logo

Thông tư số 15/2009/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 15/2009/TT-BLĐTBXH về việc quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- ---------- Số: 15/2009/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cấp thoát nước; Kỹ thuật xây dựng; Quản lý khu đô thị; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Nguội chế tạo; Sản xuất xi măng; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng: Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này; Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm: 1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Cấp thoát nước” (Phụ lục 1); 2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật xây dựng” (Phụ lục 2); 3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản lý khu đô thị” (Phụ lục 3); 4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Mộc xây dựng và trang trí nội thất” (Phụ lục 4). 5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nguội chế tạo”; (Phụ lục 5); 6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sản xuất xi măng” (Phụ lục 6). Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề: Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường. Điều 4. Điều khoản thi hành: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Đàm Hữu Đắc - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp; - Công báo Website Chính phủ (2b); - Lưu Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20b). PHỤ LỤC 1: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ”CẤP THOÁT NƯỚC” (Ban hành kèm theo Thông tư số 15 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) Phụ lục 1A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Cấp thoát nước Mã nghề : 40580204 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống, thiết bị, công trình của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; + Trình bày được sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ, máy thi công thông dụng trong nghề; + Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan; + Khai triển được các chi tiết, phụ kiện đơn giản đảm bảo cho gia công, lắp đặt; + Trình bày được phương pháp lắp đặt, vận hành, quản lý hệ thống ống cấp, thoát nước, phù hợp với yêu cầu thi công. - Kỹ năng: + Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề; + Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt; + Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các chi tiết, phụ kiện, mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật; + Lắp đặt, vận hành, quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình theo thiết kế; + Vận hành được trạm xử lý cấp, thoát nước đúng quy trình; + Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng: - Chính trị, đạo đức: + Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, luôn cố gắng vươn lên và tự hoàn thiện; + Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. - Thể chất và quốc phòng: + Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội; + Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng tìm việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cấp thoát nước, xây dựng trên toàn quốc và xuất khẩu lao động. II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 1,5 năm - Thời gian học tập: 68 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2070 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 150 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp:30 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2070 giờ + Thời gian học bắt buộc: 1645 giờ; Thời gian học tự chọn: 425 giờ + Thời gian học lý thuyết: 554 giờ; Thời gian học thực hành: 1306 giờ 3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:1200 giờ (Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả) III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tổng Trong đó số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I Các môn học chung 210 107 90 13 MH 01 Chính trị 30 22 6 2 MH 02 Pháp luật 15 10 4 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 23 4 MH 04 Giáo dục quốc phòng 45 29 15 1 MH 05 Tin học 30 13 15 2 MH 06 Ngoại ngữ 60 30 27 3 II Các môn học/ mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1435 401 933 101 II.1 Các môn học/ mô đun, kỹ thuật cơ sở 210 175 18 17 MH 07 Vẽ kỹ thuật 75 60 9 6 MH 08 Thuỷ lực cơ sở 45 36 5 4 MH 09 Cấp thoát nước cơ bản 60 55 0 5 MH 10 Kỹ thuật an toàn và Bảo hộ lao động 30 24 4 2 II.2 Các môn học/ mô đun chuyên môn nghề 1225 226 915 84 MĐ 11 Nguội cơ bản 60 10 45 5 MĐ 12 Hàn điện cơ bản 60 10 47 3 MĐ 13 Hàn, dán chất dẻo cơ bản 40 5 30 5 MĐ 14 Lắp mạch điện cơ bản 60 11 44 5 MĐ 15 Nâng chuyển ống, thiết bị 60 10 46 4 MĐ 16 Sử dụng dụng cụ thiết bị nghề Cấp thoát nước 60 10 45 5 MH 17 Khai triển ống, phụ kiện cấp, thoát nước 30 23 3 4 MĐ 18 Lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị 40 15 20 5 MĐ 19 Lắp đặt máy bơm 60 13 42 5 MĐ 20 Lắp đặt đường ống cấp nước 90 15 70 5 MĐ 21 Lắp đặt đường ống thoát nước 80 15 60 5 MĐ 22 Lắp đặt thiết bị dùng nước 80 15 60 5 MĐ 23 Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị, công trình 75 15 55 5 xử lý nước cấp MĐ 24 Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị, công trình 60 15 40 5 xử lý nước thải MĐ 25 Vận hành công trình thu nước và trạm bơm 60 15 40 5 MĐ 26 Vận hành công trình xử lý nước cấp 60 15 40 5 MĐ 27 Vận hành trạm xử lý nước thải 40 7 30 3 MĐ28 Vận hành, quản lý mạng lưới đường ống cấp, 60 7 48 5 thoát nước MĐ 29 Thực tập sản xuất 150 150 Tổng cộng 1645 508 1023 114 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ. 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) mô Tổng Trong đó đun số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH30 Vật liệu 45 40 3 2 MH31 Cơ kỹ thuật 45 40 3 2 MĐ32 Hàn, cắt khí cơ bản 60 10 45 5 MĐ33 Kỹ thuật thi công, xây trát 60 10 45 5 MĐ34 Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng 80 15 61 4 MĐ35 Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy 120 20 95 5 MĐ36 Lắp đặt đường ống đài phun nước 60 10 47 3 MĐ37 Lắp đặt đường ống thải rác sinh hoạt 80 15 60 5 MH38 Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa) 60 30 25 5 (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo) - Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung ; - Để xác định danh mục các môn học mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong các môn học mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng trên hoặc các môn học/ mô đun mà các trường tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là khoảng 425 giờ. Ví dụ có thể chọn 06 môn học/ mô đun tự chọn theo bảng sau: Mã mô Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) đun Tổng Trong đó số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH30 Vật liệu 45 40 3 2 MĐ31 Hàn, cắt khí cơ bản 60 10 45 5 MĐ32 Kỹ thuật thi công, xây trát 60 10 45 5 MĐ33 Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy 120 20 95 5 MĐ34 Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng 80 15 61 4 MH35 Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa) 60 30 25 5 Tổng cộng: 425 125 274 26 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Về số lượng mô đun, thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện của từng trường, yêu cầu của ngành, vùng miền. 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Số Môn thi Hình thức thi Thời gian thi TT 1 Chính trị Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Không quá 120 phút 2 Văn hoá THPT đối với hệ tuyển Viết, trắc nghiệm Không quá 120 phút sinh THCS 3 Kiến thức, kỹ năng nghề: Không quá 120 phút Viết, vấn đáp, trắc nghiệm - Lý thuyết nghề Không quá 24 giờ Bài thi thực hành - Thực hành nghề Không quá 24 giờ Bài thi kiến thức và kỹ năng - Hoặc: Mô đun tốt nghiệp (Kiến thức nghề, kỹ năng nghề) 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5giờ ữ 6 giờ; 17giờ ữ 18 giờ hàng ngày 2. Văn hoá, văn nghệ - Vào ngoài giờ học hàng ngày - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - 19giờ ữ 21giờ vào một buổi trong tuần - Sinh hoạt tập thể 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần sách và tham khảo tài liệu 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 01 lần 4. Các chú ý khác: Để sử dụng chương trình khung trình độ trung cấp nghề có hiệu quả cần chú ý: - Nghiên cứu hướng dẫn xây dựng chương trình khung trình độ trung cấp nghề, sơ đồ phân tích nghề DACUM, phiếu phân tích công việc, danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo nghề và Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề; - Phân biệt được các thuật ngữ trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề ví dụ: Thời gian học, thời gian thực học, thời gian thực học tối thiểu; môn học/ mô đun đào tạo nghề; Môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc; Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn; - Đối với các môn học lý thuyết: ở từng bài cần ghi đầy đủ và rõ ràng tất cả các công cụ kiểm tra đánh giá ứng với mỗi mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi: Số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và hệ số điểm. ở cuối chương và cuối mỗi môn học phải ghi đầy đủ các công cụ kiểm tra đánh giá hết chương, hết môn học: Các câu hỏi mở, tự luận (vấn đáp, viết) hay các trọng tâm quan sát, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các tiêu chí, các thang điểm cần sử dụng; - Đối với các mô đun đào tạo nghề: Cần xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng và các câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức; - Đối với việc đánh giá thái độ thì giáo viên bộ môn có thể dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép những kết quả, nhận xét thường xuyên của mình về từng người học và cả lớp./. Phụ lục1B: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Tên nghề: Cấp thoát nước Mã nghề : 50580204 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống, thiết bị, công trình của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; + Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan; + Trình bày được sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ, máy thi công thông dụng trong nghề; + Tính toán, khai triển được các chi tiết, phụ kiện thông thường đảm bảo cho gia công, lắp đặt; + Có khả năng ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới ở phạm vi nhất định vào thực tế sản xuất; + Trình bày được phương pháp lắp đặt, vận hành, quản lý hệ thống ống cấp thoát nước phù hợp với công nghệ hiện nay; + Thiết kế được hệ thống cấp, thoát nước trong nhà. - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề; + Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt; + Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các phụ kiện, mối nối đạt yêu cầu kỹ thuật cao; + Lắp đặt, vận hành, quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình theo thiết kế; + Lắp đặt hệ thống đường ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp, nước thải đúng thiết kế; + Vận hành được các công trình trong khu xử lý cấp, thoát nước đúng quy trình + Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; + Thực hiện công việc có tính sáng tạo, giải quyết được các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế thi công, lắp đặt. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng: - Chính trị, đạo đức: + Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, luôn cố gắng vươn lên và tự hoàn thiện; + Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. - Thể chất, quốc phòng: + Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội; + Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp người học có thể tham gia quản lý tổ, nhóm sản xuất, có khả năng tìm việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp, thoát nước, xây dựng trên toàn quốc và xuất khẩu lao động. II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 03 năm - Thời gian học tập: 131 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3785 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp:30giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3785 giờ + Thời gian học bắt buộc: 3090 giờ; Thời gian học tự chọn: 695 giờ + Thời gian học lý thuyết: 988 giờ; Thời gian học thực hành: 2347 giờ III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH, Tên môn học, mô đun MĐ Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I Các môn học chung 450 217 206 27 MH 01 Chính trị 90 60 24 6 MH 02 Pháp luật 30 21 7 2 MH 03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4 MH 04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 75 60 13 2 MH 05 Tin học 75 17 54 4 MH 06 Ngoại ngữ 120 55 56 9 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 2640 736 1755 149 II.1 Các môn học/ mô đun, kỹ thuật cơ sở 345 291 27 27 MH 07 Hình học hoạ hình 30 21 5 4 MH 08 Vẽ kỹ thuật 75 55 12 8 MH 09 Cơ kỹ thuật 45 40 3 2 MH 10 Thuỷ lực cơ sở 60 53 3 4 MH 11 Cấp thoát nước cơ bản 75 70 0 5 MH 12 Kỹ thuật an toàn và Bảo hộ lao động 30 24 4 2 MH13 Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất 30 28 0 2 II.2 Các môn học/ mô đun chuyên môn nghề 2295 445 1728 122 MĐ 14 Nguội cơ bản 80 15 59 6 MĐ 15 Hàn điện cơ bản 80 15 59 6 MĐ 16 Hàn, cắt khí cơ bản 80 15 59 6 MĐ 17 Hàn, dán chất dẻo cơ bản 60 10 45 5 MĐ 18 Lắp mạch điện cơ bản 80 20 55 5 MĐ 19 Nâng chuyển ống, thiết bị 80 15 60 5 MĐ 20 Sử dụng dụng cụ- Thiết bị nghề Cấp thoát nước 140 25 106 9 MH 21 Khai triển ống, phụ kiện cấp, thoát nước 45 35 5 5 MĐ 22 Lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị 60 25 30 5 MĐ 23 Lắp đặt máy bơm, trạm bơm 120 30 85 5 MĐ 24 Lắp đặt đường ống cấp nước 180 30 140 10 MĐ 25 Lắp đặt đường ống thoát nước 140 30 102 8 MĐ 26 Lắp đặt thiết bị dùng nước 120 20 92 8 MĐ 27 Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị công trình xử lý 120 30 82 8 nước cấp MĐ 28 Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị công trình xử lý 120 30 82 8 nước thải MĐ 29 Vận hành công trình thu nước, trạm bơm 80 20 56 4 MĐ 30 Vận hành công trình xử lý nước cấp 80 25 50 5 MĐ 31 Vận hành trạm xử lý nước thải 60 15 40 5 MĐ 32 Vận hành, quản lý mạng lưới đường ống cấp, thoát 120 25 90 5 nước MH 33 Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước trong nhà 60 25 31 4 MĐ34 Thực tập sản suất 390 390 Tổng 3090 953 1961 176 cộng * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ. 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH35 Vật liệu 45 39 2 4 MH36 Dung sai lắp ghép 30 26 2 2 MĐ37 Kỹ thuật thi công, xây trát 120 15 100 5 MĐ38 Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng 120 15 100 5 MĐ39 Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy 120 20 92 8 MĐ40 Lắp đặt đường ống thông gió 120 30 82 8 MĐ41 Lắp đặt đường ống dẫn khí ga dân dụng 120 30 82 8 MĐ42 Lắp đặt đường ống đài phun nước 80 30 44 6 MĐ43 Lắp đặt đường ống thải rác sinh hoạt 120 30 82 8 MĐ44 Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa) 60 30 25 5 (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo) - Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung ; - Để xác định danh mục các môn học mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong các môn học mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng trên hoặc các môn học/ mô đun mà các trường tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là khoảng 695 giờ. Ví dụ có thể chọn 08 môn học/ mô đun tự chọn theo bảng sau : Mã mô Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) đun Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH35 Vật liệu 45 39 2 4 MH36 Dung sai lắp ghép 30 26 2 2 MĐ37 Kỹ thuật thi công, xây trát 120 15 100 5 MĐ38 Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng 120 15 100 5 MĐ39 Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy 120 20 92 8 MĐ40 Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng 120 15 100 5 MĐ41 Lắp đặt đường ống đài phun nước 80 30 44 6 MH42 Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa) 60 30 25 5 Tổng 695 205 447 43 cộng 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Về số lượng mô đun, thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện của từng trường, yêu cầu của ngành, vùng miền. 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Số Môn thi Hình thức thi Thời gian thi TT 1 Chính trị Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Không quá 120 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề: Không quá 120 phút Viết, vấn đáp, trắc nghiệm - Lý thuyết nghề Không quá 24 giờ Bài thi thực hành - Thực hành nghề Không quá 24 giờ Bài thi kiến thức và kỹ năng - Hoặc: Mô đun tốt nghiệp (Kiến thức nghề, kỹ năng nghề) 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày 2. Văn hoá, văn nghệ - Vào ngoài giờ học hàng ngày - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - 19 giờ ữ 21 giờ vào một buổi trong tuần - Sinh hoạt tập thể 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần sách và tham khảo tài liệu 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 01 lần 4. Các chú ý khác: Để sử dụng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề có hiệu quả cần chú ý: - Nghiên cứu hướng dẫn xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, sơ đồ phân tích nghề DACUM, phiếu phân tích công việc, danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo nghề và tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề. - Phân biệt được các thuật ngữ trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề ví dụ: Thời gian học, thời gian thực học, thời gian thực học tối thiểu; môn học/ mô đun đào tạo nghề; Môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc; Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn; - Đối với các môn học lý thuyết: ở từng bài cần ghi đầy đủ và rõ ràng tất cả các công cụ kiểm tra đánh giá ứng với mỗi mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi: Số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và hệ số điểm. ở cuối chương và cuối mỗi môn học cũng phải ghi đầy đủ các công cụ kiểm tra đánh giá hết chương, hết môn học: Các câu hỏi mở, tự luận (vấn đáp, viết) hay các trọng tâm quan sát, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các bảng kiểm, các thang điểm cần sử dụng; - Đối với các mô đun đào tạo nghề: Cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng và các câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức; - Đối với việc đánh giá thái độ thì giáo viên bộ môn có thể dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép những kết quả, nhận xét thường xuyên của mình về từng người học và cả lớp./. PHỤ LỤC 2: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ KỸ THUẬT XÂY DỰNG” (Ban hành kèm theo Thông tư số 15 / 2009 /TT – BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phụ lục 2A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng Mã nghề: 40580201 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá trung học phổ thông theo quy định Bộ giáo dục - Đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 24 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. - Kiến thức: + Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày được phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế; + Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm; + Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện; + Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc; + Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình; + Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng; + Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà; + Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng. - Chính trị, đạo đức + Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước; + Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội; + Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc. - Thể chất, quốc phòng + Thể chất: Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế; Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Quốc phòng: Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng. 3.Cơ hội việc làm (các vị trí làm việc trong tương lai) + Làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng; + Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng. II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian khoá học: 1,5 năm - Thời gian học tập: 68 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2005 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:1795 giờ +Thời gian học bắt buộc: 1395 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ +Thời gian học lý thuyết: 416 giờ; Thời gian học thực hành:1379 giờ 3.Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ. (Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả) III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I Các môn học chung 210 145 52 13 MH 01 Chính trị 30 22 6 2 MH 02 Pháp luật 15 14 0 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH 04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 45 29 15 1 MH 05 Tin học 30 20 7 3 MH 06 Ngoại ngữ 60 57 0 3 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề 1395 341 972 82 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 180 136 28 16 MH 07 Vẽ kỹ thuật 75 41 28 6 MH 08 Bảo hộ lao động 30 27 0 3 MH 09 Điện kỹ thuật 30 27 0 3 MH 10 Vật liệu xây dựng 30 27 0 3 MH 11 Tổ chức sản xuất 15 14 0 1 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1215 205 944 66 MĐ 12 Đào móng 55 15 29 11 MĐ 13 Xây gạch 330 45 267 18 MĐ 14 Lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ 55 10 42 3 MĐ 15 Trát, láng 325 45 254 26 MĐ 16 Lát, ốp 95 15 74 6 MĐ 17 Bạ mát tít, sơn vôi 55 15 34 6 MĐ 18 Lắp đặt thiết bị vệ sinh 55 15 37 3 MĐ 19 Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo 95 15 74 6 MĐ 20 Gia công lắp đặt cốt thép 95 15 71 9 MĐ 21 Trộn, đổ, đầm bê tông 55 15 34 6 Tổng cộng 1605 486 996 123 Ghi chú: - Đối với môn học: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giừo thực hành - Đối với chương trình mô đun: thời gian kiểm tra được tính hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo). V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Tùy theo nhu cầu của địa phương hoặc môi trường lao động, căn cứ vào tình hình trang thiết bị cụ thể của từng trường/ cơ sở dạy nghề... sẽ xác định được danh mục cụ thể các môn học, mô đun tự chọn. Có thể tham khảo trong số các môn học, mô đun gợi ý sau: 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, Tên môn học, mô đun tự chọn Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MĐ 22 Xây đá 400 15 364 21 MĐ 23 Lắp đặt mạng điện sinh hoạt 150 30 112 8 MĐ 24 Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà 145 15 122 8 MĐ 25 Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh 105 15 88 2 400 60 322 18 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo). 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có; - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình ; - Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như: + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề; + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể; + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định; + Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định: Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 - 30)% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 - 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 - 35)%; Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 400 giờ (trong đó lý thuyết không quá 75 giờ). - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền; - Nếu Trường/ Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ Cơ sở của mình; - Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun); - Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu. 2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Số Môn Thi Hình thức thi Thời gian thi TT 1 Chính trị. Viết, trắc nghiệm Viết: không quá 120 phút Trắc nghiệm: không quá 60 phút 2 Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh - Môn Toán: thi viết Không quá 120 phút THCS - Môn Vật lý, Hoá học: thi Không quá 90 phút vấn đáp 3 Kiến thức, kỹ năng nghề. - Lý thuyết nghề. -Viết, trắc nghiệm Viết: không quá 180 phút -Vấn đáp Vấn đáp: không quá 20 phút - Thực hành nghề. Bài thi thực hành Không quá 24 giờ - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết Bài thi lý thuyết và thực Không quá 24 giờ với thực hành) hành 3.Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp xây dựng, hoặc các công trình đang được xây dựng; - Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp. 4. Các chú ý khác: Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghề./. Phụ lục 2B: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng Mã nghề: 50580201 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề; I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. - Kiến thức: + Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế; + Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm; + Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện; + Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc; + Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm; + Nêu được trình tự, phương pháp lập dự toán các công việc của nghề. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ kỹ thuật và phát hiện được các lỗi thông thường của bản vẽ kỹ thuật; + Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng; + Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bạ mát tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà; + Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; + Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công và tổ chức thi công các công việc của nghề; + Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề và sử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng. - Chính trị, đạo đức + Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước; + Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội; + Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc. - Thể chất, quốc phòng + Thể chất: Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế; Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Quốc phòng: Người học được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng 3. Cơ hội việc làm (các vị trí làm việc trong tương lai) + Làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng; + Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng; + Giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề. II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian khoá học: 2,5 năm - Thời gian học tập: 108 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3310 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 320 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2860 giờ +Thời gian học bắt buộc: 2290 giờ; Thời gian học tự chọn: 570 giờ +Thời gian học lý thuyết: 627 giờ; Thời gian học thực hành: 2233 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN: Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH, Tên môn học, mô đun MĐ Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I Các môn học chung 450 255 168 27 MH 01 Chính trị 90 60 24 6 MH 02 Pháp luật 30 21 7 2 MH 03 Giáo dục thể chất 60 15 40 5 MH 04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 75 59 13 3 MH 05 Tin học 75 17 54 4 MH 06 Ngoại ngữ 120 83 30 7 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề 2290 513 1664 113 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 240 183 38 19 MH 07 Vẽ kỹ thuật 90 45 38 7 MH 08 An toàn lao động 30 27 0 3 MH 09 Điện kỹ thuật 30 27 0 3 MH 10 Vật liệu xây dựng 30 27 0 3 MH 11 Tổ chức quản lý 15 14 0 1 MH 26 Dự toán 45 43 0 2 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 2050 330 1626 94 MĐ 12 Đào móng 55 15 29 11 MĐ 13 Xây gạch 430 55 351 24 MĐ 14 Lắp đặt cấu kiện loại nhỏ 80 15 59 6 MĐ 15 Trát, láng 450 55 360 35 MĐ 16 Lát, ốp 135 20 109 6 MĐ 17 Bạ mát tít, sơn vôi 95 20 69 6 MĐ 27 Làm hoạ tiết trang trí 120 20 92 8 MĐ 28 Làm mái 60 10 46 4 MĐ 18 Lắp đặt thiết bị vệ sinh 95 20 69 6 MĐ 19 Gia công, lắp dựng và tháo 155 25 114 16 dỡ ván khuôn, giàn giáo MĐ 20 Gia công, lắp đặt cốt thép 190 30 141 19 MĐ 29 Hàn hồ quang 85 15 66 4 MĐ 21 Trộn, đổ, đầm bê tông 100 30 64 6 Tổng cộng 2740 768 1832 140 Ghi chú:- Đối với môn học: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành - Đối với chương trình mô đun: thời gian kiểm tra được tính hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo). V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, Tên môn học, mô đun tự chọn Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tổng số Trong đó Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MĐ 22 Xây đá 570 20 511 39 MĐ 23 Lắp đạt mạng điện sinh hoạt 150 30 112 8 MĐ 24 Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà 145 15 122 8 MĐ 25 Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh 105 15 88 2 MĐ 30 Trát vữa trộn đá 170 15 138 17 570 75 460 35 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo). 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có; - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình; - Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như: + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề; + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể; + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định; + Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định: Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 - 30)% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 - 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 - 35)%; Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 570 giờ (trong đó lý thuyết không quá 95 giờ). - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/ Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền; - Nếu Trường/ Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ Cơ sở của mình; - Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun); - Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu 2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Số Môn Thi Hình thức thi Thời gian thi TT 1 Chính trị. Viết, trắc nghiệm Viết: không quá 120 phút Trắc nghiệm: không quá 60 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề. - Lý thuyết nghề. Viết, trắc nghiệm Viết: không quá 180 phút Vấn đáp Vấn đáp: không quá 20 phút - Thực hành nghề. Bài thi thực hành Không quá 24 giờ - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý Bài thi lý thuyết và thực Không quá 24 giờ
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net