logo

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học là sản phẩm chứa vi khuẩn sống nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và nền đáy ao), sức khỏe vật nuôi. Mời các bạn tham khảo tài liệu để biết thêm về các loại vi khuẩn có trong men vi sinh và đặc điểm của chúng.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản 1. Chế phẩm sinh học là gì ? Là sản phẩm chứa vi khuẩn sống nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và nền đáy ao), sức khỏe vật nuôi. 2. Các loại vi khuẩn có trong men vi sinh và đặc điểm của chúng. 2.1. Bacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí. Do đó ít tiêu hao oxy trong ao khi sử dụng. thích hợp sử dụng trong ao và trộn vào thức ăn. Nhóm này chịu nhiệt cao, thuận lợi trong quá trình chế biến thức ăn viên. 2.2. Lactobacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí tuỳ nghi, có khả năng phân giải bột đường thành axit hữu cơ. Thích hợp trong sản xuất giống thủy sản vì chúng có tác dụng hiệu quả trong sản xuất thức ăn sống và nuôi ấu trùng làm thức ăn cho tôm, cá giống. Nhóm này nhạy cảm với nhiệt độ cao. 2.3. Nitrobacter, Nitrosomonas là nhóm vi khuẩn hiếu khí. Khi sử dụng sẽ tiêu hao nhiều oxy trong ao. Do đó, cần cung cấp đủ oxy để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và tăng hiệu quả hoạt động của men vi sinh. Đây là các vi khuẩn giúp biển đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate hoá. 2.4. Nấm men có thể bám và phát triển tốt trên thành ruột, chịu được nhiệt độ cao trong công nghệ ép viên thức ăn, thích hợp với phương pháp sử dụng trộn vào thức ăn. 2.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio có lợi : giống Vibrio có rất nhiều loài, trong đó có loài có lợi cho môi trường, vô hại đối với vật nuôi, nhưng cũng có loài là vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho động vật thủy sản. Sử dụng chế phẩm sinh học chứa các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio có lợi nhằm cạnh tranh về số lượng với các loài Vibrio gây bệnh, hạn chế hoặc triệt tiêu cơ hội gây bệnh cho các loài Vi khuẩn gây bệnh hiện có trong ao. 3. Tác dụng của men vi sinh dùng trong thủy sản 3.1. Trong nước - Các vi khuẩn có lợi cạnh tranh môi trường sống làm giảm số lượng vi khuẩn có hại. Nhóm vi khuẩn có hại trong nước có thể là các vi khuẩn gây bệnh hoặc là các vi khuẩn tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ tạo sản phẩm độc hại (NH3, NO2, H2S). - Các vi khuẩn có lợi trực tiếp tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ hoặc tiếp tục oxy hóa các sản phẩm độc hại do vi khuẩn có hại tạo ra thành các sản phẩm vô hại, giúp cải thiện chất lượng nước và nền đáy ao. 3.2. Trong ruột tôm, cá khi được cung cấp qua đường thức ăn Tương tự như trong nước, trong ruột, các vi khuẩn có lợi cũng có tác dụng cạnh trạnh để giảm dần số lượng vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột cho tôm, cá. Ngoài ra một số kết quả nghiên cứu cho thấy có một số loài vi khuẩn chứa trong men vi sinh có khả năng tham gia các chu trình biến dưỡng tạo vitamin tăng cường dinh dưỡng cho động vật nuôi. 4. Mục đích của việc sử dụng men vi sinh - Ổn định chất lượng nước, đáy ao - Hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại, giảm cơ hội gây bệnh cho vật nuôi - Phân giải chất hữu cơ tích tụ nền đáy ao - Phân giải khí độc được tạo thành từ nền đáy ao trong quá trình nuôi - Cải thiện tiêu hóa trong đường ruột tôm, cá Do đó, sử dụng men vi sinh có tác dụng phòng bệnh, tăng tỉ lệ sống, nâng cao năng suất ao nuôi. Hơn thế nữa, sử dụng men vi sinh để quản lý nuôi còn có tác dụng hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên sử dụng chế phẩm sinh học cần lưu ý: - Chỉ sử dụng trong nuôi bán thâm canh hay thâm canh - Cần sử dụng lặp lại nhiều lần - Chú ý hàm lượng oxy hoà tan trong ao trong quá trình sử dụng - Trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học, tuyệt đối không được sử dụng các hóa chất sát trùng nước cũng như các thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn. - Sản phẩm men vi sinh (chế phẩm sinh học) đạt chất lượng là sản phẩm có hiệu quả tại nhiều vùng nuôi khác nhau và hiệu quả qua nhiều vụ nuôi. Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi men vi sinh) trong nuôi trồng thủy sản được xem là một giải pháp góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao, giảm thiểu tình trạng vật nuôi bị nhiễm bệnh, gia tăng sản lượng… Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngày một nghiêm trọng. Đặc biệt do lượng thức ăn dư thừa, phân và các hóa chất, kháng sinh sử dụng quá liều đọng lại dưới đáy ao. Bên cạnh đó, lớp bùn dưới đáy ao do tích tụ lâu ngày là nơi các vi sinh vật gây thối sinh ra các khí độc như NH3, H2S như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus… Các loại nấm và nguyên sinh động vật. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển như Mỹ. Chế phẩm sinh học trong môi trường nuôi trồng thủy sản được ứng dụng trực tiếp là một giải pháp mang lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. Tạo nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm (nuôi trồng thủy sản) đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh. Tăng cường khả năng miễn dịch và xử lý môi trường. Điều này hoàn toàn khác với phương pháp sử dụng các chất hóa học và kháng sinh gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Sử dụng các vi sinh vật hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh là một trong những ứng dụng chính trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học phối trộn. Thay thế cho việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để kiểm soát dịch bệnh góp phần tạo ra môi trường nuôi trồng an toàn, hiệu quả và lâu dài. Thành phần chủ yếu của chế phẩm sinh học là một tập hợp các chủng vi sinh vật sống. Được tuyển chọn, tối ưu hóa bằng công nghệ cao để đưa ra các dòng chế phẩm sinh học dạng bột, nước và hạt. Mỗi nhà sản xuất có thể chọn các loài khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các loài bacillus, vi khuẩn lactic lactobacillus, bifidobacterium sp, nấm men saccharomyces cerevisiae, nitrosomonas, nitrobacter,… Công ty Tin Cậy chuyên phân phối và đưa ra các giải pháp về công nghệ vi sinh để tối ưu hóa các dòng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, thú y và nông nghiệp. Giúp bà con nông dân và các cơ sở nuôi công nghiệp có được phương thức an toàn bền vững cho môi trường nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu. Đại diện tiêu biểu của vi sinh dùng trong thủy sản phải kể đến là chế phẩm vi sinh EM1 (EM gốc), với tác dụng rõ rệt và lâu dài bên cạnh đó là giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế cạnh tranh như hiện nay là một lựa chọn rất sáng giá cho bà con nông dân, các hộ nuôi tôm vừa và lớn. EM1 can 20 lít Tôm nuôi tại Bạc Liêu sử dụng hoàn toàn vi sinh EM1  Ngoài chế phẩm EM1 ra, còn có Chế phẩm EM-AQUA sử dụng chuyên trong nuôi trồng thủy hải sản sẽ cho môi trường hồ nuôi sạch sẽ hơn, làm tăng năng suất phẩm chất. ** Sản xuất EM thứ cấp để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý nước ao nuôi tôm, c , thủ sản Chế phẩm sinh học EM có thể giúp tôm phòng bệnh, xử lí tảo cho ao nuôi, ngoài ra có thể chế biến và sử dụng Chế phẩm EM chuối cho tôm ăn Ngoài 2 loại chế phẩm vi sinh EM1 và EM AQUA, công ty Tin Cậy có cung cấp cho bà con thêm loại phân sinh học WEHG, với tác dụng: Cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, Gây màu nước và ổn định màu nước, Giảm thiểu sinh khí độc ( như NH3, NO2,..), Giúp vật nuôi tăng cường hệ miễn dịch, Giúp vật nuôi tăng trưởng tốt, giảm hệ số thức ăn, Tăng năng suất, tăng hiệu quả. Thành phần: Chất hữu cơ (OM): 0,55%, Bo: 0,3%, NaOH: 0,3%, Chất béo: 0,03%, pH: 8-9 CPSH WEHG can 5 lít Sử dụng chế phẩm sinh học kích thích tiêu hóa trên tôm Sử dụng men tiêu hóa BIO -TC1 của Công ty Tin Cậy, một liệu pháp bổ sung thay thế để duy trì sức khỏe đường ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa các loại bệnh tiêu hóa cho tôm giúp tôm ổn định đường ruột, tăng trưởng nhanh.. Cách dùng: Trộn 500g men tiêu hóa trong 100 kg thức ăn tôm. Hỗ trợ đường ruột, đường tiêu hóa giúp Tôm khỏe mạnh, mau lớn BIO-TC4 (Sản phẩm chuyên dùng làm thức ăn cho tôm giống) Thành phần  Rhodopseudomonas palustris 1010CFU/ml. Công dụng  Là vi khuẩn có ích, được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản giống do có kích thước 0.4-0.7µm cho cá bột bắt mồi làm thức ăn.  Có hàm lượng đạm cao đạt 72-74% (tính trong thành phần tế bào vi khuẩn), vitamin, carotenoid – đây là chất làm tăng miễn dịch, hoạt chất sinh học tự nhiên, kích thích tăng trưởng dễ hấp thu, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi nở từ 2-4 tuần sẽ giúp thủy sản giống lớn nhanh, tăng tỉ lệ sống . Cách sử dụng:  Trộn 10ml-15ml/1kg thức ăn. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phèn trong ao nuôi: Để khử phèn, loại bỏ các kim loại nặng gây độc và phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi trồng thủy sản, dễ gây tảo dẫn đến nhiễm phèn sắt trong ao nuôi. Tăng năng suất nuôi trồng, giảm chi phí xử lý, thân thiện với môi trường. Bà con nên lựa chọn men vi sinh chuyên dùng trong ao nuôi bị nhiễm phèn BIO-TC5 của Công ty Tin Cậy. BIO-TC5 can 20 lít Công ty Tin Cậy chúng tôi khuyến khích bà con nên sử dụng sản phẩm men vi sinh. Không nên sử dụng hóa chất để xử lý phèn (sử dụng hóa chất mang lại hiệu quả tức thì, tuy nhiên phèn chỉ lắng tụ dưới đáy ao mà không bị phân hủy ). Đối với men vi sinh BIO-TC5 sau khi sử dụng từ 3-5 ngày sẽ có kết quả. Ao hết phèn và cực kỳ ổn định, an toàn mang lại năng suất cao. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý khí độc trong ao: Khi tôm lớn, do lượng thức ăn hàng ngày cao và tôm thải ra chất thải lớn, dẫn đến sinh khí độc NO2 mạnh. Bà con nên sử dụng sản phẩm chuyên xử lý khí độc NO2. Đồng thời, trong quá trình nuôi, ao nuôi sẽ phát sinh H2S và NH4/NH3. Ta dùng sản phẩm chuyên xử lý H2S, NH3. Cuối cùng, bà con nên dùng thêm: Sản phẩm xử lý đáy, nước ao nuôi tôm như bảng sau: TÊN CHẾ PHẨM VI SINH TIÊU CHẾ PHẨM VI SINH CHẾ PHẨM VI SINH CHẾ PHẨM VI SINH CHÍ BIO-TC8 BIO-TC3 BIO-TC7-DB HÌNH ẢNH THÀNH Nitrobacter Rhodobacter spp: Bacillus sp: 1010 CFU/g. PHẦN sp:1010 CFU/g. 109 CFU/g. Nitrosomonas sp: Rhodopseudomonas alustris: 109 CFU/g. 109CFU/g. Nitrobacter sp: 109 CFU/g. Saccharomyces cerevisiae: 109CFU/g. Rhodobacter spp: 109 CFU/g. Aspergillus oryzea: 109 CFU/g. Streptomyces sp: 109 CFU/g. Sản phẩm chuyên xử CÔNG Sản phẩm chuyên xử lý Sản phẩm chuyên xử lý lý khí độc Nitrite – DỤNG H2S, NH3 ao nuôi thủy sản NO2 + Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g chế phẩm pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm. + Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý: Cách làm: CÁCH – Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5L nước sạch + 250g chế phẩm cho vào SỬ thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30L DỤNG – Tiến hành sục khí 3h. – Bà con tiến hành sử dụng 5L/1000 m3 nước ao nuôi, sử dụng 3-7 ngày/lần. – Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm. – Lắc đều trước khi sử dụng. BẢO Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. QUẢN Thời gian bảo quản: 24 tháng. ** Lưu ý: Bà con nên thường xuyên đo kiểm tra ao nuôi, khi thấy mức khí độc (H2S, NH4/ NH3, NO2,…) ở ngưỡng cao. Bà con giảm cho ăn một phần, đồng thời kiểm soát lượng oxy hòa tan ở ngưỡng tối ưu. Để giúp vi sinh vật có đủ oxy để sinh trưởng và chuyển hóa chất hữu cơ và khí độc. 1. Trong trường hợp sử dụng liều dự phòng: sử dụng EM-Aqua thứ cấp 2-3 ngày 1 lần + với BIO-TC7-DB (dạng bột) 100g/1000m3 nước là đủ. 2. Trong trường hợp bị khí độc NO2: sử dụng EM thứ cấp + (100g BIO-TC8/1000m3 nước+ với BIO-TC7-DB (dạng bột) 100g/1000m3 tăng sinh chung 3h rồi tạt). Khi nào giảm nồng độ NO2 thì chuyển sang dùng theo bước 1. 3. Trong trường hợp NH4/NH3 cao: sử dụng EM thứ cấp với + 100g BIO-TC3 (bột – Quang dưỡng- vi sinh quang hợp)/100m³ nước+ với BIO-TC7-DB dạng bột 100g/1000m³ tăng sinh chung 3h rồi tạt). Khi nào giảm NH3 thì chuyển sang dùng theo bước số 1. Cùng với chế phẩm EM1, EM AQUA, WEHG thủy sản và một số loại BIO thì công ty Tin Cậy còn cung cấp vi sinh dạng bột Pond Fresh được sản xuất tại Nhật Bản đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và rộng rãi tại thị trường nuôi tôm tại Việt Nam. Pond Fresh Chủ yếu tập trung vào chủng khuẩn Bacillus amyloliquefaciens giúp cải thiện, duy trì và ổn định chất lượng nước. Giảm lượng bùn phát sinh ở đáy hồ nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm khỏe mạnh. Bên cạnh đó có thể dùng thêm các loại khoáng tự nhiên để xử lý các loại khí độc trong ao nuôi tôm, cải thiện nguồn nước. Đặc biệt được nhiều người biết đến là Zeolite được sản xuất và kiểm nghiệm nghiêm ngặt tại Nhật Bản. Zeolite Nitto nhật Yucca Bột (Mỹ) AMMOCURE 15%, có công dụng hấp thu khí độc nhanh chóng, đặc biệt NH3, tạo môi trường tốt cho tôm cá phát triển, cấp cứu nhanh hiện tượng tôm nổi đầu. Bột Yucca Mỹ 15%
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net