logo

Thay suy nghĩ, đổi số phận

Sau khi tự bạch về bước đường đã qua, tác giả bài viết đó (Nguyễn Thị Lê Thi - Quảng Nam) đã có lý khi đúc kết cho mình một phương chấm sống đúng nghĩa : THAY THÁI ĐỘ, ĐỔI CUỘC ĐỜI. Phương châm này cũng đã có nhiều tựa sách nói tới, như quyển ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI (của Andrew Matthews - NXB TRẺ, 2003) hoặc NẾU THÀNH CÔNG LÀ MỘT CUỘC CHƠI (của Cherie Carter Scott - NXB TRẺ, 2008)......
Thay suy nghĩ, đổi số phận Nguồn: www.giaovien.net Sau khi tự bạch về bước đường đã qua, tác giả bài viết đó (Nguyễn Thị Lê Thi - Quảng Nam) đã có lý khi đúc kết cho mình một phương chấm sống đúng nghĩa : THAY THÁI ĐỘ, ĐỔI CUỘC ĐỜI. Phương châm này cũng đã có nhiều tựa sách nói tới, như quyển ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI (của Andrew Matthews - NXB TRẺ, 2003) hoặc NẾU THÀNH CÔNG LÀ MỘT CUỘC CHƠI (của Cherie Carter Scott - NXB TRẺ, 2008)... Tuy đã có sách nói, nhưng điều quý giá mà bạn Nguyễn Thị Lê Thi đã làm nằm ở chỗ khác. Thấm đẫm từ thực tế trải nghiệm rất sinh động trong đời mình, bạn ấy đã tự chứng minh cho sự đúng đắn của phương châm tuyệt vời kia. Sự trân quý của bạn đọc dành cho tác giả (cũng là người trong cuộc) nằm ở chỗ ấy. Song, có một điều đáng được bàn thêm về phương châm đó, cả về ngôn từ và ý nghĩa. Nói rằng THAY THÁI ĐỘ, ĐỔI CUỘC ĐỜI, điều đó chỉ đúng ở phần ngọn, chưa đúng về gốc. Tại sao ? Thái độ của con người (quan tâm hay vô cảm, chân thành hay giả tạo...) là sự phản chiếu từ não trạng, mà đặc trưng là tư duy của chính người đó. Nó xuất phát từ trong não bộ (gốc) mới thể hiện ra thái độ bên ngoài (ngọn). Có một sự liên thông sinh học, một đường truyền thần kinh liên kết từ ý nghĩ đến thái độ, mà đầu mối là ý nghĩ (tư duy). Thái độ chỉ là cái đuôi của sự khởi nguồn đó. Ý nghĩ cũng là điểm xuất phát của mọi cảm xúc (hỷ nộ ái ố...) mà thái độ sống lại là sự tổng hòa của nhiều cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Bởi thế, từ cơ sở tâm-sinh-lý của sự vận hành này, có thể khái quát một phác đồ biến đổi : TƯ DUY => CẢM XÚC => THÁI ĐỘ => KỸ NĂNG => CUỘC ĐỜI. Các nhà Tâm lý học Chẩn đoán như Daniel Goleman và Peter Slovey khi khai sinh Chỉ số Cảm xúc (EQ) đã thường lưu ý rằng, việc đo cảm xúc và thái độ của mỗi người không bao giờ đứng độc lập, mà phải đo từ ý nghĩ, xem người đó có một giác độ thông minh trong tâm hồn đến mức nào. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, luôn luôn có một đường truyền liên kết giữa ý nghĩ và cảm xúc, giữa ý nghĩ + cảm xúc và thái độ, giữa cảm xúc + thái độ và kỹ năng, mà cái gốc là ở ý nghĩ. Nói cách khác, do suy nghĩ chỉ đạo cảm xúc, thái độ và kỹ năng mà từ đó có sự biến thiên của cuộc đời. Chẳng hạn, trong lời tự bạch của bạn NTLT ở bài báo nói trên có viết : "Cuộc sống ở Sài Gòn đã dạy tôi nhiều điều. Một trong số đó là học cách lắng nghe. Tôi nhận ra ai cũng có những hiểu biết, lối sống riêng và đều có cái hay cái tốt". Nghĩa là, NTLT đã mặc nhiên thừa nhận, sở dĩ bạn ấy hình thành được một thái độ lắng nghe là nhờ bạn ấy đã thay đổi từ ý nghĩ "khoe sự hiểu biết của mình" sang ý nghĩ "ai cũng có những hiểu biết" đến ý nghĩ "phải tìm học cái hay của người"... Từ chuỗi suy nghĩ đó, NTLT đã đạt tới sự xoay chuyển thái độ trước khi đổi thay cuộc đời. Ở đây, thái độ lắng nghe mà bạn ấy đã có được (nhờ cải tạo suy nghĩ) là sản phẩm cao giá của lối tư duy biết điều thuộc về những người có một nhân cách tử tế. Các nhà cải cách từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây lâu nay đều khẳng định một nguyên lý : Muốn đổi thay hiện trạng, phải thay đổi trước hết từ tư duy, nhất là tư duy biết điều. Sẽ có một thái độ đổi mới nếu xuất phát từ một tư duy đổi mới - một não trạng đổi mới. Điều đó đúng từ vĩ mô đến vi mô, từ cải cách xã hội đến đổi thay cuộc đời. Bởi thế, có lẽ rằng, không nên vội nói "Thay thái độ, đổi cuộc đời" mà sẽ có lý hơn, thấu đáo hơn, nếu nhấn mạnh được thực chất của vấn đề là : THAY SUY NGHĨ, ĐỔI SỐ PHẬN. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu đổi cách suy nghĩ mà suy nghĩ đó sai thì số phận sẽ xuống dốc, thay vì đi lên. Trên thực tế đã có rất nhiều người ngộ nhận lối suy nghĩ của mình (sau khi đã thay đổi) là đúng, nên phải trả giá đắt, phải làm lại cuộc đời. Có không ít những fans hâm mộ thần tượng, quyết chí bắt chước theo thần tượng cả về giọng hát, bộ điệu, kiểu cách và phục trang... sau một thời đã thấy mình không còn là mình nữa ! Khi đã tự vong thân thì cuộc đời và số phận còn gì có ý nghĩa ? Cũng trên TT 21-8-2009 tr.12 với bài dịch từ "20 Minutes" ghi nhận có nơi đang tổ chức đấu giá bức chân dung của ông hoàng nhạc pop mà những fans của thần tượng này tranh nhau mua, và có thể đẩy giá lên tới hàng triệu USD ! Đấy là những người họ muốn chứng tỏ một thái độ sống vì thần tượng, mê thần tượng, xuất phát từ ý nghĩ thần tượng là trên hết và tất cả, muốn rước ảnh về để thờ chăng ? Chắc là họ hy vọng sẽ có sự đổi đời sau khi tôn thờ Michael Jackson. Hãy chờ xem ! Ai đó, fan nào đó... đừng giả bộ quên rằng "thần tượng" M.J. cũng có nhiều scandal mà ngay chính dân "làng chơi" cũng cho là động trời, còn người đời cũng xác định là quá đáng. Vậy, xin đừng cố tầm thường hóa thần tượng đến mức tôn cao giá hình thức (chân dung) để làm hạ giá bản chất (nội dung) của một người được họ mê là thần với tượng ! Hơn nữa, nếu có thần tượng đúng nghĩa thì... theo hướng THAY SUY NGHĨ, ĐỔI SỐ PHẬN, nên chăng, cần minh định trong ý nghĩ rằng, có thần tượng không chỉ để ngắm nhìn (nếu thực sự đẹp đẽ) mà cốt là để học tập một lối sống, một thái độ sống, một nhân cách sống chân chính khi muốn đổi đời.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net