logo

Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Nội dung và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 - DN) 1 - Bản chất và ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 2 - Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong Thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 3 - Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong: - Các sổ kế toán kỳ báo cáo; - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu số B 01- DN); - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu số B 02 - DN); - Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước (Mẫu số B 09 - DN); 4 - Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính: 4.1 - Phương pháp chung: - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. - Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi. - Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo; cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm. 4.2 - Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau: a - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo, trừ: nguyên liệu, vật liệu,... bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra trong kỳ ở các doanh nghiệp thuơng mại. Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật liệu: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực,... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. b - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí chi trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, trước khi trừ các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí nhân công cho xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng các nguồn khác như: Đảng, Đoàn,..., các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng khoản chi phí như: tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. c - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất, kinh doanh kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. d - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác. Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: du lịch, vận tải, bưu điện... Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. e - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. 4.3 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo, như: nhà cửa, máy móc, thiết bị,... về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213, 214 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định. 4.4 - Tình hình thu nhập của công nhân viên: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Tài khoản 334 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên. 4.5 - Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như: ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận... và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 411, 414, 415, 416, 431, 441 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn trên. 4.6 - Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo, như: Đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh... ngắn hạn và dài hạn, và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 121, 128, 221, 222, 228, 421 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác. 4.7 - Các khoản phải thu và nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. 5 - Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: 5.1 - Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: 5.1.1. Bố trí cơ cấu tài sản: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số nợ phải trả (lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 400 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng nguồn vốn (lấy từ chỉ tiêu mã số 430 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2. Khả năng thanh toán: 5.2.1. Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2.3. Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số các khoản tiền và tương đương tiền (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 và mã số 120 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (lấy từ số liệu trên sổ kế toán chi tiết) với tổng số nợ dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 320 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.3. Tỷ suất sinh lời 5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần cộng (+) thu nhập hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập bất thường (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 31 và mã số 41 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần cộng (+) thu nhập hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập bất thường (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 31 và mã số 41 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 410 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 6 - Ghi chú: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với Bảng cân đối kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài những chỉ tiêu đã nêu ở trên, doanh nghiệp có thể trình bày thêm các chỉ tiêu khác để giải thích rõ hơn báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 - DN) I - Bản chất và ý nghĩa của báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. II - Nội dung và phương pháp lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: 1 - Nội dung: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư; - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. * Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền, như: Tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và BHXH, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí...). * Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bao gồm hai phần: - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp: như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; - Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư... và các khoản chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác. * Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn (không phân biệt vay dài hạn hay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ vay,... Dòng tiền lưu chuyển bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu được do nhận vốn góp liên doanh, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi... Có hai phương pháp lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp. Về đầu trang Về trang kế toán Về trang chủ Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp (Trích QĐ 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000) I - Mục đích của việc lập báo cáo tài chính 1 - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. 2 - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. II - Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính 1 - Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Kết quả hoạt động kinh Mẫu số B 02 - DN doanh - Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài Mẫu số B 09 - DN chính Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh... có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. 2 - Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. III - Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1 - Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có công ty con (công ty trực thuộc) thì phải gửi kèm theo bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng năm của công ty con. 1.1 - Báo cáo tài chính quý đối với doanh nghiệp nhà nước: - Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; - Đối với các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý. 1.2 - Báo cáo tài chính năm a - Đối với doanh nghiệp nhà nước: - Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; - Đối với Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. b - Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. c - Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 1.3 - Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày 31/12 hàng năm thì phải gửi báo cáo tài chính quý kết thúc vào ngày 31/12 và có số luỹ kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12. 2 - Nơi nhận báo cáo tài chính Thời Nơi nhận báo cáo Các loại hạn Cơ quan Cục Cơ DN Cơ quan tài chính Thuế quan đăng ký doanh nghiệp lập (1) Thống cấp kinh (2) kê trên doanh báo (3) cáo 1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý, x x x x x Năm 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Năm x x x x nước ngoài 3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x (1) - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). - Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính). Riêng đối với các công ty kinh doanh chứng khoán Nhà nước còn phải gửi báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. (2) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế địa phương. Đối với các Tổng công ty 90 và 91 còn phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế). (3) Đối với doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. Về đầu trang Về trang kế toán Về trang chủ Nội dung và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 - DN) 1 - Bản chất và ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 2 - Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong Thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 3 - Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong: - Các sổ kế toán kỳ báo cáo; - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu số B 01- DN); - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu số B 02 - DN); - Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước (Mẫu số B 09 - DN); 4 - Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính: 4.1 - Phương pháp chung: - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. - Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi. - Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo; cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm. 4.2 - Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau: a - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo, trừ: nguyên liệu, vật liệu,... bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra trong kỳ ở các doanh nghiệp thuơng mại. Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật liệu: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực,... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. b - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí chi trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, trước khi trừ các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí nhân công cho xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng các nguồn khác như: Đảng, Đoàn,..., các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng khoản chi phí như: tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. c - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất, kinh doanh kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. d - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác. Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: du lịch, vận tải, bưu điện... Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. e - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. 4.3 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo, như: nhà cửa, máy móc, thiết bị,... về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213, 214 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định. 4.4 - Tình hình thu nhập của công nhân viên: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Tài khoản 334 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên. 4.5 - Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như: ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận... và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 411, 414, 415, 416, 431, 441 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn trên. 4.6 - Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo, như: Đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh... ngắn hạn và dài hạn, và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 121, 128, 221, 222, 228, 421 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác. 4.7 - Các khoản phải thu và nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. 5 - Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: 5.1 - Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: 5.1.1. Bố trí cơ cấu tài sản: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số nợ phải trả (lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 400 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng nguồn vốn (lấy từ chỉ tiêu mã số 430 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2. Khả năng thanh toán: 5.2.1. Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2.3. Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số các khoản tiền và tương đương tiền (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 và mã số 120 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (lấy từ số liệu trên sổ kế toán chi tiết) với tổng số nợ dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 320 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.3. Tỷ suất sinh lời 5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần cộng (+) thu nhập hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập bất thường (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 31 và mã số 41 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần cộng (+) thu nhập hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập bất thường (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 31 và mã số 41 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 410 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 6 - Ghi chú: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với Bảng cân đối kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài những chỉ tiêu đã nêu ở trên, doanh nghiệp có thể trình bày thêm các chỉ tiêu khác để giải thích rõ hơn báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net