logo

THƠ VUI Ở CUNG ĐIỆN HUẾ

Có những sự việc xảy ra trong đời tôi khi tôi mới vừa lên năm, lên bảy, tưởng như một dòng nước chảy nhẹ qua lòng trẻ thơ, không để lại một dấu vết gì, nhưng thực ra đã in hằn vết trong tâm-hồn tôi mãi đến bây giờ và vẫn còn làm tôi xúc-động.
Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com THƠ VUI Ở CUNG ÐIỆN HUẾ CHÚT TÌNH RIÊNG VỚI HUẾ Trương Nam Hương Kim Tuấn Ta đây thử khoác long bào Chìm xuống sông Hương câu hò Huế Tả vu (*) chễm một “thi hào” lên vua Bay lên thành cổ tiếng chim ca Nửa giờ khoác thử oai xưa Tiếng chuông Thiên Mụ rơi trên song Nghe trăm năm gió thốc lùa buốt ngai Mùa nhãn trăng thơm khắp mọi nhà Vợ ta long ngóng bên ngoài Ai về An Cựu đò trên bến Con ta rón rén như hai lính hầu Cầu ngói Thanh Toàn áo trắng bay (Vua giàu thơ phú, tiền đâu? Nắng lụa vàng che nghiêng vành nón Vợ vua trả tấm ảnh màu… chụp vua!) Tiếng guốc lao xao ngõ trúc đầy Ðang vua người bảo hết giờ Mùa này ở Huế thường như thế Hẫng ta trong nỗi ngây ngờ mắt con Trời rất xanh và lá rất xanh Vợ van ta hãy đời thường Mùa gió Hạ Lào ra cửa Thuận Về thôi, khoác áo bụi đường nhân sinh! Dập dồn con song cuốn xô nhanh (*) Nơi vua ngự Trường Tiền mấy nhịp sầu mấy nhịp Ðò qua Vỹ Dạ bóng trăng non TÓC NGẮN HUẾ Ðất Thuận Thiên giờ lau cỏ mọc Nguyễn Tấn Cứ Ngự Bình một bong đứng chon von Em bây chừ tóc ngắn Ðưa em về Huế thăm quê cũ thơ anh mất thị phần Trời Huế lặng thầm chiều Kim Long thời khủng long vi tính Thành Nội ngập ngừng em áo tím ngập tràn đất Thần Kinh Chút lòng ta, con sóng vỗ trên sông. Em bây chừ vô minh chiếc quần jean bạc thếch hơi nóng phà sau gáy áo lững lờ song Hương Em bỏ thì em thương em vương thì em tội tóc ngày xưa vời vợi áo ngày xưa dịu dàng Anh đi một ngày đàng tìm một đêm lãng mạn mới hay hồn… lãng đãng trước núi ngự - Nam Giao Huế bây chừ sao cao Chuông rung chùa Thiên Mụ em bây chừ chớm nụ bắt đầu mùa nở hương. Thơ 3/7/2002 Mực Tím số 412 www.MuctimVN.com CẬU EM TRAI CỦA TÔI ĐỖ THỊ TUYẾT HOA Ðánh máy: Nobody Sang học kỳ hai, lớp tôi được giải phóng khỏi căn phòng cũ . Nhà trường ưu tiên cho khối mười hai dời vào mấy dãy lớp vừa xây xong. Căn phòng bóng nhoáng, bàn ghế và bảng viết mới cùng vách tường thơm nức mùi vôi khiến cả lũ cảm thấy hãnh diện lạ lùng. Nơi chúng tôi học cách các dãy phòng cũ bởi một khoảng sân rộng rợp bóng cây xanh. Giờ chơi, chẳng ai muốn vượt khỏi phạm vi ấy để nô đuà cùng đàn em phía bên kia. Chúng tôi luôn coi mình là những người lớn vì không bao lâu nữa sẽ đến ngày từ giã tuổi học trò. Tình bạn học bình thường bỗng trở nên thân thiết gắn bó, đến nỗi chỉ cần có một đứa vắng mặt là cả lớp xôn xao và có chút gì đó len lén buồn. Hình như chính môi trường sống đầy tình cảm ấy đã làm cho tôi bỗng dưng biết suy tư và thích làm thơ dù không hề có năng khiếu môn Văn. Tôi viết nhiều và ít cho ai đọc. Có lần làm bài toán mãi không ra kết quả, tôi tức mình hý hoáy viết vào giấy nháp mấy câu thơ than vãn rồi vất vào hộc bàn theo thói quen. Hôm ấy là thứ sáu. Sáng hôm sau, vì là ngày cuối tuần nên cả trường phải dọn vệ sinh . Tôi lôi đống giấy vụn ở bàn mình ra, gạt xuống sàn cho mấy nhỏ quét dọn. Tình cờ, tôi nhặt được trong mớ hỗn độn ấy mảnh giấy gấp tư ngay ngắn. Tò mò, tôi mở ra xem thử vì chắc chắn đây không phải là "sản phẩm" của mình. "Em xin chào anh (chị) ngồi chỗ này. Em là Lý Hoài Nam, học phòng này và ngồi chỗ này buổi chiều. Em có đọc mấy câu thơ của anh (chị), thấy xúc động quá nên viết thư xin kết nghĩa. Nếu đồng ý, xin anh (chị) vui lòng tiết lộ họ tên để em được rõ. Thư hồi âm xin để ở đây nhé !" Tôi suýt cười sặc sụa vì giọng điệu con gái cuả một cậu học trò lớp mười. Thuở mới vào cấp ba tôi cũng ngô nghê lắm nhưng đâu đến nỗi trẻ thơ và ngoan ngoãn như thế. Từng nét chữ nhỏ nhắn xinh đẹp bằng mực tím và cả cái cách xếp giấy ngay ngắn tỉ mỉ đều nổi lên những nét phác họa ban đầu của tôi về cậu con trai ấy không phải là hoang tưởng. Chợt nhớ đến thằng em quậy bạo ở nhà, tôi cảm thấy mến cậu bé này. Thế là tôi hồi âm cho cậu. Tôi cố giấu cái giọng văn "phang phang bổ củi" của mình, tự xưng là chị gái với một tên gọi cực kỳ dễ thương. Thư đi thư lại được vài lần, Nam xin được kết nghĩa với tôi. Cả hai đều đồng ý chỉ gặp mặt nhau qua thư hộc bàn. Ban đầu, những lá thư cứ tưng tửng, hài hước. Lắm khi đọc thư, tôi ôm bụng cười khì và đoán chắc Nam cũng vậỵ Chuyện "tỷ - đệ" hai đứa chúng tôi tưởng như chỉ là một trò chơi nào ngờ dần dà quý mến nhau thật. Nam kể tôi nghe về cuộc sống khó khăn nơi gia đình và những bỡ ngỡ xung quanh quan hệ thầy trò, bè bạn. Tôi thì tâm sự với cậu em trai ngoan ngoãn của mình về sự gắn bó và thèm ôm mãi thời học sinh đầy kỷ niệm. Gia đình tôi sống bằng nghề nông nên nghèo lắm. Tôi lại là anh cả (về chuyện này thì dĩ nhiên tôi "phịa" với cậu là chị cả) nên sợ không được vào đại học mà phải ra đời kiếm tiền. Tôi thèm học tiếp biết bao nhiêu. Nhìn bạn bè náo nức học ngày học đêm để thi tuyển, lòng tôi hụt hẫng và đau âm ỉ mãi. Tôi trải hết những suy nghĩ của mình lên trang thư gửi Nam, rất chân thực và đều đặn. Tôi không giấu giếm em việc gì, kể cả những đứa em trai của tôi ở nhà ra sao, kể cả ba mẹ tôi là người thế nào, kể cả việc chiếc xe đạp của tôi mỗi tuần phải bơm sửa mấy lần. Chỉ có một điều tôi chưa muốn nói và chưa tiện nói với Nam: tôi là một gã con trai chính hiệu ! Những bức thư Nam gửi tôi cứ xưng em gọi chị nghe sao thương quá đỗi. Lòng tin của em khiến đôi lúc tôi có cảm giác là kẻ lường gạt và cảm thấy lo lo. Tuy nhiên, tính tò mò và sự hiếu kỳ chưa cho phép tiết lộ bí mật . ***** Ban chấp hành đoàn trường tổ chức chuyến cắm trại cho khối mười hai ở Cần Giờ. Vì toàn khối có đến mười lớp nên số thành viên tham dự của mỗi chi đoàn giới hạn ở con số 8, bao gồm ban chấp hành và cán sự. Tôi may mắn được tham gia. Và rồi tự nhiên như không, lần đầu tiên, trái tim tôi cãi lại lý trí. Nó đập thình thịch theo cấp số nhân khi mắt chạm phải một gương mặt con gái. Tôi xấu hổ và lo lắng kinh khủng nhưng không thể cưỡng lại được. Truyện Ngắn Page 1 of 2 February 27, 2002 Mực Tím số 412 www.MuctimVN.com Suốt buổi tối, giữa bao nhiêu con người năng động cười giỡn ấy, tôi ngấm ngầm dõi mắt theo dáng cô bé. Một cô bé ôm ốm, nhí nhảnh, có tài và lúc nào cũng kè kè bên cạnh thầy trợ lý thanh niên. Bấy nhiêu thôi cũng đủ biết cô bé là đệ tử ruột của thầy, là một cán bộ đoàn tầm cỡ. Vậy mà tại sao bọn bạn và cả tôi đều không biết cô bé "xuất thân" từ chi đoàn nào. Lần đầu tiên tôi cảm thấy tiêng tiếc khi phải sang dãy phòng mới học để rồi bị cách ly với các lớp khác. Thỉnh thoảng, cô bé hồn nhiên đưa cặp mắt trong veo nhìn về phía tôi. Cô bé chỉ nhìn thế thôi chứ ánh mắt ấy đâu chỉ dành cho ai. Vậy mà tôi phải xoay hướng khác hoặc cuối mặt một cách lúng túng đến độ tội nghiệp. Tôi mơ hồ sợ một điều gì đó mênh mang lắm. Tôi sợ mình không giữ vững quan niệm chớ nên yêu khi còn đi học. Về đến nhà đã hai hôm mà đôi mắt cô bé cứ lởn vởn trong tâm trí tôi. Tôi phải vờ hỏi thầy trợ lý thanh niên. Câu trả lời chỉ qua quýt: "À, đó là một bạn khối 10 hồi đó học trường đào tạo học sinh giỏi. Bạn tên Hoàng Hương, có tài lắm đấy". Tôi không dám hỏi gì thêm. Lớp mười có đến hơn chục, tôi biết hỏi thăm ai về cái tên Hoàng Hương lạ hoắc ấy, nhất là khi cô bé lại học trái buổi với mình . Tôi buồn, buồn kinh khủng mà chẳng dám tâm sự với ai trong lớp vì sợ bị chọc ghẹo. Cuối cùng, tôi viết thư cho Hoài Nam: "Hoài Nam thân mến. Xin thú thật với cậu chị là con trai. Trước đây chị, à không, anh định đùa với em nên mới giả danh như vậy đó. Mọi việc cũng đâu có gì trầm trọng phải không Nam, nhất là khi anh em mình đã thật lòng chia xẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống. Sỡ dĩ hôm nay anh nói thật với Nam vì anh buồn quá. Nam này, cậu có biết bạn Hoàng Hương cán bộ đoàn cùng khối với cậu không? Anh mới gặp lần đầu nhưng mến bạn ấy lắm chưa có dịp làm quen Nam ạ. Vả lại anh cũng sắp thi học kỳ rồi, bận bịu nhiều ... Nam này, anh nói thật nhé, cậu giống con gái quá đi thôi, giống từ giọng điệu trong thư, nét chữ và đến cả suy nghĩ cũng giống nữa. Đọc thư cậu bấy lâu nay mà anh không hình dung nổi vóc dáng cậu như thế nào cả. Hôm nào anh em mình hẹn nhau đi uống nước nghe? À, anh cho cậu biết, anh là Nguyễn Văn Thạch. " Bẵng một tuần sau, tôi nghĩ Nam đã quên bẵng "bà chị" dở hơi thì cũng là lúc bất ngờ nhận được thư cậu. Có điều, bức thư không nằm trong hộc bàn. Nó do một cô bé ngực đính phù hiệu lớp 10A1 mang đến trao tận tay tôi, bảo tôi là bạn thân của Hoài Nam. "Anh Thạch thân mến. Bất ngờ quá khi nhận được thư anh. Em cứ ngỡ mình đang chơi trò ú tim với người khác, ai ngờ bị người ta chơi lại mình. Vui thật, anh không "cao tay ấn" hơn em đâu, bởi vì em không phải là con trai như anh nghĩ . Em là con gái đấy. Anh nói đúng. Giọng điệu, nét chữ và đến cả suy nghĩ đều giống con gái là hiển nhiên rồi. Nhưng em sẽ không cho anh biết tên đâu. Chuyện hẹn nhau đi uống nước em xin khất, đợi dịp khác nhé. Anh Thạch ơi, dù là con gái nhưng em lúc nào cũng muốn làm cậu em trai cuả anh. Bởi vì em thích nghịch lắm". Tôi không ngờ đó là bức thư cuối cùng anh em tôi trao đổi. Dãy phòng mới được cắt băng khánh thành hôm chào cờ tuần trước và thầy hiệu trưởng đã cho phép các lớp buổi chiều dồn học vào buổi sáng. Cái hộc bàn nhỏ bé giờ đây là sở hữu của riêng tôi. Tôi không biết viết những bức thư ngăn ngắn đặt vào đấy nữa vì biết rằng cô bé sẽ không thể nhận được. Vậy mà có lúc tôi chờ thư, vẫn hy vọng một sự bất ngờ nào đó. Cô bé là ai. Tôi không biết, chỉ biết cái tên Lý Hoài Nam do cô ngẫu nhiên đặt ra, bởi vì cô bé thích dân ca vô cùng. Mãi đến lúc hoàn tất chương trình, chuẩn bị thi đại học, tôi mới biết "cậu em trai" của tôi chính là cô bé Hoàng Hương nhỏ nhắn tôi gặp lần đầu đi cắm trại. Tôi lờ mờ hiểu vì sao Hoàng Hương không dám nhận lời mời đi uống nước, vì sao cô bé bảo lúc nào cũng muốn làm em trai mà thôi. Khi trở thành sinh viên, thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm trường cũ thăm thầy cô và được biết Hoàng Hương đã chuyển trường. "Cậu em trai" đáng yêu đáng mến của tôi ơi, em có biết không, tôi vẫn nhớ em da diết. Có bao giờ em chợt nhớ về tôi ? D.T.T.H Truyện Ngắn Page 2 of 2 February 27, 2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com CHỊ NGOẠI THÀNH Phạm Minh Dũng Tôi có nhiều anh, chị, em là con của cô, dì, chú, bác cùng trang lứa. Nhưng tôi quý mến nhất là chị Ngân, con bác Duy, anh ruột ba tôi. Nhà chị Ngân ở một xã ngoại thành xa ngái. Từ nhà tôi đến nhà chị phải vòng vèo trên mấy con đường đất đỏ. Mùa khô lớp bụi trên mặt đường dày cả gang tay, ngập lút vỏ xe. Khi mùa mưa đến, lớp bụi ấy gặp nước chuyển hóa thành bùn nhão nhoét, xe rất khó lăn bánh. Đã nhiều lần ba chở tôi ra nhà bác Duy chơi, tôi bấm giờ chuyến nhanh nhất là bốn mươi phút, còn lại đều xấp xỉ một giờ cả. Là chị nhưng nếu so bì tuổi tác chị Ngân còn kém tôi những ba tháng nên mỗi khi có dịp gặp nhau chị Ngân vẫn bị thằng em láu lỉnh bắt nạt dài dài. Tôi và chị Ngân đều cắp sách đến trường một năm, rồi cứ đều đặn sau mỗi kỳ nghỉ hè lên học lớp cao hơn. Hết tiểu học, tôi thi vào trường chuẩn cấp 2 của quận, còn chị Ngân vào học cấp 2 trường xã. Mãi đến năm lớp 8, huyện ngoại thành mới mở được trường chuyên, chị Ngân cũng được tuyển chọn vào học, nhưng vì nhà bác Duy ở cách huyện ly những mười cây số, đi lại khó khăn nên chị ấy đành nhường xuất của mình cho bạn khác có điều kiện hơn. Trong những năm tôi học lớp 6, lớp 7, lớp 8, tháng nào ba cũng đưa tôi về thăm bác Duy một lần. Còn bác Duy bận bịu việc mùa màng, đồng áng, năm bảy tháng bác mới thu xếp đưa được chị Ngân vào thăm nhà tôi một chuyến. Mỗi lần được ra nhà bác Duy chơi, tôi thường thích theo anh Bình, em kế chị Ngân đi bắt dế mèn ở bờ mương, hay đi hái hoa sung ngoài cánh đồng, hoặc trèo cây hái hoa quả chín trong vườn nhà. Nhưng lần nào cũng vậy, vừa mới nhìn thấy tôi ngoài ngõ, chị Ngân đã chạy ùa ra kéo tay năn nỉ: - Chị đợi mãi sao hôm nay em mới xuống. Có mấy bài toán hóc búa quá, chị nghiền ngẫm mãi không ra đáp số, đợi Tùng xuống giải giùm. Bác Duy chau mày lại can thiệp: - Ngân! Ðược ngày chủ nhật em nó xuống chơi, phải để cho nó bay nhảy cho thư giãn đầu óc chứ. Con lại bắt em nó chúi mũi vào toán với tính giúp mình thì rồi nó ngại không xuống chơi nữa đâu. Ánh mắt đang lấp lánh hy vọng của chị Ngân cụp xuống, gương mặt chị buồn hiu. Tôi ngắm chị mặc bộ quần áo cụt cỡn, mái tóc đuôi gà hoe hoe đỏ và liên tưởng đến các bạn gái học cùng lớp với tôi trong nội thành. Cùng tuổi với chị đây, nhiều bạn đã biết làm điệu rồi, quần này áo nọ rất chi là đúng mốt. Còn chị... tình thương yêu trong lòng tôi bỗng dâng lên ào ạt, tôi quay sang nói với anh Bình đã tay cần, tay giỏ sẵn sàng cho chuyến đi câu : - Anh Bình ơi ! Nán lai chút xíu chờ em giải cho chị Ngân mấy bài toán đã. Nghe tôi nói vậy, mắt chị Ngân vụt sáng trở lại, nhìn tôi biết ơn, cái miệng nhỏ xíu nở nụ cười bẽn lẽn. Chẳng biết chị Ngân kiếm ở đâu ra những bài toán hay đáo để. Học sinh lớp chuyên toán cấp quận như tôi cũng phải đổ mồ hôi hột, vận dụng hết mọi kiến thức mới tìm ra đáp số. Nhiều bài tôi còn phải chép lại đề vì không giải được, khất chị về nhà nghiên cứu, lần sau xuống giải tiếp. Mỗi lần giúp chị giải toán xong, bao giờ chị Ngân cũng có quà thưởng cho tôi khi thì là quả ổi chín vàng, thơm lựng, khi thì là mấy chú cá cờ chị nuôi từ bao giờ... Những tờ giấy khen bác Duy để trong tủ chè giữa nhà mách bảo cho tôi biết chị Ngân là học trò giỏi nhất nhì xã này mấy năm qua. Nhưng tôi vẫn nghĩ, dù có chăm chỉ đến mấy, chị Ngân cũng chẳng lúc nào qua mặt tôi được. Học trò ngoại thành ấy mà. Sưốt năm lớp 9, tôi không có dịp gặp chị Ngân lần nào. Bởi ba tôi luôn luôn phải đi công tác xa, hơn nữa ông muốn năm học cuối cấp tôi tập trung vào ôn luyện để kỳ thi tốt nghiệp đạt điểm cao, được tuyển thẳng vào cấp 3. Khi đã biết chắc chắn tôi có trong danh sách được tuyển thẳng vào trường cấp 3 của quận, ba tôi bảo : Truyện Ngắn Page 1 of 3 3/7/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com - Chủ nhật này, ba đưa con xuống nhà bác Duy chơi xem chị Ngân thi cử ra sao ? Tối như mở cờ trong bụng, chỉ chăm chăm mong ngày chủ nhật mau đến để gặp chị Ngân xem chị đã lớn chừng nào. Nghe tiếng còi xe máy, chị Ngân chạy ra mở cổng, ba tôi hỏi ngay : - Kỳ thi tốt nghiệp cấp 2 vừa qua cháu đuợc bao nhiêu điểm ? - Dạ thưa chú! Không kể điểm cộng, cháu được 48 điểm ạ! Gương mặt ba tôi thoáng buồn, quay sang tôi ông bảo : - Thằng Tùng nhà chú chỉ được 47 điểm thôi, vậy mà nó luôn khoe học hành hơn người. Chất tự ái trong tôi cuồn cuộn nổi lên, tôi gân cổ lý sự: - Đề thi tốt nghiệp là đề cho học sinh trung bình yếu cũng làm được. Thủ khoa đâu đã phải là giỏi. Trước mắt còn mấy kỳ thi vào trường chuyên của bộ, của thành phố ba ạ ! Lúc ấy mới biết khả năng thực sự. Ngỡ là chị Ngân sẽ giận, nhưng tôi không ngờ chị lại lên tiếng bênh vực thằng em : - Chú ơi ! Tùng nó nói đúng đấy. Thi tốt nghiệp cháu được nhiều điểm hơn Tùng, nhưng tự cháu biết học hành cháu còn kém Tùng nhiều lắm. Ba tôi vui vẻ trở lại, ông xoa đầu chị Ngân nói : - Cháu bênh, nó được thể lại vòi vĩnh bà chị đủ thứ đấy. Ði chơi với chị không được nghịch ngợm nhiều nghe con. Ba dặn tôi trước khi đi vào nhà. Còn chị Ngân lại túm lấy tôi năn nỉ như những lần trước : - Chị có mấy bài toán... - Thi tốt nghiệp chị được những 48 điểm. Ắt hẳn là chị đã được tuyển thẳng vào cấp 3 rồi còn toán với tính gì nữa. Tôi cắt ngang, chị Ngân bẽn lẽn giải thích : - Nhưng ba chị lại muốn chị dự thi vào mấy cái trường chuyên của bộ, của thành phố em nói lúc nãy đấy. Nên hiện nay chị vẫn phải học ôn. Tôi tròn mắt ngạc nhiên đến mấy giây đóng bồ, sau đó mới cao giọng giảng giải : - Thi vào mấy cái trường chuyên ấy khó lắm chị ơi! Tất cả học sinh các trường chuyên của các quận nội thành đều nhắm vào đấy cả. Một đọ những mấy mươi, em đây còn đang lo trượt vỏ chuối thì chị thi làm gì cho hao tiền, tốn thời gian. Học trò ngoại thành chẳng có mấy người lọt qua cửa các trường ấy đâu. Không hề tự ái. chị Ngân lý giải : - Chị cũng hiểu thế ! Nhưng ba chị đã quyết rồi, chị muốn thoái thác cũng không được. Mà đi thi ai cũng muốn mình đậu cả, nên chị cũng cố xem sao. Tôi thầm nghĩ : "Bao nhiêu đứa bạn đang suốt ngày tầm sư học đạo ở các lò luyện thi còn chẳng nghĩ đến chuyện đậu, thì bà chị ngoại thành của mình cứ lúi húi tự học ở cái vùng hẻo lánh này trượt là cái chắc...". Nhưng chị Ngân tôi đã đàng hoàng đậu vào hai trường chuyên của bộ và thành phố mới làm “bẽ mặt” tôi chứ. Chị không chỉ đậu, mà còn đậu với điểm số rất cao, qua mặt tôi cái vèo, làm cho ba tôi cứ nhắc đi , nhắc lại : “Học trò ngoại thành như chị Ngân mày đấy, học trò nội thành chúng mày có mà ma-ra-tông cả đời cũng không kịp cái kiến thức…”. Tôi nóng mặt lên nhưng cũng đành phải công nhận : - Con phục, chị Ngân giỏi thật đấy Toán thi vào trường chuyên mà đạt điểm tối đa thì miễn bình luận. Ngày bác Duy đưa chị Ngân vào thành phố tựu trường, gặp nhau, tôi ngượng ngùng hỏi chị : - Chị Ngân ơi ! Bí quyết nào giúp chị đến bộ vượt bậc ? Truyện Ngắn Page 2 of 3 3/7/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com - Chị chẳng có bí quyết gì đâu, mà chỉ thấy ai hơn mình thì năn nỉ họ dạy dỗ, bảo ban cho. Tùng cũng đã giúp chị được nhiều lắm đấy. Chiều nay, Tùng đưa chị đi thăm thành phố nhé ! Đây là lần đầu tiên gặp nhau chị Ngân rủ tôi đi chơi. Dẫu đang buồn nhưng tôi vẫn gật gật đầu đồng ý. P.M.D. Truyện Ngắn Page 3 of 3 3/7/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com GIÓ HÀNG DƯƠNG Nguyễn Duật Tu Hàng Dương gió lộng liên hồi Ù ù giữa đất giữa trời, tự nhiên Gió từ lòng biển gió lên Gió từ nơi đất mẹ hiền gió ra… Nghe từ trong gió thiết tha Lời ru “Nước mất thì nhà cũng tan” Ầu ơi trong bước gian nan Vững gan bền chí mặc ngàn chông gai… Tôi nghe trong gió ban mai Lời ru của mẹ trải dài bốn phương Tôi nghe trong gió Hàng Dương Lời ru của mẹ yêu thương thuở nào… Nơi đây đất thắm máu đào Gió ru lời mẹ ngọt ngào ngàn năm… Thơ 3/6/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com HUẾ, FESTIVAL THƠ… Bùi Chí Vinh Anh sẽ làm thơ về Huế mà Nghĩa là Huế hôm nay áo trắng Nghĩa là mắt anh vừa mới cận Chứ sao dụi mãi nhìn không ra Thảo nào hồi đó Hàn Mặc Tử Chỉ ngó sơ mà đã đậm đà. Làm thơ về Huế thường nhuốm bịnh Chẳng hạn như đêm nằm bịn… rịn Sớm mai áo trắng làm anh mơ Tưởng lạc giữa sân trường Ðồng Khánh Tưởng trôi về tận chốn cố đô Lạc trôi đâu đó trong thành nội Mần răng bên nớ biết mà chờ Bên ni dù buốt lòng vẫn đợi Một đời tráng sĩ, một đời thơ Bao nhiêu đó tuổi còn giang hồ Thi sĩ đi nhiều hơn tráng sĩ Nhà trọ vốn thường không địa chỉ Làm sao can đảm mời em qua Sông Hương trong đục là như thế Ðục phần anh, trong suốt em mà Thì nếu có làm thơ nhớ Huế Hãy hát giùm anh: “Mộng dưới hoa…”. Thơ 3/6/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com MỘT SỐ PHẬN LÊ HUY Ðánh máy: Nobody Chiếc xe cọc cạch đưa hắn lắt lẻo theo dọc con hẻm. Thứ nước ứ đọng bốc mùi từ con đường lổm nhổm đá, khiến mũi hắn khụt khịt liên tục. Nhẫn nại theo địa chỉ thằng bạn giới thiệu, hắn hỏi liên tục. Lúc này, hắn có cảm giác sờ sợ bởi sự ngoắt ngoéo của con hẻm. Cuối cùng, căn nhà hắn cần tìm xuất hiện, lọt thỏm cuối hẻm. Cổng sắt cao lớn, cũ kỹ . Giương mắt cố tìm chuông cửa, thất vọng, hắn đứng đơi. Hẻm cụt, mọi vật im ắng. Hắn chợt thấy vui vui. Dù sao hắn cần nơi yên tĩnh hơn cả. Không cây. Không bụi hoa. Mọi thứ khô khốc. Những khối nhà cũ xám xịt, lắm rêu phong. Tiếng xe bành bạch từ xa. Người đàn ông trạc tuổi lục tuần trong bộ quần áo xuềnh xoàng. Dừng xe trước cổng, giọng nặng: "Bác giúp được gì cháu". Hắn ngập ngừng, hai tay đan xen nhau: "Cháu là Duy, bạn của Dũng". Dường như đoán được mục đích của cuộc viếng thăm, ông chuyển phụ chiếc va ly vào trong nhà. Cánh cổng kêu rin rít. Hiên nhà rộng. Khác với hắn tưởng tượng. Căn nhà nhỏ, gọn phía trên có gác:" Cháu sẽ ở trên đó. Bác đã dọn dẹp từ lâu rồi". Nói dứt, ông biến mất sau cửa bếp. Rụt rè bước vào nhà, trước mắt hiện ra căn phòng khách đượm màu thời gian. Bộ bàn ghế cũ kĩ. Phía góc bàn làm việc là giá sách lớn. Cửa sổ được trang hoàng mấy giỏ phong lan. Chúng bị héo, ủ rũ từ lâu. Hắn dừng trước khung ảnh đặt trên chiếc bàn thờ ở góc nhà. Khuôn mặt một người phụ nữ quý phái, nét hao hao buồn. Có tiếng loảng xoảng, hắn đi về hướng bếp. "Không sao, bác bất cẩn thôi!". Người đàn ông lúi cúi với ấm nước sôi. Trên bàn, tô mỳ ăn liền đầy ắp. Căn gác gỗ không lớn cho lắm. Với hắn vậy là đủ. Hắn cảm thấy hài lòng sau buổi dọn dẹp phòng... Đối với một sinh viên ngữ văn như hắn, chiếc cửa sổ trở nên thú vi... Hắn mở đóng liên tục cánh cửa sổ như muốn thử xem "sức già" của nó. Như vậy, hắn có thể tha hồ mơ mộng ngắm trời mà không bị gì ngăn cản. Tiếng người đàn ông văng vẳng dưới nhà. "Duy xuống đây, bác có chuyện!". Lần theo gác gỗ, hắn yên vị trên ghế. Với tờ báo trên tay, người đàn ông ngồi đợi từ trước :" Cháu ở đây phải nghiêm túc đấy!" Hắn chưa hiểu ý. Mang máng chỉ không làm ồn, hò hét, liên hoan như cách giải trí bao sinh viên. "Cháu về đây nhà vui hơn. Trước lạ, sau rồi cũng quen thôi! " Buổi làm quen khởi đầu ngắn ngủi. Người đàn ông dắt xe ra, không quên nhắc hắn khoá cửa. Hắn đi quanh căn phòng. Hắn đoán chủ nhà là nhà văn, nhà thơ hay nghệ sĩ gì đó. Cách trang trí căn nhà giúp hắn mày mò, suy đoán vẩn vơ. Vô tình chạm phải khung gỗ trên bàn, hắn bắt gặp ảnh người thiếu nữ có khuôn mặt sáng. Một tuần, hai tuần... Mọi việc diễn ra đều đặn và trầm lặng. Sáng ở trường, chiều thư viện, những cuộc vui cùng bạn bè. Hắn chỉ có mặt tại nhà sau buổi tối. Người đàn ông vắng mặt thường xuyên. Đi, về như những công việc được sắp đặt sẵn. Nhiều hôm bị đau ông vẫn đi. Hắn thấy người đàn ông có vẻ cặm cụi với công việc, kể cả những công việc lặt vặt và thở dài. Hiếm khi bắt gặp nụ cười trên khuôn mặt ông. Sáng chủ nhật nào ông cũng dậy sớm hơn thường lệ, lầm lũi đón chuyến xe buýt đi ngoại thành. Hắn lấy làm lạ bởi sự đơn độc của người đàn ông. Căn nhà không ti vi, tủ lạnh trở nên buồn tẻ. Đều đặn hàng tháng gửi tiền nhà trọ , hắn thấy nhiệm vụ mình toàn vẹn. Sài Gòn chiều mưa xám xịt. Mở toang cửa sổ, hắn ngồi lặng. Hiếm khi Sài Gòn có những cơn mưa phùn như vậy. Hắn thấy thích thích. Miệng nhẩm theo lời hát từ chiếc máy cát xét cũ của Dũng cho mượn. Nhạc Trịnh Công Sơn nhè nhẹ, buồn hoà lẫn không khí yên tĩnh. Hắn thấy mình như được ở trong nhà. Ước cuộc sống ồn ào, năng động ở thành phố. Đơn điệu với chính hắn. Nhưng hắn không thấy chán vì không phải bon chen như bao đứa khác. Có tiếng cọt kẹt gác gỗ. Người đàn ông xuất hiện từ sau lưng. Hắn giật mình, tay ấn nút. " Đừng tắt!. Bác thích nghe nhạc này lắm ! Lâu rồi, bác không có Truyện Ngắn Page 1 of 2 February 27, 2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com thời gian thư giãn như thế này ! ". Người đàn ông ngồi xịch xuống sàn gỗ, khuôn mặt đăm chiêu. Hắn thấy là lạ. Tay vơ đại tập thơ tình trên giá gỗ, lật vu vơ "Vợ bác cùng quê cháu đấy ! Bác gái ở vùng biển. Nhạc Trịnh Công Sơn là đam mê của bà ấy". Người đàn ông bắt chuyện tự nhiên, như thể muốn chia sẻ điều gì đó. Hắn gục gặc đầu, ít nhiều hắn hiểu thêm những con người trong ảnh. Vợ người đàn ông từng là hoa khôi trường Đồng Khánh cũ, đảm đang như bao cô gái Huế khác. Ông vốn là công chức chế độ cũ, nhà có thế lực ở Sài Gòn. "Lúc đó, vợ bác là học sinh, đưa đón bác gái Lãng mạn lắm ! Nhưng bác hơn cô ấy gần một con giáp nên trông ngồ ngộ". Bất chợt, người đàn ông cười, khuôn mặt hằn nếp nhăn phong trần. "Vợ chồng bác chỉ có duy nhất đứa con gái. Bác gái mất trong đợt chạy loạn, còn đứa con không biết lưu lạc nơi đâu !." Nói đến đó, ông ngưng bặt. Hắn chăm chú nhìn người đàn ông. Thỉnh thoảng, mắt hé nhìn cửa sổ. Mưa lất phất. Ngoài trời tối hơn. Đèn từ trong căn nhà hẻm hắt ra yếu ớt. Hắn đánh liều hỏi: " Răng bác không đi tìm chị? Giọng người đàn ông đều đều: "May thay, sau hơn chục năm, bác gặp chị ấy, trong một nhà thương điên ở Biên Hoà. Trông nó mơ mơ, tỉnh tỉnh mà thấy mình có tôi. Có lẽ ác giả, ác báo phải không cháu. "Như người đàn ông giải thích, nhờ chiếc thẻ bài trên cổ cô gái cùng với nét hao hao giống vợ ông, giúp ông nhận ra con gái mình. Lúc này, hắn hay rằng chính những buổi sáng lầm lũi, ông lên thăm con gái ở trại thương điên. "Chị có về được một thời gian rồi phải đi lai."- mắt ông hướng về hắn- "Bác phiền cháu. Thôi bác đi làm đây!". Hắn chùng mình lại. Câu chuyện khiến hắn nghĩ ngợi. Trên mái nhà, không còn tiếng tíc tách mưa rơi. Mặt hắn thừ ra. Người đàn ông vất vả không vì sự giàu có, sự thành đạt, mà vì một lẽ gì đó nhất thời hắn chưa thể gọi tên. Ông có thể lầm một cô gái điên với con gái mình. Có thể lắm chứ. Một tấm thẻ bài không nói lên được gì cụ thể. Và cái nét hao hao giống người vợ ông nữa, sao mà mơ hồ và vu vơ thế !! Nhưng phải chăng đó là một điều may mắn vì ít nhiều ông cũng đã tìm dược cho mình một người thân để quan tâm chia sẻ, hay cũng bớt phần nào sự cô độc của cuộc sống!? "Bác chỉ mong chị chóng lành bệnh, cha con có nhau vui hơn"- câu nói của người đàn ông văng vẳng trong đầu hắn. Hắn vặn máy lớn hơn. Nhạc êm ái - "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không?..." Truyện Ngắn Page 2 of 2 February 27, 2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com NHÍ NHỐ NHÍ NHỐ Cười Mím Chi Cọp AI BIỂU NHẮC THÌ RA LÀ VẬY AD : Ông thuộc bái hôn ? Nhắc tui câu 3 MR 1 tới nhà MR 2 chơi, thấy MR 2 ngồi coi ! dưới gốc cây bàng buồn bã. MR : Tui quên rồi ! MR 1 : Mất “người iêu" hay sao mà buồn AD : Sao ông hay quên quá dzậy ! Bài dzậy ? mới hôm qua đã quên, bài tháng trước MR 2 (tay chống cầm) : Cứ nhìn những sao nhớ nổi ? chiếc lá vàng kia rơi tao cảm thấy buồn MR : À! Tháng trước bà mượn tui 10 và ngàn chưa trả. xao xuyến quá ! MỘT BẠN QUÊN GHI TÊN MR 1 : Mày thật là lãng mạn và thơ mộng. CÓ GẠCH NÈ MR 2 : Không phải, sáng tới giờ tao phải MR (thấy AD hơi bị đẹp nên hót) : Hình quét sân tới 13 lần rồi. như bạn cao hơn tui 1 phải hông ? MR 1 (??) : Hả ?! AD : Tất nhiên ! Nhưng mà có ý gì đây ? LÊ THỊ THANH (Khánh Hòa) MR : Không sao, mai mốt đám cưới chụp hình tui kê gạch. TÊN AD (nổi sùng) : Khỏi cần đợi, có ngay Một MR đang "tâm sự” với một AD. bây giờ (cúi xuống lượm gạch). MR : Hồi nãy giờ tui nói chuyện với bà MR (dzọt lẹ) mà tui chẳng biết bà tên gì cả ? VŨ THỊ NGỌC LỚP (Bình Phước) AD (chớp mắt) : Thì ông đoán thử xem ! MR : Bà phải nói tên của em gái kế bà tui CON NGOAN mới đoán được chứ ! Anh Hai mắng em gái : AD : Em gái tui tên “Thủy" ! - Mày là con gái sao cứ để mẹ mắng hoài MR : Vậy là bà tên “Phù” vậy. Mày thấy tao hôn, suốt ngày không AD (trợn mắt) ! bị mẹ mắng một tiếng nào. MR (dzot lẹ) ! - Chớ vừa sáng anh đã đi đến gần nửa TRẦN LÊ THƯỢNG BẢO (BR-VT) đêm mới về sao mẹ mắng được NGUYỄN HOÀI THIỆN TỐT BỤNG (xã Tân An Hội, Củ Chi) Một AD đang thút thít khóc. MR : Thôi nín đi , cho bà mượn khăn nè. VÍ DỤ AD : Cảm... hic... ơn... híc ! Mà khăn... Sau một hồi giải thích nhiều lần cho B về híc... ở đâu vậy híc. Tui híc... có bao "động năng chuyển hoá một phần thành giờ... thấy ông... hic... đem khăn đến nhiệt năng trường... hic. . đâu ? A hỏi B : MR: Khăn lau bảng của lớp í mà (rồi A : Mày hiểu không ? chuồn thẳng). B : Tao vẫn thấy nó sao sao đó! AD : Hả ! Oa... oa… oa… A (tức quá) quát : Vậy "dzí dzụ” bây giờ TRẦN THỊ MINH HẰNG (NT) tao “bụp" mày có "nóng” lên không ? HUỲNH BẢO NGỌC (Q. 7) Chuyện Thiệt 100% THỨC KHUYA (xảy ra tại lớp 11C trưng PTTH Buôn Ma Thuột trong giờ Giảng văn) Cô giáo đang giảng bài “Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Cô giáo : Các em biết mọi người ở cái phố huyện heo hút, tối tăm này lại thức khuya để làm gì không ? MR (mạnh dạn) : Dạ, thức khuya để... học bài. Nhí Nhố Page 1 of 3 3/7/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com Cô và cả lớp được một trận cười. N.T.THÚY Bí Quyết Của Chàng BÍ QUYẾT 1 MR 1 : Ê ! Sao tao thấy mày hay thủ sẵn me, xoài, cóc, ổi khi chọc mấy “bà chằn" lớp mình dzậy ? Bộ hổng sợ mấy bà chằn sao ? MR 2 : Mày ngốc quá ! Cứ mỗi lần mấy bả há miệng ra chửi thì tao “đớp" miếng me. Mấy bả thấy dzậy thèm chảy nước miếng, ê răng luôn, làm sao mà chửi nổi nữa chứ. MR 1 : Ừa hén ! Mày thông minh thiệt. MIMOSA (Đồng Nai) BÍ QUYẾT 2 MR 1 : Ê ! Sao hôm trước lên nhà con Hiền ăn hết mít rồi mà tao thấy mày cứ gặm xơ hoài dzậy ? MR 2 : Tao làm thế là để thuyết phục nó hái thêm trái nữa đấy. Hí... hí… MR 1 : Trời !... NGUYỄN THỊ ĐIỆP (Lớp 12C trường PTTH T.Nghĩa 1, Quảng Ngãi) Nghịch Ngợm Ngoại Ngữ LÀM “CARD” MR : Đố bà chớ postcard nghĩa là gì ? AD : Là bưu thiếp chớ gì. MR : Vậy post là bưu còn card là thiếp phải không ? AD (ngơ ngác) : Vậy là sao ? MR : Vây là… bà có muốn làm "card” của tôi không ? (nói xong biến). AD : Xí… í… PHƯƠNG THÚY (st) Thơ Nhéo Ngang Hông “ÁI DÀO” GIẢ TƯỞNG CHUYỆN!? Mày râu hãy lắng tai nghe ! Câu chuyện... giả tưởng của phe... "ái dào" !!! Một ngày chẳng nói tào lao, Thì chim chóc sẽ... bổ nhào xuống sông ! Trốn học mà chẳng chạy... rông !? Đường phố sẽ lắm người tông nhau... què!!! Các ả mà chẳng "biêt”... me, Mận, xoài, cóc, ổi, táo, lê thì rằng: Cây cối mọc ở... mặt trăng ! Sáu năm kết trái, “chị Hằng"... bắc thang ! Nửa giờ mà chẳng khóc than. Trời mưa không dzứt... năm canh mỗi ngày ! Trả bài mà đọc thuộc ngay ?!! Bát Giới cũng sẽ. .. "ăn chay” khá nhiều !!! “Ái đào" mà chẳng biệt... “iêu" ??? Động đất, hạn hán, tiêu điều cỏ cây ! Đến cá cũng phải lên mây ! Ông Tơ, bà Nguyệt lấy dây... thả diều !? “Ả" nào mà chẳng biết... kiêu, Thế giới sẽ hết những điều... hay ho VŨ NGỌC NHẬT QUANG (11B trường PTTH Trần Phú) Ðối Ðáp Lượm Liền Nhí Nhố Page 2 of 3 3/7/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com • Mày râu và áo dài đang “đấu võ mồm" với nhau. MR : Bà là đồ... đồ... cá dồ. AD (chẳng vừa) : Dzậy ông là "thức ăn" của tui hả ? MR (nín luôn). THU TRÂM (Cần Thơ) • MR : Món bánh mà bà đưa tui ăn không ra cái gì cả ! AD : Thì tui thấy ông nuốt vô hết chớ có "ra" miếng nào đâu. MR (tắt đài). H.THIỆN (Củ Chi) • Một AD bị ghép đôi với MR nọ. AD : Xờ…I ơ… i ! Tui mà đi chung với hắn đúng là một điều sỉ nhục cho tui ! MR : Còn tui mà đi với bà người ta tưởng Thị Nở đi dzới Quách Phú Thành ! AD (nổ ban đỏ). PHƯƠNG HÀ (Hùng Vương, Bình Dương) • Xảy ra trong giờ ra chơi. MR : im giùm coi, “hót” hoài. AD : ông im thì có, "sủa” hoài. MR (trợn mắt, im re). MAI THỊ CẨM PHƯỢNG (trường Nguyễn Trãi, Phan Rang, Ninh Thuận) Nhí Nhố Page 3 of 3 3/7/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com NHỮNG CÔ EM GÁI Nguyễn Nhật Ánh Kỳ 14 Tôi hứa một cách hung hổ và nuốt lời hứa cũng hung hổ không kém. Chiều đó trời chuyển gió, mây đen vần vũ. Và đến tối thì mưa trút xuống như thác. Mưa mù trời mù đất, kéo dài đến tận sáng hôm sau. Gần nửa đêm. Rimbaud đội mưa từ nhà người yêu trở về, người ướt đẫm. Chiếc áo mưa mỏng manh của nàng khoác lên vai chàng chả che chắn được gì. Run cầm cập, Rimbaud thay đồ xong liền vội vã ngồi vào bàn, trút rét mướt vào thơ: Anh đi về hướng mưa rơi Bữa ấy lênh đênh kín một trời Một dòng sông trắng từ xa lại Hay là vạt áo của em phơi? Viết xong bài thơ bốn câu, Rimbaud ngồi khoái trá rung đùi, phần để đỡ lạnh, phần ví thích thú với câu thơ “vạt áo của em phơi” đầy hình ảnh. Ðang say sưa thưởng thức tài thơ của mình, Rimbaud bỗng tái mét mặt. Chính câu thơ thiên tài đó đã khiến chàng nhớ tới thau đồ dơ đang chờ đợi chàng chiếu cố mấy ngày nay. Quần chàng chưa giặt, vạt áo chàng chưa phơi, vậy mà sang nay chàng đã hứa với bác Ðán chắc như đinh đóng cột. Rimbaud lập tức ném bút, phóc ra khỏi bàn, lao như bay ra sau hè. Dưới vòi nước máy, chiếc thau vẫn còn đó nhưng quần áo của chàng đã biến mất. Ngạc nhiên, chàng đảo mắt trông ngang ngó ngửa một hồi và nhanh chóng phát hiện quần áo chàng đã có ai giặt giùm và đang phơi phóng dưới mái hiên. Cô Tấm đã đến nhà ta chăng? Chàng sửng sốt tự hỏi. Rồi chàng tự trả lời một cách buồn rầu: Không, cô Tấm chỉ cư trú trong truyện cổ, còn ở nhà ta chỉ có bác ta thôi! Sáng hôm sau, chàng Rimbaud thảm hại là tôi không dám ngồi lên khỏi ghế bố, thậm chí không dám kéo mền ra khỏi đầu, mặc dù giờ vào học đã gần kề. Tôi sợ chạm mặt bác Ðán. Tôi sợ bác sẽ hỏi tôi bằng giọng phiền muộn “Con có biết câu “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” không hở con?”. Tôi định bụng chỉ tung mền ngồi dậy khi bác Ðán đã ra ngoài. Tôi sẵn sang bỏ học một hoặc hai tiết đầu để chờ bác đi khỏi. Nhưng rốt cuộc toan tính của tôi chẳng thực hiện được. Bác Ðán lay chân tôi: - Dậy đi con! Tôi làm thinh, vờ ngủ say như chết. Bác Ðán đập đập lên chiếc mền: - Coi chừng trễ học con ơi! Lần này, tôi vừa trở mình vừa ú ớ, ra vẻ ta đây đang mê ngủ khủng khiếp, chỉ có người nào vô lương tâm lắm lắm mới nỡ phá giấc ngủ của ta trong lúc này thôi. Nhưng khổ nỗi, bác Ðán tôi lại nghĩ khác. Bác cho rằng người vô lương tâm là người không chịu kêu cháu mình dậy đi học đúng giờ. Nên lần thứ ba bác vừa đập vừa lay vừa gọi lớn: - Khoa, ngồi lên đi con! Tôi đành ngồi lên. vờ đưa tay dụi mắt. Dụi tới dụi lui một hồi, không nghe bác Đán nhắc gì đến chuyện thau đồ, tôi từ từ mở mắt ra và bình tĩnh leo xuống đất. Bữa đó, cho đến khi tôi ôm tập bước ra khỏi nhà. bác Đán vẫn không hé môi nửa lời về chuyên bác đã giặt đồ giùm đứa cháu lười biếng của bác. Bác Đán tôi quả là người hiền lương. Bác “thi ân bất cầu báo”. Trong bữa cơm trưa rồi trong bữa cơm chiều, bác vẫn làm như không nhớ gì đến chuyện đó. Truyện Dài Page 1 of 4 3/14/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com Bác không nhớ nhưng tôi nhớ. Thoạt đầu, thấy bác không nói gì, tôi nhẹ cả người. Nhưng tôi chỉ nhẹ được có một ngày. Thời gian càng trôi qua, tôi càng cảm thấy áy náy. Bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng thà bác quở trách, mắng mỏ, tôi còn thấy dễ chịu hơn. Bác cứ làm lơ như thế này, tôi bứt rứt quá đỗi. Đến tối thì tôi hết nhịn nổi. Tôi rón rén lại gần chỗ bác ngồi: - Bác ơi... Bác Đán buông tờ báo xuống, quay nhìn tôi: - Gì hở con? Tôi lúng búng trong miệng: - Thau đồ... Bác Đán gật đầu, điềm nhiên: - Bác đã giặt giùm con rồi. - Con cảm ơn bác! - Tôi nói, cố tìm những lời nịnh nọt cảm động nhất - Chắc bác biết con dạo này bận học thêm nên đã... - Không phải đâu con! - Bác Đán giọng nhẹ nhàng - Con người ta dù bận rộn đến mấy vẫn tìm ra thì giờ để giặt quần áo. Bởi một lẽ đơn giản là chẳng ai có thể trần truồng đi ra đường. Bác giặt thau đồ đó giùm con không phải là đỡ đầu cho con đâu. Chỉ tại con ngâm lâu ngày, quần áo bốc mùi nặng quá, bác không chịu nổi nên đành giặt giùm con đó thôi. Bác Đán làm tôi thẹn đến đỏ mặt tía tai. Thì ra bác tôi không được hiền lương cho lắm. Bác “mưu sâu kế hiểm" khôn lường. Bác không thèm nói, đợi cho đứa cháu khù khờ mở miệng để ra tay dạy một bài học nhớ đời. Tôi đứng chết trân có đến hai ba phút, cuối cùng thấy trong ba mươi sáu cách không có cách nào hay hơn là cách lí nhí: - Con xin lỗi bác. Lần sau con sẽ… Bác Đán cắt ngang: - Bác đã nghe con hứa nhiều lần rồi. Con không cần nói nữa, bác chỉ chờ con làm. Bữa đó bác Đán làm tôi xấu hổ quá. Nhưng tự trong thâm tâm tôi biết bác Đán không ghét bỏ gì tôi. Bác thương tôi như con. Bác nghiêm khắc với tôi chỉ vì muốn tôi nên người. Bác không muốn tôi giống chàng trai trong thơ Xuân Diệu “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết yêu thôi… chả biết gì”, kể cả chuyện giặt quần áo cỏn con kia. Tôi không muốn phụ lòng tin cậy của bác Đán tôi. Tôi cố chứng tỏ cho bác thấy tôi không phải là đứa lười chảy thây bằng cách ngày hôm sau è cổ ngôi giặt ngay thau đồ mới nhất. Thau đồ tiếp theo tôi cũng “thanh toán” nhanh gọn. Bác Đán rất hài long, nhưng không muốn khen tôi. Khen tôi, bác sợ tôi ngượng. Bác chỉ gật gù, bâng quơ: - Quả là nam nhi chi chí! Bác Đán tôi tuổi trung niên nhưng không để râu. Lúc nói câu đó, chắc bác tiếc hủi hủi về điều đó. Nếu có râu dài, tôi tin bác đã vuốt lấy vuốt để có đến mười phút là ít. Nhưng bác Ðán chỉ nói câu “nam nhi chi chí" được mỗi một lần. Những ngày sau bác không có cơ hội để thốt lên hào hứng như vậy nữa. Thau đồ thứ ba, tôi vẫn giặt, nhưng đã uể oải lắm. Cho đến mãi mãi sau này, công việc tôi sợ nhất trên đời vẫn là giặt đồ. Tôi có thể đi chợ, làm bếp, nấu ăn, sẵn lòng gánh nước, chẻ củi, thậm chí đóng bàn đóng ghế, nhưng giặt quần áo đối với tôi bao giờ cũng là công việc đáng chán nhất thế giới. Vì vây tôi tin rằng không phải điện thoại, vô tuyến truyền hình hay máy điện toán, mà chính máy giặt mới là phát minh quan trọng nhất của loài người. Truyện Dài Page 2 of 4 3/14/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com Nhưng hồi tôi sống với bác Đán, chưa gia đình nào có máy giặt. Vì vậy mà sau khi giặt xong thau đồ thứ ba, tôi nhanh chóng trở lại là thằng Khoa lười biếng trước đây. Tôi lại ném quần áo dơ vào thau, vặn nước máy: pha bột giặt quậy đến ngầu bọt rồi để đó ngày này qua ngày khác. Bác Đán im lặng theo dõi tôi đến ngày thứ ba, thấy tôi vẫn chẳng có ý định rớ đến thau quần áo: đành phiền muộn thốt câu quen thuộc: - Chừng nào con mới chịu giặt đồ hở con? Và tôi trả lời bằng một câu cũng quen thuộc không kém: - Tối nay bác ạ. Tất nhiên tối đó tôi ngủ thẳng cẳng, chẳng ngó ngàng gì đến thau đồ. Trong giấc ngủ, tôi mơ thấy thau đồ của tôi bốc mùi thối khẳm, ruồi muỗi trong nhà chịu không nổi, chết rơi lộp độp. Tôi thấy bác Đán tôi mặt mày nhăn nhó Bác ngồi dưới vòi nước máy, một tay bịt mũi, một tay vò quần áo giùm tôi. Ðó là giấc mơ. Đã là giấc mơ thường không có thực. Thế nhưng sáng dậy, mở mắt ngó ra tôi mùng rỡ thấy quần áo tôi đã được phơi phóng trên sợi dây căng dưới mái hiên sau. Tôi không rõ hồi hôm khi giặt quần áo cho tôi, bác Đán có lấy tay bịt mũi hay không nhưng quả tình hành đông của bác đã diễn ra đúng như mưu kế trong đầu tôi. Bác Đán đang ngồi đằng bàn đọc sách, biết tôi thức giấc, vẫn không buồn quay lại. Tôi rất muốn biết lúc này bác đang nghĩ gì nhưng không tài nào đoán nổi. Chả rõ bác có hiểu được ý định của tôi hay không mà tự nhiên bác bỗng cao giọng đọc: - Trong Nhan Thị Gia Huấn có câu “Việc đời vì khó mà bỏ qua, mười việc có chừng một việc. Vì lười mà bỏ, mười việc có đến chín việc”. Tôi còn đang ngẩn ngơ, đã nghe bác tlếp: - Gia Ngữ bảo "Ai mà thân được nhàn rổi thì chí thường eo hẹp". Thoạt đầu tôi tưởng bác đọc sách thật, nhưng nghe tới câu thứ hai, biết bác muốn mượn lời vàng ngọc của thánh hiền để răn tôi, tôi liền nhón gót đi thụt lui và len lén chuồn tuốt ra sau hè. Đứng loay hoay ngoài hè, tôi bỗng vẩn vơ nghĩ đến nhỏ Quyên. Nếu nó chịu về ở chung với tôi, tôi đâu có rơi vào cảnh ngộ éo le này. Tôi đâu có để bác Đán mượn cớ đọc sạch nói xa nói gần. Nhỏ Quyên xinh đẹp, diệu hiền, chắc chắn sẽ là một người vợ đảm đang không ai bì. Nghĩ ngợi lan man một hồi, tôi lại đâm lo. Những ngón tay nuột nà chỉ biết dạo dương cầm kia có thích hợp với chuyện giặt đồ không nhỉ? Hay có nó về, tôi phải è cổ giặt giũ gấp đôi? 24 Từ ngày được Hồng Hà động viên, khuyên giải, lòng tôi đã thôi buồn. Cũng thôi lo sô. Tôi lai ngày hai buổi đến nhà nhỏ Quyên vui vẻ như trước đây. Và cũng như trước đây, mỗi khi tôi đến, thường tôi ngồi một góc, nhỏ Quyên một góc, mỗi đứa một cuốn tập trên tay. Chúng tôi im lặng học bài bên nhau. Những lúc đó, chẳng ai nói với ai một câu nào mà sao lòng tôi ngập tràn hạnh phúc. Có lẽ vì tôi sung sướng biết rõ tôi đang được ở bên cạnh người tôi thương. Nếu bạn thương một ngươi nào đó và bạn biết chắc rằng người đó đang ở bên cạnh bạn trong vòng bán kính mười mét thì dù cả hai không nói với nhau một câu nào, thậm chí không nhìn thấy nhau, bạn vẫn cảm nhận rất rõ hương thơm và hơi ấm của người bạn yêu thương đang lan toả quanh người bạn và trái tim bạn sẽ không ngừng thổn thức một cách dịu dàng, đằm thắm. Cũng như tôi vậy. Tất nhiên khi học bài xong, chúng tôi lại trò chuyện với nhau. Tôi và nhỏ Quyên ríu rít đủ chuyện trên đời. Nếu là buồi tối, bao giờ trước khi tôi ra về, nhỏ Quyên cũng đàn cho tôi nghe vài bản nhạc. Nhưng bản nhạc đó, khi còn bó gối ngồi bên kia đường ngóc cổ trông lên, tôi đã nghe đến thuộc long. Nhưng tôi vẫn chăm chú nghe, không hé môi nửa lời về những chuyện đã qua. Truyện Dài Page 3 of 4 3/14/2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com Cho đến mãi sau này, nàng Stéphanette vẫn không hề biết có một dạo đêm đêm tôi vẫn quẩn quanh trước cửa nhà nàng, vẫn ngồi bệt xuống vỉa hè như một gã hành khất để nghe nàng dạo nhạc và để mơ tưởng viễn vông. Nghĩa là nàng không biết tôi yêu nàng, thậm chí yêu từ rất lâu trước khi tôi gặp nàng và dĩ nhiên yêu nhiều hơn là nàng tưởng. Nhỏ Quyên không biết. Cho nên khi đóng hộp đàn lại, nó nheo đôi mắt đẹp nhìn tôi: Ngày mai Quyên sẽ đàn cho Khoa nghe bản khác. Bản này lạ lắm, có thể Khoa chưa từng nghe qua. Tôi tủm tỉm: - Bản nhạc nào Quyên đàn tôi nghe cũng lạ. Tôi dóc tổ. Và tôi hân hoan ra về. Suốt trong thời gian đó, tôi như sống trên mây. Ngày nào tôi cũng được gặp nhỏ Quyên, được nhìn nó cười, được nghe nó nói, được xem nó dạo nhạc. Tôi làm cả khối thơ. Những vần thơ tươi tắn, đầy chim nắng lá hoa: Tình anh như lá Reo vui mỗi ngày Có chim về hót Trong lòng sớm mai Mai này lá rụng Là mùa thu phai? Không, tình yêu vẫn âm thầm trong cây! Khi mùa xuân đầy Tình anh lại đầy Lá nằm trong lá Tay nằm trong tay... Tôi chưa được nắm tay nhỏ Quyên lần nào. Nhưng trong mơ và trong thơ, tôi đã nắm. Tôi tin rằng một ngày đẹp trời nào đó, tôi sẽ làm được như mơ tôi và thơ tôi. Chìm đắm trong viên ảnh xán lạn đó, tôi quên bẵng câu chuyện nhỏ Minh Hoa nói với tôi hôm nào. Tôi đinh ninh ngoài tôi ra, nhỏ Quyên không có một người bạn trai nào khác. Nhưng cuộc đời bao giờ cũng tréo ngoe, làm như không tréo ngoe thì không phải cuộc đời hay sao ấy. Điều tréo ngoe đó xảy ra vào lúc tôi tình cờ bắt được một tờ giấy trong tập của nhỏ Quyên rơi ra. (còn tiếp) Truyện Dài Page 4 of 4 3/14/2002 Mực Tím số 412 www.MuctimVN.com QUÂN SƯ Ðinh Thúy Phương Ðánh máy: TieuquyAT Tôi là đứa con gái vô tư (thậm chí cho rằng hơi vô tâm cũng đúng). Có lẽ đó là đặc ân duy nhất mà ông trời đã ban cho tôi. Bạn sẽ cho tôi là dở hơi, có cái tính vô tâm mà cũng khoe là hạnh phúc. Không, bạn ơi ! Nếu bạn ở hoàn cảnh của tôi, bạn sẽ coi nó là cả một sự may mắn đấy. Này nhé ! Khi bạn là một đứa con gái bình thường : không xinh không xấu, không giỏi không dốt, không sắc sảo không cù lần thì cũng chẳng có gì là bi kịch lắm, phải không ? Nhưng nếu bạn lại có một con bạn thân là hình mẫu lý tưởng của tất cả lũ con trai thì sao ? Bạn sẽ gặp nhiều khó chịu vì ghen tỵ đấy ! Trang là bạn thân của tôi từ hồi lớp 10. Lần đầu tiên gặp nó, tôi đã có ấn tượng ngay về một đứa con gái tài sắc vẹn toàn. Nó xinh như kiểu Tây nên rất dễ gây sự chú ý. Nó ăn mặc đúng mốt, đẹp, nổi nhưng không hề kệch cỡm. Nó nói chuyện vui vẻ và rất sắc sảo. và sau này, khi đã học chung với nó một thời gian, tôi lại biết thêm là nó học rất giỏi, không phải nhờ chăm chỉ (nó vẫn thường suốt ngày đi chơi với tôi) mà là vì thông minh. Hơn thế, nó lại rất lắm tài lẻ : chơi piano, hát hò, khiêu vũ, bơi lội, nấu ăn... cái gì nó cũng giỏi được mới gọi là đáng nể. Nhiều lúc chính tôi cũng phải tự hỏi nó đào đâu ra thời gian để làm được lắm việc như thế ! Ðến đây bạn có thể tin hoặc không tin rằng có một đứa con gái toàn diện như thế trên đời, nhưng sự thật nó là bạn thân của tôi và câu chuyện này kể về chính chúng tôi. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Trang có hàng tá những thằng đeo đuổi. Dù đi bất cứ đâu, ở lớp học thêm hay một quán ăn, thế nào cũng phải có ít nhất một đứa con trai chết mê chết mệt nó. Tôi đã bảo mà, nếu bạn không phải là một đứa vô tâm như tôi, bạn sẽ phải tức tối Trang đến chết đấy, khi bọn con trai cứ vây chặt quanh nó mà chẳng thèm đếm xỉa đến mình. Tôi thì đã quá quen với cảnh ấy rồi, nên cũng chẳng nghĩ ngợi làm gì cho nhọc xác. Trái lại, nhiều lúc tôi còn đem chuyện về bọn con trai ấy ra để trêu chọc Trang làm nó vừa tức vừa buồn cười rồi đấm tôi thùm thụp. Kể ra thì cũng là hơi quá khi bảo rằng bọn con trai chẳng thèm đếm xỉa gì đến tôi. Chúng nó đếm xỉa đến tôi cũng khá nhiều, không phải vì thích tôi mà chỉ đơn giản vì tôi là bạn thân của Trang. Chúng nó muốn gạ gẫm tôi cho biết về những sở thích của Trang và muốn tôi giúp đỡ chúng nó trên đường... tình duyên. Nói chung, tôi là một đứa tốt tính nên luôn sẵn sàng giúp đỡ bọn nó. Có điều, tôi chưa làm cho đứa nào được toại nguyện cả vì quyền quyết định lại thuộc về Trang chứ không nằm trong khả năng của tôi. Thường thì khi Trang nói rằng nó không thích đứa này, đứa nọ. Tôi cũng không hề cố ghép nó. Tôi biết nó là đứa thông minh và dĩ nhiên nó biết nó cần gì. Cứ thế, năm lớp 10, lớp 11 của chúng tôi trôi qua vui vẻ và gắn bó mặc dù chúng tôi càng ngày càng quen biết rộng hơn. Ðầu năm lớp 12, tôi và Trang không còn chơi nhiều và học hành amatơr như trước. Chúng tôi cũng đã phải bắt đầu lo lắng cho hai kỳ thi quan trọng nhất trong đời học sinh kia. Chúng tôi đi chơi ít hơn và dành thời gian để đi học các lớp học thêm nhiều hơn. Dù vậy, tôi với Trang vẫn luôn cặp kè như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau, đến nỗi khi một ai đó nhắc đến Trang thì không thể không nhắc đến tôi. Liệu đó có phải là sự đền đáp cho tính vô tư lự của tôi không nhỉ ? Nghe tôi than thở về tình hình học thêm, bà chị họ đã trải qua thời kỳ cuối cấp gian khổ của tôi đã thương tình mách cho tôi một lớp học thêm Toán khá tốt. Thế là tôi đến đó học và tất nhiên là có cả Trang nữa. Cũng như mọi lần khác, mọi lớp học thêm khác, sự xuất hiện của Trang đã làm bọn con trai ở lớp đó xôn xao. Lúc Trang mới bước vào lớp, bọn nó đã rú lên ầm ầm, huýt sáo inh ỏi làm náo loạn cả lớp học. Bọn con gái ở đó thì ngạc nhiên lắm còn tôi và Trang thì chỉ cười - những chuyện như thế này chẳng có gì là lạ với hai đứa tôi cả. Học ở đây được một tháng, tôi đã quen được gần hết với bọn con trai trong lớp. Không phải là tôi bắt chuyện trước mà là chúng nó cứ muốn thông qua tôi để tiếp cận được Truyện ngắn Page 1 of 2 January 30, 2002 Mực Tím số 412 www.MuctimVN.com với Trang. Chuyện lớn chuyện nhỏ liên quan đến tình cảm ấy, bọn nó đều kể với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết khá rõ về tụi con trai lớp này. Lớp có 24 đứa thì hai phần ba là con trai. Trong số ấy thì cũng khoảng gần hai phần ba là thích Trang. Cũng như nhiều lần khác, tôi cũng giúp đỡ bọn nó rất vô tư và cũng để phần quyết định hoàn toàn cho Trang mà không hề có sự gợi ý nào. Thế nhưng, lần này tôi đã làm một ngoại lệ. Người may mắn được hưởng ngoại lệ ấy là Hoàng. Tôi chưa từng thiên vị tình cảm cho ai trong số những người theo đuổi Trang trước đây, nhưng không hiểu sao với Hoàng lại khác. Nói chuyện với Hoàng, tôi luôn có cảm giác rằng hắn hợp với Trang. Có lẽ vì thế mà tôi luôn nhắc tới Hoàng trước mặt Trang, kể tốt về hắn cho Trang hơn bất cứ đứa con trai nào khác. Lúc đầu Trang rất ngạc nhiên về thái độ của tôi nhưng rồi nó cũng bắt đầu có cảm tình với Hoàng. Ðó là điều tôi mong đợi bởi trong thâm tâm, tôi luôn nghĩ điều ấy tốt cho cả Trang lẫn Hoàng. Một lần Trang bận việc nhà, tôi đi học một mình. Khổ thân tôi ! Cả buổi tôi phải ngồi giải thích cho tụi con trai biết vì sao Trang nghỉ. Thế mà vẫn có đứa nghĩ Trang ốm và tỏ ra rất lo lắng. Tôi phì cười, Trang thật là hạnh phúc ! Hôm ấy, Hoàng phóng lên xe đi về cùng với tôi. Câu chuyện của chúng tôi chủ yếu xoay quanh Trang - một vấn đề Hoàng rất quan tâm, tôi biết. Bỗng, Hoàng quay ra hỏi về chuyện của tôi. Chưa bao giờ tôi ngạc nhiên đến thế, có lẽ bởi chưa từng có đứa con trai nào hỏi tôi về chính tôi như vậy. Chính vì sự xúc động ấy mà tôi đã nói rất thật lòng về tôi cho hắn. Tôi kể một hơi, không hề giấu giếm sự tự ti của mình khi đi cạnh Trang. Tôi còn kể rằng tôi rất muốn được như Trang, kể xong, tôi tự ngạc nhiên với chính mình. Và chẳng hiểu tôi có lỡ nói gì sai không mà Hoàng nhìn tôi rất buồn (mặc dù trong lòng, tôi luôn tự bảo mình là một đứa vô tâm, là chẳng bao giờ có cái thói tự ti vớ vẩn ấy cả). Sau lần ấy, mỗi khi nói chuyện với Hoàng, chủ đề câu chuyện của chúng tôi thường có hai nhân vật chính, Trang và tôi. Hoàng thường hay hỏi han về tôi hơn. Có vẻ như lần nói chuyện ấy đã khiến Hoàng thấy tôi tội nghiệp và muốn an ủi tôi hay sao ấy. Dần dần, những cuộc nói chuyện ấy đi xa hơn và tôi đã có thể linh cảm được sự thay đổi trong cách cư xử của Hoàng đối với mình. - Phương này, mày đừng cố ghép tao với Hoàng nữa, không ăn thua đâu. Tao nghĩ mày cũng đã đoán được rồi. Hoàng thích mày đấy, Phương ạ ! Tao nghĩ hắn cũng hợp với mày. Hãy trân trọng tình cảm ấy đi. À phải rồi ! Từ trước đến giờ mày toàn được làm quân sư cho tao. Ðến giờ ta sẽ làm quân sư lại cho mày, cho mày nếm mùi bị trêu như thế nào. Hồi trước mày thường trêu tao như thế mà ! Trông Trang rất tự tin khi nó tưởng tượng được làm quân sư tình yêu cho tôi. Nhìn điệu bộ của nó, dù đang nghĩ rất lung về chuyện của Hoàng, tôi cũng phải bật cười. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi có một người bạn toàn diện và tốt bụng như nó. Và lúc này, hơn bao giờ hết, tôi biết ông trời còn ban cho tôi một đặc ân khác ngoài tính vô tư. Ðó là Trang - vị quân sư tình yêu dễ thương của tôi. Ð.T.P Truyện ngắn Page 2 of 2 January 30, 2002 Mực Tím Số 412 www.MuctimVN.com VƯỜN HOANG Hỏi : Nếu một người con gái nói với mình rằng rất thích nói chuyện với mình, muốn hiểu con người mình nhiều hơn thì anh nghĩ như thế nào và có nên chủ động "tấn công" không hở anh ? (Bạn ấy ngồi gần em) THỎ DẠI (An Giang) Đáp : Cần... cảnh giác ! "Mật ngọt chết ruồi". Coi chừng nhỏ tìm hiểu xem em có... dại không để tiện bề... sai vặt. Hỏi : Với anh, con gái để tóc dài hay tóc ngắn, người nào "khó thương” hơn anh ? Những người cắt tóc “sư tử” em thấy họ chẳng dễ thương chút nào (!), hay họ muốn trở thành... "sư tử Hà Đông" ? VĂN HÒA THÂN (Hội An) Đáp : Tóc dài hay... ngắn, đều không quan trọng bằng tính tình có dễ thương hay không ? Đừng nhìn... bề ngoài mà đánh giá, coi chừng có bữa em gặp một “bà la sát” có mái tóc rất ư là... dịu dàng. Hỏi : Em có nhỏ bạn kỳ lắm. Nhỏ học giỏi hơn em, nhà cũng khá giả hơn em. Vậy mà em đi học thêm Hóa, nó không đi học lại mượn tập em về chép lại. Một tuần học ba buổi nhỏ mượn đủ ba lần. Nói thẳng thì ngại nhưng cho mượn hoài thì em không muốn. Không phải em keo nhưng rõ ràng nhỏ có điều kiện đi học hơn em (nhà em nghèo) nên em không thích. Anh chỉ cách nào giúp em làm cho nhỏ đừng mượn nữa không mà không mích lòng bạn bè không ? TRẦN THỊ KIM TUYẾT (TP.HCM) Đáp : Bạn bè đâu cần tính tóan kỹ vậy em. Nó mượn tập em để học, tốt hơn là mượn bài kiểm tra của em để... “phôtô" chứ ! Hỏi : Có phải con gái gò má cao là sát chồng khơng ? Anh hãy trả lời đúng sự thật chứ đừng lừa dối em nhé. NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN Đáp : Chắc em mới đi… coi bói phải không ? Sao em không tự hỏi : “Mấy bà thầy nói đúng qúa, sao không đóan được... công an vô “thăm" lúc nào đặng trốn" cho mau !". Hỏi : Trong lớp muội có một bạn gái rất "chảnh" vì bạn ấy đẹp. Vậy mà muội thấy mấy bạn trai cứ hay nói chuyện lại có vẻ thích thích nữa. Có phải mấy bạn trai không biết "chảnh" là gì không huynh ? T.OANH Đáp : Tụi hắn biết... thừa đi chứ. Nhưng có lẽ tụi hắn muốn thử... sức chịu đựng của mình. Hỏi : Nếu có người lâu lâu lại phone cho anh mà anh không biết mặt (do mấy đứa bạn cho số điện thoại. Anh sẽ làm gì ? Nói xẵng thì sợ họ cho là dữ tợn. Còn nói nhỏ nhẹ thì họ tưởng( mình ưng rồi nên cứ gọi hoài làm ba má la. T.T Đáp : Dễ ợt. Không nói gì cả, nhờ ba má nói "vài lời" với kẻ ấy xem sao ! Hỏi : Anh nghĩ thế nào về chàng trai tự xung phong làm thủ quỹ ? Nhóm DNT Đáp : Cũng còn tùy chàng trai ấy có tính... "tham nhũng" hay không. Hỏi : Giả sử anh là con gái (em chỉ giả sĩ thôi nha); có một bạn trai chiều cao hơi bị "khiêm tốn" thích anh, cứ rủ anh đi chơi hết chỗ này đến chỗ khác, còn đòi tới nhà anh nữa. Anh chỉ xem như bạn thôi thì anh sẽ làm sao? Em gái CỎ TRANH (11 PTTH Phạm Thái Bường, TV) Ðáp : Em giả sử cái chi mà... ác dữ. Nếu đã không thích thì dù cao hay thấp mình cũng… từ chối cho sớm thôi. Hỏi : Em có thằng bạn, ngồi cùng bàn với em. Hắn rất kỳ. Trong giờ kiểm tra, em quay qua quay lại hỏi bài người khác thì hắn đòi méc thầy cô. Khi em hỏi hắn thì hắn không chỉ bài. Vậy hắn là người như thế nào hả anh ? Vườn Hoang Page 1 of 2 3/14/2002
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net