logo

Thiên chức người Mẹ của Phụ nữ Việt trong dòng Tâm Thức Dân Tộc.

Người phụ nữ được thiên nhiên ban phát cho thiên chức tự nhiên trong mỗi con người là huyển dịch suối nguồn TÌNH THƯƠNG vô tận của Thiên nhiên vào dòng sống . Là chuyển dịch thiên thư vô ngôn của Trời Đất , tức là cấy trồng hạt giống tình thương uyên nguyên vào cõi lòng con Người.
www.tusachvietthuong.org Thiên chức người Mẹ của Phụ nữ Việt trong dòng Tâm Thức Dân Tộc. Bao lâu còn tình người thì Lòng Mẹ vẫn trải dài theo bầu trời ở đó. Dù đời sống có phát triển qua các thời kỳ văn hóa nông nghiệp, văn hóa kỹ nghệ, văn hóa tin học…; con người chỉ tìm cách sống thích nghi theo tiến hóa của xã hội, chớ con người không thể thay thế được thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, nếu có thì cuộc sống đó không được thuận lý theo thiên nhiên và có những hệ lụy làm thui chột, què quặt bản tính tự nhiên của con người; nếu không muốn nói là đời sống không thuận lý theo thiên nhiên nầy sanh ra con người bị khuyết tật bẩm sinh về tinh thần và thể xác. Người phụ nữ được thiên nhiên ban phát cho thiên chức tự nhiên trong mỗi con người là chuyển dịch suối nguồn TÌNH THƯƠNG vô tận của Thiên nhiên vào dòng sống . Là chuyển dịch thiên thư vô ngôn của Trời Đất , tức là cấy trồng hạt giống tình thương uyên nguyên vào cõi lòng con Người. Tùy theo mỗi trường sống, mỗi vùng, mỗi địa phương, mổi xứ sở…, con người tự tạo ra những sắc thái riêng biệt; có nếp sống khác nhau, có tiếng nói, phong tục tập quán khác nhau, thực phẩm cấy trồng ăn uống đều khác nhau… đó là những nếp sống thuận lý theo thiên nhiên, tức là tùy theo cách thích hợp để chuyển tải thiên nhiên vào cuộc sống là vậy. Mẹ cưu mang ta trong bụng, chia sớt một phần thân thể để tạo nên hình hài cho ta, chia sớt những cảm nhận từng phút giây với thiên nhiên và cuộc sống để tạo cho ta một bản tính tự nhiên; đó là tính người và tình người trong ta, để khi gặp môi trường sống bản tánh tự nhiên đó cộng với nghị lực phát triển nơi mỗi con người trong mỗi giây phút, nên con người có những cá tánh riêng biệt. Vì lẽ đó cùng một mẹ một cha, anh em trong nhà chưa chắc đã giống nhau như đúc và hiểu ý nhau. Nhưng mẹ là người hiểu rỏ tánh khí từng người trong gia đình là gạch nối tình thương của các thế hệ trước và sau trong gia tộc, trong nhân quần xã tắc. Như vậy cả mẹ lẫn con về được tận cội nguồn của thiên nhiên, mở cánh cửa Âm Dương của Trời Đất, cảm nhận những vận hành, biến dịch không ngừng nghỉ của thiên nhiên; chuyển tải vào dòng Sống tạo thành một dòng tâm thức dân tộc. Người VIỆT thuận theo những lý dịch của trời đất (trong cơ trời đất liệu thời làm ăn) sống trọn vẹn với hiện tiền, sống với cái đang xải ra trước mắt (thực tại): cơn đàng đông vừa trông vừa chạy, cơn đàng nam vừa làm vừa chơi, nghĩa là sống trọn vẹn với cuốc sống tạo thành Đạo Sống Việt, tức là sống thuận lý theo thiên nhiên. Con người vốn rất quí trong trời đất. Mỗi người sinh ra đều bình đẳng. Quan niệm bình đẳng được ông cha ta huyền thoại hóa, qua bọc trăm trứng nở trăm con cùng một lúc. Con người sống quần cư thành nếp sống tương nhượng, hợp tác, phân công, hài hòa: Coi nhau như bát nước đầy là hơn. Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Tủ Sách Viet Thường Trang 1 www.tusachvietthuong.org Chồng chài vợ lưới con câu. Cha khôn, Mẹ khéo… Ca dao và tục ngữ. Cha sanh, mẹ dưởng trong cái lý sinh tồn của sinh và sống. Sinh khởi đi từ người mẹ, trong bụng mẹ đã có một vận hành kết hợp tự nhiên giữa con người và thiên nhiên (khí thiêng sông núi) biến dịch không ngừng nghỉ, tạo thành tâm tánh cá biệt của mỗi con người. Ngay trên dòng sống, mẹ cũng trải dài cõi lòng của mình với thai nhi, với con người và môi trường sống, diễn dịch và chuyển tải nó thành những cảm nhận tự nhiên của: ấm, lạnh, đói, no, vui, buồn, nghị lực… : để hoàn thiện cuộc sống của tiến trình tiến hóa thăng hoa, hòa đồng. Nhìn theo khoảnh khắc thời gian của đời người đã có sự xuyên suốt của các thời kỳ tăng trưởng, trưởng thành, già nua; kết hợp lại của những người cùng huyết thống, của nếp sống quần cư thành ra truyền thống của gia đình, địa phương. . . Được diễn dịch qua các nghi thức lễ, hội, xã giao, giao tế thường ngày. Được chuyển tải như là những thông điệp sống qua ca dao và tục ngữ đi vào lòng người như là những nghệ thuật sống. Vì là nghệ thuật sống nên nó tùy thuộc từng cảm hứng sống động ngay trên dòng sống, rồi đổ tuôn về nguồn nội lực của tâm thức dân tộc. Nên không bị ràng buộc của những di sản của quá khứ, bằng cách lập đi lập lại cho giống, đúc khuôn con người cho giống khoảnh khắc nào đó của dòng sống. Nền tâm thức của dân tộc Việt không để lại kinh điển, không để lại những mô hình khô cằn ngàn năm thiếu tinh thần tự chủ, sáng tạo. Nền tâm thức Việt có nền tảng của TÌNH THƯƠNG qua biểu tượng mẹ TIÊN (SINH); TRÍ TUỆ qua biểu tượng cha RỒNG (SỐNG), một kết hợp kỳ diệu và diễn dịch tuyệt vời của: CHA KHÔN MẸ KHÉO. Ca dao và tục ngữ. Sống trọn vẹn với hiện tiền bàng chính cõi lòng của mình, quan sát những biến dịch không ngừng nghỉ của thiên nhiên, cảm nhận và chuyển dịch từng khoảnh khắc của thiên nhiên. Tuần tự của đêm và ngày, mùa màng, tháng năm... thời nào tiết đó thuận theo đó mà sống một cách thản nhiên trong tinh thần trong sáng và nhạy cảm. Nhờ vậy người mẹ Việt luôn có bản chất hiền hòa vị tha bao dung, kiên nhẩn nên tạo dựng được đời sống tâm linh và đạo đức luôn luôn trong sáng cho gia đình và xã hội, nối tiếp nhau ngàn đời . TÌNH THƯƠNG luôn gắn liền với bản sắc văn hóa Việt và trở thành một, chính nhờ được thiên phú (Thiên Nhiên) cho thiên chức làm mẹ của người phụ nữ Việt có tấm lòng độ lượng sống vì mọi người, nhịp sống chan hòa theo sự vận hành của thiên nhiên nên nền tâm thức VIỆT chính là HỒN của dân tộc VIỆT. Nơi HỒN của dân tộc VIỆT tổ tiên ta đả viết nên: HIẾN PHÁP đầu tiên của dân tộc qua biểu tượng thần tổ kép TIÊN RỒNG. Khi chọn TIÊN và RỒNG làm biểu tượng cho dân tộc, ông cha ta đã khẳng định chỉ có DÂN TỘC nợi dòng sống chứ không phải là chủng tộc, ý thức hệ, hay tôn giáo. Đó là HIẾN PHÁP của ĐỘC Tủ Sách Viet Thường Trang 2 www.tusachvietthuong.org LẬP, TỰ CHỦ, và BÌNH ĐẲNG. Tinh thần bình đẳng qua biểu tượng trăm trứng nở trăm con cùng một lúc. Sông núi nước nam vua nam ở, Rành rành dịa phân ở sách trời (Nam quốc sơn hà nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) LÝ THƯỜNG KIỆT. Bản HIẾN PHÁP thứ hai khẳng định nền ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, và quyền bình đẳng giữa các quốc gia, sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc độ hộ. Tiếp theo là TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn đi mệt ngũ liện Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền. (Cư trần lạc đạo tùy duyên, Cơ tắc xôn hề khốn tất miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịc, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.) Vua TRẦN NHÂN TÔN. (thế kỷ 13) Sau 3 chiến thắng quân xâm lược nhà Nguyên bên Tàu, Vua Trần Nhân Tôn đã chỉ rõ cho muôn dân cái quyền làm người tức là quyền sống nằm ngay trong bản sắc văn hóa VIỆT, nằm ngay trong tâm thức của dòng sống sinh động và con người, (xin xem Tâm Thức Việt trong Tủ Sách Việt Thường). Bình đẳng giữa vợ và chồng về cả hai mặt nhân thân và tài sản được minh định trong bộ luật HỒNG ĐỨC, dưới thời vua LÊ THÁNH TÔN (thế kỷ 15). Bản BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO của NGUYỂN TRẢI xem như bản hiến pháp thứ ba của dân tộc Việt minh định độc lập văn hóa mới thật sự là độc lập và khảng định Nhân Đạo là con đường sống của dân tộc: Đêm chi nhân thay cường bạo. Lấy đại nghỉa thắng hung tàn. Như người mẹ hiền chăm sóc lũ con dại, văn hóa VIỆT xem những tàn binh của Tàu (HÁN) trong ít nhất 7 lần xâm lăng và bị tiêu diệt tại VIỆT NAM, họ đã được chăm sóc bằng tình người, nên trong văn hóa du mục Hán tộc chưa có một chứng từ nào bào chửa cho được những tàn ác do mộng xâm lăng bành trướng của mình, ngoài những truyền thuyết lưu truyền trong văn hóa Tàu ca tụng những lòng nhân ái của người phương Nam, hay ngay trong lời nói truyền giảng Nho hoc của Khổng Khâu cũng có dẫn chứng. Chính sự ngưỡng mộ , bái phục của Tủ Sách Viet Thường Trang 3 www.tusachvietthuong.org những tù binh và thương bệnh binh của quân nhà Hán khi được trao trả về Tàu đã cảnh tỉnh các triều đình phong kiến nhà Hán. Tinh thần “thắng không kêu bại không nản” của cha ông chúng ta trong chính sách cầu hòa về bang giao đã khiến kẻ thù phương Bắc luôn coi nước ta là một nước với cách xưng tụng là AN NAM QUỐC VƯƠNG. Lòng MẸ Việt Nam không phân biệt đối xử trong tình người, cũng vậy ngay như vương quốc Chàm, khi cất quân qua xâm lăng bờ cõi nước Việt ta, có khi bị bắt 4 lần mà vẫn được tha cho về nước. Với nước Chân Lạp cũng vậy, vua nhà NGUYỄN gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp trong chính sách hòa hiếu; công chúa Ngọc Vạn đã phổ biến nền giáo dục nhân bản tâm linh qua xứ chùa Thàp, giúp họ gìn giữ bản sắc văn hóa mình trong tinh thần Phật giáo, tránh được xung đột và bị thống trị bởi văn hóa Hồi giáo từ xứ Nam dương. . . Trên đường tìm về cội nguồn bản sắc dân tộc, chúng ta có một kho tàng văn hóa vô giá của ca dao và tục ngữ, huyền thoại, truyền thuyết…, lấy con người làm gốc, lấy dòng sống làm môi trường chuyển tải, để làm tiến hóa thăng hoa cho cuộc sống và con người. Lòng con người đối với cuộc sống là an nhiên tự tại, đối với thiên nhiên thì trải dài theo hư vô, hay ngược lại trong hư vô và lòng người là một. Thiên nhiên là suối nguồn yêu thương vô tận, lòng người chuyển tải nguồn yêu thương nầy vào dòng sống bằng những huyền thoại và truyền thuyết, tạo nguồn cảm hứng dạt dào cho con người, nhận thấy và biết không phải qua bất cứ một hệ thống tổ chức của tôn giáo hay lý luận nào. Vì nguyên lý nó như vậy là như vậy, thấy như vậy là y như vậy. Nhưng khi đem những nguyên lý đó vào đời sống, tức là phần dụng của nó sẽ chuyển biến không ngừng nghỉ, thí dụ hình ảnh của một con người: lúc mới sanh ra là đứa bé, theo năm tháng sẽ trở thành người lớn nó vẩn là một, chính chổ biến dịch đó người ta không thế năm bắt hay lập lại bất cứ khoanh khắc đi qua nào, đúng như nó đã xảy ra. Để chứng nghiệm, hay giải mã những ẩn dụ của ca dao, truyền thuyết, huyền thoại…, thước đo chân lý cho từng cá thể luôn vẫn là: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một lần trải qua. Ca dao và tục ngữ Nên nét độc đáo cùa nền giáo dục nhân bản tâm linh Việt là sống thực với cái hiện tiền, tạo ra cuộc sống tương nhượng quần cư hài hòa mà mỗi con người là một pho dịch lý sống. Lấy tình thương làm đầu (thương người như thể thương thân) qua các giềng mối hành xử ăn, ở cuả tình đời giữa cha, mẹ, anh, em, ông bà gia tộc, hàng xóm láng giềng, quê hương, đất nước… Khéo ăn thì no, Khéo co thì ấm. Ca dao và tục ngữ. Tủ Sách Viet Thường Trang 4 www.tusachvietthuong.org Tình thương của người mẹ ngút ngàn vô tận, để con người có thể cảm nhận được rằng nơi cõi lòng của mẹ là cội nguồn của sự sống. Xã hội phân công, nhưng trong xã hội với quan niệm hôn nhân bình đẳng của văn hóa Việt, người ta kề vai nhau gánh vác, chớ không bị quan niệm trọng nam khinh nữ áp đặt và chi phối. Xã hội bất công (khác xã hội phân công) là xã hội và nền giáo dục nầy mang nặng đầu óc phân chia nam, nữ; trong đó người nam có nhiều ưu thế xã hội hơn người nữ về quyền làm người. Thiên chức người phụ nữ bị mờ nhạt, đứa con sanh ra sẽ thiếu tình thương tự nhiên, trong con người sẽ đánh mất tính người và tình người. Con người được sanh ra với khuôn thước định sẵn để sống cho giống hay sẽ trở thành cái gì đó thì tình thương đã bị điều kiện hóa mất rồi. Người ta đi cấy lấy công, Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời , trông đất , trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng. Ca dao và tục ngữ. Đi kiếm sống thì mỗi người tùy điều kiện và hoàn cảnh sẻ kiếm công việc làm thích hợp. Qua bài thơ đi cấy ở trên, cho ta hình ảnh tuyệt vời của người phụ nữ Việt ban suối nguồn yêu thương cho cuộc sống. Trong công việc của đồng áng của xã hội nông nghiệp, nặng nề khó nhọc thường dành cho nam giới, thí dụ đồng áng thì cày, bừa … còn đi cấy đa phần là công việc của phụ nữ. Câu chuyện của cụ Trạng Trình ngày xưa là thí dụ, bữa nọ có chủ nợ đi đòi nợ, hỏi đứa bé – có bố mẹ cháu ở nhà không? Đửa bé trả lời: - cha tôi đi giết người, mẹ tôi đi cứu người. (cha nhổ mạ, mẹ cấy lúa). Để phụ giúp cho thu nhập của gia đình nông nghiệp, người đàn bà cũng đa đoan công việc như cấy thuê gặt mướn… đồng thời vẫn hoàn thành được thiên chức người phụ nữ trong gia đình, minh định ngay ở câu-2. Câu-3, câu-4 gồng gánh phụ giúp chồng, lo cho con cái, nhìn về tương lai sáng sủa của cuộc sống ngày mai, thì từ gần tới xa, từ thuận tới nghịch luôn toan tính lo liệu cho vuông tròn cuộc sống. Muốn được như vậy qua câu-5 và câu-6 thì vẫn con người làm gốc, tự quay về với chính mình đem hết nghị lực, bước đi những bước vững chắc trên các trở ngại khó khăn, thắng nghịch cảnh. Đưa tất cả mọi việc trở lại trạng thái bình thường, trải dài cõi lòng không vướng bận. Đó là sống vì mọi người. Tủ Sách Viet Thường Trang 5 www.tusachvietthuong.org Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn. Ca dao và tục ngữ. Cảnh sống của các gia đình nông dân thường thì rất thanh bần . Ở hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, lo toan từng bữa, dầm mưa dải nắng, người đàn bà trong gia đình, cần kiệm, chắt mót, đắp đổi. Cái gì có trước mắt, bằng kinh nghiệm thường ngày, có thể xếp đặt để được xử dụng chính xác cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Người đàn bà trong kinh tế gia đình, từ cái ăn cái để, lúc no lo lúc thiếu, đắp đổi ngày mưa ngày nắng, mùa nầy tháng khác, mưa gió thất thường, khi nhu cầu bất thường ôm đau bệnh tật đòi hỏi, có thể sẵn sàng lo toan cho chồng cho con. Tất cả dự tính âm thầm trong an phận, nên người ta thường tự mãn với cái mình có. Nếu có xảy ra chạy vay, mượn hỏi là điều bất khả kháng, vô cùng áy náy, là việc chẳng đặng đừng. Ở cái thời buổi chân lấm tay bùn, qua ý chí và nghị lực, từ lo liệu từng cây kim sợi chỉ, người phụ nữ đã đảm đang vai trò kinh tế gia đình một cách khéo léo, được ngưỡng mộ và thán phục nơi hấu hết các bà mẹ Việt Nam qua các thăng trầm của thế sự: Sống làm biết, biết làm sống. Có nuôi con mới biết công ơn cha mẹ. Ca dao và tục ngữ. Thức khuya dậy sớm lo cho con khôn lớn, dạy dỗ cho con nên người, đó là cảnh sinh hoạt bình thường. Những lúc con đau ốm, hay côi cúc một mình, phải tạm thời thay chồng cáng đáng mọi việc trong ngoài của gia đình như: -Người bạn đồng hành sẵn sàng trợ lực về tinh thần và sự đảm đang giúp chồng con vượt qua sóng gió, vững tay lèo lái cuộc sống. -Cái cò: Con thơ tay bế tay bồng, Tay dắt mẹ chồng, đầu đội vai mang. Có những hình ảnh người mẹ tự bán máu mình để lấy tiền nuôi con, băng rừng lội suối đi thăm nuôi chồng để được gặp mặt biết còn sống cho yên lòng, hoặc là còn những nỗi niềm đau thương của thế gian đổi dời, bước đi cho hết dặm trường, dù trong đường tơ kẻ tóc chạm mặt với vô thường, vẫn một lòng sắt son, với niềm tin. Còn da lông mọc, Còn chồi lên cây. Ca dao và tục ngữ. Không có truyền tụng nào đầy đủ và đẹp đẽ cho vai trò người phụ nữ trong nền văn hóa Việt như: Tủ Sách Viet Thường Trang 6 www.tusachvietthuong.org Rương, hòm chìa khóa em cầm. Ca dao và tục ngữ. Nếu nói theo nghĩa đen thì rương và hòm là nơi cất, dấu những gì có giá trị như bạc, tiền, ngọc ngà châu báo. . . rương hòm rốt ráo có thể coi như kho tàng chứa đồ quý báu, mà người chủ của nó mới là người có khả năng mở được cánh cửa của kho báu mà thôi. Cũng như vậy hạnh phúc gia đình, nếp sống an cư lạc nghiệp được coi là những gì trân quý nhất trên đời, mà bí quyết để mở cánh cửa của suối nguồn THƯƠNG, YÊU được thiên phú cho thiên chức làm Mẹ của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt nói riêng, để chuyển tải suối nguồn yêu thương vô tận của Thiên Nhiên (Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất) vào dòng đời. Tức là cấy trồng hạt giống TÌNH THƯƠNG vào lòng người. Tấm lòng của mẹ Việt nam từ dòng sông Hồng, dòng sông Hương, xuôi dòng Cửu Long chảy về cội nguồn biển cả. Tô bồi ý chí tự chủ, tự cường mẹ Việt Nam đã tạo nên những đấng anh hùng, hiên ngang viết nên những trang sử oai hùng cho đất nước; thể hiện khát vọng tự do và bình đẳng trong định hướng TIẾN HÓA, THĂNG HOA, HÒA ĐỒNG cho dòng sống. Mẹ luôn dạy con bằng tình thương vừa là nhà giáo dục, vùa là một lương y, cũng đồng thời là nhà chuyển tải bản sắc dân tộc, diễn dịch thì có thể dùng ngôn từ để phần nào chuyển tải. Chớ lòng mẹ là nơi chuyển tải suối nguồn yêu thương của THIÊN THƯ (Thiên Nhiên), thì làm gì có hình dáng, kích thước, màu sắc; để mà cân đo đong đếm được. Mẹ dạy con ăn: Đói ăn rau, đau uống thuốc. Ngày hai bữa cơm cho gia đình, mẹ đã đem sự hài hòa cho mọi người trong gia đình qua thức ăn bảo đảm sức khỏe cho từng người, không khí đầm ấm quây quần dưới cùng một mái nhà: Ăn để sống, không sống để ăn. No mất ngon, giận mất khôn. Miếng ăn là miếng tồi tàn, Mất đi một miếng lộn gan lên đầu… Mẹ dạy con ở: Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Công bằng là đạo người ta ở đời. . . Mẹ dạy con tình thương: Thương người như thể thương thân. Thấy người hoạn nạn thì thưưong, Thương người bớt miệng mà cho, Tủ Sách Viet Thường Trang 7 www.tusachvietthuong.org May thay ở chốn bình yên, Tháy người hoạn nạn nở quên sao đành. Thấy người đói khát thì NHƯỜNG miếng ăn. Em tôi khát sửa bú tay, Ai cho bú phép ngày ngày mang ơn…. Mẹ dạy con khôn khéo: Khôn chẳng qua lẻ, Khỏe chẳng qua lời ... Đi tấc đàng học một sàng khôn Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Suối nguồn yêu thương đó cuồn cuộn chảy từ sông Hồng, sông Hương, về tận đồng bằng sông Cửu long, cũng cuồn cuộn như cơn mưa rào trên mặt nước sông, trên ngàn cây nội cỏ. Như ngọn gió ấp ủ trên đồng lúa phì nhiêu, hay như tiềng chim lạc đàn trong sương đêm, hay tiếng nước động giữa đêm thâu. Hòa cùng tiếng chim khi trời hừng sáng, hương thơm của hoa lá, cây cỏ, quyện cùng sương mai và hương thơm của đất... tất cả của vận hành ngày và đêm mang hết tình người, đã được khéo léo diễn đạt qua nghệ thuật dân gian, cải lương, câu ca vọng cổ miền nam. Với những làn hơi mùi mẫn, có lúc nhặt thưa, trầm bổng, ghi đậm nghĩa, tình. Mẹ Việt Nam đã trọn vẹn phục hồi bản sắc dân tộc trên dòng sống sinh động Việt xuyên suốt ngàn năm…. Nhìn được ưu điểm vai trò người mẹ chuyển tải TINH THƯƠNG thiên nhiên vào cuộc sống của dân tộc Việt, ngày nay trước hiểm họa của Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng, tức DÂN TỘC NẠN, địch thủ đã tận dụng và triệt để dùng sách lược phá nát truyền thống gia đình, làm tàn hại người phụ nữ Việt. MẸ VIỆT NAM ƠI! CHÚNG CON VỀ ĐÂY. Chúng ta hãy cùng nhau tìm về tận cội nguồn dân tộc, Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất (Thiên Nhiên), phục hồi thiên chức người phụ nữ trong vai trò làm mẹ, gánh vác việc giáo dục nhân bản tâm linh cho con cái, dùng nội lực dân tộc để nói lên tiếng nói của TÌNH THƯONG, góp phần làm trong sáng tâm thức con người, trong xu thế xây dựng nền văn minh nhân bản, với chế độ chính trị điều hợp nhân tính, mang tính nhân bản dân tộc, qua lăng kính nhân chủ và dân chủ, dung hợp được tư do và bình đẳng. Võ Thành - Vĩnh Như Tủ Sách Việt Thường www.tusachvietthuong.org Tủ Sách Viet Thường Trang 8
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net