logo

Thành An - Những ngày cuối cùng của Đại tá Sơn Thương

Niềm đau mấy chục năm của Vũ Thành An đã được vơi nhẹ từ ngày gặp lại bác Nguyễn Đình Bình, cựu Thanh Tra Giám Sát Viện, một người đã cùng chịu những năm đầu tiên trong ngục tù cải tạo tại Đội 1, Phú Sơn, Bắc Thái, Bắc Việt.
:::Nguyễn Đình Bình:::  Vũ Thành An ­ Những ngày cuối cùng của Đại tá Sơn Thương Cuộc Tái Thế Tương Phùng của những người tử tội.  Nguyễn Đình Bình  Niềm đau mấy chục năm của Vũ Thành An đã được vơi nhẹ từ ngày gặp lại bác Nguyễn Đình   Bình, cựu Thanh Tra Giám Sát Viện, một người đã cùng chịu những năm đầu tiên trong ngục tù   cải tạo tại Đội 1, Phú Sơn, Bắc Thái, Bắc Việt.  Trong những ngày ấy Vũ Thành An đã nghĩ rằng đời mình sẽ bị chôn vùi mãi trong giam cấm.  Trong sâu thẳm An vẫn nuôi một niềm hy vọng , chính niềm hy vọng đó đã giúp An có thể chịu   đựng 10 năm tù mặc dù thân xác rất yếu đuối bệnh hoạn ngay những ngày trước khi đi tù. Thân   nhân An đã nghĩ rằng khó lòng An có thể chịu đựng qua cảnh nghiệt ngã ấy.  Ngoài những nghịch cảnh thông thường mà anh em nào cũng phải chịu, Vũ Thành An còn phải   chịu đựng sự oan nghiệt suốt mấy chục năm. Người ta đã gán cho Vũ Thành An những tội theo   sự tưởng tượng của họ. Một trong những tội lớn nhất mà họ muốn gán cho Vũ Thành An là An có   trách nhiệm trong sự ra đi của cựu đại tá Sơn Thương. Tội trạng này không những được truyền   miệng mà còn đăng báo tại Mỹ.  Rất may cho Vũ Thành An là có những thân hữu vì tình thương đã lên tiếng làm chứng nhân cho   sự thật là các anh Trần Tấn Toan, cựu Thượng Nghị Sỹ, anh Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu   vào năm 1995 .  Trần Tấn Toan :Vũ Thành An trên bàn cân công lý và lương tâm.  Nguyễn Lý Tưởng: Vài góp ý.  Mới đây trong một chuyến đi Úc vào tháng 3 năm 2001, An đã gặp lại bác Nguyễn Đình Bình.   Bác Bình là người gần gũi nhất với đại tá Sơn Thương những ngày cuối cùng của ông và chứng   kiến tận mắt sự bất hạnh của ông.  Sự thật mà bác Bình kể ra sau đây đã làm sáng tỏ nỗi oan ức của Vũ Thành An trong suốt 22   năm!  Nhừng ngày cuối cùng của Đại Tá Sơn Thương  Nguyễn Đình Bình, cựu Chánh Thanh Tra Giám Sát Viện VNCH  Anh là người Việt gốc Miên, Cựu Đại Tá Biệt Động Quân, và đã có mặt trên chiền trường miền  Nam trong suốt cuộc đời binh nghiệp.  Cũng như các bạn đồng đội còn ở lại đơn vị cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh đã bắt buộc  phải ngưng súng chiến đấu, rồi bị Cộng Sản lưu đầy ra miền thượng du Bắc Việt.  Anh đến với chúng tôi ở trại cải tạo Phú Sơn 4, tỉnh Bắc Thái vào cuối năm 1977, khi tất cả các  cải tạo viên đều do Công An qủan trị. Chúng tôi thuộc đội 4, gồm trên 30 đội viên do anh Nguyễn  Minh Đăng, cựu dân biểu quốc hội nhiệm kỳ 1 và 2. Công tác chính của đội 4 là xây dựng nhà  cửạ  Anh Sơn Thương rất cao lớn, khoẻ mạnh, làm việc không biết mệt mỏi nên thường xuyên được  bình bầu là đội viên xuất sắc. Anh làm nhiều nhưng nói rất ít, hiếm khi trò truyện với người khác.  Ngay cả trong giờ kiểm thảo vào mỗi buổi tối, anh thường ngồi yên lặng từ đầu tới cuối, và nếu  được yêu cầu phát biểu ý kiến thì anh cũng chỉ vắn tắt vài câu vô thưởng vô phạt mà thôi.  Anh lại có tật nóng bất ngờ, khi gặp một truyện bất như ý, dù chẳng có gì quan trọng anh vẫn dơ  cả hai tay đấm ngực và đòi tự tử chết cho rồi.  Còn một việc có thể làm cho anh tủi thân là anh không hề nhận được quà gia đình.  Theo thường lệ thì cứ ba tháng một lần, mỗi cải tạo viên được lãnh một gói quà không quá 3 ký.  Đối với người tù ở xa nhà, lại bị đói ăn từ ngày này sang ngày khác thì một gói quà tiếp tế của  thân nhân là một an ủi vô cùng. Quý giá cả vật chất lẫn tinh thần.  Một hôm nắng gắt, anh Sơn Thương và cùng tôi ra đầu nhà ăn trưa cho bớt nóng nực. Hôm đó tôi  mới nhận được một lọ muối mè nên mời anh dùng một chút lấy thảo, và trong tinh thần đồng đội  tương thân, tôi đã hỏi tại sao anh không được tiếp tế như mọi người, anh thở dài buồn bã, một lát  sau mới cho biết là vợ anh đã mất tích. Gia đình anh chỉ còn một mẹ già và một con trai vị thành  niên bây giờ không biết lấy gì để sinh sống, rồi anh ngồi thẫn thờ không nói tiếp. Tôi cũng không  tiện hỏi thêm nữa.  Đến giữa mùa hè 1978, vật liệu xây dựng chở về dồn dập nên đội 4 chúng tôi phải tăng thêm giờ  làm việc theo đúng tiêu chuẩn "Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm". Tuy nhiên, tất cả đội đều  hồ hởi phấn khởi vì 2 lý do:  ­Trong đêm hè nóng bức, được ra khỏi phòng giam ngột ngạt để hưởng không khí thoáng mát  ngoài trời là cơ hội may mắn hiếm có.  ­Đi lao động buổi tối thì mỗi đội viên được bồi dưỡng 1/2 ký khoai mì nên đỡ bị đói.  Giữa lúc mọi người lên tinh thần thì anh Sơn Thương gặp truyện không may.  Một buổi sáng anh Sơn Thương và tôi được phân công chuyên chở vật liệu, nhưng khi chúng tôi  đang di chuyển thì lại phải làm công việc khác.  Lúc ấy, trên bãi đất trống bên đường, mấy cán bộ công an đang hì hục lăn một cuộn giây cáp to  lớn lên xe tải. Thấy chúng tôi đi ngang, họ liền bắt vào phụ lực. Cuộn giây rất nặng nên mọi người  phải cố hết sức mới nâng được nên cao, nhưng càng lên cao thì sức nặng càng tăng và những  người cao lớn như anh Sơn Thương thì phải chống đỡ nhiều nhất. Thấp bé như tôi thì chỉ làm thợ  vịn.  Bất ngờ anh Sơn Thương kêu lên một tiếng đau đớn rồi không đứng vững được nữa. Bọn cán bộ  phải để cho tôi dắt anh về bệnh xá khám nghiệm và kết qủa là anh bị trật khớp xương sống.  Kể từ hôm đó, an Sơn Thương phải nghỉ lao động nhưng vẫn được chia một phần khoai mì bồi  dưỡng như thường lệ.  Mấy ngày sau bệnh tình của anh không thuyên giảm và đã gây ra nhiều phiền phức cho cả đội.  Anh cần phải được nâng đỡ dìu dắt khi đi lại.  Anh cũng không thể tự lo liệu vệ sinh cá nhân cho nên có những đêm khuya, anh làm cho nhiều  người mất ngủ.  Sua cùng cán bộ quản giáo của đội 4 quyết địng chuyển anh qua đội bệnh nhân ở nhà số 1 để có  người trông nom săn sóc.  Lúc ấy nhà số 1 có 3 đội:  ­Đội 1 canh nông. Đội trưởng là anh Vũ Thành An một nhạc sỹ trẻ tuổi rất nổi tiếng ở miền Nam  trước năm 1975.  ­Đội nhà bếp. Đội trưởng là anh Lớn ( tôi không nhớ rõ họ) cựu dân biểu quốc hội  ­Đội bệnh nhân. Đội trưởng là anh Hồ Quang Nguyên, cựu bác sỹ Giám Đốc bệnh viện Chợ Quán  Saigon.  Ở trại cải tạo Phú Sơn 4, các nhà giam đều kế cận nhau, nhưng sự giao tiếp giữa nhà này nhà  khác bị nghiêm cấm.  Vì vậy khi anh Sơn Thương đã được chuyển sang nhà số 1 thì không còn liên hệ gì tới đội 4 nữa.  Tuy nhiên sau khi qua đội bệnh nhân được vài ngày, anh Sơn Thương gửi lên Ban giám thị khiếu  nại đã bị cắt phần khoai mì bồi dưỡng, nhưng ban giám thị không cứu xét mà lại chuyển về cho  đội 4 giải quyết.  Ngay sau đó vấn đề đã được đội 4 thảo luận và nhất trí rằng anh Sơn Thương không còn là đội  viên của đội 4 thì đương nhiên không có tránh nhiệm và quyền lợi gì ở đội 4 nữa .  Đơn khiếu nại đã bị bác bỏ nhưng đã làm cho anh Sơn Thương mất đi nhiều thiện cảm với các  đồng đội cũ.  Khoảng 1/2 tháng sau, anh khỏi bệnh và được trả lại đội 4 vào một buổi trưa, khi mọi người đã ra  ngoài hiên chờ điểm danh đi lao động.  Đáng buồn cho anh là tất cả đồng đội đều thờ ơ lãnh đạm, trông thấy anh trở về mà không một lời  đón chào, thăm hỏi. Có lẽ anh cảm thấy bẽ bàng nên lẳng lặng cất đồ đạc rồi ra ngồi riêng biệt  một góc sân.  Đêm hôm ấy khi cả đội hội họp để kiểm điểm công tác, anh đội trưởng Nguyễn Minh Đăng lớn  tiếng nhắc lại cho anh Sơn Thương biết rằng chỉ có những đội viên đội 4 phải đi lao động vào buổi  tối mới được cung cấp khoai mì bồi dưỡng. Vì vậy đơn khiếu nại không có lý do chính đáng mà  còn có thể gây ngộ nhận không tốt cho các bạn đồng đội .  Dường như anh đội trưởng không giữ được bình tĩnh khi phát biẻu ý kiến nên cử chỉ và lời nói của  anh có vẻ gay gắt, trong khi đó, tất cả mọi người đều yên lặng, coi như mặc nhiên nhất trí với anh  đội trưởng. Sư kiện này chắc chắn đã làm cho anh Sơn Thương tủi thân vì lẻ loi cô độc. Anh  không một lời biện minh cũng không còn thói quen giơ hai tay đấm ngực đòi tự tử chết mà chỉ cúi  đầu thở dài buồn bã.  Sáng hôm sau, khi đội 4 đang thi hành công tác thì anh Sơn Thương kêu choáng váng, chóng  mặt và phải ngồi nghỉ. Được một lúc, đột nhiên chân tay anh co giật liên tiếp, và bấy giờ anh mới  tiết lộ là đã uống hết một lọ thuốc sốt rét để tự sát vì anh không muốn sống thêm nữa. Tất cả mọi  người hiện diện đều hoảng sợ, và dù chưa có lệnh của cán bộ bảo vệ, anh vẫn được đưa ngay về  bệnh xá để cấp cứu .  Đến gần trưa khi đội 4 bắt đầu thu dọn công trường thì được tin anh đã tắt thở. Tính ra kể từ khi  anh Sơn Thương trở về đội 4 cho tới luc anh qua đời chỉ có một thời gian ngắn ngủi chưa đầy 24  giờ.  Đêm hôm ấy, đội 4 dành hết thời gian của buổi hội họp thường lệ để thảo luận về thảm họa vừa  xảy ra. Nhiều ý kiến được trình bầy nhưng tựu chung chỉ là những lời tiếc rẻ, nhớ thương, hoặc vài  câu nhận xét vô thưởng vô phạt.  Tuy nhiên trong chỗ riêng tư, chúng tôi cho rằng anh Sơn Thương đã ấp ủ trong lòng quá nhiều  căm hờn, tủi nhục mà không chịu tìm cách giải tỏa nên càng ngày càng thêm chán đời, cho tới lúc  không còn chịu đựng được nữa thì chỉ cần một nguyên nhân cỏn con có thể đột xuất thành tai họa  khủng khiếp.  Vì vậy mấy lời phê bình tuy gay gắt nhưng không có gì sai trái vẫn biến thành mồi lửa oan nghiệt  châm ngòi vào thùng thuốc nổ.  Sau khi anh Sơn Thương mất đi được ít lâu trại cải tạo Phú Sơn 4 bị giải thể vì tình hình bất an do  cuộc xâm lăng của Công sản Trung Quốc, các trại viên được chuyển qua nhiều trại cải tạo khác ở  cách xa biên giới Hoa Việt, do đó câu truyện anh Sơn Thương tự sát đã được phổ biến rộng rãi đi  nhiều nơi, dần dà chuyển vào Nam nhờ những cải tạo viên được phóng thích về với gia đình, sau  cùng sang tới cả nước ngoài theo lớp ngưới lìa bỏ quê hương đi tìm tự do.  Khi còn ở Việt Nam cũng như khi định cư tại Úc, tôi được nghe nhiều người kể lại truyện anh Sơn  Thương, nhưng mỗi người nói một khác, thậm chí còn có người tin rằng anh đội trưởng Vũ Thành  An đã nhẫn tâm cắt bỏ phần khoai mì bồi dưỡng khiến cho an Sơn Thương uất ức mà tự tử.  Tôi cho rằng những sai lầm này không phải là do ác ý xuyên tạc mà chỉ vì nhiều nguyên nhân bất  khả kháng.  Như đã trình bầy ở trên, trại cải tạo Phú Sơn nghiêm cấm mọi sự giao tiếp giữa nhà này với nhà  khác cũng như giữa đội này với đội khác, nên chỉ có mấy đội viên của đội 4 mới biết rõ anh Sơn  Thương qua đời trong trường hợp nào.  Các đội khác thì chỉ nghe phong thanh qua mấy lời truyền khẩu vắn tắt, thầm kín trong một vài  dịp họp mặt đông đủ ở hội trường tham dự học tập hoặc xem biểu diễn văn nghệ.  Vì chỉ biết rất sơ lược những gì đã xẩy ra nên người nào cũng cố tìm hiểu nguyên nhân thảm họa  này theo cảm nghĩ chủ quan của mình, và trong hoàn cảnh cơ cực về cả thể xác lẫn tinh thần thì  tất cả suy tư phán đoán đbều không thể tránh khỏi bi quan thiên lệch.  Cũng vì thế, các câu truyện kể lại thường không giống nhau nhưng cũng có nhiều sai lầm tai hại  nên đã gây ra những sự nghi ngờ oan uổng và những lời chê trách bất công.  Hôm nay theo yêu cầu của một thân hữu đã từng bị vạ gió tai bay, tôi cố gắng ghi lại trung thực  tất những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày cuối cùng của Đại Tá Sơn Thương ở trại cải  tạo Phú Sơn 4, và ước mong rằng sẽ xóa bỏ được những sự ngộ nhận rất đáng tiếc như đã xảy ra.  Sydney tháng 10 năm 2001  Nguyễn Đình Bình  Cựu Chánh Thanh Tra Giám Sát Viện  Ký tên  Thủ bút của Ông Nguyễn Đình Bình 
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net