logo

Thông tư số 89/2003/TT-BVN về việc phân cấp quản lí biên chế hành chính

Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 45/2003/ NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
T HÔNG T Ư C Ủ A B Ộ N Ộ I V Ụ S Ố 89/2003/TT-BNV NGÀY 24 THÁNG 12 N ĂM 2003 V Ề V I Ệ C H ƯỚ NG D Ẫ N TH Ự C HI Ệ N V Ề PHÂN C Ấ P QU Ả N LÝ B IÊN CH Ế HÀNH CHÍNH, S Ự NGHI Ệ P NHÀ N ƯỚ C Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 45/2003/ NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp như sau: I . NH Ữ NG Q UY Đ Ị NH CH UNG 1. Biên chế hành chính là số cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước sau đây: 1.1. Các cơ quan ở Trung ương 1.1.1. Vụ, thanh tra, văn phòng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; vụ, thanh tra, văn phòng của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của cơ quan thuộc Chính phủ; 1.1.2. Tổng cục, cục, và các tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu bên trong của các tổ chức này). 1.2. Các cơ quan ở địa phương 1.2.1. Cấp tỉnh: Các sở, ban, thanh tra, chi cục thuộc sở, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Uỷ ban nhân dân (trừ các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu bên trong của tổ chức này); 1.2.2. Cấp huyện: Các phòng, thanh tra, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. 2. Biên chế sự nghiệp (kể cả Trung ương và địa phương) là số cán bộ, viên chức quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước (bao gồm cả số cán bộ làm nhiệm vụ quản lý và viên chức phục vụ quản lý của các đơn vị sự nghiệp); biên chế sự nghiệp được phân loại như sau: 2.1. Biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo là số viên chức làm việc trong các đơn vị công lập: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học, học viện, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; 2.2. Biên chế sự nghiệp y tế là số viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, làm nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng; trạm y tế cấp xã, trung tâm y tế cấp huyện, bệnh viện khu vực, bệnh viện tuyến tỉnh; bệnh viện và viện có giường bệnh thuộc các bộ, ngành; các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; các viện, trung tâm, trạm, đội làm công tác dự phòng; 2.3. Biên chế sự nghiệp khoa học là số viên chức làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ công lập: viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ thuộc các bộ, ngành Trung ương và địa phương quản lý; 2.4. Biên chế sự nghiệp văn hoá - thông tin và thể thao là số viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động trong lĩnh vực: báo chí, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao; đài phát thanh, truyền hình, đài truyền thanh; thông tấn xã, các phân xã; tạp chí ngành; đoàn nghệ thuật, nhà hát, nhà văn hoá; bảo tàng, di tích, thư viện; trung tâm thể dục, thể thao.v.v..; 2.5. Biên chế sự nghiệp khác là số viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc các lĩnh vực quy định tại các điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, nêu trên, (bảo hiểm xã hội, khí tượng thuỷ văn, dự trữ quốc gia; các trung tâm, trạm, trại, ban quản lý rừng, lưu trữ...). 3. Theo phân cấp của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là bộ, ngành) và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) chịu trách nhiệm về quyết định việc điều chỉnh tổng chỉ tiêu biên chế sự nghiệp của cơ quan mình trên cơ sở số biên chế sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 và khối lượng nhiệm vụ, kinh phí sự nghiệp được tăng thêm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. I I. NH Ữ NG Q UY Đ Ị NH C Ụ TH Ể 1. Kế hoạch biên chế 1.1. Căn cứ vào yêu cầu và nội dung xây dựng kế hoạch biên chế quy định tại các Điều 5, 6, 7 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng bộ, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ, Sở Nội vụ và các đơn vị trực thuộc bộ, ngành và địa phương mình xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm; 1.2. Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ của các bộ, ngành, Sở Nội vụ của các tỉnh, tổng hợp, thẩm định kế hoạch biên chế của các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương; xây dựng kế hoạch biên chế của bộ, ngành và địa phương mình; sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo lãnh đạo bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định biên chế sự nghiệp, thông qua biên chế hành chính trước khi báo cáo Bộ Nội vụ; 1.3. Đối với cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng ngân sách của địa phương; thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi báo cáo Bộ Nội vụ; 1.4. Biểu mẫu báo cáo về kế hoạch biên chế và thực hiện biên chế hàng năm của bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định tại điểm 2.4 mục 2 phần II của Thông tư này. 2. Quản lý và sử dụng biên chế 2.1. Thẩm định biên chế 2.1.1. Biên chế hành chính Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ các bộ, ngành, Sở Nội vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định kế hoạch biên chế của các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm 1.1, 1.2, mục 1 phần 1 của Thông tư này số biên chế để thực hiện nhiệm vụ hàng năm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; 2.1.2. Biên chế sự nghiệp Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ, các Bộ, ngành ở Trung ương, Sở Nội vụ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm; 2.1.2.1. Thẩm định kế hoạch biên chế của các đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu hoặc thu chỉ đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng chưa được nhà nước giao kinh phí để thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công hoặc giao kinh phí hoạt động bằng hình thức định mức chi theo khối lượng công việc để đảm bảo sự phù hợp giữa kế hoạch biên chế với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của các đơn vị này theo đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp đơn vị sự nghiệp; 2.1.2.2. Tổng kế hoạch biên chế của các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và kế hoạch biên chế của đơn vị sự nghiệp được nhà nước giao kinh phí để thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công hoặc giao kinh phí hoạt động bằng hình thức định mức chi theo khối lượng công việc trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp đơn vị sự nghiệp. 2.2. Giao chỉ tiêu biên chế Căn cứ chỉ tiêu biên chế hành chính do Bộ Nội vụ giao và tổng chỉ tiêu biên chế sự nghiệp do bộ, ngành, địa phương quyết định, Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ các bộ, ngành, Sở Nội vụ ở địa phương có trách nhiệm: 2.2.1. Báo cáo lãnh đạo bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh phương án giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp đối với từng đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương; 2.2.2. Vụ Tổ chức Cán bộ, giao chỉ tiêu biên chế hành chính đối với các cơ quan hành chính trực thuộc bộ, ngành; Sở Nội vụ giao chỉ tiêu biên chế hành chính đối với các cơ quan chuyên môn cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; 2.2.3. Giao chỉ tiêu biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu; phê duyệt số biên chế của các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; Hướng dẫn các cơ quan quản lý trực tiếp các đơn vị sự nghiệp phân bổ chỉ tiêu biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp này; 2.2.4. Hướng dẫn sử dụng biên chế đối với các đơn vị sự nghiêp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và chỉ tiêu biên chế của các đơn vị sự nghiệp được nhà nước giao kinh phí để thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công hoặc giao kinh phí hoạt động bằng hình thức định mức chi theo khối lượng công việc. 2.3. Sử dụng biên chế Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao hoặc được phê duyệt, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ hợp đồng làm việc đối với viên chức mới được tuyển dụng. Việc thi tuyển và tuyển dụng công chức, viên chức thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Chế độ thông tin báo cáo 3.1. Để đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng biên chế và có căn cứ tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội và Trung ương Đảng tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của cả nước, hàng năm các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ như sau: 3.1.1. Báo cáo kế hoạch biên chế hành chính (theo biểu mẫu số 1) của bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ để thẩm định và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 1 tháng 7 hàng năm; 3.1.2. Báo cáo tình hình thực hiện biên chế hành chính, sử dụng biên chế sự nghiệp (theo biểu mẫu số 2) của các bộ, ngành gửi Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 01 của năm liền kề; 3.1.3. Báo cáo tình hình thực hiện biên chế hành chính, sử dụng biên chế sự nghiệp (theo biểu mẫu số 3) của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 01 của năm liền kề; 3.2. Đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Ban Tổ chức Trung ương (quản lý biên chế Đảng, đoàn thể) tổng hợp và thống kê tình hình thực hiện biên chế do cơ quan quản lý có mặt đến 31 tháng 12 của năm báo cáo (theo biểu mẫu số 4) gửi về Bội Nội vụ trước ngày 15 tháng 01 năm sau liền kê để tổng hợp báo cáo các cơ quan Đảng, Nhà nước theo khoản 9, Điều 33 Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/12/1998 và Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003. 4. Công tác thanh tra, kiểm tra Thủ trưởng Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức Cán bộ, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính các Bộ, Sở Tài chính và Bảo hiểm Xã hội ở địa phương kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vị thẩm quyền việc thực hiện quản lý, sử dụng biên chế và các chế độ chính sách có liên quan theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy định về công tác quản lý biên chế theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan. Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức thanh tra việc thực hiện quản lý và sử dụng biên chế, các chế độ chính sách có liên quan theo quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. I II. T Ổ CH Ứ C TH Ự C H I Ệ N 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Thông tư này. 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, các quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2004. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết. BIỂU SỐ 1 (Ban hành theo Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 nhận báo cáo 1/7 hàng năm) Tỉnh, thành phố..... C Ộ NG HOÀ XÃ H Ộ I CH Ủ NGHĨA VI Ệ T Số: /............ N AM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ...........,Ngày tháng năm 200..... K Ế H O Ạ CH BIÊN CH Ế H ÀNH CH ÍNH NĂM 200.... I. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên ché năm 200.... (năm báo cáo) ......................................................................................................................... ................................................................................................. II. Kế hoạch biên chế hành chính năm 200... (năm kế hoạch) Đơn vị: người Tên cơ quan, Biên chế có Biên chế Có mặt đến Kế hoạch Tăng giảm đơn bị mặt đến được giao biên chế năm kế tháng..... trực thuộc 31/12 năm năm 200... Năm 200... năm 200... hoạch so trước năm (năm báo (năm kế với năm (năm báo hoạch) báo cáo cáo) cáo) báo cáo A 1 2 3 4 5=4-2 Tổng số: 1. Cấp tỉnh - Sở - Ban - Thanh tra - Văn phòng - Chi cục 2. Cấp huyện - Phòng - Thanh tra - Văn phòng Ghi chú: - Thuyết minh, giải trình số biên chế năm kế hoạch tăng lên hoặc giảm đi so với năm báo cáo. - Trong năm 2004 làm báo cáo và lập kế hoạch biên chế cho năm 2005 thì năm 2004 gọi là năm báo cáo, năm 2003 gọi là năm trước năm báo cáo, năm 2005 gọi là năm kế hoạch. - Cấp tỉnh ghi rõ từng sở, ban, ngành; cấp huyện ghi rõ từng cơ quan chuyên môn. Nơi nhận: Người lập biểu Thủ trưởng cơ Chủ tịch Uỷ ban nhân - Bộ Nội vụ (Vụ Ký và ghi rõ họ quan TCCB Ký và dân cấp tỉnh ghi rõ họ tên Ký tên, đóng dấu TCBC). tên - Lưu VT. BIỂU SỐ 1 (Ban hành theo Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 nhận báo cáo 1/7 hàng năm) Bộ, ngành........... C Ộ NG HOÀ XÃ H Ộ I CH Ủ NGHĨA Số: /............ V I Ệ T NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ...........,Ngày tháng năm 200..... K Ế H O Ạ CH BIÊN CH Ế H ÀNH CH ÍNH NĂM 200.... I. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên ché năm 200.... (năm báo cáo) ......................................................................................................................... ................................................................................................. II. Kế hoạch biên chế hành chính năm 200... (năm kế hoạch) Đơn vị: người Tên cơ quan, Biên chế có Biên chế Có mặt đến Kế hoạch Tăng giảm đơn bị mặt đến được giao biên chế năm kế tháng..... trực thuộc 31/12 năm năm 200... Năm 200... năm 200... hoạch so trước năm (năm kế với năm (năm báo (năm báo hoạch) báo cáo cáo) cáo) báo cáo A 1 2 3 4 5=4-2 Tổng số: - Vụ: - Thanh tra: - Văn phòng - Tổng cục - Cục. Ghi chú: - Thuyết minh, giải trình số biên chế năm kế hoạch tăng lên hoặc giảm đi so với năm báo cáo. - Trong năm 2004 làm báo cáo và lập kế hoạch biên chế năm 2005 thì năm 2004 gọi là năm báo cáo, năm 2003 gọi là năm trước năm báo cáo, năm 2005 gọi là năm kế hoạch. - Ghi rõ từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. Nơi nhận: Người lập biểu Thủ trưởng cơ Thủ trưởng cơ quan - Bộ Nội vụ (Vụ Ký và ghi rõ họ quan TCCB Ký và đơn vị ghi rõ họ tên Ký tên, đóng dấu TCBC). tên - Lưu VT. BIỂU SỐ 2 (Ban hành theo Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 nhận báo cáo 25/12 hàng năm) Bộ, ngành........... C Ộ NG HOÀ XÃ H Ộ I CH Ủ NGHĨA Số: /............ V I Ệ T NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ...........,Ngày tháng năm 200..... T Ổ NG H Ợ P TÌNH H ÌNH TH Ự C H I Ệ N BIÊN CH Ế H ÀNH C H ÍNH , S Ự NG H I Ệ P NĂM 200... I. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên ché năm 200.... (năm báo cáo) ......................................................................................................................... ................................................................................................. II. Biên chế hành chính, sự nghiệp năm 200... Đơn vị: người Biên chế Biên chế Có mặt đến Tăng, Ghi Số có mặt được giao giảm số chú Tên có quan, tháng 12 đơn vị lượng đến có mặt so năm 200... năm 200... đơn vị với biên 31/12 (Năm báo (Năm báo chế giao năm cáo) cáo) trước của năm năm báo báo cáo cáo A 1 2 3 4 5=4-3 6 Tổng số: A. Biên chế hành chính - Vụ; - Thanh tra; - Văn phòng; - Tổng cục; - Cục; - Chi cục; ........... B. Biên chế sự nghiệp 1. Giáo dục đào tạo: - Các đại học; - Các trường đại học; - Các học viện; - Cao đẳng; - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. 2. Y tế: - Bệnh viện; Viện - có giường bệnh; - Trung tâm; - Trạm, trại... ................... 3. Sự nghiệp nghiên cứu khoa học - Viện - Trung tâm 4. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao. 5. Sự nghiệp khác. Ghi chú: - Thuyết minh, giải trình số biên chế năm tăng lên hoặc giảm đi so với năm báo cáo. - Trong năm 2004 làm báo cáo thì năm 2004 gọi là năm báo cáo, năm 2005 gọi là năm kế hoạch. - Cột A: + Phần A ghi rõ từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. + Phần B ghi tổng số đơn vị theo cấp học và từng loại hình tổ chức (không cần ghi cụ thể tên đơn vị). Nơi nhận: Người lập biểu Thủ trưởng cơ Thủ trưởng bộ, ngành - Bộ Nội vụ (Vụ Ký và ghi rõ họ quan TCCB Ký và Ký tên, đóng dấu ghi rõ họ tên TCBC). tên - Lưu VT. BIỂU SỐ 3 (Ban hành theo Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 nhận báo cáo 25/12 hàng năm) Tỉnh, thành phố trực C Ộ NG HOÀ XÃ H Ộ I CH Ủ NGHĨA VI Ệ T thuộc Trung ương.......... N AM Số: /............ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ...........,Ngày tháng năm 200..... T Ổ NG H Ợ P TÌNH H ÌNH TH Ự C H I Ệ N BIÊN CH Ế H ÀNH CH ÍNH , S Ự N G H I Ệ P NĂM 200...... I. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên ché năm 200.... (năm báo cáo) ......................................................................................................................... ................................................................................................. II. Biên chế hành chính, sự nghiệp năm 200... Đơn vị: người Biên chế Biên chế Có mặt đến Tăng, Ghi Tên cơ quan, Số có mặt được giao tháng 12 năm giảm số chú đơn vị lượng đến 200...(Năm có mặt so năm 200... Đơn vị 31/12 với biên (Năm báo báo cáo chế giao năm cáo) trước của năm năm báo báo cáo cáo A 1 2 3 4 5=4-3 6 Tổng số: A. Biên chế hành chính I. Cấp tỉnh - Sở ; - Thanh tra; - Văn phòng; Cấp II. huyện: - Phòng; - Thanh tra; - Văn phòng. B. Biên chế sự nghiệp 1. Sự nghiệp giáo dục đào tạo: - Mầm non; - Tiểu học; - Trung học cơ sở; - Trung học phổ thông; - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; - Cao đẳng; - Đại học; - Trung tâm KT-THHN, dạy nghề; - Trung tâm dục giáo thường xuyên. 2. Sự nghiệp y tế: Tuyến A. tỉnh: - Bệnh viện tỉnh; - Bệnh viện khu vực; - Trung tâm; - Trạm, trại; ................. Tuyến B. huyện: - Bệnh viện trung tâm; - Trung tâm; ........... 3. Sự nghiệp VHTTTT A. Văn hóa; B. Thông tin; C. Thể dục thể thao. 4. Sự nghiệp khác: A. Trung tâm; Trạm, N. trại; ............... Ghi chú: - Thuyết minh, giải trình số biên chế năm tăng lên hoặc giảm đi so với năm báo cáo. - n: dùng để ghi tiếp thứ tự tên các cơ quan, đơn vị thứ hai trở đi - Giải thích: Trong năm 2004 làm báo cáo thì năm 2003 là năm trước năm kế hoạch, năm 2004 gọi là năm báo cáo, năm 2005 là năm kế hoạch. - Cột A: + Phần A ghi rõ từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. + Phần B ghi tổng số đơn vị theo cấp học và từng loại hình tổ chức (không cần ghi tên đơn vị cụ thể ). Nơi nhận: Người lập biểu Thủ trưởng cơ Chủ tịch Uỷ ban nhân - Bộ Nội vụ (Vụ Ký và ghi rõ họ quan TCCB Ký và dân cấp tỉnh ghi rõ họ tên Ký tên, đóng dấu TCBC). tên - Lưu VT. BIỂU SỐ 4 (Ban hành theo Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 nhận báo cáo 25/12 hàng năm) Tên cơ quan Đảng, Nhà C Ộ NG HOÀ XÃ H Ộ I CH Ủ NGHĨA nước............ V I Ệ T NAM Số: /............ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ...........,Ngày tháng năm 200..... T Ổ NG H Ợ P BIÊN CH Ế H ÀNH CH ÍNH , S Ự NG H I Ệ P (Có mặt đến 31/12/năm báo cáo) Đơn vị: người Tên các cơ quan, đơn Biên chế có Biên chế Biên chế có Ghi chú vị mặt đến 31/12 được giao đến tháng 12 năm trước báo đầu năm báo năm báo cáo cáo cáo A 1 2 3 4 Tổng số: I. Cơ quan Đảng: - Hành chính; - Sự nghiệp. II. Đoàn thể: 1. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Hành chính; - Sự nghiệp. 2. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - Hành chính; - Sự nghiệp. 3. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Hành chính; - Sự nghiệp. 4. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Hành chính; - Sự nghiệp. 5. Hội Nông dân Việt Nam - Hành chính; - Sự nghiệp. III. Văn phòng Quốc hội - Hành chính; - Sự nghiệp. IV. Văn phòng Chủ tịch nước - Hành chính; - Sự nghiệp. V. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Hành chính; - Sự nghiệp. VI. Toà án nhân dân tối cao - Hành chính; - Sự nghiệp. Ghi chú: - Nếu năm 2004 làm báo cáo thì năm 2004 gọi là năm báo cáo, năm 2003 gọi là năm trước báo cáo, năm 2005 gọi là năm kế hoạch. Nơi nhận: Người lập biểu Thủ trưởng cơ Thủ trưởng cơ quan - Bộ Nội vụ (Vụ Ký và ghi rõ họ quan TCCB Ký và Ký tên, đóng dấu ghi rõ họ tên TCBC). tên - Lưu VT.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net