logo

Thái Nguyên

Tham khảo tài liệu 'thái nguyên', giải trí - thư giãn, du lịch phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Việt Nam Chính trị và hành chính Thái Nguyên Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Vượng Chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Vượng Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Chủ tịch UBND Phạm Xuân Đương Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Địa lý Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực này. Tỉnh lỵ Thành phố Thái Nguyên Miền Đông Bắc Vị trí địa lý Diện tích 3.542,6 km² Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Các thị xã / 1 thị xã và 7 huyện trung du Bắc Bộ, có dịện tích tự huyện nhiên 3.562,82 km ², dân số hiện nay Nhân khẩu khoảng 1.127.200 người. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ Số dân 1.127.200 người chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân • Mật độ 318 người/km² số so với cả nước. Việt, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dân tộc H'mông, Sán chay, Hoa, Dao Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Mã điện thoại 280 Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp Mã bưu chính: 23 giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm ISO 3166-2 VN-69 chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc Website [1] nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là Biển số xe: 20 cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Khí hậu Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: • Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. • Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. • Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Cơ cấu đất đai Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: • Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. • Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên) • Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. --222.254.76.88 (thảo luận) 03:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)==Đơn vị hành chính== Tỉnh Thái Nguyên gồm có: • 1 thành phố: thành phố Thái Nguyên. • 1 thị xã: thị xã Sông Công. • 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.--222.254.76.88 (thảo luận) 03:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)-- 222.254.76.88 (thảo luận) 03:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC) Dân cư và phân bố dân cư Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km ², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km ². Du lịch Thái Nguyên có các điểm du lịch như sau: • Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan. • Khu Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. • Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km. • Khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK) huyện Định Hóa. • Các điểm đền chùa như đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên). Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm thăm quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Cụ thể như: • Thành phố Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - cây đa Tân Trào (Tuyên Quang). • Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng). • Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn). • Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). • Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ). • Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc, (Hải Dương). Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net