logo

Tài liệu y học - Ký sinh trùng

tài liệu “Giáo trình vi sinh – ký sinh trùng” này là tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường THCN ở Hà Nội, đồng thời là tài liệu thao khảo hữu ích cho các trường có đào tạo. Mời các bạn tham khảo tài liệu y học do Đại học Y Hà Nội xuất bản và qua tài liệu này chúng ta có thể biết thêm nhiều kiến thức chuyên ngành y học, giúp ích cho đời sống hiện nay.
Tài liệu y học – Ký sinh trùng ‘PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Khái niệm về kí sinh trùng và kí sinh trùng y học? Các khái niệm quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật, sinh vật kí sinh? Đáp án: Khái niệm về kí sinh trùng và kí sinh trùng y học: 3,0 điểm + Kí sinh trùng là những sinh vật sống ăn bám, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả những sinh vật thuộc giới thực vật và giới động vật: vi khuẩn, virut, rickettsia, nấm, đơn bào, giun sán: 0.5 điểm + Kí sinh trùng y học là một ngành khoa học nghiên cứu về đặc điểm hình thể, đặc điểm sinh học, đặc điểm dịch tễ học, vai trò gây bệnh, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng chống các loại sinh vật sống ăn bám ở bên trong, bên ngoài hoặc gần người một cách tạm thời hay vĩnh viễn với mục đích có chỗ trú ẩn hay nguồn thức ăn để sinh sống và gây hại cho cơ thể con người: 1,5 điểm + Người và những sinh vật khác bị kí sinh trùng sống ăn bám là vật chủ. Người có thể mắc bệnh do kí sinh trùng gây ra là bệnh kí sinh trùng và các bệnh do kí sinh trùng truyền: 0,5 điểm + Để nghiên cứu đầy đủ về kí sinh trùng y học, đòi hỏi phải có sự liên hệ mật thiết và hợp tác rộng rãi với các ngành khoa học khác như dịch tễ học, vi sinh y học, dược học, vệ sinh học, miễn dịch học, sinh học phân tử : 0,5 điểm Các khái niệm quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật: 4,0 điểm + Cộng sinh (symbiosis): là kiểu chung sống giữa hai sinh vật dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Quan hệ này có tính thường xuyên, bắt buộc và nếu tách rời nhau chúng khó có thể tồn tại: 0.5 điểm + Hỗ sinh (mutualism): là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên, nhưng không bắt buộc phải sống dựa vào nhau, tách khỏi nhau chúng vẫn có thể tồn tại được tuy có khó khăn: 0.5 điểm + Hội sinh (commensalism): mối quan hệ này biểu hiện chỉ có lợi cho một bên, nhưng bên kia không bị thiệt hại: 0.5 điểm + Cạnh tranh (competition): những cá thể của loài này không tấn công, không làm hại các loài kia, không thải ra chất độc nào cả. Chúng chỉ sinh trưởng đơn thuần, nhưng sinh sản nhanh hơn vì vậy chiếm được ưu thế trong cuộc đấu tranh giành nguồn thức ăn có hạn, làm cho loài kia tàn lụi đi: 0.5 điểm + Kháng sinh (antibiosis): là mối quan hệ loài này ức chế sự sinh trưởng của loài khác: 0.5 điểm + Diệt sinh (biocide): là mối quan hệ giữa sinh vật này tiêu diệt một sinh vật khác để ăn thịt. Sinh vật bị ăn thịt là con mồi. Trong quan hệ này vật ăn thịt (predactor) không thể tồn tại nếu thiếu con mồi (prey): 0,5 điểm + Kí sinh (parasitism): là một kiểu chung sống đặc biệt giữa hai sinh vật: một sinh vật sống nhờ có lợi là kí sinh trùng, sinh vật kia bị kí sinh và bị thiệt hại gọi là vật chủ: 1,0 điểm Các khái niệm về sinh vật kí sinh (kí sinh trùng): 3 điểm + Kí sinh trùng chuyên tính (kí sinh trùng bắt buộc): kí sinh trùng muốn tồn tại bắt buộc phải sống bám vào cơ thể vật chủ, không thể sống tự do: 0.5 điểm + Kí sinh trùng kiêm tính (kí sinh trùng tuỳ nghi): kí sinh trùng có thể sống kí sinh, hoặc cũng có thể sống tự do ở môi trường bên ngoài: 0.5 điểm + Nội kí sinh trùng: là những kí sinh trùng sống ở bên trong cơ thể vật chủ: mô, nội tạng, máu, thể dịch : 0,5 điểm + Ngoại kí sinh trùng: là những kí sinh trùng sống ở ngoài cơ thể vật chủ hoặc sống ở bề mặt cơ thể vật chủ: 0,5 điểm + Kí sinh trùng lạc chỗ: là những kí sinh trùng sống kí sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng khác với cơ quan, phủ tạng mà nó thường kí sinh: 0,5 điểm + Kí sinh trùng lạc chủ: là những kí sinh trùng bình thường sống kí sinh ở một loài vật chủ nhất định, nhưng do tiếp xúc giữa vật chủ này với vật chủ khác, kí sinh trùng có thể nhiễm qua vật chủ mới: 0,5 điểm Câu 2: Các khái niệm về vật chủ? Tính đặc hiệu kí sinh trùng? : 10 điểm Đáp án: Các khái niệm về vật chủ: 05 điểm. + Vật chủ chính: là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức hữu giới, hoặc kí sinh trùng sống ở giai đoạn trưởng thành: 01 điểm + Vật chủ phụ (vật chủ trung gian): là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức vô giới hoặc nếu không sinh sản thì ở dưới dạng ấu trùng - chưa trưởng thành: 01 điểm. + Dự trữ mầm bệnh (reservoir): là sinh vật dự trữ mầm bệnh kí sinh trùng của người. + Ví dụ mèo, chó.. là sinh vật dữ trữ mầm bệnh sán lá gan bé: 01 điểm + Trung gian truyền bệnh (vector): là sinh vật mang kí sinh trùng và truyền kí sinh trùng từ người này sang người khác. Cần phân biệt vật chủ trung gian với sinh vật trung gian truyền bệnh. - Vector sinh học (hay còn được gọi là vật chủ trung gian): khi kí sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector: 01 điểm - Vector cơ học (hay còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh): khi kí sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector: 01 điểm Tính đặc hiệu kí sinh trùng: 05 điểm + Đặc hiệu chuyên biệt: kí sinh trùng có những mức độ đặc hiệu khác nhau với cuộc sống kí sinh ở một hay nhiều loài vật chủ khác nhau. Ngay trong cơ thể một vật chủ, kí sinh trùng cũng có thể sống ở vị trí này hay vị trí khác: 01 điểm + Đặc hiệu về vật chủ - Kí sinh trùng có thể chỉ kí sinh ở một loài vật chủ duy nhất (đặc hiệu hẹp): 01 điểm - Kí sinh trùng có thể kí sinh ở nhiều loài vật chủ khác nhau (đặc hiệu rộng): 01 điểm + Đặc hiệu về vị trí kí sinh: - Đặc hiệu hẹp: kí sinh trùng có thể chỉ sống được ở một vị trí nhất định nào đó trong cơ thể vật chủ: 01 - Đặc hiệu rộng: nhiều loại kí sinh trùng có thể sống ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể vật chủ: 01 Câu3: Nội dung nghiên cứu kí sinh trùng y học, mối liên hệ của kí sinh trùng đối với các ngành khoa học khác như dịch tễ học, vi sinh học…? 10 điểm Đáp án: Nội dung nghiên cứu kí sinh trùng y học (06 điểm) + Đặc điểm hình thể và phân loại (1,5 điểm) + Đặc điểm sinh học kí sinh trùng y học bao gồm những đặc điểm về sinh lí, sinh thái, vòng đời kí sinh trùng…. (1,5 điểm) + Tác động qua lại giữa kí sinh trùng và vật chủ bao gồm các biểu hiện lâm sàng bệnh do kí sinh trùng, khả năng đáp ứng, mẫn cảm của cơ thể con người với kí sinh trùng, các biện pháp chẩn đoán, các thuốc điều trị bệnh kí sinh trùng… (1,5điểm) + Các quy luật dịch học, các biện pháp phòng chống bệnh kí sinh trùng bao gồm các biện pháp tiêu diệt hoặc loại trừ kí sinh trùng ra khỏi cơ thể con người và các biện pháp cải tạo hoàn cảnh, môi trường để hạn chế sự phát triển hoặc diệt trừ kí sinh trùng…(1,5 điểm) Mối liên hệ của kí sinh trùng đối với các ngành khoa học khác như dịch tễ học, vi sinh học: (04 điểm) + Để nghiên cứu các nội dung trên, kí sinh trùng y học phải có sự liên hệ mật thiết và cộng tác rộng rãi với các ngành khoa học khác: Dịch tễ học, Vi sinh học, Dược động học, Vệ sinh học, Sinh lí bệnh học, Miễn dịch học, Lâm sàng…. (2 điểm) + Trong thời gian gần đây, nhờ những thành tựu của các ngành khoa học đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực sinh học phân tử, miễn dịch học, dược động học…. đã và đang được ứng dụng vào ngành kí sinh trùng. Do vậy, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh kí sinh trùng đã mở ra nhiều triển vọng hứa hẹn…( 2 điểm) Câu 4: Nêu và phân tích tác động của kí sinh trùng đến vật chủ (10 điểm) Đáp án: Kí sinh trùng chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ (phân tích, cho ví dụ) (2 điểm). Kí sinh trùng gây độc cho vật chủ (phân tích, cho ví dụ) (2 điểm). Kí sinh trùng gây hại do tác động cơ học(phân tích, cho ví dụ) (2 điểm). Kí sinh trùng mở đường cho vi khuẩn gây bệnh (phân tích, cho ví dụ) (2 điểm). Kí sinh trùng làm tăng tính thụ cảm của vật chủ với một số bệnh nhiễm khuẩn khác (phân tích, cho ví dụ) (2 điểm). Câu 5: Đặc điểm sinh học của kí sinh trùng Đáp án: Sinh lí của kí sinh trùng ( 04 điểm): + Dinh dưỡng và chuyển hoá của kí sinh trùng ( 02 điểm): - Phải có nguồn dinh dưỡng kí sinh trùng mới tồn tại, phát triển. Nguồn dinh dưỡng của kí sinh trùng chủ yếu dựa vào sự chiếm đoạt những chất dinh dưỡng của vật chủ như gluxit, protit, lipit, vitamin…. ( 0,5 điểm) - Hình thức chiếm đoạt chất dinh dưỡng phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo hình thể và vị trí kí sinh của từng loài kí sinh trùng. Chúng có thể chiếm đoạt chất dinh dưỡng bằng: thẩm thấu, ẩm bào, hoặc hút chất dinh dưỡng qua bộ phận tiêu hoá…( 0,5 điểm) - Để đồng hoá thức ăn chiếm được, kí sinh trùng phải chuyển hoá thức ăn đó bằng những hệ thống men phức tạp và theo cách riêng của từng loài. ( 0,5 điểm) - Hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng chuyển hoá của kí sinh trùng sẽ hiểu được tác hại của chúng đối với cơ thể vật chủ, giúp cho việc tìm kiếm những phương tiện, thuốc men và biện pháp phòng chống kí sinh trùng có hiệu quả. ( 0,5 điểm) + Sinh sản của kí sinh trùng ( 02 điểm): - Hình thức sinh sản vô giới: một cá thể kí sinh trùng tự phân đôi thành hai cá thể mới (nhân phân chia trước, bào tương phân chia sau, không có sự giao phối giữa đực và cái). ( 0,5 điểm) - Cũng là sinh sản vô giới, còn có kiểu sinh sản phân liệt (schizogonie) ( 0,5 điểm) - Hình thức sinh sản hữu giới: là hình thức sinh sản thực hiện bằng sự kết hợp giữa con đực và con cái - Ngoài ra còn có những loài kí sinh trùng lưỡng giới (một cá thể có cả bộ phận sinh dục đực và sinh dục cái) như nhiều loại sán lá, sán dây…( 0,5 điểm) - Hình thức sinh sản đa phôi: là hình thức sinh sản đặc biệt cũng thường thấy ở các loài sán lá và một số loài sán dây( 0,5 điểm) Sinh thái của kí sinh trùng ( 03 điểm): + Nghiên cứu sinh thái kí sinh trùng là nghiên cứu các mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố của môi trường ngoại cảnh hoặc của môi trường sinh vật. ( 0,5 điểm) + Qua đó đề ra biện pháp cải tạo hoàn cảnh, nhằm mục đích không cho hoặc ngăn cản kí sinh trùng tồn tại, phát triển, sinh sản và có thể diệt được kí sinh trùng có hiệu quả, kinh tế nhất. ( 0,5 điểm) + Muốn duy trì nòi giống, đa số kí sinh trùng phải chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác. Đây là vấn đề phức tạp, khó khăn vì kí sinh trùng phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kì khác nhau, ở các môi trường khác nhau. ( 0,5 điểm) + Khi sống tự do, kí sinh trùng phụ thuộc vào môi trường ngoại cảnh (đó là các yếu tố tự nhiên - những yếu tố này có khi thuận lợi, tối ưu, có khi khó khăn, khắc nghiệt đối với chúng). Các giai đoạn phát triển của vòng đời: trứng hoặc kén, ấu trùng, thanh trùng, trưởng thành, đều phải thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển, nếu không thích nghi được chúng sẽ bị chết. ( 0,5 điểm) + Khi sống trong môi trường là cơ thể vật chủ, kí sinh trùng cũng phải thích nghi với môi trường mới để sống kí sinh. ( 0,5 điểm) + Ngoài những nghiên cứu trên, cần phải nghiên cứu về tập tính sinh sản, hoạt động chiếm thức ăn, hoạt động trú ẩn… trong một điều kiện hoàn cảnh thích nghi khác nhau. ( 0,5 điểm). Vòng đời của kí sinh trùng: 03 điểm + Toàn bộ quá trình phát triển từ khi là mầm bệnh sinh vật đầu tiên (trứng, ấu trùng) cho tới khi sinh ra những mầm bệnh mới tạo ra thế hệ sau được gọi là vòng đời kí sinh trùng. ( 01 điểm) + Nghiên cứu vòng đời của kí sinh trùng bao gồm nghiên cứu sinh lí kí sinh trùng (kí sinh trùng sinh sản, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng phát triển thành thanh trùng, thành con trưởng thành) và cả sinh thái kí sinh trùng vì sự phát triển của kí sinh trùng phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường ngoại cảnh và môi trường sinh học (vật chủ)… ( 01 điểm) + Biết được vòng đời của từng loài kí sinh trùng mới có thể đặt kế hoạch phòng chống có hiệu quả. ( 01 điểm) Câu 6: Đặc điểm kháng nguyên của kí sinh trùng? Kí sinh trùng chống lại ĐƯMD của vật chủ như thế nào? Đáp án: Nêu và phân tích đặc điểm kháng nguyên kí sinh trùng (05 điểm): Tuy nhiên mỗi loài kí sinh trùng có những thành phần kháng nguyên phức tạp nhưng đều có những đặc điểm sau: + Có quyết định kháng nguyên (determinant) sinh kháng thể đặc hiệu chống lại kí sinh trùng. Khác với kháng nguyên vi sinh vật, quyết định kháng nguyên của kí sinh trùng thường không được bộc lộ mà ở trong tình trạng phức hợp. (02 điểm): + Kháng nguyên kí sinh trùng có những thành phần chung ở nhiều loài kí sinh trùng trong cùng một họ. (1,5 điểm): + Kí sinh trùng có những thành phần kháng nguyên giống kháng nguyên của vật chủ (1,5 điểm) Kí sinh trùng chống lại đáp ứng miễn dịch (05 điểm): + Kí sinh trùng né tránh cơ quan miễn dịch (02 điểm): - Kí sinh trùng chui vào tổ chức, tế bào, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào(0,5 điểm) - Kí sinh trùng tạo nên sự cô lập cách biệt với vật chủ (0,5 điểm): - Kí sinh trùng tránh kí sinh ở mô (0,5 điểm) - Kí sinh trùng chui vào ống tiêu hoá (0,5 điểm) + Kí sinh trùng tiết ra các chất chống lại đáp ứng miễn dịch của vật chủ (01 điểm): - Kí sinh trùng tiết ra kháng nguyên hoà tan (0,5 điểm) - Trong một số bệnh kí sinh trùng, người ta thấy có các kháng thể phóng bế, kháng thể này che chở không cho kháng thể khác có hiệu lực hơn tấn công mầm bệnh (0,5 điểm) + Thay đổi kháng nguyên (0,5 điểm): + Ngụy trang bắt chước kháng nguyên, kháng nguyên chung (0,5 điểm): Câu 7: Nêu và phân tích vai trò của ngoại KST nói chung và trong chiến tranh sinh học? Đáp án: Nêu và phân tích vai trò y học của ngoại kí sinh trùng (05 điểm): + Truyền các mầm bệnh gây ra các vụ dịch hoặc các đại dịch và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tính mạng của con người. (02 điểm). + Là tác nhân gâyra một số bệnh cho con người (gây ngứa, dị ứng, choáng, tê liệt, lở loét…).(01 điểm). + Vai trò của ngoại kí sinh trùng - những động vật chân đốt tác dụng là rất quan trọng. Chúng không chỉ đưa mầm bệnh vào cơ thể người mà chúng còn là nơi để cho mầm bệnh phát triển, và là nơi dự trữ mầm bệnh trong thiên nhiên. (02 điểm). Phân tích vai trò của ngoại kí sinh trùng trong chiến tranh sinh học (05 điểm): + Trong chiến tranh sinh học, người ta đã dựa vào những đặc điểm sinh học và tập tính của một số loài ngoại kí sinh trùng để làm vật mang, vận chuyển các mầm bệnh nguy hiểm (tác nhân sinh học) gây bệnh một cách tự nhiên nhằm đảm bảo yếu tố bất ngờ, khó phòng chống, tạo các đại dịch nhân tạo trên địa bàn rộng lớn làm suy giảm sức lực, tinh thần và tính mạng của đối phương (03 điểm). + Tuy khả năng gây bệnh cho người của ngoại kí sinh trùng hạn chế như: hút máu truyền độc tố gây đau, dị ứng, mẩn ngứa, lở loét, hoại tử (vết loét do mò đốt) hoặc có thể gây choáng, tê liệt, nhiễm độc và chết (bò cạp, rết độc). Nhưng khả năng vận chuyển và truyền tác nhân sinh học cho người thì vô cùng to lớn và rất nguy hiểm (02 điểm). Câu 8: Khái niệm về ổ bệnh thiên nhiên? Liên hệ của ổ bệnh thiên nhiên trong hoạt động quân sự hiện nay? (10 điểm): Đáp án: Khái niệm về ổ bệnh thiên nhiên (07 điểm): + Bệnh này có từ lâu đời, ở vùng chưa hề có dấu chân người. Bệnh lưu hành từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữa động vật với động vật, có ve là môi giới truyền bệnh. Người chỉ là một mắt xích ngẫu nhiên trong quá trình lưu hành bệnh. (02 điểm) + Theo học thuyết này: một bệnh có ổ bệnh thiên nhiên cần có những đặc điểm sau (04 điểm): - Bệnh lưu hành giữa động vật với động vật có từ lâu đời, không cần sự có mặt của con người. Người chỉ là một mắt xích ngẫu nhiên trong quá trình lưu hành bệnh. (01 điểm): - Bệnh có vật môi giới là ngoại kí sinh trùng truyền bệnh (01 điểm): - Bệnh khu trú ở một vùng nhất định, có điều kiện thiên nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, động thực vật…) thuận lợi cho mầm bệnh, nguồn bệnh và vật môi giới tồn tại, phát triển (01 điểm) - Từ khái niệm ban đầu này, học thuyết về ổ bệnh thiên nhiên giúp nhiều cho các nhà dịch tễ học phát hiện, phòng chống hiệu quả nhiều bệnh có ổ bệnh thiên nhiên. Học thuyết này ngày càng được nhiều nước công nhận và cũng được phát triển sâu rộng thêm (01 điểm). + Ngày nay người ta xếp vào ổ bệnh thiên nhiên tất cả những bệnh có đặc điểm thứ nhất (bệnh lưu hành giữa động vật với động vật không cần sự có mặt của con người) bất kể bệnh đó có vật môi giới hay không (01 điểm). Liên hệ ổ bệnh thiên nhiên trong hoạt động quân sự (03 điểm): + Trong quân đội, do đặc điểm nhiệm vụ, bộ đội thường phải hoạt động ở những vùng xa lạ, có nơi chưa có dấu chân người nên thường dễ mắc những bệnh có ổ bệnh thiên nhiên nên diễn biến bệnh thường rất nặng và dễ có thể tử vong làm hao hụt quân số hoặc khủng hoảng tinh thần gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất. (1,5 điểm). + Cán bộ quân y cần nắm được địa lí dịch tễ học các loại bệnh có ổ bệnh thiên nhiên ở những nơi bộ đội phải đi qua hoặc trú quân, từ đó đề ra kế hoạch phòng chống bệnh thích hợp bảo vệ được sức khoẻ, tính mạng cho bộ đội. (1,5 điểm): Câu 9: Chẩn đoán bệnh kí sinh trùng, ưu nhược điểm của từng phương pháp? Đáp án: Chẩn đoán lâm sàng (01 điểm): + Nhìn chung các biểu hiện lâm sàng của các bệnh do kí sinh trùng gây ra thường không điển hình do vị trí gây bệnh, giai đoạn kí sinh thường không cố định và khả năng chống lại tác động của kí sinh trùng của người nhiễm bệnh thường không đồng đều. + Tuy nhiên một số bệnh do kí sinh trùng gây ra có thể chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Chẩn đoán dịch tễ học: (02 điểm) + Hỏi và điều tra tiền sử bệnh nhân. + Tìm hiểu điều kiện nhiễm bệnh, cách nhiễm bệnh vì bệnh kí sinh trùng thường lưu hành ở những vùng địa lí nhất định, có các yếu tố thiên nhiên, môi trường phù hợp cho chúng tồn tại và phát triển. Chẩn đoán cận lâm sàng (07 điểm) + Phương pháp kí sinh trùng học (03 điểm) - Nhằm phát hiện mầm bệnh kí sinh trùng, là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán quyết định bệnh kí sinh trùng (01 điểm). - Phương pháp chẩn đoán kí sinh trùng học đơn giản, không đòi hỏi nhiều phương tiện kĩ thuật, hoá chất phức tạp. Đôi khi chỉ bằng mắt thường cũng có thể chẩn đoán được chính xác (01 điểm). - Tuy nhiên phương pháp kí sinh trùng học cũng có những nhược điểm: nếu số lượng kí sinh trùng ít, kí sinh trùng ở trong mô, khó tiến hành chẩn đoán hàng loạt vì mất nhiều công sức và thời gian sẽ khó phát hiện (01 điểm). + Phương pháp chẩn đoán miễn dịch học (1,5 điểm) - Dựa trên kết quả phản ứng kháng nguyên - kháng thể. Phương pháp này cho phép phát hiện được kí sinh trùng có trong cơ thể một cách gián tiếp. (0,5 điểm) - Phương pháp miễn dịch học có ưu điểm là chẩn đoán được bệnh kí sinh trùng trong phủ tạng mà phương pháp kí sinh trùng học khó phát hiện được và có thể tiến hành hàng loạt, ít tốn công sức, thời gian. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm: đòi hỏi phương tiện hoá chất phức tạp, tốn kém, thường cho kết quả không chính xác vì kháng nguyên kí sinh trùng có nhiều thành phần chung giữa các loài khác nhau, hay có phản ứng chéo, có khi cơ thể vật chủ đã hết kí sinh trùng nhưng kháng thể vẫn còn, vì vậy kết quả chẩn đoán không giúp được gì cho điều trị kịp thời mà chỉ giúp cho điều tra dịch tễ với số lượng mẫu điều tra lớn (01 điểm). + Các phương pháp nuôi cấy, gây nhiễm trên động vật thực nghiệm: kết quả chính xác, nhưng tốn kém, mất nhiều công sức, cần nhiều thời gian, nên chỉ được áp dụng ở các cơ sở chuyên khoa sâu, có đầy đủ phương tiện, điều kiện (1,5 điểm) + Phương pháp sinh học phân tử: kĩ thuật PCR (01 điểm): - Chẩn đoán chính xác, chẩn đoán sớm loài, phân loài kí sinh trùng gây bệnh cho người và có thể sử dụng trong nghiên cứu chuyên ngành kí sinh trùng như định loại, cơ cấu, phân bố, xác định chủng kháng thuốc…. của kí sinh trùng (0,5 điểm). - Tuy nhiên kĩ thuật này mới chỉ được áp dụng ở các trung tâm nghiên cứu lớn do phải đầu tư trang bị labo, đòi hỏi cán bộ chuyên sâu và giá thành xét nghiệm còn cao. (0,5 điểm). Câu 10: Nêu và phân tích các nguyên tắc điều trị bệnh kí sinh trùng? Đáp án: Chẩn đoán chính xác trước khi điều trị: vì mỗi loài kí sinh trùng đáp ứng với mỗi loại thuốc khác nhau nên trước khi điều trị phải xác định được loại kí sinh trùng nào gây ra bệnh (01 điểm). Chọn thuốc đặc hiệu ít độc cho vật chủ (người bệnh): (02 điểm) + Nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện để ta chọn loại thuốc nào cho thích hợp (01 điểm). + Tuy nhiên hiện nay người ta đã sản xuất ra nhiều loại thuốc có độ an toàn cao, phổ tác dụng rộng trên nhiều loại giun sán và áp dụng rộng rãi cho cả bệnh nhân ở bệnh viện và cộng đồng (01 điểm). Chọn thuốc có tác dụng rộng: (02 điểm) + Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước nhiệt đới, bệnh kí sinh trùng rất phổ biến, tình trạng một người nhiễm nhiều loại kí sinh trùng là phổ biến (01 điểm). + Vì vậy chọn thuốc có tác dụng đến nhiều loại kí sinh trùng vừa có ý nghĩa bảo vệ sức khoẻ vừa có ý nghĩa kinh Từ (01 điểm). Kết quả điều trị phải được kiểm tra bằng kĩ thuật chẩn đoán chính xác: (02 điểm) + Phải xác định được mức độ giảm hay hết kí sinh trùng. Trong nhiều bệnh kí sinh trùng (ví dụ: bệnh sốt rét, lị amip….) nếu điều trị không hết kí sinh trùng sẽ tái phát hoặc có những hậu quả xấu (01 điểm) + Muốn khẳng định kết quả điều trị hết (sạch) kí sinh trùng, phải dựa vào kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính hoặc những phương pháp xét nghiệm có độ tin cậy cao (01 điểm). Điều trị kết hợp với phòng bệnh, chống tái nhiễm và ô nhiễm môi trường: (1,5 điểm) + Vì miễn dịch trong bệnh kí sinh trùng yếu, không bảo vệ được cơ thể vật chủ nên sau khi đã khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiễm lại. ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta khả năng tái nhiễm rất dễ dàng. Do đó đã điều trị hết kí sinh trùng vẫn cần phải phòng bệnh, chống tái nhiễm (0,5 điểm). + Kết hợp điều trị với phòng bệnh, chống ô nhiễm môi trường. Vì đối với một số mầm bệnh kí sinh trùng như: giun, sán…. sau khi đã bị tống ra khỏi cơ thể người (do tác dụng của thuốc), thì trứng ở trong cơ thể giun, sán vẫn có thể lây nhiễm cho người (0,5 điểm). + Vì vậy, để tránh làm ô nhiễm môi trường, sau khi bệnh nhân uống thuốc: giun, sán tẩy ra ngoài cần phải thu gom lại một nơi để xử lí (khử trùng rồi chôn sâu) (0,5 điểm). Điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình người bệnh và tập thể (1,5 điểm): + Nguyên tắc này được áp dụng cho nhiều bệnh kí sinh trùng mang tính xã hội, cộng đồng, bệnh thường phân bố ở các gia đình, các tập thể nhà trẻ, mẫu giáo, đơn vị quân đội. (0,5 điểm) + Mầm bệnh lây truyền giữa các thành viên trong gia đình hoặc trong các tập thể có điều kiện sống, sinh hoạt giống nhau, nhưng biểu hiện bệnh ở mỗi người một khác. Kết quả khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm kí sinh trùng học không cho kết quả dương tính ở tất cả mọi người trong cùng thời điểm. Ví dụ bệnh giun chỉ, trùng roi âm đạo, giun kim…(0,5 điểm). + Cần điều trị cho tất cả mọi người trong gia đình, tập thể, ngay cả khi kết quả xét nghiệm chưa thấy mầm bệnh kí sinh trùng ở tất cả mọi người (0,5 điểm). Câu 11: Đặc điểm dịch tễ học kí sinh trùng Đáp án: Mầm bệnh: 02 điểm + Mầm bệnh có thể có ở trong vật chủ, trung gian truyền bệnh, các ổ bệnh thiên nhiên, xác súc vật, phân, chất thải, đất, nước, rau cỏ, thực phẩm, đồ chơi….( 01điểm) + Mầm bệnh này tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào vị trí nơi chứa, điều kiện môi trường và tuỳ khả năng tồn tại của mỗi loại kí sinh trùng.(0,5 điểm) + Tuy nhiên nếu kí sinh trùng trong cơ thể vật chủ là sinh vật sống thì thường tồn tại lâu hơn ở ngoại cảnh hay môi trường ( 0,5điểm) Nguồn bệnh: 01 điểm + Nguồn bệnh là những sinh vật có chứa mầm bệnh (kí sinh trùng) có khả năng gây bệnh cho con người. + Nguồn bệnh có thể là những người đang mắc bệnh... Đường lây truyền: 02 điểm + Đường tiêu hoá, đường da rồi vào máu hoặc kí sinh ở da hoặc tổ chức dưới dam, đường hô hấp, đường nhau thai, đường sinh dục, tiết niệu ( 01điểm). + Đường thải mầm bệnh ra môi trường hoặc vào sinh vật khác - Kí sinh trùng ra môi trường hoặc vào vật chủ khác bằng nhiều con đường ( 0,5điểm) - Qua phân, qua chất thải, qua da, máu, dịch tiết từ vết lở loét, qua xác vật chủ, qua nước tiểu ( 0,5điểm). Khối cảm thụ ( 03điểm) + Tuổi: hầu hết các bệnh kí sinh trùng ở mọi lứa tuổi có cơ hội nhiễm như nhau. + Giới: nhìn chung không có sự khác nhau về nhiễm kí sinh trùng do giới. tuy nhiên trừ một vài bệnh thì có sự khác nhau ( 0,5điểm) + - Nghề nghiệp: do đặc điểm kí sinh trùng liên quan mật thiết với sinh cảnh, tập quán… nên tỉ lệ mắc bệnh kí sinh trùng cũng liên quan đến tính chất nghề nghiệp rất rõ rệt ở một số bệnh ( 0,5điểm). + Nhân chủng: đa số các bệnh kí sinh trùng không liên quan đến nhân chủng học. Tuy nhiên các nhà khoa học đã xác định có một số bệnh kí sinh trùng có tính chất chủng tộc khá rõ. ( 0,5điểm). + Cơ địa: tình trạng cơ địa, thể trạng của mỗi cá thể cũng có ảnh hưởng tới nhiễm kí sinh trùng nhiều hay ít. Bệnh kí sinh trùng có thể liên quan đến các nhóm cơ địa như: trẻ em, phụ nữ có thai, người già…( 0,5điểm). + Khả năng miễn dịch: trừ vài bệnh, nhìn chung khả năng tạo miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trong các bệnh kí sinh trùng không mạnh mẽ, không chắc chắn. ( 0,5điểm) Các yếu tố môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội ( 1,5điểm) + Môi trường: môi trường ở đây nói theo nghĩa rộng bao gồm: đất, nước, thổ nhưỡng, khu hệ động vật, khu hệ thực vật, không khí…. đều ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng. ( 01điểm) + Thời tiết khí hậu: là những sinh vật, lại có thể có những giai đoạn sống và phát triển ở ngoại cảnh hoặc sống tự do phát triển mọi giai đoạn ở ngoại cảnh, nên kí sinh trùng chịu tác động rất lớn của thời tiết khí hậu + Các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội: đa số các bệnh kí sinh trùng là bệnh xã hội, bệnh của người nghèo, bệnh của sự lạc hậu, bệnh của phong tục tập quán cổ hủ, bệnh của mê tín - dị đoan Câu 12: Đặc điểm và nguyên tắc phòng chống bệnh kí sinh trùng Đáp án: Đặc điểm: bệnh kí sinh trùng phần lớn mang tính chất xã hội do: (4,0điểm). + Mức độ rộng lớn, từng khu vực, hoặc trong phạm vi cả nước (1,5 điểm). + Mức độ phổ biến, hàng triệu, hàng chục triệu người mắc (01 điểm). + Liên quan chặt chẽ với nền kinh tế quốc dân, trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ văn hoá xã hội, phong tục tập quán của từng dân tộc…(1,5 điểm). Nguyên tắc phòng chống bệnh kí sinh trùng: (6,0 điểm). + Có trọng điểm, trọng tâm: bệnh do kí sinh trùng có nhiều và phổ biến, không thể đồng loạt phòng chống. Phải chọn những bệnh nào có hại nhiều đến sức khoẻ, sức sản xuất, lao động, chiến đấu của từng vùng (01 điểm). + Tiến hành lâu dài kiên trì: chúng ta không thể một sớm, một chiều thanh toán được các bệnh do kí sinh trùng gây ra. Do vậy phải xác định phòng chống bệnh kí sinh trùng phải lâu dài, kiên trì từng buớc một, vừa tiến hành vừa điều chỉnh (01 điểm). + Dựa vào đặc điểm sinh học của kí sinh trùng: trên cơ sở các đặc điểm sinh lí, sinh thái và vòng đời phát triển của các loại kí sinh trùng, từ đó đề ra các biện pháp chuyên môn, kĩ thuật phòng chống cụ thể cho từng loại kí sinh trùng. (01 điểm). + Kết hợp các biện pháp: cùng một lúc có thể kết hợp các biện pháp phòng chống thô sơ với hiện đại, kết hợp các biện pháp cơ học - hoá học - lí học và sinh học, tuỳ theo đặc điểm sinh học của kí sinh trùng ở mỗi vùng, mỗi thời điểm khác nhau (01 điểm). + Phải có kế hoạch phòng chống bệnh kí sinh trùng (1,0 điểm): - Để phòng chống bệnh kí sinh trùng đã được lựa chọn phải dựa vào kế hoạch hành chính của chính quyền từ Trung ương đến địa phương (0,5 điểm). - Trong quân đội phải từ Bộ hay quân khu, mặt trận, xuống đơn vị cơ sở (0,5 điểm). - Bên cạnh những kế hoạch phòng chống trước mắt mà còn phải đề ra những kế hoạch lâu dài có tính chiến lược (0,5 điểm). + Phòng chống bệnh kí sinh trùng phải là công tác của quần chúng (0,5 điểm). Câu 13: Các tác nhân gây bệnh kí sinh trùng kí sinh cơ hội? Vai trò các loại kí sinh trùng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Các tác nhân (0,5 điểm) (04 điểm): + Tác nhân đơn bào: Giardia lamblia, Leishmania sp., Toxoplasma gondii, Cryptosporidium sp., Isospora belli, Pneumocystic carinii, Microsporidia, Babesia microti (1,5 điểm). + Tác nhân giun sán: Strongyloides stercoralis (01 điểm). + Tác nhân vi nấm: Candida sp., Cryptococcus neoformans, Histoplasma capsulatum, Aspergillus sp., Penicillium marneffei, Phycomycetes, Geotrichum, Trichosporon sp., Rhodotorula sp., Torulopis glabrata…(1,5 điểm). Vai trò một số loại kí sinh trùng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS (0,5 điểm): + Nấm: - Nhiễm vi nấm Histoplasma cũng đã được phát hiện khoảng 30% trên số người bị bệnh AIDS sống trong vùng lưu hành và từ năm 1980 vi nấm này bắt đầu được phát hiện ở những nơi mà trước kia không có (01 điểm). - Bệnh do C.neoformans var. neoformans xuất hiện trên khắp trên thế giới, Trước những năm 1950, bệnh ít gặp. Trong những năm 1970, với việc sử dụng rộng rãi các thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị tỉ lệ bệnh đã tăng lên nhiều. Đặc biệt sau những năm 1980 tỉ lệ bệnh tăng mạnh với việc xuất hiện AIDS như là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Bệnh do Cryptococcus là nguyên nhân nhiễm trùng gây tử vong thứ 4 ở bệnh nhân AIDS và khoảng 1/3 bệnh nhân có AIDS mắc bệnh (01 điểm). + Đơn bào: - Bệnh do Cryptosporidies (là đơn bào đường tiêu hoá), phân bố rộng khắp trên thế giới. ở Việt Nam, điều tra trên những bệnh nhi ỉa chảy ở cả miền Bắc và miền Nam thấy tỉ lệ nhiễm đơn bào Cryptosporidium sp. khá cao. Cryptosporidium sp. có thể tấn công cơ địa suy giảm miễn dịch cũng như người khoẻ mạnh nhất là trẻ em và gặp trên các bệnh nhân AIDS được xem như là bệnh kí sinh trùng cơ hội (01 điểm). - Pneumocystis carinii là đơn bào đường tiêu hoá, được phát hiện đầu tiên vào năm 1962 (tại Congo). Bệnh do Pneumocystis carinii gây ra thường chỉ gặp ở trẻ em sơ sinh thiếu tháng hoặc suy dinh dưỡng và trên những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch mắc phải hay ghép tạng. Từ năm 1982 trở lại đây, Pneumocystis carinii gặp nhiều trên những người bị AIDS với tỉ lệ cao và gây biến chứng nặng nề (01 điểm). - ở Việt Nam cũng đã có thông báo về một số trường hợp bệnh nhân AIDS bị viêm phổi do Pneumocystis carinii (01 điểm). - Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhờ các kĩ thuật chẩn đoán ngày càng hiện đại, người ta đã xác định được nhiều loại kí sinh trùng gây bệnh kí sinh trùng cơ hội trên cơ địa bệnh nhân bị chi phối bởi các yếu tố sinh lí, yếu tố bệnh lí, yếu tố làm suy giảm miễn dịch và yếu tố do dùng thuốc gây ra. Đó chính là những yếu tố dẫn độ tạo cơ hội cho các bệnh kí sinh trùng cơ hội phát triển (01 điểm).
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net