logo

Thuật "Tự kỷ ám thị"


Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM Thuật "Tự kỷ ám thị" « on: Nov 26, 2003, 08:04:14 PM » Thuật ngữ “ám thị” được dùng để diễn tả sựbiến đổi trong hành vi của chúng ta  gây nên bởi một thông báo gửi đến tâm trí. Mức độ của biến đổi đó phụ thuộc vào  sự khêu gợi trực tiếp của thông báo đối với các cảm giác của chúng ta. Ám thị có thể được định nghĩa là bất cứ một kinh nghiệm nào khơi dậy cảm giác  (feelings) hay cảm xúc (emotions) của chúng ta. Ám thị có thể là một từ ngữ, một   câu văn được viết hay đọc lên. Nó có thể là một vật thể chúng ta trông thấy hay  một biến cố chúng ta gặp phải. Tự kỷ ám thị là một ám thị chúng ta tự gây ra cho mình. Nếu bạn định sử dụng thuật tự kỷ ám thị, hãy bắt đầu bằng cách: 1.   Định rõ trong đầu những gì bạn muốn làm, hoặc muốn trở thành. Thiết lập câu   nói xác định mạnh nhất và đơn giản nhất thể hiện được ước muốn của bạn và viết  nó ra giấy để bạn không thể quên.  Không nên thỏa mãn khi điều bạn viết ra chưa nói lên đúng hoàn toàn những gì  bạn muốn đưa vào thực hiện. 2.   Hãy cẩn thận xem xét vì những lý do nào mà cho đến nay bạn vẫn chưa thực   hiện được dự tính của mình. Những cảm giác quen thuộc nào đã cản trở bạn hoặc  đưa bạn đi theo phương hướng hoạt động khác với mục đích bạn đang theo đuổi? 3.   Bây giờ bạn hãy tự hỏi một cách thành thật xem: sự thỏa mãn của chiều hướng  hoạt động bạn muốn theo đuổi trong tương lai có thể so sánh được, trong trí tưởng  tượng, với sự thỏa mãn do thói quen cũ mang lại hay không? 4.   Nếu không, hãy khơi lên trong tâm trí và óc tưởng tượng của bạn tất cả những   khả năng hứng thú, sung sướng và tự trọng mà bạn có thể thấy được trong kế  hoạch hoạt động mới. Hãy hình dung bạn cư xử một cách hoàn toàn mới mẻ trong mọi hoàn cảnh, dưới  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM mọi trạng thái tâm lý. Cứ tiếp tục tưởng tượng như vậy cho đến khi bạn thấy hài  lòng rằng bạn đã có thể cảm thấy hạnh phúc khi thực hiện các tự kỷ ám thị đó hơn  là phải làm theo điều bạn vẫn làm từ trước đến nay. Khi bạn chắc chắn đã thực hiện xong bước trên, không được đi sớm hơn, bạn có  thể yên chí bắt đầu thi hành một kế hoạch ám thị vững chắc. Còn nếu bạn không  thể hình dung được như vậy thì bạn hãy bỏ đề nghị hiện tại và đi tìm một đề nghị   ám thị khác thỏa mãn được điều kiện tôi đã đưa ra ­ một đề nghị gần với khả năng   và ước muốn thật sự của bạn hơn. Khi bạn đã đảm nhiệm được tất cả các bước trên, bạn co` thể sẽ thấy răng cần  phải sửa đổi lại câu văn ám thị đã chuẩn bị từ đầu. không sao cả. Hãy trở lại từ  đầu, sửa lại những chỗ cần sửa cho đến khi bạn có một câu thật hoàn chỉnh; sau  đó biến nó thành một khẳng định cá nhân rõ ràng bằng một câu bắt đầu là, “Tôi  có thể và tôi sẽ thực hiện … gì gì đó” Dành ra vài phút trước khi rời giường buổi sáng và vài phút trước khi đi ngủ buổi tối  để yên lặng, thư giãn, không có một nỗ lực tinh thần nào cả, hãy để cho ý nghĩ của  bạn bám vào lời ám thị đã viết ra. Hãy để cho trí tưởng tượng gợi lên những hình  ảnh của bạn đang thực hiền điều bạn muốn. Rồi thì lặp lại một cách chậm rãi, cẩn  thận từng chữ của câu văn ám thị. Sau đó, phải quên tất cả những gì bạn đã  tưởng tượng và quyết tâm cho đến khoảng thời gian tự rèn luyện kế tiếp ( yếu tố  quên đi này rất quan trọng vì nhiều người làm hỏng hiệu quả của tự kỷ ám thị bằng  cách thúc đẩy quá trình thật nóng vội, dùng đến ý chí và nỗ lực của ý thức để hỗ  trợ cho điều họ tự kỷ ám thị) Nguyễn Hoàng An biên sọan theo Peter Fletcher (?!) (*) Sức mạnh của ám thị Xưa kia, nhà bác học kiệt xuất thời trung cổ Avixena đã từng nói rằng trong số các  loại thuốc và dụng cụ y học thì mạnh nhất là con dao, cỏ và lời nói. Đúng, không  còn phải tranh cãi gì nữa vì con dao của nhà phẫu thuật và các cây thuốc rất công  hiệu trong việc đem trả lại cho người ốm sức khỏe. Nhưng còn lời nói thì sao? Vì  sao lời nói lại được liệt vào hàng những phương tiện chữa bệnh hiệu quả nhất vậy? Trước khi dẫn ra các bằng chứng khoa học cho điều này, tôi muốn nhắc lại ở đây  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM một truyện ngắn của nữ văn sĩ người Anh Agata Crixti. Trong truyện không có tình  tiết trinh thám. Chỉ có một người bị … lời nói giết chết. Nội dung vắn tắt của câu  chuyện ("Căn nhà nhỏ nơi thôn dã") như sau. Sau một lần xích mích, cô Êlix bỏ  chồng chưa cưới để đi lấy một người mà cô hầu như không hiểu biết gì. Chẳng bao  lâu cô đã phải lấy làm tiếc về chuyện đã rồi. Nhiều điều trong hành vi của chồng  cô, Matin, quả thật lạ lùng, thậm chí có vẻ khả nghi nữa. Một lần, sau khi tiễn  chồng đi làm, cô vào vườn và gặp người thợ làm vườn ở đó. Thường thì người này  đến nhà cô vào thứ hai, còn bây giờ ông ta lại đến vào ngày không hẹn trước để  hỏi cô chủ xem phải làm gì vào tuần sau. Sự thể là do ông ta đa gặp Matin ngoài  phố và anh ta cho biết chiều tối hôm nay sẽ cùng vợ lên đường đi du lịch. Cô Êlix lo lắng đi đi lại lại hồi lâu trong vườn và bất ngờ cô nhìn thấy ở gần một  luống hoa cuốn sổ tay của chồng. Mở ra, cô đọc thấy dòng ghi cuối cùng: "Êlix.  Thứ tư, ngày 18 tháng sáu, 9 giờ tối"… Chính ngày hôm nay! Matin định làm gì cô  đây? Hoảng hốt, cô lao vào phòng làm việc của chồng, mở ngăn kéo bàn viết của  anh ta và vô cùng hoảng sợ khi thấy trong đó là những đoạn cắt trong báo nói về  phiên toà và chân dung Matin. Anh ta bị buộc tội vì nhiều người vợ của anh ta bị  biến mất vô tăm tích không biết vì sao. Bị kết án một số năm tù khá dài, kẻ can án  đã trốn tù. Êlix đang ở trong tay một kẻ giết người bị bệnh thao cuồng! Chạy trốn bây giờ  cũng chưa muộn… Nhưng ngay lúc đó người chồng xuất hiện. Cố gắng che dấu  nỗi hoảng sợ của mình, cô đem cà phê và bữa chiều lại cho anh ta. Uống cạn tách  cà phê Matin bảo: ­ Bây giờ anh và em sẽ xuống tầng hầm, em sẽ giúp anh rửa ảnh. Người vợ hiểu rằng hắn sẽ giết mình dưới đó. ­ Đi thôi! Và ngay lúc đó, như thường xảy ra nơi những người có ý chí vào những thời điểm  cực hạn của cuộc sống. Êlix trấn tĩnh và nói với vẻ bình thản: ­ Hượm đã, em phải nói với anh một điều rất quan trọng. Em đã sống với anh vài  tháng nay rồi, vậy mà anh chưa biết gì về em cả. Em muốn bộc bạch với anh đây:  em đã lấy chồng hai lần rồi… Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM Nhận thấy một nỗi quan tâm rõ rệt hiện ra trong mắt chồng, Êlix nói còn điềm tĩnh  hơn nữa: ­ Thế đấy, em đã đầu độc người chồng đầu tiên bằng cách bỏ thuốc độc vào cà  phê. Anh ta đã bảo hiểm cuộc sống của anh ta cho em mà… Matin kinh sợ nhìn vợ. ­ Em cũng đã giết người chồng thứ hai như thế. Hai chân người chồng quỵ xuống, hắn ta ngã vào ghế bành. ­ Trời ơi, ­ hắn ta lắp bắp, ­ vì thế mà cà phê lại có vị ngon như vậy! Ngươi đã đầu  độc ta sao, quân khốn nạn! ­ Đúng, em đã đầu độc anh, ­ người vợ khẳng định một lần nữa. ­ Thuốc độc đã có  tác dụng rồi. Vài phút nữa thôi anh sẽ chết! Quả nhiên, năm phút sau anh ta tắt thở, mặc dù trong tách cà phê không có chút  thuốc độc nào. Thoạt nhìn, đoạn kết câu chuyện thật huyễn tưởng và xa sự thật. Làm sao lại có  thể giết chết một con người chỉ bằng lời nói được? Song chúng ta sẽ không vội kêt  luận. Chúng ta cũng nhớ lại một số sự kiện không phải lấy ra từ tác phẩm văn học,  mà rút ra từ thực tế. Nhiều sinh viên y khoa biết câu chuyện như thế này. Một số người nhất trí bỡn cợt  một anh bạn. Khi gặp người bạn đó, ai cũng hỏi vì sao bộ dạng anh ta thiểu não  thế, vì sao nét mặt anh ta nhợt nhạt thế và đau ốm vậy. Lúc đầu anh thanh niên  còn bình tĩnh trả lời: anh ta khoẻ mạnh, không có gì xảy ra hết. Nhưng khi đã có  chục người hỏi như thế thì anh ra không chịu đựng được nữa. Vẻ mặt anh ta trở  nên nhợt nhạt và hoảng hốt, anh ta đáp lại câu hỏi tiếp theo rằng đúng là anh ta  thấy khó chịu và anh ta sẽ về nhà ngay. Việc đùa này quả là khá ác độc, nhưng nó  chứng minh một cách trực quan và thuyết phục về sức mạnh của lời nói con người. Người ta gọi tác động đó là ám thị. Đặc biệt mẫn cảm với tác động này là những  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM người có hệ thần kinh yếu, dễ bị kích động. Chẳng hạn, dễ dàng ám thị một người  như thể cảm giác sợ hãi trước điều gì đó hoặc ngược lại, gây hứng khởi trong tâm  trạng và làm cho người đó trở nên vui vẻ, phấn chấn. Có thể nhớ lại cả những trường hợp khi lời nói (chỉ riêng lời nói thôi!) đã chữa khỏi  cho những người đau ốm ngay trước mắt mọi người. Vào thế kỷ trước, một người  lính Pháp giải ngũ đã nổi tiếng như một thầy lang có phép màu. Khi có người bị liệt  chân đến nhờ ông ta chữa, thầy lang nhìn người đó dữ dội, rồi sau đó thét ra lệnh:  "Đứng dậy!". Và người bệnh liền vứt nạng và bắt đầu bước đi! Tất nhiên, người lính này không phải chữa được tất cả các con bệnh, nhưng đã có  một số người trở về nhà khoẻ khoắn sau khi đến nhờ ông ta. Tất cả những nhiều  đó đều bị liệt chân liên quan đến hệ thần kinh bị đau (những bệnh này gọi là  những bệnh có nguồn gốc tâm thần). Từ lâu, các nhà khoa học đã giải thích được những điều "huyền diệu" như thế. Ai  mà không biết rằng những tác động bên ngoài khác nhau đều có thể gây ảnh  hưởng to lớn đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, lo sợ, đau  khổ hay vui sướng đều gây ra sự tăng hay giảm nhịp tim, làn da trở nên hồng hào  hoặc có thể làm cho tóc bạc rất nhanh v. v… Nhiều khi lời nói còn có tác động  mạnh hơn nữa đối với hệ thần kinh. Lời nói có khả năng ảnh hưởng rõ rệt đối với  tâm lý và như thế có nghĩa là đến hoạt động của toàn bộ cơ thể. Còn đây là những ví dụ đơn giản nhất. Bạn nghe thấy từ "khế chua" (Nguyên văn  "quả nham lê"(N. D), và từ đó liền gây ra sự tiết nhiều nước bọt ­ dường như bạn  đã nhấm nháp thứ quả chua đó trong miệng rồi. Hoặc có ai đó rất sợ chuột. Nếu  khi có mặt người đó mà bất ngờ kêu to: "Chuột!" thì người đó sẽ hoảng hết hồn vía  mặc dù không nhìn thấy con chuột nào. Và cả tự kỷ ám thị cũng có thể gây ra tác động như thế, đôi khi còn mạnh  hơn nữa, đối với cơ thể. Dưới tác dụng của tự kỷ ám thị có thể làm bệnh hay đau  ốm. Điều đó xảy ra như thế nào? Một người cả lo, dễ bị kích động, cảm thấy hơi  mệt mỏi. Nhưng người đó lại nghĩ ngay đến bệnh tật nghiêm trọng. Chẳng hạn,  người đó bị khản tiếng vì cảm, nhưng đã cảm thấy là mình đang mất giọng hoàn  toàn, ý nghĩ đó cứ dai dẳng theo đuổi con người cả nghĩ ấy, người đó dường như tự  thuyết phục mình rằng chẳng bao lâu nữa sẽ bị mất giọng. Và thực tế người đó  mất giọng. Cần nhấn mạnh rằng, trạng thái tinh thần và tình cảm của con người  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM giữ một vai trò to lớn trong tự kỷ ám thị. Nhiều người đã nghe chuyện: bà cụ cất  tiếng "trừ yểm" mụn cơm, thế là mụn cơm biết mất liền. Thầy thuốc ở đây vừa là sự  ám thị của bà lang, vừa là sự tự kỷ ám thị, niềm tin rằng bà lão ấy có thể "trừ" được  mụn cơm đã giúp việc. Ở đây việc bà lão có buộc mụn cơm bằng dây hay bằng tóc  không đều chẳng có ý nghĩa gì. Cũng không quan trọng việc người ta thầm thì  tụng niệm về cái mụn cơm đó. Chính sự tự kỷ ám thị rằng sau lời "yểm" đó mụn  cơm sẽ biến đi đã đóng vai trò quyết định. Các bác sĩ nhiều lần kiểm tra phương pháp chữa trị như thế: chẳng hạn, họ bôi  nước, nước quả, rượu vào mụn cơm rồi bảo người có mụn cơm rằng đó là loại  thuốc mới rất công hiệu đối với mụn cơm. Và điều đó đã tác động đến nhiều người.  Người ta tin vào thuốc, vào việc thuốc sẽ chữa được bệnh, họ tin vào bác sĩ ­ và  thế là các mụn cơm biến đi. Nhiều khi, tự kỷ ám thị đã làm nên những điều thật sự kỳ diệu. Hồi trước  chiến tranh, nhiều người yêu thích sân khấu đều biết rõ nghệ sĩ tài năng I. N.  Pevxôp. Ở ngoài đời ông bị tật nói lắp, nhưng trên sân khấu ông đã khắc phục  được nhược điểm này. Bằng cách nào vậy? Nghệ sĩ đã ám thị mình rằng trên sân  khấu không phải ông, mà là một người khác nói và diễn, đó là nhân vật của vở  diễn, con người không nói lắp. Và điều đó luôn luôn có tác dụng tốt. Dưới tác động của tự kỷ ám thị, người ta có thể bị liệt chân tay, có thể bị điếc và  mù bất thình lình. Điều căn bản gây ra hiệu quả đó chính là do, chẳng hạn, ở  người bị mù thì không phải các tế bào thần kinh bị hỏng, mà chỉ có hoạt động ở  vùng não chỉ huy thị giác bị rối loạn thôi. Ở vùng não đó, dưới tác động của tự kỷ  ám thị đã phát triển một ổ ức chế bền vững, tức là những tế bào thần kinh mà hoạt  động bị gián đoạn một thời gian khá lâu. Các tế nào đó thôi không nhận các tín  hiệu tới và trả lời chúng nữa. Vậy có thể chữa cho những bệnh nhân như thế bằng  cách áp dụng thôi miên và ám thị, hơn nữa, sự khỏi bệnh đến ngay tức khắc và  làm cho người không am hiểu phải sửng sốt. Các bạn hãy nhớ lại những câu chuyện kể về các nhà tu hành khổ hạnh và những  kẻ cuồng tín tôn giáo, những chuyện đó chứng minh rằng ở trạng thái phấn khích  cực độ, họ mất sự thụ cảm với đau đớn và họ chịu đựng sự tự hành xác và tra tấn  kinh khủng… với sức bền bỉ ghê gớm. Nguyên nhân ở đây là do con người đưa  mình vào trạng thái thôi miên bằng tự kỷ ám thị và thực tế đã ngừng cảm thấy đau  đớn. Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM T.A (st) Một câu chuyện khác : Cách đây mấy năm, tôi nhớ có đọc một mẩu chuyện ngắn về một chàng thanh  niên tên là William Henry Posters. Gia đình anh sống tại một tỉnh lỵ khỉ ho cò gáy  nào đó ở Lincolnshire . Khi rời khỏi nhà trường, William, hay cái tên Bill mà bạn bè thân mật đặt cho anh,  tìm được một chân chạy việc văn phòng cho một hang kinh doanh địa phương .  Anh là một chàng trai thông minh, lanh lợi, tính tình năng nổ, xốc vác, nên sau một  thời gian đã có nhiều tiến bộ khả quan. Nhưng rồi một vài năm trôi qua, tính cách  đơn điệu của công việc và nét buồn tẻ bao trùm của môi trường xung quanh đã bắt  đầu làm cho anh cảm thấy khó chịu. Anh tỏ ra ham thích phiêu lưu mạo hiểm, có trí tưởng tượng sắc bén, nhưng cuộc  sống gò bó của thế giới nhỏ bé kia đã khiến cho anh phiền long đến cực độ. Vì thế, một bữa nọ, William đã rơi vào cơn cám dỗ. Chớp lấy  một cơ hội thuận  tiện, anh đánh cắp két bạc của công ty và đón chuyến xe đầu tiên đi Luân đôn,  nhất quyết tìm đường trốn ra nước ngoài và tìm một việc nào đó để kiếm sống. Tất cả đều diễn ra êm thấm đối với Bill cho đến khi anh ta tới thành phố và bắt đầu  tìm chỗ tạm trú . Và một điều kỳ lạ đã xảy ra. Anh đang thả bộ dọc theo con đường  Strand, sung sướng về tự do vừa đạt được, thì chợt bắt gặp một tấm áp phích dán  trên tường. Tờ áp phích ghi là : “Bill Posters sẽ bị truy tố”. Ngay tức khắc, chàng thanh niên đang trốn tránh pháp luật cảm thấy hoảng hốt.  Chân tay anh run lên, tim đập loạn xạ. Anh cảm thấy như ai đó vừa thét lên tên  anh, thét lớn đến nỗi tất cả các khách bộ hành quanh đó đều nghe thấy. Nhưng  anh tự lý luận trong đầu, và chỉ một lúc sau đã khá trấn tĩnh lại, tiếp tục tiến bước. Mười phút sau, anh thấy thêm một tờ thông báo khác giống y như tờ vừa xem: “Bill  Posters sẽ bị truy tố “ . Thế là một lần nữa anh cảm thấy hoảng sợ và bối rối. Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM Anh tự nhiếc mình là một thằng điên, nhắc đi nhắc lại trong đầu rằng sự trung tên  Bill Posters bình thường kia, với những dòng chữ in trên bản thông cáo, chẳng có ý  nghĩa gì đối với anh cả. Nhưng nghĩ như vậy cũng bằng thừa. Dù cho anh có chọn lối nào đi chăng nữa,  sớm muộn gì anh cũng phải gắp thông báo tố giác đó : “Bill Posters sẽ bị truy tố”. Chỉ sau vài giờ, Bill thấy không còn chịu được nữa. Anh tìm đến một đồn cảnh sát,  qui phục và thú nhận hết tội lỗi. Anh được áp giải trở về nhà.  Trích trong sách (*) Thêm một ví dụ thực hành về thuật "Tự kỷ ám thị" Một thanh niên cảm thấy cần phải bỏ tật hút thuốc, quyết định dùng phép tự kỷ ám  thị, và bắt đầu lặp đi lặp lại trong đầu cầu : " Tôi có thể bỏ thuốc". Trong suốt một  tuần lễ, anh ta đã nói câu đó đến cả trăm lần, nhưng rồi vẫn cứ hút thuốc đến  ngợp khói như mọi khi . Dĩ nhiên là như thế rồi, bởi vì trong thâm tâm, anh ta đâu có muốn bỏ thuốc . Anh  thấy cần phải bỏ thuốc, có lẽ bởi vì cô bạn thân nhất của anh đang cằn nhằn anh  về chuyện đó, nhưng lòng xác tín riêng tư (private conviction) của anh cho rằng  anh đã ham mê thói quen đó và hơn thế nữa, anh thừa biết rằng anh đã từng bỏ  thuốc đến ba lần trước đây mà không thành công . Kết quả là, mặc dù anh đã lặp đi lặp lại dạng câu nói kia rất chu đáo, nhưng  óc lý luận của anh lại tiếp tục hạch sách câu phát ngôn "Tôi có thể bỏ  thuốc", và từ chối tính có thật của câu nói đó Những gì anh thanh niên cho  rằng anh phải làm, chỉ là những ý tưởng trái ngược và xung đột nhau. Anh ta phải  giải quyết mối xung đột này và dành lấy cảm giác ­ ước muốn của anh ­ về  phe với ý định tiết chế bỏ thuốc lá rồi thì ám thị mới sẽ có tác dụng đưa anh ra  khỏi sự ràng buộc của thói quen .   Trích (*) hn (st) Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM "Tự kỉ ám thị" một thuật ngữ có vẻ như rất trừu tượng và xa lạ, nhưng khi biết  được bản chất của nó, và ngẫm nghĩ một chút về những sự việc xảy ra quanh ta,  bạn có thể giật mình khi thấy nó đang diễn ra, hiện diện ở trong bạn, những người  xung quanh bạn; nó xuất hiện trong những sự việc từ nhỏ nhất, đến những vấn đề  chung của nhân loại... ...Cần phải nói rằng sự tự kỷ ám thị đóng một vai trò to lớn trong các trường  hợp khỏi bệnh ở những "nơi thiêng". Khi quỳ trước tượng thánh "nhiệm  màu" hay lặp hụp nơi nguồn nước "thánh", người bệnh không chỉ khao khát  được khỏi bệnh mà còn tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh trời ban và như  vậy đã tự kỷ ám thị rằng nhất định sẽ khoẻ lại...  Bên những chốn thiêng liêng Trong cuốn sách "Trong thế giới bí ẩn và kỳ diệu", nhà văn phổ biến khoa học nổi  tiếng N. A. Rubakin có kể về các trường hợp chữa bệnh trên mộ viên trợ tế  Phrăngxoa đơ Pari. Con người ấy chết vào thế kỷ 18, mà vào thời đại ấy chẳng có  ai nghi ngờ việc những điều kỳ diệu có thể được thực hiện nhờ ý chí của thần  thánh. Ngay khi sinh thời, người ta đã gán cho viên trợ tế cái vinh quang của một vị  "thánh". Ông ta có thể làm nên những điều kỳ diệu, những người sùng đạo đã nói  về ông ta như thế. Hy vọng được khỏi bệnh, "ý nghĩ" đó đã đưa cô thợ Mađơlen Bênhi ở nhà máy sợi  Pari đến với viên trợ tế. Cô đã đến nghĩa địa vào ngày chôn "con người chí thánh".  Đã từ lâu, Mađơlen bị liệt tay trái. Đó là một bệnh thần kinh điển hình. Bênhi mắc  chứng ixtêri, cô dễ bị kích động vì những nguyên cớ không đâu, hay khóc, rất nhạy  cảm. Và đây, trước khi quan tài viên trợ tế được hạ xuống, Mađơlen toàn thân run  rẩy vì mong đợi đã tiến lại gần, cô cúi mình trên quan tài và chạm cánh tay bất  động của mình vào đó. Và điều kỳ diệu mà cô ta hết sức mong chờ đã xảy ra: về  đến nhà, người phụ nữ cảm thấy cánh tay tê liệt đó lại bắt đầu cử động được. Niềm tin nhiệt thành vào khả năng lành bệnh kỳ diệu, niềm tin rằng "thánh", cha  Phrăngxoa, có thể thực hiện được điều đó đủ làm nên công chuyện! Nếu như  Mađơlen Bênhi cũng tin tưởng mạnh mẽ như thế nhưng không phải vào viên trợ tế  đạo cơ đốc ấy, mà vào một người có "phép mầu" nào khác thì kết quả cũng vậy  thôi. Chính cô ta đã tự chữa cho mình. Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM Trong lịch sử tôn giáo có không ít chuyện kể về những trường hợp khỏi bệnh nhờ  chạm vào các thánh vật như những tượng thánh "có phép màu", những bộ "thánh  cốt". Khi kiểm tra người ta thấy không ít trong số những điều "huyền diệu" như vậy  chỉ là chuyện bịa đặt, nhưng cũng có khi không phải như vậy ­ người ta thực tế đã  khỏi bệnh. "Lẽ nào đó lại không phải là điều kỳ diệu?" ­ những người tin đạo chất  vấn. ­ Bệnh đã kéo dài hàng năm, thế mà lại qua khỏi được tức thì sau khi chạm  vào thánh vật! Đó là gì nếu không phải là sức mạnh của thánh thần? Trên thực tế, đã bao thế kỷ nay các chứng ixtêri bệnh hoạn là một kho chứa thực  sự cho những phỏng đoán về các "chước màu chữa khỏi bệnh". Khoa học chưa  biết được những nguyên nhân và cơ chế đích thực trong hoạt động của các hiện  tượng như thế. Nhưng cái mà hôm qua còn là điều bí ẩn thì hôm nay không những  được giải thích mà còn được dùng để vũ trang cho y học. Ám thị, thôi miên đang  được áp dụng thành công để chữa bệnh ixtêri và những căn bệnh liên quan đến  nó. Cần phải nói rằng sự tự kỷ ám thị đóng một vai trò to lớn trong các trường hợp khỏi  bệnh ở những "nơi thiêng". Khi quỳ trước tượng thánh "nhiệm màu" hay lặp hụp nơi  nguồn nước "thánh", người bệnh không chỉ khao khát được khỏi bệnh mà còn tin  tưởng sâu sắc vào sức mạnh trời ban và như vậy đã tự kỷ ám thị rằng nhất định sẽ  khoẻ lại. Ý nghĩ liên tục không thôi về điều đó đã chuẩn bị trước cho tâm lý hướng  tới sự lành bệnh. Và "phép màu" đã xảy ra: các quá trình bệnh tật ở những vùng  nào đó nơi não bộ trở lại bình thường. Các trường hợp khỏi bệnh ở những "nơi thiêng" trước hết hoàn toàn không phải là  thường xuyên, hơn nữa, chúng đâu phải luôn luôn làm cho sức khoẻ người bệnh  được bình phục hoàn toàn. Những trường hợp khỏi bệnh cá biệt chìm ngập trong  vô khối các chứng rối loạn thần kinh, những rối loạn ấy không những không làm  mất đi mà lại thu hút thêm hàng ngàn kẻ sùng tín chưa được hưởng sự khỏi bệnh  hay giảm bệnh ở những "nơi thiêng". Bầu không khí thần bí tôn giáo có tác động  tai hại đến hệ thần kinh thậm chí của những người khoẻ mạnh, nói chi đến những  người có tâm lý không ổn định. Bằng cách làm suy nhược ý chí và làm lý trí tê liệt,  bầu không khí đó gia tăng sự phát triển các bệnh tâm thần đôi khi rất nặng ở nhiều  người mộ đạo. Đôi khi lại còn có chuyện như sau. Tờ báo "Vilna Ukraina" ra ở Lvôp đã kể về một  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM trường hợp khỏi bệnh "kỳ diệu" này. Những kẻ trông coi một giáo khu không đợi  cho đến khi thượng đế ban cho họ một điều huyền diệu nào đó mà quyết định tự  tạo ra nó. Một kẻ sống trong giáo khu tên là Antôn Gôchêliaka đã nhận làm diễn  viên màn hề này. Y nằm lên giường, còn những kẻ tổ chức ra trò đê nhục ấy bắt  đầu tung tin giữa đám người sùng đạo rằng hắn ta bị cây ngoài công trường khai  thác gỗ đè vào người. "Người ta thấy kẻ bất hạnh bị gẫy cả hai chân, người đó  nằm bất động. Các bác sĩ bất lực. Con người khốn khổ ấy sắp phải về chầu trời.  Cần phải cầu nguyện giúp anh ta. Chúng ta sẽ cầu xin thượng đế chữa lành cho  kẻ xấu số ấy". Sau đó "điều huyền diệu" tự nó đã được hoàn tất. Các giáo dân  trong vùng tụ tập tại nhà Gôchêliaka, họ bắt đầu cầu nguyện. Vài phút sau, "người  bị nạn" thấy mình khoẻ hẳn lên. Sau đấy, người đó bỗng nhiên nhỏm dậy và bắt  đầu đi lại trong phòng, thậm chí không chút khập khiễng. Những người mộ đạo sửng sốt. Điều màu nhiệm thế là đã xảy ra! Sau này, kẻ  "được chữa khỏi" đã công khai kể cho mọi người nghe về tấn hài kịch mà hắn ta đã  sắm vai chính trước mắt "giáo hữu". Người sùng tín có thể nói: "Lẽ nào điều đó lại bác bỏ được tôn giáo, bác bỏ được  niềm tin vào thường đế? Kẻ bịp bợm tự hắn phạm lỗi trước chúa trời cơ mà". Đúng,  tất nhiên những chuyện bày đặt về chước màu tôn giáo vạch trần trước hết chính  những kẻ bịp bợm. Song chúng ta nói về chúng chỉ để không quên rằng: có thể  chạm chán với sự lừa bịp trắng trợn nhất mà những người đôi khi cả tin và bị loá  mắt vì tôn giáo đặt lòng tin vào. Mà niềm tin mù quáng đâu phải vô hại. Niềm tin ấy đứng ngay bên sự lầm lẫn  nguy hiểm khác. Đó là niềm hy vọng rằng chỉ có thượng đế chứ không phải ai khác  là có thể chứa khỏi bệnh. Điều đó đã đem lại biết bao tai hoạ cho các gia đình  sùng tín T.A (st) Tự kỷ ám thị - Chìa khóa của sự phi thường Hà Thư www.giadinh.net.vn Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM Trong rất nhiều trường hợp, tự kỷ ám thị đã đem lại thành công cho con người ngoài sức tưởng tượng, những việc mà bản thân họ nghĩ mình không có khả năng làm được. Người ta có thể sử dụng nó như một liệu pháp để ngăn chặn và vượt qua  bệnh tật. Thậm chí nó có thể đưa một con người cận kề danh giới mong  manh của sự sống và cái chết, từ sự suy sụp khi nghĩ không còn khả năng  cứu chữa trở lại với cuộc sống vui tươi. Khám phá tiềm năng Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm lý học Đông  phương, Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á cho biết, từ thời xa xưa,  cho dù kiến thức của con người còn hạn hẹp thì người ta đã biết được giá  trị tác động của tinh thần lên vật chất, cụ thể hơn là đối với cuộc sống và  bản thân của con người. Người ta tự nhủ với chính mình về một điều nào  đó để tự khuyến khích mình đạt được những khả năng mà bản thân trước  đây không có ­ hoạt động đó, người ta gọi là tự kỷ ám thị.  Từ cổ xưa người ta đã nói đến sự tương tác giữa ý thức và bản thể. Ví như  sự tương tác của những người học thiền, tu luyện tự tạo cho mình sau khi  viên tịch trở thành ngọc xá lỵ. Hoặc những người tự cho mình có khả năng  nào đó như đi trên than lửa cháy rừng rực mà không bị bỏng hoặc đi trên  các mũi giáo nhọn mà không việc gì.  Ngoài sự rèn luyện (như người thiền) có thể ngồi dưới giá lạnh rất lâu mà  không bị cảm giác “rét cắt da cắt thịt” chi phối thì họ còn có niềm tin mãnh  liệt vào khả năng “siêu nhiên” của mình.  “Tự kỷ ám thị có phương pháp, có ý thức nhằm phục vụ mục đích tốt sẽ   đem lại những kết quả tốt”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhấn   mạnh, “Tuy nhiên, có những người hay liên tưởng xấu khi gặp một ai đó bị   tai nạn hoặc xui xẻo sẽ bị ám ảnh và dễ dẫn đến trầm cảm, nặng hơn là   hoang tưởng.Đặc  biệt mẫn cảm với tác động này là những người có hệ   thần kinh yếu, dễ bị kích động”.  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM Người có thần kinh yếu nếu bị ai đó nói “hôm nay trông sắc mặt anh thế  nào ấy, có chuyện gì không ổn phải không”, điều đầu tiên nếu người đó  không có vấn đề gì về tinh thần và sức khoẻ sẽ là câu trả lời “không”.  Nhưng nếu có người cố tình trêu ghẹo, nói đi nói lại nhiều lần và có nhiều  người cùng tham gia nói vậy sẽ khiến họ không thể bình tâm, tinh thần sẽ  hốt   hoảng,   dẫn   đến   những   hành   vi   sai   lạc.   Trong các lễ hội của một số dân tộc trên thế giới, nhiều người dùng que sắt  xiên  qua  má,  hoặc  dùng  móc  sắt móc   vào  da  thịt  mình   để kéo  xe  mà  không có cảm giác đau đớn. Hay trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta,  một nữ dân quân đã vác những tải đạn hàng trăm kilôgram mà một người  bình thường với trọng lượng nhỏ bé như vậy không thể làm nổi.  Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đây là dạng tự kỷ ám thị vô  thức. Lúc đó trong chiến tranh, giữa cái sống và cái chết đan xen, tinh thần  chiến đấu bảo vệ tổ quốc đã khiến người con gái đó nghĩ mình phải vác  thật nhiều, thật nhanh để cung cấp đạn cho đồng đội đã khiến cô vác được  tải đạn gấp mấy trọng lượng của mình. Câu chuyện về một kẻ ăn trộm, khi bị đuổi bắt đã chui tọt vào chuồng gà  có cửa chuồng bé tí, hoặc nhảy vút qua bức tường cao 4 ­ 5m để thoát  thân cũng thể hiện khả năng ám thị vô thức trong hoàn cảnh bức bách,  ngàn cân treo sợi tóc. Khả năng chữa bệnh kỳ diệu Khả năng phi thường của con người quả thật chưa thể khai thác, phát huy   hết,   chính   tự   kỷ   ám   thị   giúp   phát   huy   được   tiềm   năng   con   người.   Nhà  nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết thêm, có những dạng tự kỷ ám  thị có ý thức và phương pháp, người ta tập trung tư tưởng, ý nghĩ của mình  bằng một câu nói, một vật cụ thể nào đó và lặp đi lặp lại ước muốn của  mình trong đầu. Chính vì thế, tự kỷ ám thị có thể giúp con người chữa được bệnh hiểm  nghèo. Thậm chí người ta có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý và cơ địa của  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM mình cho thích nghi với điều ý chí họ mong muốn. Thời chiến tranh, nhiều  thương binh đã được bác sĩ khuyến khích sử dụng phương pháp tự kỷ ám  thị để họ không có cảm giác đau đớn khi bị phẫu thuật mà không có thuốc  gây tê.  Tâm lý trị liệu là sự trị bệnh bằng tư tưởng, ý lực hay còn gọi là tự kỷ ám thị  hoặc là “tự thôi miên”. Chúng ta biết rằng, tế bào hay hệ miễn dịch của con  người hoạt động không  tự ý, nghĩa là những hoạt động theo tín hiệu từ  trung ương thần kinh.  Vì thế khi phải chiến đấu với bệnh tật, tự thôi miên bằng câu “tôi lành bệnh,  tôi  mạnh  khỏe”  thần kinh  trung  ương sẽ đánh  đi những  tín  hiệu  tốt,  rất  nhiều lần như thế, hệ miễn dịch sẽ “buộc” phải hoạt động theo chiều hướng  vãn hồi sức khỏe.  Trong trường hợp này, nếu án thị chuyên nhất có thể cơ thể sẽ sản sinh  chất endorphine  một cách cục bộ nhằm xoa dịu khi cơn bệnh hành hạ.  Chất endorphine là dạng “morphin nội sinh” ai cũng có. Nó có nhiệm vụ  hóa giải mọi sự đau nhức, mỏi mệt như một liều giảm đau, an thần.  Nhiều người yêu thích sân khấu đều biết rõ nghệ sĩ tài năng I. N. Pevxôp  (Nga). Ở ngoài đời ông bị tật nói lắp, nhưng trên sân khấu ông đã khắc  phục được nhược điểm này. Bằng cách nào vậy? Nghệ sĩ đã ám thị mình  rằng trên sân khấu không phải ông, mà là một người khác nói và diễn, đó  là nhân vật của vở diễn, con người không nói lắp. Và điều đó luôn luôn có  tác dụng tốt. Dưới tác động của tự kỷ ám thị, người ta có thể chữa cho người bị liệt chân  tay, có thể bị điếc và mù bất thình lình. Điều căn bản gây ra hiệu quả đó  chính là do, chẳng hạn, ở người bị mù thì không phải các tế bào thần kinh  bị hỏng, mà chỉ có hoạt động ở vùng não chỉ huy thị giác bị rối loạn thôi.  Ở vùng não đó, dưới tác động của tự kỷ ám thị đã phát triển một ổ ức chế  bền vững, tức là những tế bào thần kinh mà hoạt động bị gián đoạn một  thời gian khá lâu. Các tế nào đó thôi không nhận các tín hiệu tới và trả lời  chúng nữa. Vậy có thể chữa cho những bệnh nhân như thế bằng cách áp  Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado- Tp HCM dụng thôi miên và ám thị, hơn nữa, sự khỏi bệnh đến ngay tức khắc và làm  cho người không am hiểu phải sửng sốt. “Từ lâu, các nhà khoa học đã giải thích được những điều “huyền diệu” như   thế. Con người có thể làm được những điều kỳ diệu để phát huy sức mạnh   tiềm ẩn của mình phục vụ cho bản thân và cuộc sống. Và một điều quan   trọng, là hãy ám thị một cách thật tích cực, bởi nếu làm ngược lại, con   người sẽ nhận được những kết quả xấu không mong muốn”,  nhà nghiên  cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói. “Tự kỷ ám thị cũng có thể đem lại những hậu quả xấu nếu họ tự kỷ sai –   không phù hợp với tồn tại khách quan, kiểu như một người luôn tự tưởng   tượng mình có khả năng... bay như chim, cho đến một ngày quyết định bay   từ trên tầng cao và kết cục là phải trả giá đắt cho hành động đó.  Có người tưởng mình là vĩ nhân, cho mình là siêu nhân hay thần nọ, thánh   kia, đến mức độ hoang tưởng, mắc chứng tâm thần. Cũng có người lúc nào   cũng nghĩ mình yếu và bệnh tật thì sẽ luôn mệt mỏi, không muốn làm gì   và rất dễ mắc bệnh.  Cũng là tự kỷ ám thị nhưng người luôn buồn rầu hay lo nghĩ sẽ dẫn đến   trạng thái gầy mòn, tiều tụy và tóc bạc rất nhanh. Vì khi đó, trung ương   thần kinh liên tục đánh đi tín hiệu xấu khiến các tế bào hoạt động theo   chiều hướng xấu. Cho nên, một người bệnh mà lúc nào cũng rên rỉ, buồn   rầu, tuyệt vọng… thì hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động theo chiều hướng bất   lợi”.   (Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh) Hà Thư Nguồn: www.giadinh.net.vn
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net