logo

Thuyết trình bài xoa bóp

Thủ thuật phải nhẹ nhàng song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức. BỔ: Làm nhẹ nhàng chậm rãi, thuận đường kinh. TẢ: Làm mạnh, nhanh, ngược đường kinh. Tài liệu giúp bạn tham khảo để có thêm các kỹ năng trong nghiên cứu y học nhé.
THỦ THUẬT TÁC ĐỘNG LÊN DA YÊU CẦU VÀ CÁCH BỔ TẢ CỦA THỦ THUẬT: Thủ thuật phải nhẹ nhàng song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức. BỔ: Làm nhẹ nhàng chậm rãi, thuận đường kinh. TẢ: Làm mạnh, nhanh, ngược đường kinh. 1.Xát: • Mô tả: Dùng lòng bàn tay hoặc gốc bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón tay cái, di động trên da theo đường thẳng, đi lên, đi xuống, hoặc sang phải, sang trái, tay cùa thầy thuốc di chuyển nhẹ lướt trên da người bệnh. Thủ thuật Xát thường được áp dụng khi bắt đầu tiến hành xoa bóp và dùng dầu, hoặc bột tan(talc) để làm trơn da. • Toàn thân chỗ nào cũng Xát được. • Tác dụng: Thông kinh lạc, lý khí, làm hết đau, sưng, khu phong, tán hàn, thanh nhiệt. 2.Xoa: • Mô tả: Dùng lòng bàn tay, gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái, hoặc vân ngón tay di động theo đường tròn trên da chỗ đau. Tay thầy thuốc cũng di chuyển lướt nhẹ trên da người bệnh. Đây là thủ thuật mềm mại hay dùng ở nơi sưng đỏ và bụng lưng. Thủ thuật Xoa cũng được dùng khi bắt đầu tiến hành Xoa Bóp. • Tác dụng: Lý khí, hòa trung(Tăng cường tiêu hóa), thông khí huyết, giảm sưng, giảm đau. 3. Miết: • Mô tả: Dùng vân ngón tay(ngón cái hoặc nhiều ngón), hoặc gốc bàn tay, hoặc cạnh bàn tay, ấn chặt vào da người bệnh rồi di động ngón tay theo hướng lên hoặc xuống, hoặc sang phải, sang trái; tay của thầy thuốc di động đồng thời dùng sức đè xuống làm căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, trán, lưng, bụng, giáp tích, khe xương, khe cơ, dọc theo xương dài. • Tác dụng: Dùng ở đầu làm khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt. Nếu dùng ở bụng: Kiện tỳ. 4. Phân • Mô tả: Dùng vân các ngón tay( Hoặc mô ngón út, hoặc gốc bàn tay) của hai tay đặt cùng một chỗ chính giữa( thí dụ giữa trán, giữa lưng, giữa ngực…) rồi tẻ ra hai bên theo hai hướng ngược chiều nhau. Tay có thể lướt trên da người bệnh, hay có thể ấn chặt kéo căng da người bệnh. Hay dùng ở trán, ngực, bụng, lưng. • Tác dụng: - Dùng ở trán: Bình can giáng hỏa. - Ở bụng, ngực, lưng: Kiện tỳ, thư Thái ngực, trợ chính khí. 5. Hợp: • Mô tả: giống như động tác phân, nhưng tay thầy thuốc ở hai bên đối nhau, rồi di chuyển ngược chiều nhau đến cùng một chỗ chính giữa. • Tác dụng: giống như động tác phân. 6. Véo(cuộn): • Mô tả: Dùng ngón tay cái với ngón trỏ, ngón giữa(hoặc dùng đốt thứ hai của ngón cái với đốt thứ ba của các ngón trỏ, ngón giữa) kẹp da, kéo da lên và đẩy tới liên tiếp làm cho da người bệnh luôn luôn bị cuộn giữa các ngón tay thầy thuốc. Hay dùng ở lưng trán. • Có thể véo từng cái một, hoặc vừa véo vừa di động đẩy tới(Cuộn, Cuốn). • Tác dụng: - Dùng ở trán: Bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong, tán hàn. - Dùng ở lưng: - Nếu làm nhẹ: nâng cao chính khí. - Nếu làm mạnh: Khu phong, tán hàn. 7. Phát: • Mô tả: bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ lên da nơi bị bệnh từ nhẹ đến nặng. Khi phát, da bị đỏ đều lên do áp lực không khí trong bàn tay thay đổi. Hay dùng ở vai, lưng, tay, chân. • Tác dụng: Thông kinh lạc, mềm cơ, giảm cảm giác nặng. PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG LÊN CƠ. 1. Day: • Mô tả: Dùng gốc bàn tay, hoặc mô ngón tay út, mô ngón tay cái hoặc ngón tay cái, hơi dùng sức ấn xuống da, huyệt của người bệnh, rồi di động theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính vào nhau. Da của người bệnh di động ở trên cơ, xương, còn diện to hay nhỏ, sức dùng mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh và vị trí tác động. • Tác dụng: Đây là thủ thuật mềm mại, trực tiếp tác động lên cơ, huyệt, xương, làm giảm sưng, giảm đau, mềm cơ, khu phong. Hai thủ thuật xoa và day là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy. 2. Đấm: • Mô tả: Nắm hờ các ngón tay và dùng mô ngón út đấm lên nơi bị bệnh; cường độ mạnh hay ít tùy vào lớp da dầy hay mỏng, song phải có tác dụng thấm sâu vào cơ, xương. Chú ý: Không đấm mạnh làm thốn tức, gây đau, khó chịu. • Tác dụng: Thông khí huyết, giảm đau, mềm cơ. 3. Chặt: • Mô tả: Mở bàn tay thẳng, và dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào nơi bị bệnh. Nếu làm ở đầu, thì hai bàn tay chặt lại, các ngón tay xòe ra, dùng ngón út vỗ vào đầu người bệnh, ngón này sẽ đập vào ngón kia phát ra tiếng kêu. • Tác dụng: Thông khí huyết, giảm đau, mềm cơ. 4. Lăn: • Mô tả: Dùng các khớp bàn- ngón tay, khớp ngón tay của các ngón út, ngón nhẫn, ngón giữa; với một sức ép nhất định, vận động khớp cổ tay để lăn ba khớp ngón tay lần lượt trên bộ phận cần xoa bóp, vừa lăn vừa ấn trên thịt người bệnh. Thường dùng ở mông, lưng, và tứ chi. • Tác dụng: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, giảm đau. 5. Bóp: • Mô tả: Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia ôm lấy khối cơ ở nơi bị bệnh; rồi bóp bằng hai ngón tay, hoặc ba ngón tay, hoặc bốn ngón tay, hoặc năm ngón tay. Vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay vì sẽ gây đau. • Thường dùng ở tứ chi, vai, gáy, nách; sức bóp nhẹ hay mạnh tùy vào khối cơ lớn hay nhỏ, rắn chắc hay mềm nhão. • Tác dụng: Giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc. 6. Vờn: • Mô tả: Hai bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, rồi chuyển động hai tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối thịt lay động giữa hai bàn tay; Dùng sức vừa phải; Vờn từ trên xuống, hoặc từ dưới lên giống như đẩy, lắc. Hay dùng ở chân, tay, vai, lưng, sườn. • Tác dụng: Ở sườn: bình can giải uất. Ở nơi khác: Điều hòa khí huyết, làm mềm cơ, thôn kinh lạc. THỦ THUẬT TÁC ĐỘNG LÊN KHỚP • NỘI DUNG • Những điểm chú ý khi vận động khớp • Mỗi khớp có một cách vận động khác nhau, song đều thống nhất những điểm sau: - Cần nắm vững phạm vi vận động bình thường của khớp. - Nắm vững trạng Thái vận động hiện nay của khớp bị bệnh để có hướng vận động thich đáng. -Phần trên của khớp phải được cố định. - Đối với khớp vận động bị hạn chế, mỗi lần vận động đều nên làm rộng hơn phạm vi hoạt động bệnh lý lúc đó một chút; Bệnh nhân có thể đau nhưng có thể chịu đựng được. Nếu làm rộng quá, bệnh nhân sẽ đau và sẽ chống lại. Nếu làm hẹp hơn mức bệnh lý, khớp sẽ không mở được. Cả hai cách trên đều không đem lại kết quả tốt. • Tác dụng của vận động khớp: Thông lý, mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi. 1.Vận động khớp cổ • Quay cổ: Bệnh nhân ngồi; Thầy thuốc đứng sau lưng bệnh nhân; Một tay đỡ cằm, một tay để ở xương chẩm; Từ từ vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với phạm vi tăng dần. Khi làm nhớ bảo bệnh nhân không cưỡng lại, đến khi nào tay thầy thuốc cảm thấy cơ mềm và không có trở lực gì ở tay, lúc đó thầy thuốc sẽ dùng sức hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân về một bên, rồi làm tiếp phía bên kia. Trong khi lắc như vậy có thể nghe tiếng kêu ở cổ.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net