logo

Tàu không gian Ulysses bay qua cực bắc Mặt Trời

Tham khảo tài liệu 'tàu không gian ulysses bay qua cực bắc mặt trời', tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Tàu không gian Ulysses bay qua cực bắc Mặt Trời Tác giả: Administrator 25/01/2008 Tàu không gian Ulysses hôm nay (24/1) thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt là bay qua cực bắc của Mặt Trời. Không giống bất cứ tàu không gian nào khác, Ulysses có thể thu lấy gió tại các cực của Mặt Trời để phân tích, vốn là việc rất khó thực hiện tại Trái Đất. Ulysses đã bay qua cực bắc Mặt Trời 3 lần trước đây, một lần vào năm 1994-1995, một lần vào 2000-2001 và gần đây nhất là trong năm 2007. Tuần trước, các nhà vật lý Mặt Trời đã đưa ra công bố về chu kì mới của Mặt Trời. Lần viếng thăm cực bắc lần này của Ulysses sẽ có thể mang lại nhiều thông tin mới về các hoạt động của Mặt Trời. "Đây là một cơ hội tuyệt diệu để khảo sát cực bắc của Mặt Trời vào đúng thời điểm chuyển tiếp giữa các chu kì" Arik Posner, một nhà nghiên cứu của dự án Ulysses tại Washington cho biết "chúng tôi chưa từng thực hiện được việc này trước đây". Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cực của Mặt Trời chính là trung tâm khởi điểm của chu kì hoạt động 11 năm. Khi các vết đen xuất hiện, từ trường của chúng hướng về cực thông qua plasma. Các cực trở thành nghĩa địa cho các vết đen. Các từ trường cũ nằm sâu 200.000km bên dưới bề mặt các cực (khoảng 124.000 dặm) và trở thành động cơ phát từ của Mặt Trời. Tại đó, từ trường được khuyếch đại để trở thành nguồn cho các chu kì tiếp sau. Mỗi lần bay qua cực Mặt Trời đều mang lại một điều thú vị. Bài toán cho lần này là nhiệt độ tại cực Mặt Trời. Trong chủ kì trước, nhiệt độ tại cực từ phía Bắc Mặt Trời là khoảng 80.000 độ F (tương đương với 44.000 độ C), lạnh hơn 8% so với tại cực Nam. Chuyến bay lần này sẽ giúp giải quyết được bài toán trên vì nó đến cực Bắc 1 năm sau chuyến bay qua cực Nam lần trước vào tháng 2 năm 2007. Các nhà khoa học sẽ có cơ hội để phân tích và so sánh nhiệt độ giữa 2 cực và tại hai thời điểm này. Ulysses cũng đã khám phá ra gió tốc độ cao tại Mặt Trời. Tại các cực Mặt Trời, từ trường trải ra cho phép nhiệt độ của khí quyển Mặt Trời bức xạ ra không gian với tốc độ tới một triệu dặm mỗi giờ. Nhờ việc có thể bay quanh Mặt Trời và bao phủ hết các vùng của nó - một khả năng mà không một tàu nào khác có được, Ulysses có thể theo dõi chi tiết loại gió Mặt Trời này trong suốt chu kì hoạt động của Mặt Trời. "12 năm trước, cũng vào giữa hai chu kì của Mặt Trời, gió từ hai cực tràn xuống khắp nơi đến tận xích đạo của Mặt Trời. Nhưng lần này thì không, chúng dường như bị hãm lại và chỉ dừng lại ở vĩ độ 45." Posner nói. Được phóng ra bởi tàu con thoi Discovery vào tháng 10 năm 1990, Ulysses là một chương trình hợp tác giữa NASA và cơ quan không gian Châu Âu. Theo Sciencedaily
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net