một chiếc áo tuyệt vời mà không có một loại siêu vải nào sánh kịp. Nó sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ của tinh hoàn. Có điều này nữa mà các bạn có thể yên tâm: từ khi các bạn dậy thì, tinh hoàn sẽ làm việc liên tục, không biết mệt mỏi để sinh ra tinh trùng. Mỗi phút nó sinh ra 50000 tinh trùng. Sơ sơ thì mỗi ngày bạn có 72 triệu tinh trùng ra đời. Chưa có một nhà máy nào với khuôn viên "khiêm tốn" mà “làm ăn” chất lượng đến thế. Bạn có 8 giờ ngủ ở nhà nữa, dại gì mà phải quần lớn, quần bé nhiều lớp lang quá vậy. Về nhà hãy diện quần tà lỏn để "nhà máy” tinh hoàn có điều kiện thư giãn. Bác sĩ khuyên tụi em : còn nhỏ không nên làm “chuyện người lớn”. Vậy “nhà máy” của tụi em đưa ra "sản phẩm mà “sản phẩm” bị ứ đọng làm sao ? - Bác sĩ tin rằng sau này bạn sẽ là nhà kinh doanh giỏi bởi vì trong chuyện làm ăn thì “đầu ra” rất quan trọng. Cơ thể có hai cách giải quyết đầu ra: - Ở một số bạn, chừng 10 ngày, nửa tháng hoặc lâu hơn khi túi tinh căng sẽ tạo ra phản xạ về não gây mộng tinh đẩy “sản phẩm” ra ngoài. - Còn hầu hết, tinh trùng sống có tuổi thọ chừng 6 tuần, nếu không được đưa ra ngoài thì chúng chết, tan ra, các chất tạo ra chúng được hấp thụ trở lại cơ thể để tái sản xuất. BS. LÊ THUÝ TƯƠI (Trích tập sách Chúng mình đi hỏi bác sĩ của bác sĩ Lê Thuý Tươi NXB Thanh Niên phát hành năm 99) Tuổi Chúng Mình Page 1 of 1 February 8, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com ÐẢO XANH CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI LTS : Me Nghịch - Phan Đức Thuận là một cây bút trẻ khá quen thuộc với bạn đọc MT. Vừa qua, Thuận có một chuyến du học ngắn ngày ở Singapore. Những câu chuyện kể của Me_nghịch, sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về đảo quốc nổi tiếng sạch và xanh này... Người ta gọi Singapore là con rồng, con hổ châu Á và những cái tên hoa mỹ khác thể hiện sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước này, nhưng tôi chỉ thích gọi là đảo xanh. Thành phố Smgapore, với những con đường sạch như lau, không khí rất ít khói và bụi , và tuyệt vời nhất là ớ đâu bạn cũng thấy toàn cây là cây. Người ta cố tình trồng cây ngay trên sân nhà, trên cửa sổ hai bên đường đi, cả trên những cây cầu dành cho người đi bộ vắt ngang đường. Cỏ và hoa, cây lớn cây bé, tưởng như chúng tự nhiên mà sống, rất sum sê, mà sao trật tự lạ lùng. Này nhé, trên cầu dành cho người đi bộ (over-pass) thì mọc đầy dây leo, hoa giấy; trên những bậc tam cấp hay thềm nhà là lớp cỏ xanh mịn màng, hai bên đường có hai hàng cây to và vô số những cây bụi. Không bao giờ bạn thấy kẹt xe ở Singapore, bởi vì có hai phương tiện giao thông cực kỳ hữu hiệu: xe điện và xe buýt. Xe điện đi rất nhanh, chạy dưới đường hầm hoặc trên cao; xe buýt tuy chậm hơn nhưng ngõ ngách nào cũng đến được. Những con đường rộng và rất nhiều cầu vượt làm cho giao thông thuậntiện hơn, tránh ùn tắc giao thông. Nếu muốn đi xe hơi bạn phải thật giàu có, bởi vì thuế đánh vào xe hơi rất cao, và xăng cũng rất mắc. Bạn sẽ phải mang trong mình ít nhất hai thẻ: thẻ xe buýt và thẻ nhà băng, ngoài ra còncó một số thẻ linh tinh khác như thẻ cư ngụ, thẻ bảo hiểm, thẻ tiền mặt, thẻ photcopy... Tất cả đều là thẻ từ, và khi bạn sử dụng nó sẽ trừ tiền dần. Khi hết giá trị, bạn sẽ phải đi "đổ đầy" lại (fill ụp). Ví dụ khi đi xe buýt, bạn nhét thẻ vào máy và bấm giá tiền (tuỳ theo số trạm mình đi qua), máy sẽ tự động trừ đi số tiền có trong thẻ, vì không có nhân viên xét vé nên rất cần ý thức tự giác của mọi người. Thỉnh thoảng có một nhân viên kiểm tra đột xuất, nếu thẻ bấm không đúng, ông ta sẽ lịch sự chìa tay mượn" thẻ của bạn và bấm lại. Đơn giản vậy thôi, nhưng ở Singapore là cực kỳ xấu hổ ! KỲ SAU : NHỮNG NGƯỜI BẠN KHÔNG HỌC CHUNG LỚP Cửa Sổ Nhìn Ra Thế Giới Page 1 of 1 February 10, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com Í! …CÓ NGƯỜI NHÌN LÉN! Có khi nào bạn bị ai đó để ý chưa ? Làm thế nào để biết được nhỉ ? Có vài triệu chứng, mình sẽ mách cho bạn nghe nhé ! Nếu để ý một chút (lại cũng là để ý !) bạn sẽ thấy những “tia cực tím” của đối phương dành cho bạn. Này nhé, người ta sẽ rất hay nhìn bạn với con mắt muôn màu muôn vẻ : nhìn say đắm, nhìn trìu mến, nhìn lén (mà mỗi lần bạn bắt gặp, lập tức người ta cứ bối rối như kẻ trộm bị "tóm" vậy) , nhìn gửi ý (vì con mắt là cửa sổ của tâm hồn mà !) v.v... và v.v… Trong lớp học, tự nhiên có một bạn khác phái thay đổi thái độ với bạn thì... hãy coi chừng !! Hoặc người ta đang “có ý" với bạn, hoặc bạn đang là cái gai trong mắt họ. Tuy nhiên phân biệt hai điều này thật dễ vì ở tuổi mới lớn, giác quan thứ sáu của bạn khá nhạy với chuyện "yêu", "ghét". Khi đối phương đã thực hiện "chiêu thứ nhất là chiếu "tia cực tím" vào bạn thì bước tiếp theo sẽ là "ôi trời ơi ! Mình bất ngờ quá. Đây là món quà dễ thương nhất mà mình có!” Tự nhiên lại có một món quà sinh nhật đầy bãt ngờ, bạn N.T.P.T. (trường PTTH Lý Thường Kiệt) đã phải thốt lên như vậy. Bài hát “Happy Bithday” của ai đó gởi qua tổng đài, hay một tấm thiệp xinh xắn mừng ngày 8-3 trong hộc bàn có làm bạn xao xuyến, tò mò không ? Ai thế nhỉ ? Câu hỏi này sẽ đeo bạn mỗi ngày cho tới khi... Sao bạn ấy cứ nhìn mình hoài vậy ta ? (Lúc này bạn không thể vờ không thấy người ta nữa rồi). Sao bạn ãy lại hay quan tâm giúp đỡ mình thế nhỉ? Và cả những lần gặp gỡ có vẻ tình cờ) chung đường về nữa chứ? Tất cả những sự việc đó sẽ khiến bạn đặt nhiều nghi vấn. Bạn có thể đoán ra thủ phạm "của món quà bất ngờ kia là ai rồi phải không? Bạn sẽ xử sự sao đây? Mình sẽ chú ý tới bạn ấy một chút, nếu bạn ấy làm mình cảm thấy thích. Còn nếu không thì minh cứ vô tư thôi" - đây là cách của bạn N.T.N.T. (trường Huflit). Còn mình chỉ xao xuyến một chút thôi. Dù gì các kỳ thi đối với mình vẫn quan trọng hơn " - bạn L.T.T (trường ĐH KHXH & NV) lại cho việc học là trên hết. Riêng bạn P.N.T. (cựu HS trường Lý Thường Kiệt) lại có một cách xử sự khá hay: "Mình sẽ rất biết ơn bạn ấy và sẽ chiêu đãi gọi là... đáp lễ. Còn sau đó hả ? Không biết nữa, (điều này tuỳ thuộc vào trái tim". Vâng ! Đây chỉ là số ít trong vô vàn cách ứng xử của người "bị" để ý, bạn có thể có một cách khác hay hơn chăng ?! Song dù là phương cách nào bạn cũng đừng để đối phương bị... "sốc" nhé ! Bạn T.T.N. (trường TH Cấp nước) thổ lộ: "Bạn ấy mang một bộ mặt thất tình vô lớp làm mọi người cứ nhìn N., làm như N. là nguời có lỗi vậy. Thật kỳ cục!” Còn bạn T.N.Đ. thì: "Bạn ấy ra sức bắt chuyện với các bạn gái khác trước mặt mình như thể chọc tức vậy. Trẻ con ghê!?” Bạn L.T.T.L. (trường Nghiệp vụ Du lịch) lại dở khóc dở cười kể : “Trời ơi, chỉ vì bạn ấy bỗng dưng siêng học bài, điếm thi cứ “top ten” mà tụi bạn lại nói mình có tài “hô phong hoán vũ” mới chết chứ!” v.v... Có một ngàn lẻ một cách xử sự thì cũng có một ngàn lẻ một kết quả. Bạn sẽ trở thành động lực giúp bạn ấy học giỏi hơn hay bạn sẽ là nguyên nhân gây ra tâm trạng bất thường của đối phương. Tất cả đều tuỳ thuộc vào sự khéo léo của bạn đấy. Tình cảm tuổi chúng mình còn trẻ dại lắm, chưa chín chắn, đó chỉ là sự nhất thời sẽ qua mau thôi. Tuy nhiên, bạn có dung hoà được những đợt sóng tình cảm này hay không là do nơi bạn đó ! NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO (Bình Thạnh, TP.HCM) Tuổi Chúng Mình Page 1 of 1 February 8, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com KHI TA LÀ CON MỘT Nguyễn Huỳnh Anh Thơ (Q.1, TP.HCM) NGÀY XƯA, ÔNG BÀ TA AI CŨNG “CON ĐÀN CHÁU ĐỐNG”, NHƯNG BÂY GIỜ, THẾ HỆ TUỔI TRẺ MỚI CỦA BỌN MìNH LẠI CÓ KHÔNG ÍT BẠN LÀ CON MỘT – CON DUY NHẤT TRONG GIA ĐÌNH. VÌ NHIỀU LÝ DO, HỌ KHÔNG CÓ ANH, CHỊ HAY EM GÌ CẢ. BỞI THẾ, KHI NÓI VỀ HỌ THÌ CÂU ÐẦU TIÊN MÀ NGƯỜI TA THƯỜNG BẢO NHAU LÀ: “CON MỘT ÐẤY!”. VÀ ÐƯƠNG NHIÊN, CHUYỆN “CON MỘT” LUÔN LÀ VẤN ÐỀ ÐƯỢC TUỔI MỚI LỚN QUAN TÂM. NHỮNG “HOÀNG TỬ NHỎ” Vốn hiếm muộn nên khi có con, ba mẹ Trần Tùng Kh. (lớp 11 trường CVA - HN) cứ xem anh chàng như một "hoàng tử nhỏ". Ngay từ nhỏ, Kh. đã quen đòi gì được nấy. Lâu dần, Kh. coi việc đòi hỏi của mình là điều tư nhiên và mọi người trong nhà - kể cả ông bà nội đều phải có nhiệm vụ đáp ứng tốt những yêu cầu (đôi khi rất “trời ơi đất hỡi") đó. Có lẽ các bạn sẽ không khỏi bực mình khi biết mới học lớp 9, ông "hoàng tử nhỏ" này đã đòi chạy xe Dream đến trường và mỗi ngày muốn mẹ phải cho vài chục ngàn "dằn túi". Lớn lên một chút, Kh. trịnh trọng tuyên bố : "Con chỉ thích xài hàng hiệu thôi. Nếu mẹ mua đồ dỏm thì cứ. .. bỏ vô tủ mà chưng, con không có đụng tới đâu !". Cũng là "con cầu con khẩn" như Kh., Nguyễn Thanh V. (phường 14, Q10.) tự cho mình cái quyền... sai khiến người khác. Hễ cần gì V. chỉ việc ngồi tại chỗ mà la toáng lên: "Mua đồ ăn sáng đi. đói quá rồi !"; "Lấy cái ghế giùm": "Tối thui sao hổng chịu mở đèn vậy?" v v Toàn là nói trổng như nói chuyện với em út - thậm chí lúc ba mẹ đang tiếp khách, V. vẫn luôn miệng oang oang như thế. Hai lần chứng kiến cảnh vô lễ của V. . tôi thực sự khiếp anh ta ! Kế nhà tôi thì có anh chàng 'hoàng tử 22 tuổi sắp tốt nghiệp đại học rồi nhưng tô mì gói cũng không biết "chế biến" thế nào để ăn được! Cầm ấm nước sôi chẳng hiểu lóng ngóng kiểu gì mà lại chế... vô tay. Thế là nguyên ngày hôm đó cả xóm bị chấn động bởi tiếng gào thét xen lẫn trách móc của anh ta. Và với hai ngón tay phỏng ấy anh ta nhất quyết nghỉ học một tuần lễ, dẫu thừa biết rằng ngày thi học kỳ đã đến sát bên và mẹ năn nỉ rát cả lưỡi. NHỮNG "NÀNG CÔNG CHÚA" Nếu như những anh chàng con một thường cho mình là "cái rốn của vũ trụ" thì tìm hiểu ở những bạn gái không có anh chị em, tôi nhận thấy họ cũng... đỏm dáng không kém ! Hầu hết các nàng công chúa" ấy đều được cha mẹ nuông chiều, nâng niu từ thuở còn nằm nôi nên càng lớn họ càng biết rõ thế mạnh" của mình và cứ thế lấn tới . Trong lần dự sinh nhật nhỏ bạn cũ hồi năm ngoái , tôi đã được ngồi kế một "nhân vật quan trọng". Sở dĩ bạn bè gọi như vậy là vì Ngô Thuỷ T. - tên cô bạn ãy - đã nổi bật hơn cả chủ nhân bữa tiệc hôm đó. Người ta mời 5 giờ nhưng mãi gần 7 giờ cô nàng mới bước xuống taxi, xúng xính trong bộ đầm nhìn là biết mướn ở... tiệm đồ cưới, tóc chải cao như sắp trình diễn thời trang. Thuỷ T. cười giả lả với mọi người “tại mẹ mình đi làm về trễ thành ra đưa mình tới hơi trễ chút xíu !". Trời ạ, đi sinh nhật mà mẹ phải gọi taxi và đưa tận nơi nữa chứ ! Ánh Xuân - bạn cùng phòng của tôi - kể : "Lớp tao có nhỏ kia con một, "khó chơi" lắm mày ạ. Nó quen được cưng rồi, bởi vậy không chịu đựng được khi gặp chuyện gì ngoài ý muốn. Chẳng chiều ai nhưng lúc nào cũng đòi người khác chiều mình. không là nó giãy nảy lên như... đỉa phải vôi, thấy bực con mắt !". Theo lời Ánh Xuân, cô bạn kia nhõng nhẽo với mọi người và sẵn sàng "làm dữ" mọi nơi, mọi lúc cho đến khi đối tượng... ghét quá hoặc chán quá, xuôi theo cho rồi ! Ngày xưa con gái dì Tư tôi cũng có một đứa em trai, nhưng từ năm lên sáu tuổi đến nay thì cô nhỏ lại hiển nhiên trở thành đứa con duy nhất khi thằng em trai mất vì bệnh sốt xuất huyết. Bao nhiêu tình thương dì dượng tôi đều dồn hết vào Trúc Mai - tên cô nhỏ - để cuối cùng, đứa "con gái rượu" ấy... thích chơi hơn thích học ! Càng lớn, Trúc Mai càng xem trọng chuyện son phấn, áo quần trong khi ở lớp học hành chả bằng ai , cứ thi lại liên tục. Vất vả lắm cô nàng mới "bò tới lớp 12, nhưng mới xong một học kỳ đã nằng nặc đòi nghỉ vì "học cực quá !" (!) Suốt ngày long nhong, cô "công chúa" của dì tôi vòi vĩnh đủ thứ. Hôm nhăn nhó con muốn sắm thêm chiếc lắc, bữa nũng nịu "mẹ đổi xe mới cho con đi"... Cũng Tuổi Chúng Mình Page 1 of 2 February 8, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com may là dì dượng tôi làm ăn khá giả, chứ đủ ăn đủ xài thì chả biết đào đâu ra tiền để đáp ứng những “yêu cầu"cao cấp ấy cho cô tiểu thư của họ "khỏi mặc cảm vì thua kém bạn bè" (lời dì Tư tôi đấy) Trường hợp Nguyễn Thị Hồng D. (P11, Q. GV) cũng chẳng khác mấy nàng "công chúa trên bao nhiêu. Ơ nhà quen ăn ngon, mặc đẹp nên mỗi khi sinh hoạt tập thể là D. cứ bĩu môi chê bai cái này, chỉ trích cái nọ. Như lần cắm trại năm lớp 10, trong khi cả lớp đều ngồi bẹp xuống tấm nilon trải dưới đất thì D. dùng dằng chê "đất cát dơ bẩn". Và sau khi tìm hoài hổng ra cái ghế nào. D. đã cẩn thận... xé tập lấy hai tờ giấy trắng lót ngồi trước sự khó chịu của bạn bè. Rồi hôm liên hoan cuối năm 12 cũng vậy, D. không ngần ngại mở miệng chê : "Nồi ragu gà toàn là xương với khoai, ở nhà mẹ tao chả bao giờ nấu lỏng bỏng kiểu đó". Dọn lên xong, chính cô chủ nhiệm lại nghe D. phàn nàn "chén đĩa hổng biết có sạch hông đây, sao toàn đồ đá, nhìn ớn ớn !". D. cứ luôn miệng chê mặc dù bản thân mình lại không biết làm gì bởi nhà đã có người giúp việc luôn lo hết mọi chuyện rồi. VÀ NHỮNG NỤ HOA TƯƠI THẮM Nhắc đến những "hoàng tử", "công chúa" chãnh chẹ thời nay, tôi không thể không so sánh với Thái Minh Tâm - bạn học thời phổ thông của tôi. Cũng là con một, cũng được ông bà và cha mẹ cưng chiều, nhưng M Tậm không hề ỷ lại hay đòi hỏi yêu sách cha mẹ này nọ. Ngược lại, anh chàng lớp trưởng ấy luôn là tấm gương sáng trong mắt bạn bè bởi thành tích học tập thật đáng nể, tính tình lại khiêm tốn, hoà nhã và hiếu thảo vô cùng. Hằng ngày, cứ sau giờ tan trường là M Tậm lại cọc cạch đạp xe ra chợ, phụ mẹ bán tạp hoá cho đến lúc trời sẩm tối. Bạn My Th. (Long Xuyên) cũng là một trong những "nụ hoa" mà tôi từng có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong kỳ nghỉ hè vừa qua. Xinh xắn, học giỏi và là "con gái rượu" của một gia đình khá giả ở Long Xuyên nhưng My Th. chưa bao giờ bị ai phàn nàn về lời ăn tiếng nói hay chê bai cách cư xử cả. Cô bạn nhỏ này biết làm bánh, nấu ăn và đang cố gắng học thật chăm để sang năm thi vô trường Luật. "Mình sẽ bênh vực và giành quyền lợi cho những người yếu thế, nghèo khổ - My Th. nhỏ nhẹ nói với tôi. THAY LỜI KẾT "Con một là con hư - người ta thường nói với nhau như thế và thực tế cho thấy không ít những người con một đều mắc bệnh "coi trời bằng vung", cứ biến mình thành những tiểu thơ công tử với bao điều chướng tai gai mắt. Cũng may, giữa vô số cô chiêu, cậu ấm... đáng ghét ấy, vẫn còn xen kẽ những bông hoa tươi thắm - những người con hiếu thảo chăm học và không bị nhiễm "hội chứng con một”. Tuy chỉ là số ít thôi, nhưng các bạn ấy có rất nhiều cái hay để chúng mình học hỏi đấy ! Mong sao bước vào thẽ kỷ 21, học trò bọn mình sẽ không còn gặp những “công chúa", "hoàng tử” kiểu "trời ơi" giữa đời thường nữa ! NGUYỄN HUỲNH AN THƠ (Q1., TP.HCM). Tuổi Chúng Mình Page 2 of 2 February 8, 2002 M¿c Tím SÓ 410 www.MuctimVN.com KHONH KHC CHI“U MÏ Quyên (K42B Báo chí - ñH KHXH & Hà N¶i) ñánh máy: Sharon Phåm Tôi thèm ÇÜ®c bình yên vào nh»ng khoänh kh¡c cuÓi ngày. Và tôi låi d¡t xe Çi. Anh g†i låi, nhæn mày: “Låi Çi cà-phê-m¶t-mình hä? Anh nói thÆt nhe, con gái gì mà chui vào m¶t góc quán tÓi om, m¡t ngÖ ngÄn nhÜ ngÜ©i mÃt hÒn, chân thì rung rung theo nhåc. ChÌ thi‰u m‡i Çi‰u thuÓc trên tay n»a là thành bøi Ç©i, con trai nó khi‰p! Sao không rû anh trai mày Çi cùng?”. Tôi vênh m¥t: “Anh ª nhà lo làm ÇÒ æn Çi, m¥c kŒ em!”. RÒi lên xe. ChiŠu lÖ Çãng trong ánh n¡ng nhàn nhåt h¡t lên nh»ng dãy phÓ dài mŒt mÕi. Hoa dâu xoan tr¡ng bông hai bên ÇÜ©ng, cùng v§i hoa ng†c lan toä hÜÖng thÖm ng†t ljn mŠm lòng. Tôi vØa Çi vØa lÄm nhÄm hát “TÓi nay cà phê m¶t mình, Hà N¶I buÒn tênh”. Ch®t phì cÜ©i vì câu hát cäi biên. CÜ©i xong, lòng låi nôn nao ngây ngây nhÜ vØa vu¶t mÃt m¶t ÇiŠu gì. ChiŠu Çang trôi. - Em là con-gái-Sài Gòn ? Gi†ng miŠn Nam âm Ãm, ngòn ng†t và có vÈ chân thành. - Sao anh hÕi lå th‰ ? - Ô, tôi lÀm. Em là con-gái Hà N¶i. Vì tôi thÃy em giÓng con gái Sài Gòn quá. Nܧc da nâu, cái nón, cách æn m¥c... - Thôi thôi Çû rÒi, chào anh! Tôi vøt nh§ t§i l©i mË d¥n, ÇØng bao gi© làm quen v§i bÃt cÙ ai ª ngoài ÇÜ©ng. Anh ta tæng ga, ÇÜa tay vuÓt vuÓt mái tóc-m¥c dù Çã ÇÜ®c bu¶c túm bªi m¶t s®i dây thun vÅn có m¶t l†n tu¶t ra xÕa xuÓng trán, hÃp tÃp nói: - Này em, khoan Çã ! Tôi hi‹u rÒi, mình vào m¶t quán cà phê nào Çó, nhÜ th‰ h®p lš hÖn, n‰u em không bÆn... - Không, tôi rÃt bÆn ! Tôi kiêu hãnh nhÃn pê-Çan và thÃy mình rÃt khá, tuy r¢ng hÖi trÈ con m¶t chút. ñ‰n quán CÕ Lá, tôi phanh két låi. ChiŠu Çã thÅm l¡m rÒi. Anh sinh viên nª nø cÜ©i quen thu¶c cùng cái bÆt tay “ñen nóng nhé”. Tôi gÆt ÇÀu rÒi Çi vŠ phía gÓc cây ng†c lan cuÓi vÜ©n. Lá và cÕ lao xao dܧi chân. Cäm giác thÆt dÍ chÎu và yên bình. HÜÖng ng†c lan quÃn qušt không gian, dÎu dàng và ngây ngÃt. ñi kh¡p Hà N¶i tôi m§i ch†n ÇÜ®c nÖi này Ç‹ thÕa mãn n‡i thèm khát ÇÜ®c bình yên và ÇÜ®c v‡ vŠ, xoa dÎu. Nh»ng cây n‰n trong khu vÜ©n b¡t ÇÀu ÇÜ®c th¡p lên sáng ngÆp ngØng và bí Än. Tôi khua ly cà phê, lòng mênh mang t¿a nhÜ nh»ng con sóng lan ra khi g¥p m¶t cÖn gió nhË. Th‰ là m¶t ngày Òn ã Çã låi trôi qua. Vui buÒn h‡n Ƕn. VØa thích thú say mê, vØa lånh lùng s® hãi, nhÜng tÃt cä së không bao gi© l¥p låi. VÎ cà phê Ç¡ng pha chút ng†t cûa ÇÜ©ng tan trên ÇÀu lÜ«i miên man. Tôi thÃy mình th¿c s¿ thÃm thía nh»ng giây phút, nh»ng ngày gi©, nh»ng næm tháng mà mình Çã sÓng. Yên tïnh quá. DÎu dàng và cô ÇÖn ljn có th‹ khóc ÇÜ®c. - Này em, con gái Hà N¶i-nói-dÓi... TruyŒn ng¡n Page 1 of 3 January 16, 2002 M¿c Tím SÓ 410 www.MuctimVN.com - Xin ÇØng ai quÃy rÀy tôi ! - Dù sao thì tôi cÛng muÓn ÇÜ®c ngÒi Çây, Bé con à. VÅn gi†ng Sài Gòn âm Ãm, ngòn ng†t và chân thành. Tôi thoáng m¶t chút nóng bØng m¥t, không ng© anh ta cÛng vào Çây. RÒi lÃy låi s¿ bình thän, tôi nói: - Làm Ön Ç‹ tôi ngÒi m¶t mình Çi ! - ñây không phäi là ÇÜ©ng phÓ, sao em không muÓn làm quen ? - ñÖn giän là tôi không thích Òn ã. - Này Bé con, em rÃt bܧng ! - Còn anh-Nhóc-con, xin hãy Ç‹ tôi yên ! . Tôi cÛng không vØa. - N‰u tôi không nhÀm thì tôi hÖn em ljn 5 tu°i và cao hÖn em ljn 13 phân rÜ«i. - ñØng láu cá ! - Em không nghï r¢ng có m¶t ngÜ©i Ç‹ trò chuyŒn sau khi Çã mÕi óc suy nghï vŠ m¶t ngày Çã qua, là thú vÎ hÖn sao ? - NhÜng tôi thích cô ÇÖn. - ñØng nói th‰ và ÇØng xÜng “tôi”, khó nghe l¡m Bé con. Em thích cô ÇÖn, Çó chÌ là m¶t cách nói dÓi lòng - hiŒn tÜ®ng mâu thuÅn gi»a tâm lš và ngôn tØ cÛa nh»ng cô bé bܧng bÌnh. Cô ÇÖn kéo dài, em së thÃy s®, Çúng không ? - Không, tôi Çã rÃt thú vÎ khi có nh»ng tÓi m¶t mình th‰ này. - NhÜng së thú vÎ hÖn nhiŠu khi trò chuyŒn cùng m¶t kÈ “thích cô ÇÖn” thÙ hai là tôi. RÒi em së thÃy ! - Anh t¿ tin quá ! - Và Çáng m‰n n»a ! - Anh ta láu lÌnh nhìn tôi. Thay vì phì cÜ©i, tôi Çã kÎp lånh m¥t låi. - Ngày hôm nay, có bình thÜ©ng ÇÓi v§i em không ? Anh ta b¡t ÇÀu nghiêm túc, m¡t nhìn xa xæm. Hình nhÜ ánh m¡t Ãy Çang ánh lên niŠm khát khao s¿ ÇÒng ÇiŒu, tri k›. Tôi không th‹ cÙng cõi ÇÜ®c n»a, càng không th‹ l¥ng im hay là Çùa c®t. - Ngày nào trôi qua, v§i em, cÛng rÃt Çáng nh§. - Tôi thÃy mình già nua l¡m rÒi, Bé con có thÃy th‰ không? - M¶t ông già 25 tu°i Ü ? - ¯, thì so v§i em, tôi già hÖn rÃt nhiŠu. - Em cÛng së phäi già... Gi†ng tôi trª nên ngÖ ngÄn. Tܪng nhÜ låi có th‹ bÆt khóc khi nghï ljn m¶t ngày nào Çó không còn ÇÜ®c xao xuy‰n bùng m¶t thÙ tình cäm trong trÈo và nguyên sÖ trܧc tÃt cä nh»ng ÇiŠu giän dÎ nên thÖ cûa cu¶c sÓng. Không còn ÇÜ®c lÖ Çãng Çåp xe trên phÓ, không ÇÜ®c lôi vŠ nhà nh»ng loài lá cÕ lå... và không ÇÜ®c rút vào m¶t góc quán cà phê nhÜ th‰ này Ç‹ mà thoä mãn n‡i vu vÖ cûa tu° trÈ. - Bé con bi‰t không, cho ljn bây gi© tôi m§i nhÆn ra, tháng ngày qua tôi Çã sÓng thÆt bÒng b¶t, vô nghïa. Tôi Çã sÓng vÜ®t quá con ngÜ©i mình. Tôi không thích cu¶c sÓng bình l¥ng, nên Çã phá phách và buông thä, Ç‹ gi© Çây nh»ng huy hoàng Çó cÛng Çã t¡t rÒi. Không bi‰t tôi Çã chín ch¡n ÇÜ®c chÜa khi ch®t nhÆn ra r¢ng, cu¶c sÓng nào mà không có cái giá cûa nó. TruyŒn ng¡n Page 2 of 3 January 16, 2002 M¿c Tím SÓ 410 www.MuctimVN.com Tôi le lÜ«i, khó hi‹u. Anh ta quay sang tôi, mÌm cÜ©i: - Bé con, không hi‹u tôi Çang nói cái quái qu› gì, phäi không? Em còn trong trÈo l¡m m¥c dù Çôi lúc có cÓ già d¥n Çi n»a. Tôi không muÓn em hoài nghi, thi‰u niŠm tin vào cu¶c sÓng. ChÌ vì tôi rÃt m‰n em nên tôi m§i nói ra nh»ng ÇiŠu Çó. Em hãy sÓng b¢ng chính mình Çi, ÇØng dè d¥t mà cÛng ÇØng buông thä. LÆp dÎ quá cÛng không tÓt Çâu, sau này nghï låi së thÃy mình kh© khåo... Tu°i trÈ phù du n‰u không bi‰t n¡m gi». Tôi rÃt Çau ǧn vì hình nhÜ tôi Çã Ç‹ vu¶t mÃt nó... Mà thôi, ta nói chuyŒn khác nhé. - Anh ta cÀm ly cà phê Ç¥t vào tay tôi, ân cÀn và nhÕ nhË: - UÓng Çi, Bé con. Tôi Çã quÃy rÀy em nhiŠu quá, phäi không? Tôi ngoan ngoãn ÇÜa ly cà phê lên miŒng thay cho câu trä l©i “Không Çâu, Nhóc con å”. Nh»ng ng†n n‰n cùng nh»ng vì sao tr©i nhÃp nháy dܧi nh»ng tàng lá, lung linh và kÿ diŒu. M¶t chi‰c lá r§t xuÓng bàn thÆt nhË, nhÜ s® tôi v§i anh giÆt mình. - Hà N¶i dÎu dàng Ç¢m th¡m quá, nhÜ m¶t khúc hát ru n‡i lòng. - Còn Sài Gòn thì sao? - Tôi mª m¡t to ch© Ç®i. - Em thÃy sao, con gái Hà N¶i ? Tôi không hi‹u câu hÕi, nên anh v¶i vàng nói ti‰p. - Em së cäm nhÆn ÇÜ®c Sài Gòn ngay thôi, n‰u em... nhìn kÏ låi tôi. V§i låi, qua ti‰p xúc v§i tôi, em có th‹ thÃy ÇÜ®c. Tôi båo dån nhìn vào anh. Tóc dài ngang tàng và bøi b¥m. M¡t sáng dܧi Çôi mày Çen rÆm. TÃt cä toát lên vÈ dÛng mãnh và m¶t chút phóng túng... Phäi chæng, Sài Gòn là nÖi cûa nh»ng con ngÜ©i månh më, lãng tº mà không kém phÀn Ça cäm, sâu s¡c ? - Ngày mai, anh có sÓng khác ngày hôm nay không ? Tôi Ƕt ng¶t hÕi. - Ngày mai thì không th‹ giÓng hôm nay cÛng nhÜ hôm nay không th‹ là hôm qua. Ai cÛng muÓn mình hoàn thiŒn hÖn nên rÃt có th‹ là tôi së sÓng khác Çi. Còn em, nh»ng gì tÓt ÇËp cûa ngày hôm nay, ngày mai em ÇØng Çánh mÃt nó nghe, Bé con. Anh nhìn tôi, ánh m¡t Ãm áp, dÎu dàng và ÇÀy niŠm tin. - Em phäi vŠ rÒi ! - Tôi së ÇÜa em vŠ ! - Không, em muÓn ÇÜ®c m¶t mình. Em thích Çi m¶t mình ! - Låi bܧng bÌnh rÒi. Thôi ÇÜ®c, tôi tôn tr†ng em. Chúc em niŠm thanh thän ! HÜÖng ng†c lan quÃn vào lá cÕ, Çu°i theo chân tôi dây dÜa và niú kéo. Tôi Çã d¡t xe ra t§i bøi trúc trܧc c°ng. - Này Bé con, tôi quên mÃt. Mai tôi không còn ª Hà N¶i n»a. Em ÇÒng š gºi cho tôi m¶t chút gì cûa Hà N¶i, nghe. Anh ÇÜa cho tôi m¶t mänh giÃy xanh có dòng ÇÎa chÌ rÒi phóng vøt Çi, mÃt hút dÀn trên con ÇÜ©ng loang loáng ánh Çèn. Sao tr©i chÌ còn là nh»ng chÃm sáng tí xiú, hun hút trên nŠn tr©i Çen th£m. Ngày mai së khác ngày hôm nay, së không bao gi© l¥p låi ! Hình nhÜ tôi khóc. M.Q TruyŒn ng¡n Page 3 of 3 January 16, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com NHÍ NHỐ NHÍ NHỐ CƯỜI MÍM CHI CỌP KHỎI CẦN DZÊ AD và MR đang nói chuyện. MR: Nhỏ Quyên là bạn than của bà phải không? AD: ừ ! Thì sao ? MR: Bà giới thiệu cho tôi đi ! AD: ông không có dzé đâu. MR: Khỏi cần dzé tôi đi thẳng vào cửa luôn. AD : !!! MỘT BẠN QUÊN GHI TÊN KỊP THỜI MR : Hôm qua tui thấy một người mà cứ tưởng là bà. AD (biệt danh ú) : Thấy ở đâu? MR: Dưới gốc dừa. AD: Thấy sao không lại ? MR: Vì tui kịp nghĩ ra bà thì làm gì nhỏ hơn gốc dừa. AD (trợn mắt mém xỉu !). ĐẶNG THỊ HOA (Lớp Sử - 1 B K22 ĐHSP Quy Nhơn, Bình Định) CHIM ĐA ĐA BIẾT NÓI! Một MR thấy AD ngồi trên cây đa gặm xoài . MR (trổ tài ca hát) : “Có con chim đa đa nó “trèo” cành đa, sao ăn có một mình mà không để phần ta". AD (ngó xuống) : Ừa, ông đợi tui gặm xong , còn cái hột cho ông. MR (tắt đài) MỘT BẠN QUÊN GHI TÊN THÌ RA NGÓI Ðà HẾT! AD 1 : Hôm qua có một chàng nói dzới tao : Qua trường ngả nón trông trường. Trường bao nhiêu ngói, tui thương nường bấy nhiêu. AD 2 : Sướng nha ! Vậy là mày gặp được người trong mộng rồi. AD 1 : Sướng... con khỉ ! Mày không thấy trường mình mới đổ mái bằng sao ? Có còn viên ngói nào đâu ? AD 2 : !!! MỘT BẠN QUÊN GHI TÊN CẦM CA MR 1 : Cắm trại thế nào, dzui không ?! MR 2 : Dzui ! (mà vẻ mặt ỉu xìu !). MR 1 : Dzui sao mà mày ủ ê quá dzậy ?! MR 2 : Vướng phải nghiệp "cầm ca”. M R 1 : Làm “ca sĩ” sướng quá rồi ! MR 2 : Sướng nỗi gì ! “Cầm ca” đi xin nước bị chó cắnin ba lỗ ở chân đây nè ! MR 1 (chới với) : Đâu ?! TRƯƠNG QUỐC PHONG (BR-VT) ĐI LAU CHO RỒI AD (đang lau bảng) gặp MR đi vào. AD : T, ông lau bảng giùm tui nhe. MR : Nếu không có tôi thì bà sai ai ? AD : Nếu không có người thì tôi sẽ tự làm. MR : Vậy bà xem như tôi không có đây đi. AD : ừ, cũng được. Vậy ra ông không phải là người. MR (lấy đồ đi lau bảng). HỒ THỊ THANH XUÂN (Vĩnh Long) Nhí Nhố Page 1 of 3 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com GAN CAN COOK CHÁO MẮT NAI (Chỉ tuyển những đấu bếp có. . . "gan cóc tía ) Thị trường có cháo mắt heo, Nay tui bắt chước ăn theo một phần Xin các nàng chớ phân vân ! "Mắt nai... nấu cháo" là phần khác đây !! Vật liệu xin cũng trình bày : Đầu tiên phải hứng lệ... "sầu đông" rơi !? Hứng cỡ. . . ba lít đủ rồi, Nấu chung với gạo. . . Hà Đông đến nhừ ! “Hành... hung" vài cọng : vô tư, "Chanh. . . chua” xắt miếng nặn vừa đủ ăn, “Tiêu. . . cực " : để sẵn trên bàn, Khi nhắc cháo xuống là . . . "lan " dzô liền ! Ngửi thôi, cũng đã phát ghiền !!! Xực dzô là sẽ lên. . . tiên ngay mà !!! Nhân tiện ngày cuối. . . tháng ba, Mời các nàng thưởng thức tài chúng ta VŨ NGỌC NHẬT QUANG (11B trường PTTH Trần Phú) PHỎNG DZẤN NÀNG MÊ CA NHẠC • Chào bạn, nghe nói bạn rất thích ca nhạc. Vậy bạn có thể cho mình phỏng dzấn chút xíu được hôn ? - Giữa khung cảnh hoa cỏ mùa xuân mát mẻ như dzầy mình rất sẵn lòng. • Trước tiên bạn có thể cho biết bạn thích gì và ghét gì nhất không ? - Mình thích nhất là những cánh phượng hồng rơi trên con đường đến trường dưới cơn mưa lao xao. Còn ghét nhất là phải vĩnh biệt mùa hè. • Ồ ! Bạn cũng lãng mạn quá ha. À, hẳn bạn đã từng đi thi hát ? - Chuyện một thời đã xa ấy mà. 20-11 vừa rồi trường tổ chức văn nghệ, mình đại diện lớp thi đơn ca. Vừa đặt gót hồng lên sân khấu thì "rụp", trong khoảnh khắc, chiếc giày một tấc của mìnhtự nhiên trống vắng... cái gót. • Chà, xui quá. Rồi sao nữa ? - Thì em về tinh khôi chứ sao nữa. Tức thiệt, nếu không có sự cố đó thì giải nhất đơn ca của nhỏ Bích Hồng chỉ là thiên đường mong manh. • Ủa, mình thấy Bích Hồng cũng hát hay lắm mà? - Hứ. Cỡ nhỏ đó chỉ có thể xin làm người hát rong thôi. • À bạn có đuôi" không vậy ? - Ừm. Cũng có một vài tên con trai trong lớp tặng mình ca dao em và tôi. Có tên còn làm thơ tóc em đuôi gà tặng mình nữa chứ. Nhưng những lời dối gian ấy khó làm cho mình thấy trái tim không ngủ yên được. Có lẽ mình vẫn đang tìm bóng. • Vậy sắp tới bạn có dự định thi hát nữa không ? - Ôi, sau tai nạn vừa rồi mình chỉ còn dám ngồi hát ca bềnh bồng trong... bồn tắm thôi. • Phản ứng của gia đình bạn ra sao? - Cha yêu và mẹ yêu thay nhau mắng đứa con yêu này... té tát. • Còn phản ứng của bạn ? - Tự nhủ tôi ơi đừng tuyệt vọng và hứa hãy yên lòng mẹ ơi, ba ơi. Con sẽ đi học hát. • Cám ơn bạn và chúc giọng ca của bạn.. . đè bẹp nhiều đối thủ hơn . DIỄM TRANG (Bình Thạnh) BÍ QUYẾT CỦA CHÀNG BÍ QUYẾT 1 Nhí Nhố Page 2 of 3 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com MR 1 : Đưa nhỏ về, bao nhiêu đường mày không đi , chui vô chi mấy con đường nhỏ xíu dzậy ? MR 2 : Đường nhỏ ít có các quán ăn như đường lớn ! MR 1 : à... QUỐC CƯỜNG (Củ Chi) Bí QUỸ 2 MR 1 : Nhỏ Lan đến tìm mà mày mặc quần sọc thế ? MR 2 : Để con nhỏ thấy “chân" ghẻ của tao mà xù tao, tha tao chứ chi. MR 1 : Hết biết !!? N.D.L. (10H PTTH Chuyên TG) ÐỐI ÐÁP LƯỢM LIỀN • Tại bãi giữ xe, MR thấy một AD bị kẹt loay hoay ở giữa. MR (tranh thủ cơ hội) : Nhỏ ơi ! Có cần mình... bế ra cho mau hơn hôn dzậy ? AD : ông làm ơn bế... chiếc xe giùm tui. MR (dzọt mất tiêu). NGUYỄN TRẦN QUỐC CƯỜNG (Củ Chi) • MR: Nhìn tướng bà nếu mà chụp hình thi “ảnh dòm thấy đã” chắc là giải nhất. AD (kềm chế): Ờ, tại ông không thi nên tui mới giải nhất, nếu ông thi chắc tui giải nhì rồi. Xí… í… MR (quê độ) QUỐC HOÀNG (Cần Thơ) • MR: Bà N, ngày hôm qua bà đi chơi dzới thằng T. có dzui hông? AD: Nín đi. MR: Ủa, nãy giờ tui có khóc đâu mà bà dỗ tui nín đi!? AD (mắt trợn trắng). TRẦN THỊ CẨM THƯ (PY) • Hai MR chọc ghẹo một AD. MR 1: Ngó lên cành tre gặp con sáo sậu. MR 2: Dòm xuống mắt nàng thấy… con đậu con bay. MR 1: Thương em không biết tỏ bày. AD (xách guốc): Vậy thì hãy để chị hai đây chỉ giùm! MR 1 và MR 2: A lê… dọt lẹ! C.K (Cần Thơ) CHUYỆN THIỆT 100% LÀ GÌ ? (chuyện xảy ra vào giờ Văn lớp 11/5 trường Phú Hưng, thị xã Bến Tre) Cả lớp đang học bài Thề non nước của Tản Đà. Cô: Trong bài, tác giả thường nhắc đến thời gian chờ đợi giữa non và nước. Vậy các em cho biết thời gian ở đây đóng vai trò gì? Cả lớp: … ! Một học sinh xung phong: - Thưa cô, thời gian ở đây chỉ đóng vai trò là… chất xúc tác thôi ạ! Cả lớp cười nghiêng ngả. LÊ DUY TÂM Nhí Nhố Page 3 of 3 February 14, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com NHỮNG GƯƠNG MẶT THÁNG BA TRONG SỐ HƠN 170 GƯƠNG MẶT TRẺ ĐƯỢC HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN TPHCM BÌNH CHỌN LÀ “THANH NIÊN SỐNG ĐẸP 1999" VỪA QUA, CÓ MỘT SỐ BẠN ĐANG Ở ĐỘ TUỔI MỰC TÍM. MỘT ĐIỂM CHUNG Ở NHỮNG BẠN TRẺ ẤY, LÀ HỌ Đà BIẾT SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG VÌ LỢI ÍCH CỦA MỌI NGƯỜI, CỦA CỘNG ĐỒNG XUNG QUANH. GIỮA ĐỜI SỐNG CÔNG NGHIỆP TẤT BẬT NÀY, NÉT ĐẸP TÍNH CÁCH ẤY CÀNG ĐÁNG TRÂN TRỌNG. HỌ CHÍNH LÀ NHỮNG "TẾ BÀO" TÍCH CỰC TRONG PHONG TRÀO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐOÀN. TRẦN LƯƠNG HỒNG NHUNG – cô bạn có tài… “rủ rê” Trong danh sách điển hình, tôi chú ý đến cái tên Trần Lương Hồng Nhung (sinh năm 1981) với dòng thành tích ngắn gọn: 5 lần tham gia hiến máu nhân đạo và vận động được 12 bạn khác cùng tham gia hiến máu. Xuất phát với dòng địa chỉ đội CTXH Bình Minh, phường 6, Q.Bình Thạnh, tôi nghĩ đến một số câu hỏi để... thử thách tài ăn nói thuyết phục của cô bạn này. Ngồi trước mặt tôi là một cô gái vui vẻ, khoẻ mạnh trong bộ đồng phục của... dân quân tự vệ. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu vào thời điểm cách đây... hai năm. Lúc ấy, Hồng Nhung đang học lớp 11 trường PTTH Phan Đăng Lưu (Bình Thạnh). Ngoài giờ học, cô bạn còn thaậm gia các hoạt động của Đoàn và HLHTN phường. Một lần lên phường, Nhung thấy khá đông các cô chú, anh chị chuẩn bị tham gia hiến máu nhân đạo lưu động. Nhung về nhà xin phép mẹ. Nhờ có dì của Nhung làm việc ở uỷ ban phường, nên mẹ Nhung cũng hiểu hiến máu là việc làm có ích, nhưng “cũng lo cho con gái lắm. Được mẹ gật đầu, Nhung tự tin xếp hàng chờ đến lượt mình cân, đo sức khỏe. Mọi “tiêu chuẩn” đều rất tốt, nhưng cười cùng cô bạn cũng “được”... mời về “vì phải 18 tuổi trở lên"! “Ậm ực trong lòng, nhưng cũng phải chờ đến đợt sau. Đến đợt hiến máu kế tiếp, dù Nhung đã tự nhủ hết sức bình tĩnh, nhưng nhìn thấy cây kim... nhọn hoắt, cái tính “hơi bị... run” của con gái lại... nổi lên. May quá mọt chuyện diễn ra không... đau đớn gì! Má thương con gái nên cứ bắt ăn, bắt uống. Hiến máu xong thấy người cũng... khoẻ khoắn, chứ chẳng có dấu hiệu gì... “xuống cấp”, ba tháng sau Nhung lại hiến máu lần hai rồi lần ba... • Hỏi thật nha, giữa bạn bè, Nhung có phải là người khá nổi? - Đôi lúc coi ti vi, xem sách báo thấy nhiều người bệnh “thập tử nhất sinh” rất cần truyền máu để được cứu sống, Nhung thấy đáng suy nghĩ lắm. Mình còn trẻ, lại khoẻ mạnh. Các cô chú, anh chị lớn tuổi hơn còn tham gia thì mình... ngại gì. “Nổi ư? Ở thành phố, cũng có nhiều bạn gái khác cũng tham gia hiến máu như Nhung vậy. • Nhưng Nhung thì đến 5 lần và còn “rủ rê” 12 bạn khác cùng tham gia với mình. Nghe đồn Nhung còn thuyết phục được cả các bạn trai... Có “bí kíp” gì chăng? - Chẳng có “bí kíp" gì cả. Chỉ lấy... bản thân mình làm dẫn chứng. Có lẽ, thuyết phục được các bạn vì mình có nói có làm, và trước mặt các bạn, Nhung vẫn khỏe mạnh, có phần "tròn trịa" là khác. • Nhưng có bạn nào sau khi hiến máu xong lại đâm ra... giận Nhung? - Tụi Nhung vẫn cùng tham gia các hoạt động công tác xã hội ở phường mà... Đầu năm 1999, Hồng Nhung được tín nhiệm chọn làm đội trưởng đội CTXH Bình Minh của phường. Cô bạn thủ lĩnh vui tính ấy vẫn thường xuyên đưa bạn bè mình đến với các hoạt động khác như đưa cơm cho người già, vệ sinh sạch và xanh môi trường, bán “ve chai” gây quỹ ủng hộ chương trình 1000 phòng học của Thành Đoàn... Chưa hết, cô bạn còn tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường. Tích cực với hoạt động ở địa phương, nhưng Hồng Nhung vẫn đang luyện thi để “tranh một vé” vào trường ĐH Luật và Trung học Sư phạm Mầm non ở kỳ thi đại học sắp tới... TÔ DUY HINH – “ông bầu” đội bóng khu phố Những Gương Mặt Tháng Ba Page 1 of 2 February 10, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com Dạo trước, bà con ở khu phố 2 phường 3, quận 3 rất rầu “một đám con trai” cứ tụ tập lại gây mất trật tự khắp xóm. Một ngày lao động vất vả, bà con tranh thủ từng giờ, từng phút để nghỉ ngơi, vậy mà “cái đám ấy” lại rủ nhau dợt banh hò hét ầm ĩ… La rầy hôm nay, ngày mai chúng lại rủ nhau… đá tiếp. Bà con phiền hà quá, làm anh chàng Tô Duy Hinh (sinh năm 1980) - bí thư chi đoàn cũng "sốt ruột" theo. Những bạn trai ấy cũng cỡ trạc tuổi Hinh, nhưng đa số thuộc diện... ít học, vào đời sớm. Người lớn nói họ còn chưa “thong”, thì Hinh là “cái đinh” gì. Nhưng chàng bí thư không bó tay. Hinh bắt đầu tiếp cận, làm quen với các “đối tượng” và rút ra được một điều: “muốn thay đổi các bạn ấy phải bắt đầu từ nhu cầu của họ". Ý nghĩ lập một đội bóng cấp... khu phố của Hinh được chi bộ, đoàn phường tán thành. Thế là, nạn đá banh gây mất trật tự chấm dứt. Các cầu thủ cấp... khu phố kia theo Hinh đến các sân bóng Hoa Lư, Phú Thọ... tha hồ đi bóng và hò hét. Thỉnh thoảng, đội lại thi đấu giao hữu với các “đội cấp xóm” khác. Kinh phí được hỗ trợ tượng trưng. Đôi lúc, “kẹt” quá chàng bí thư lại “móc” hầu bao của mình ra. “Viêm màng túi" chút đỉnh, nhưng Hinh lại có “uy tín” với bà con trong khu phố. Con em họ xin đi chơi với “anh Hinh”, “thằng Hinh"... thì được “duyệt” liền. Ma tuý đã và đang hoành hành ở nhiều địa phương. Một vài bạn ở khu phố của Hinh cũng bị “cái chết trắng” cuốn vào vòng tay bạch tuột của nó. Gần nhà Hinh cũng có một bạn trai tên P. bị nghiện. Trang lứa với nhau, Hinh gợi chuyện từ từ, biết được bạn ấy bị bạn xấu rủ rê nên... sa ngã, Hinh vận động P. đi cai P. sợ, chỉ muốn cai tại nhà. Hinh bèn đến gặp và thuyết phục gia đình P. tạo điều kiện để bạn ấy sửa mình. Biết tự cai đối tượng sẽ bị hành rất dữ, nên rãnh rỗi Hinh lại sang nhà P. trò chuyện, động viên P. Cuối cùng, P. cũng cắt cơn được. Vẫn chưa yên tâm, mỗi khi khu phố, phường có hoạt động văn nghệ, công tác xã hội... Hinh lại rủ P. cùng tham gia. Chính những sinh hoạt tập thể bổ ích ấy, giúp P. từ từ quên đi mặc cảm, hoà nhập với bạn bè xung quanh... Hiện P. là hội viên nòng cốt của chi hội thanh niên khu phố 2. Ngoài P., Hinh và chi đoàn của mình còn rủ rê thêm những bạn trẻ có nguy cơ dính “ma tuý” như N, H, B... tham gia vào các hoạt động của khu phố. Chi đoàn còn phối hợp với bác tổ trưởng tổ 11 sửa lại đường dây điện và thay bóng đèn bị hư để đảm bảo con hẻm luôn được sáng, tránh hiện tượng tụ tập hút chích heroin. Trăn trở của Hinh là trình độ văn hoá của nhiều bạn ở khu phố còn khá thấp. Sắp tới, Hinh dự định thuyết phục các bạn đi học tiếp. Riêng mình, anh chàng cựu học sinh trường Lý Tự Trọng - Tô Duy Hinh lại chuẩn bị thi vào ĐH Sư phạm Kỹ thuật, để nâng cao kiến thức... TÔN TẤN TÀI Những Gương Mặt Tháng Ba Page 2 of 2 February 10, 2002 Mực Tím Số 410 www.MuctimVN.com TÁC PHONG THỜI CÔNG NGHIỆP Góp tiếng nói xây dựng một tác phong thời công nghiệp trong bạn trẻ, bài viết mở đầu về chủ đề thời gian của PV Cát Tường ("Đúng giờ" - MT 408) đã tạo được sự đồng cảm của nhiều bạn đọc. Nào, chúng ta cùng tiếp tục thảo luận về đề tài này, bạn nhé! NHẰM NHÒ GÌ MƯỜI PHÚT (?!) Lớp chuẩn bị có giờ thực tập trong studio. Đã "quen" với kiểu đến muộn năm, mười phút trong các giờ học lý thuyết như... "trước giờ vẫn thế" (!), tôi “thong thả"... ăn xong dĩa chuối nướng rồi mới từ từ vào lớp. Không ngờ, cách học thực hành khác hằn: thầy hướng dẫn trực tiếp trên máy, các bạn chăm chú theo dõi trên máy. Và tôi, chỉ vào trễ 10 phút đã không biết thầy giảng đến đâu. Các bạn, không ai có thể... ngừng lại để cho mượn tập hay nói "sơ sơ” phần đầu (cách tôi hay “áp dụng" trong các buổi học lý thuyết bình thường). Thế là cho đến cuối buổi, tôi vẫn chỉ nắm lơ-tơ-mơ dù chỉ vào trễ không đầy mười phút. Rất may hôm ấy thầy dễ tính nên nán lại thêm một tiếng để hướng dẫn cho các bạn vào trễ không theo kịp "mạch" bài giảng. Lúc ấy tôi mới hiểu ra rằng cái giá phải trả cho 10 phút đến muộn không đơn giản chỉ là... sau đó bỏ thêm mười phút ! Thầy đã phải tốn thêm bao nhiêu công sức, thời gian và cả chúng tôi cũng thế. Đó sẽ là bài học về sự đúng giờ cho tôi! QUANG SINH (Ghi theo lời kể của bạn H.A.V - trường Trung học Phát thanh Truyền hình II) SỢ CÁC BẠN NÓI MÌNH… “CHẢNH”! Mình hiện đang là sinh viên năm thứ 3. Hàng ngày, mình bao giờ cũng đến lớp học sớm mười lăm phút. Hơn một phần ba sinh viên luôn vào lớp sau giáo viên kể cả những bạn được phân công trực nhật. Giáo viên đã vào lớp rồi mà bảng thì chưa lau, micro và máy cũng chưa lấy. Mình đến lớp sớm nên đôi khi cũng muốn làm giúp các việc này. Nhưng mình lại sợ các bạn nói mình "ch3nh". Việc thường xuyên dùng "giờ dây thun" đối với một số bạn trở thành "chuyện thường ngày ở huyện". K.O Cùng Bạn Tiến Vào Thế Kỷ 21 Page 1 of 1 February 10, 2002
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net