logo

SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HOÀ BÌNH_ Quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính xã

Sở Tài chính hướng dẫn quy trình quản lý lồng ghép,..: Nguồn ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính ngoài ngân sách và...địa bàn xã....trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào ngân sách nhà nước tại...
SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HOÀ BÌNH QUY TRÌNH Quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính xã Hòa Bình, tháng 7 năm 2008 Helvetas Vietnam – Hiệp hội Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sĩ PS-ARD – Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008 – 2010 P.O Box 81, 298F Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại ++84 (0)4 843 1750, Fax ++84 (0)4 843 1744, E-mail: [email protected] Trang web Helvetas Vietnam: http://www.helvetas.org.vn Quy trình quản lý lồng ghép minh bạch các nguồn lực tài chính xã và Quy trình quản lý quỹ phát triển xã do cán bộ tổ công tác của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình thực hiện Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD) soạn thảo. Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình đã ban hành các quy trình trên và áp dụng trên địa bàn các xã thuộc ba huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy, tháng 7 năm 2008. Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD) do Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ và được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2008 đến năm 2010. Các quy trình trên đang được áp dụng thử nghiệm và thực hiện hoàn chỉnh đến năm 2010. Trong quá trình thực hiện, Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình rất mong có được sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh Hòa Bình, Bộ Tài chính và đóng góp ý kiến của các xã, huyện thực hiện PS-ARD. MARD QUY TRÌNH Quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính xã (Áp dụng tại các xã thuộc Chương trình PS-ARD hỗ trợ) (Kèm theo Công văn số /STC-QLNS ngày /6/2008 của Sở Tài chính tỉnh HB) Căn cứ: Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 60/2003/TT – BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Căn cứ Bản thoả thuận ký giữa Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sĩ (SDC) và UBND tỉnh Hoà Bình ngày 11/12/2007 về việc đóng góp hỗ trợ cho “Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD), Hợp phần 2”; Sở Tài chính hướng dẫn quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính, ngân sách xã, bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính ngoài ngân sách và các nguồn vốn viện trợ của các Chương trình, Dự án trên địa bàn xã, như sau: Phần I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. Giải thích từ ngữ: Các khái niệm, thuật ngữ sau đây được sử dụng trong quy trình này được giải thích như sau: 1. Quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính, ngân sách xã là thực hiện quản lý ngân sách xã theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước (2002), các quy định của pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, các quy định về công khai tài chính, ngân sách và các khoản đóng góp tự nguyện của dân. 2. Hoạt động tài chính của xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) bao gồm ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã. 3. Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và gi¸m sát. 4. Các hoạt động tài chính khác của xã: Các hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm: Các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; Tài chính các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản đề xuất được HĐND xã thông qua; các hoạt động tài chính từ các khoản thu, chi của các Chương trình, Dự án thuộc các tổ chức trong và ngoài nước viện trợ và các hoạt động tài chính khác của xã. 1 II. Các nguyên tắc quản lý 1. Đối với các nguồn lực tài chính thuộc nguồn kinh phí ngân sách nhà nước: Phải tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, cụ thể: + Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã; + Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm; + Phát huy được năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, ngân sách xã, năng lực điều hành của Uỷ ban nhân dân và năng lực giảm sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. + Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. + Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán và quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước. + Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm: các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thôn bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật. Xã được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước quản lý các khoản tiền gửi này theo chế độ tiền gửi. Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán rõ ràng, minh bạch theo từng loại hoạt động. + Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định. 2. Đối với nguồn kinh phí các chương trình Dự án: + Cần phải có những quy định cụ thể trong việc tiếp nhận và thực hiện các dự án. + Đáp ứng được yêu cầu theo dõi, quản lý theo trong quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính cấp xã, tôn trọng các quy định và yêu cầu của nhà tài trợ. 3. Quy trình phải được đơn giản hoá và về lâu dài làm cho công tác quản lý tài chính, ngân sách xã luôn được tiến hành theo dự toán, công khai, minh bạch mọi khoản thu, chi, góp phần huy động và sử dụng nguồn tài chính xã một cách hiệu quả: 4. Nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền cấp xã, tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin về kinh tế, xã hội và tài chính, ngân sách giữa các cấp ngân sách, cơ quan quản lý nhà nước; các ban ngành, đoàn thể và người dân trong quá trình quản lý tài chính xã. 2 III. Đối tượng áp dụng: Các xã thí điểm thuộc Chương trình PS-ARD trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Phần II NGUỒN THU VÀ NHIỆM VỤ CHI ng©n s¸ch x∙ I. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã: 1. Nguồn thu của ngân sách xã: Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng. 1.1. Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%); 1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 1.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã: 1.4. Ngoài các khoản thu nêu tại các khoản 1.1, 1.2 và 1.3, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã: 2.1. Chi đầu tư phát triển gồm; 2.2. Các khoản chi thường xuyên; II. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của các hoạt động tài chính khác. 1. Nguồn thu các hoạt động tài chính khác: a) Các quỹ công chuyên dùng; b) Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá thông tin...; c) Các hoạt động tài chính khác của xã bao gồm: Các hoạt động Tài chính của các tổ chức đảng, đoàn thể tại xã: - Đảng phí, Đoàn phí, hội phí của các tổ chức hội được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức; - Các khoản thu hộ, chi hộ: Bao gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của tổ chức cơ quan khác nhờ chi hộ như: Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế…; d) Nguồn kinh phí của các chương trình, Dự án: do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại giao cho xã quản lý. 2. Nhiệm vụ chi của các hoạt động tài chính khác. a) Nhiệm vụ chi của các hoạt động tài chính khác được Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý thống nhất. Kế toán ngân sách xã có trách nhiệm giúp UBND xã quản lý các quỹ, các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động tài chính khác của xã, có trách nhiệm hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi, báo cáo tài chính phù hợp với từng hoạt động; có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên tình hình tài chính của các hoạt động này. Định kỳ UBND xã phải có trách 3 nhiệm báo cáo kết quả hoạt động trước HĐND xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và phòng tài chính huyện. b) Nội dung chi, định mức chi và phương thức quản lý các quỹ loại quỹ công chuyên dùng được thực hiện theo quy định của nhà nước và Hội đồng nhân dân xã: c) Các hoạt động tài chính của các sự nghiệp xã: Được sử dụng chi cho các hoạt động sự nghiệp đó, các tổ chức được giao quản lý, lập kế hoạch tài chính của từng loại sự nghiệp, trong kế hoạch phải tính toán đầy đủ các khoản thu và chi phí, số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo quy định (nếu có); d) Các hoạt động tài chính khác của xã: Được thực hiện chi cho các nhiệm vụ theo Điều lệ quy định của từng tổ chức và từng nội dung chi của các khoản nhờ thu hộ, chi hộ; đ) Nguồn kinh phí viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: chi theo yªu cÇu cÇu cña c¸c nhà tµi trî; Phần III QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH XÃ I. Tổ chức bộ máy quản lý các nguồn tài chính xã: - Bộ máy quản lý tài chính, ngân sách xã: bao gồm các thành viên như lãnh đạo UBND xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Cán bộ tài chính kế toán xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể, trưởng thôn/bản… Bộ máy này chịu trách nhiệm quản lý các nguồn lực tài chính, ngân sách xã. - Bộ máy quản lý trên chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động từ khi lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và thanh quyết toán các nguồn lực tài chính, ngân sách xã. II. Công tác lập dự toán 1. Công tác chuẩn bị lập dự toán: a) Chủ tịch UBND xã thành lập bộ máy quản lý thu, chi tài chính và ngân sách xã: gọi là “Tổ công tác xã”, (có thể sử dụng luôn Tổ công tác xã đã được thành lập và đào tạo về lập kế hoạch có sự lồng ghép); b) Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức công tác xây dựng dự toán, bao gồm: Dự toán thu, chi ngân sách xã và dự toán thu, chi các nguồn tài chính khác tại xã. Trực tiếp liên hệ với phòng tài chính - Kế hoạch huyện; cơ quan Thuế (Đội thuế xã); các ban, các bộ phận chuyên môn trong xã thu thập số liệu phục vụ cho công tác lập dự toán. 2. Căn cứ lập dự toán: a) Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội của xã; b) Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo; 4 c) Nguồn thu: Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu; chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, các nguồn lực tài chính xã d) Nhiệm vụ chi: Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân tỉnh, HĐND xã và tiêu chí quản lý các nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đ) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã, thực hiện thu, chi các nguồn tài chính khác năm hiện hành và các năm trước. 3. Trình tự, thời gian lập dự toán ngân sách xã và các nguồn tài chính khác: a) Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán: (thực hiện xong trước ngày 30/6 năm báo cáo: - Giao số kiểm tra và hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể thuộc Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu, chi của đơn vị tổ chức mình. (bao gồm cả các nguồn thu, chi các hoạt động tài chính và nguồn ngân sách xã); - Tổ công tác xã thu thập số liệu, khai thác thông tin về các nguồn lực tài chính, ngân sách để phục vụ cho công tác xây dựng dự toán; b) Bước 2: Lập, tổng hợp dự toán, thông qua thường trực HĐND và thảo luận với phòng Tài chính -Kế hoạch (thực hiện xong trước ngày 15/7 năm báo cáo): - Các ban, ngành, đoàn thể thuộc Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán của đơn vị mình, Tổ công tác xã tổ chức thảo luận với các đơn vị: xong trước ngày 03/7; - Kế toán ngân sách xã lập và tổng hợp dự toán ngân sách, dự toán các nguồn lực tài chính của xã báo cáo UBND xã, trình thường trực HĐND xem xét, hoàn chỉnh dự toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trước ngày 10/7; - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thảo luận với các xã về dự toán, sau khi thống nhất chỉnh sửa gửi cho phòng Tài chính-Kế hoạch trước ngày 15/7; c) Bước 3: Quyết định và giao dự toán: (thực hiện trước ngày 31/12 năm báo cáo): - Uỷ ban nhân dân huyện quyết định dự toán ngân sách chính thức cho xã trước ngày 20/12; - Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã gửi đại biểu HĐND xã trước kỳ họp HĐND xã ít nhất là 3 ngày, Hội đồng nhân dân xã quyết định dự toán và phương án phân bổ dự toán trước ngày 30/12. - UBND xã Quyết định giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể và đồng gửi phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện ngày 31/12. 5 - Trường hợp dự toán ngân sách xã chưa được HĐND xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã lập lại dự toán ngân sách xã trình HĐND, thời gian do HĐND xã quyết định, nhưng phải thực hiện trước ngày 30/01 năm sau. 4. Điều chỉnh dự toán (nếu có): - Trong các trường hợp có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện III. Chấp hành dự toán: 1. Đối với dự toán ngân sách xã 1.1. Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. (Mẫu biểu theo quy định tại phụ lục số 6 ban hành tại Thông tư số 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính). 1.2. Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. 1.3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã. 1.4. Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc Nhà nước huyện quy định cho từng loại xã. 1.5. Tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách xã: Bộ phận Tài chính - kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào ngân sách xã. a) Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ban tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) vào Kho bạc Nhà nước. b) Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định, thì: - Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho Ban Tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được hưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định. - Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban Tài chính xã, Ban Tài chính xã thu, lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào quỹ của ngân sách xã để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với Kho bạc Nhà nước. c) Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng biên lai và phải phản ánh số thu vào sổ sách kế toán; khi thu phải giao biên lai cho đối tượng nộp. 6 d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước xác nhận rõ số tiền đã thu vào ngân sách xã của các đối tượng nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào Kho bạc Nhà nước; đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu thì cơ quan thu xác nhận để Ban Tài chính xã làm căn cứ hoàn trả. đ) Việc luân chuyển chứng từ thu được thực hiện như sau: - Đối với các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%, Kho bạc Nhà nước chuyển một liên chứng từ thu cho Kế toán xã. - Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, Kho bạc Nhà nước lập Bảng kê các khoản thu ngân sách có phân chia cho xã (theo mẫu phụ lục số 14 ban hành theo Quy trình này) gửi Kế toán xã. - Đối với số thu bổ sung cân đối quy định mức rút dự toán hàng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rút trợ cấp cân đối (theo mẫu số C2-05c/NS, C2-05d/NS ban hành tại Thông tư số135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính); 1.6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã: a) Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi ngân sách xã: (1) Các tổ chức, đơn vị thuộc xã: - Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả. - Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi kế toán xã. Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị kế toán xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán. - Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với kế toán xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị. (Theo biểu mẫu lập dự toán, giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán tại quy trình này). (2) Kế toán - Tài chính xã: - Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị. - Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách. (3) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi: - Quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 7 b) Nguyên tắc điều hành chi: - Theo dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách; - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; - Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. c) Luân chuyển chứng từ chi: - Thanh toán qua Kho bạc: Kế toán lập lệnh chi ngân sách xã, kèm theo Bảng kê chứng từ chi trình Chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền quyết định, gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. (Đối với các khoản chi lớn phải kèm theo tài liệu chứng minh). - Lệnh chi tiền theo mẫu phát hành của BTC; bảng kê chứng từ chi theo phụ lục số 15. Trường hợp thanh toán một lần có nhiều Chương, thì lập thêm Bảng kê chi, theo mẫu phụ lục số 16 ban hành kèm theo bảng kê này. - Trong trường hợp thật cần tạm ứng: Lệnh chi ngân sách xã chỉ ghi tổng số tiền cần tạm ứng. Khi thanh toán tạm ứng phải có đủ chứng từ hợp lệ, Ban Tài chính xã phải lập Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu phụ lục số 15 ban hành theo quy trình này) và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu phụ lục số 17 ban hành theo quy trình này) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách. - Các khoản thanh toán ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nước hoặc ở ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản (trừ trường hợp khoản chi nhỏ có thể thanh toán bằng tiền mặt). Khi thanh toán bằng chuyển khoản, sử dụng Lệnh chi ngân sách xã bằng chuyển khoản. - Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, kế toán xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục hạch toán vào thu, chi ngân sách xã; khi làm thủ tục hạch toán phải kèm theo Bảng kê chứng từ thu, chi theo đúng chế độ quy định. 2. Đối với các nguồn lực tài chính xã. a) Các quỹ công chuyên dùng: Thực hiện chi theo nội dung, định mức và phương thức quản lý thu, chi các quỹ theo quy định của nhà nước và quy định của HĐND xã đối với từng quỹ. b) Các khoản thu, chi đóng góp tự nguyện của dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tổ chức thu theo mức huy động đóng góp đã được HĐND xã thông qua, phản ánh đầy đủ số thu trên sổ sách kế toán; sử dụng nguồn thu theo kế hoạch, mục đích đã được duyệt. Quản lý, sử dụng các khoản thu đóng góp của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc vốn ngân sách xã, thị trấn (Thông tư 73/2007/TT-BTc ngày 02/7/2007 của Bộ Tài chính). 8 - Trường hợp uỷ quyền cho trưởng thôn, trưởng bản thu: Kế toán xã có trách nhiệm hướng dẫn cho trưởng thôn/ bản quản lý, sử dụng chứng từ thu, trách nhiệm nộp số tiền thu được cho kế toán xã. c) Hoạt động tài chính sự nghiệp của xã: - Các bộ phận, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý tổ chức thu các khoản thu sự nghiệp theo mức thu đã quy định, thực hiện nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp đó; - Kế toán xã hướng dẫn các bộ phận tổ chức hạch toán trên sổ sách kế toán các khoản thu, chi của từng hoạt động sự nghiệp, tổng hợp kết quả hoạt động sự nghiệp hàng năm báo cáo UBND xã, trình HĐND xã hàng năm. d) Các khoạt động tài chính khác: - Các tổ chức đảng, đoàn thể phải cử người mở sổ sách theo dõi từng khoản thu, chi và thực hiện chế dộ báo cáo công khai tài chính theo chế độ quy định của từng tổ chức. - Kế toán tài chính xã có trách nhiệm mở sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ theo đúng chế độ kế toán ngân sách xã, không sử dụng sai mục đích. đ) Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước giao cho xã quản lý: - Thực hiện mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; - Các khoản thanh toán phải nằm trong kế hoạch đã được phân bổ và theo tiến độ thực hiện các hoạt động đã quy định trong Tiêu chí và Quy trình quản lý của từng nguồn vốn được tài trợ đã được ban hành; Phần IV HẠCH TOÁN KÕ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH VÀ TÀI CHÍNH XÃ I. Hạch toán kế toán: 1. Nhiệm vụ: - Kế toán ngân sách và tài chính xã có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép mọi khoản thu, chi ngân sách; thu, chi các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác của xã. - Đối chiếu kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã, tình hình chấp hành các định mức, chế độ thu, chi, tình hình quản lý sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp, tình hình đóng góp và sử dụng các khoản đóng góp của dân và các hoạt động tài chính khác. - Lập và gửi, đầy đủ các loại báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo quy dịnh. 2. Yêu cầu đối với kế toán ngân sách và tài chính xã. 9 - Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực, liên tục và hệ thống các nghiệp tài chính, ngân sách xã phát sinh; - Ghi chép tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách phát sinh phải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán cả về nội dung và phương pháp tính toán. - Kế toán các khoản thu, chi ngân sách phải chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. 3. Các nội dung kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính của xã. 3.1. Mở tài khoản giao dịch: Để theo dõi tập, trung các khoản thu vào ngân sách xã và các khoản chi ngân sách cũng như các nguồn tài trợ, xã thực hiện mở một số tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng như sau: + Tài khoản tiền gửi ngân sách xã (mở tại Kho bạc NN huyện) + Tài khoản tiền gửi khác (mở tại Kho bạc NN huyện) + Tài khoản tiền gửi (mở tại Ngân hàng tuỳ theo yêu câu nhà tài trợ). 3.2. Nội dung công việc kế toán: - Kế toán tiền mặt, tiền gửi quỹ ngân sách và các hoạt động tài chính xã; - Kế toán các khoản thu ngân sách xã; - Kế toán các khoản chi ngân sách xã; - Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã và các hoạt động tài chính khác do xã quản lý; - Kế toán thanh toán; - Kế toán vật tư, tài sản và nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định; - Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán đối với nguồn ngân sách xã và các nguồn lực tài chính khác; II. Quyết toán ngân sách và các nguồn tài chính khác. 1. Quyết toán ngân sách xã. a) Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc lập báo cáo quyết toán ngân sách xã: - Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải phải lập theo đúng mẫu của Bộ Tài chính quy định; - Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng, dễ hiểu; - Nội dung trong báo cáo quyết toán phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng Mục lục ngân sách nhà nước; - Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính phải thống nhất với số liệu trên báo cáo quyết toán. Thuyết minh quyết toán năm phải giải trình rõ nguyên nhân không đạt dự toán hoặc vượt dự toán giao theo từng chỉ tiêu thu, chi ngân sách, đưa ra kiến nghị, giải pháp. 10 - Báo cáo quyết toán chi không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách; - Chỉ phản ánh vào báo cáo quyết toán ngân sách xã các koản thu, chi ngân sách xã theo quy định; - Báo cáo quyết toán năm phải có đối chiếu, xác nhận của Kho bạc nhà nước huyện về tổng số và chi tiết. - Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ. - Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã gửi phòng tài chính huyện phải đồng thời gửi kèm các báo cáo sau: + Bảng cân đối tài khoản kế toán cuối ngày 31/12 và bảng cân đối tài khoản sau thời gian chỉnh lý quyết toán ( hết 31/01); + Thuyết minh báo cáo quyết toán ngân sách xã. - Không quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền vào quyết toán ngân sách xã; - Các khoản tạm ứng, tạm thu chưa xử lý và tạm ứng kinh phí năm sau không được quyết toán vào thu, chi ngân sách xã năm báo cáo; - Quyết toán ngân sách xã bao gồm cả các khoản thu để lại quản lý chi qua ngân sách. b) Căn cứ lập báo cáo quyết toán. - Quyết toán thu ngân sách xã: Dựa vào sổ thu ngân sách và sổ tổng hợp thu, chi ngân sách theo chỉ tiêu báo cáo (phần tổng hợp thu ngân sách theo nội dung kinh tế và tổng hợp thu theo mục lục ngân sách). - Quyết toán chi ngân sách xã: Dựa vào sổ chi ngân sách và sổ tổng hợp thu, chi ngân sách theo chỉ tiêu báo cáo (phần tổng hợp chi ngân sách theo nội dung kinh tế và tổng hợp thu theo mục lục ngân sách). c) Trình tự lập báo cáo quyết toán ngân sách xã năm: theo thứ tự các biểu: (ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ- BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách – tài chính xã. 2. Quyết toán các nguồn lực tài chính khác. a) Nguyên tắc và yêu cầu của công tác quyết toán các nguồn lực tài chính xã. - Báo cáo quyết toán các nguồn lực tài chính xã phải phải lập theo đúng mẫu của Bộ Tài chính quy định; - Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng, dễ hiểu cung cấp đầy đủ thông tin cho Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định; - Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính phải thống nhất với số liệu trên báo cáo quyết toán. Thuyết minh quyết toán năm phải giải trình rõ nguyên 11 nhân không đạt kế hoạch hoặc vượt kế hoạch giao theo từng loại quỹ, từng hoạt đông sự nghiệp và từng hoạt động tài chính khác từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo. - Báo cáo quyết toán tổng chi không được lớn hơn quyết toán tổng thu, chi tiết của từng hoạt động, không được phép bù trừ số thu của hoạt động này cho số chi vượt của hoạt động khác; - Báo cáo quyết toán năm phải có đối chiếu, xác nhận của Kho bạc nhà nước huyện, ngân hàng trên sổ chi tiết tài khoản tiền gửi khác. b) Căn cứ, trình tự lập báo cáo quyết toán các nguồn lực tài chính khác. - Căn cứ lập báo cáo các hoạt động tài chính xã: Dựa vào sổ theo dõi các quỹ công chuyên dùng của xã; Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân; sổ theo dõi thu, chi các hoạt động tài chính khác; sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ. - Sử dụng biểu mẫu ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ- BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách - tài chính xã, cụ thể: - Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã (Biểu số B06-X); - Ngoài ra các hoạt động tài chính của các tổ chức Đảng, đoàn thể và các nguồn vốn tài trợ của các chương trình, dự án tại xã thực hiện quyết toán theo quy định của từng tổ chức và theo hệ thống sổ sách riêng do các tổ chức đó phát hành. - Các nguồn viện trợ không hoàn lại giao cho xã quản lý, thực hiện quyết toán theo hệ thống mẫu biểu ban hành trong Quy trình quản lý các nguồn vốn đó. Căn cứ quyết toán lập bảng kê, lệnh ghi thu, ghi chi vào ngân sách xã, (chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước). Phần V KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGÂN SÁCH VÀ TÀI CHÍNH XÃ I. Đối với ngân sách xã 1. Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách xã. * Thẩm quyền: - Quyết định dự toán thu, chi và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách xã; - Phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã; - Quyết định các chủ trương biện pháp để triển khai thực hiện dự toán thu, chi ngân sách; - Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong các trường hợp cần thiết; - Giám sát việc thực hiện ngân sách xã. * Phương thức và trình tự giám sát: 12 - Giám sát quá trình lập dự toán: Thẩm tra mục tiêu, nhiệm vụ, các căn cứ xây dựng dự toán thu, chi ngân sách xã; - Giám sát tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, thu, chi ngân sách xã năm hiện hành; thẩm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã và việc thực hiện các giải pháp tài chính ngân sách theo Nghị quyết của HĐND do Uỷ ban nhân dân xã báo cáo định kỳ trong các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã; - Thẩm tra quyết toán ngân sách xã: tính chính xác, tính hợp pháp, tính đầy đủ của quyết toán ngân sách xã. 2. Các cơ quan tài chính cấp trên: Cơ quan tài chính cấp huyện thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý ngân sách và quản lý các hoạt động tài chính khác của các xã, phường, thị trấn; giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc, sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện của các xã. Có trách nhiệm kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND xã, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, đề xuất ý kiến, trình UBND huyện điều chỉnh trong các trường hợp cần thiết. II. Đối với các hoạt động tài chính khác: 1. Hội đồng nhân dân xã: - Giám sát công tác thu: mức thu, đối tượng nộp, đối tượng được miễm giảm… - Giám sát nhiệm vụ chi: Nội dung chi, mức chi, đối tượng được thụ hưởng…; - Giám công tác quyết toán các nguồn lực tài chính tại xã 2. Ban giám sát xã: Ban giám sát xã được Chủ tịch UBND xã thành lập, để thực hiện các hoạt động giám sát các công trình, dự án đầu tư do xã làm chủ đầu tư; các hoạt động của các Chương trình dự án do ngân sách cấp trên đầu tư trên địa bàn xã (134, 135…); Giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các nguồn lực tài chính khác. Hoạt động giám sát thực hiện theo quy trình giám sát, việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện. 3. Cơ quan quản lý cấp trên: Có trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện chế độ thu, nộp, sử dụng các nguồn lực tài chính tại xã theo quy định. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện xử lý thu hồi các khoản thu sai thẩm quyền, các nội dung chi sai chế độ. Phần VI CÔNG KHAI TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH XÃ I. Nguyên tắc công khai. 1. Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin qua những quy định của nhà nước; 13 2. Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN, báo quyết toán các nguồn lực tài chính của các đơn vị, tổ chức và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của dân thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và chế độ kế toán hiện hành. 3. Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm gửi tài liệu, số liệu công khai tài chính ngay tại thời điểm công khai cho UBND cấp huyện và Phòng Tài chính cấp huyện; 4. Phòng Tài chính cấp huyện có trách nhiệm giúp UBND huyện tổng hợp tình hình công khai tài chính của cấp xã. Công bố số liệu công khai dự tài chính của các xã tại cấp huyện trước ngày 31/5 hàng năm (đối với công khai dự toán); Trước ngày 31/9 hàng năm (đối với công khai quyết toán). II. Đối tượng, phạm vi áp dụng công khai tài chính: 1. Công khai ngân sách xã; 2. Công khai việc sử dụng dự toán của các bộ phận, tổ chức chuyên môn tại xã; 3. Công khai các nguồn lực được cấp trên hỗ trợ; 4. Các dự án XDCB có sử dụng vốn ngân sách NN và các khoản thu đóng góp của nhân dân; 5. Công khai các quỹ công chuyên dùng, các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân, các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại xã, các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các hoạt động tài chính khác tại xã. II. Hình thức công khai: 1. Công bố trong các kỳ họp thường niên của UBND, HĐND xã, Uỷ ban mặt trận tổ quốc hoặc các cuộc họp của thôn, bản; 2. Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và các trung tâm dân cư, văn hoá, ít nhất trong thời gian 90 ngày kể từ ngày niêm yết; 3. Thông báo bằng văn bản đến các cơ qua, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; tíi hộ gia đình hoặc trưởng thôn, bản; 4. thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh của xã, thôn; 5. Tổ chức các cuộc tiÕp sóc cử tri của đại biểu HĐND xã; 6. Phát hành ấn phẩm đưa lên trang tin điện tử. III. Nội dung cơ bản về công khai, minh bạch ở cấp xã. 1. Các Nghị quyết của HĐND xã, Quyết định của UBND xã và của cấp trên có liên quan; 2. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc có liên quan đến dân trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; 3. Những quy định của nhà nước về chính quyền, đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luật 14 hiện hành; Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã; 4. Dự toán, cân đối dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm; 5. Dự toán, quyết toán chi đầu tư XDCB; 6. Dự toán, quyết toán chi cho các chương trình, dự án và một số mục tiêu nhiệm vụ khác do cấp xã thực hiện; 7. Dự toán, quyết toán thu, chi các quỹ, các Chương trình dự án do nhà nước, các tổ chức cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã, các khoản huy động đóng góp của dân để XDCS hạ tầng, các công trình phúc lợi của xã, thôn, bản; 8. Chi tiết kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính khác tại xã. 9. Công khai tài chính đối với quỹ tài chính có nguồn thu từ các khoản đóng góp của dân. 10. Các biểu mẫu công khai tài chính, ngân sách xã. thực hiên theo Quy định tại Thông tư 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Phần VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ vào quy định của Quy trình này, Chủ tịch UBND xã chỉ đạo, đôn đốc Ban xây dựng dự toán xã, các Ban, Ngành, Đoàn thể của xã, tổ chức thực hiện; 2. Các Ban, Ngành, Đoàn thể của xã, căn cứ kế hoạch được giao và chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã tiến hành các hoạt động cụ thể để thực hiện quy trình; 3. Cơ quan Tài chính cấp trên (Sở Tài chính, phòng Tài chính-Kế hoạch các huyện) căn cứ quy trình này chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện dự án, tổ chức tập huấn và phối hợp trong việc thực hiện quy trình. Phòng Tài chính cấp huyện tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý ngân sách và quản lý các hoạt động tài chính khác của các xã, phường, thị trấn; giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện của các xã. Trong quá trình thực hiện có những khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời Tổ công tác PS- ARD tại Sở Tài chính Hoà Bình hoặc Đơn vị quản lý hợp phần Hòa Bình (CMU)./. SỞ TÀI CHÍNH HOÀ BÌNH 15 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY TRÌNH Quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính xã (Áp dụng tại các xã thuộc PS-ARD hỗ trợ) Tài liệu này hướng dẫn thực hiện Quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính, ngân sách xã, bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính ngoài ngân sách và các nguồn vốn viện trợ của các Chương trình, Dự án trên địa bàn xã. Áp dụng cho các xã thuộc huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn; Yên Thuỷ. Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ LỒNG GHÉP, MINH BẠCH CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH XÃ 1. Quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính xã là Quy trình quản lý thống nhất, công khai, minh bạch mọi nguồn lực tài chính trên địa bàn xã, bao gồm: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (ngân sách xã); nguồn tài chính khác của xã và các nguồn viện trợ, tài trợ trực tiếp cho xã của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 2. Quy trình được xây dựng trên cơ sở Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, HĐND và UBND tỉnh. 3. Quy trình đảm bảo các yêu cầu sau: + Theo đúng Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật; + Đảm bảo yêu cầu của các nhà tài trợ; + Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho chính quyền cấp xã; + Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các cấp ngân sách và người dân trong quá trình quản lý tài chính xã; 4. Nguyên tắc quản lý lồng ghép các nguồn tài chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính xã: Phải tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, cụ thể: + Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã; + Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm; + Phát huy được năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, ngân sách xã, năng lực điều hành của Uỷ ban nhân dân và năng lực giảm sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. + Mọi khoản thu, chi ngân sách xã và các nguồn lực tài chính xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 60/2003/TT-BTC. + Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán và quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước. + Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm: các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thôn bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật. Xã được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước quản lý các khoản tiền gửi này theo chế độ tiền gửi. Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán rõ ràng, minh bạch theo từng loại hoạt động. + Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định. b) Đối với nguồn kinh phí các chương trình Dự án (viện trợ, tài trợ): + Cần phải có những quy định cụ thể trong việc tiếp nhận và thực hiện các dự án. + Phải có một hệ thống báo cáo, mẫu biểu có thể phù hợp với các dự án khác nhau, đáp ứng được yêu cầu theo dõi, quản lý theo quy định của Quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính cấp xã cũng như yêu cầu riêng của nhà tài trợ Phần II CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CẤP XÃ I. Nguồn thu: 1. Nguồn thu của ngân sách xã: Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, bao gồm: 1.1. Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%): Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Theo quy định của Luật ngân sách, các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% gồm: - Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định;. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý (gọi chung là thu từ quỹ đất công ích); - Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác; - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách xã thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách xã theo chế độ quy định; - Thu kết dư ngân sách xã năm trước; 2 - Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật. 1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: a) Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm: - Thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế nhà, đất; - Thuế GTGT, thuế TNDN; - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; - Lệ phí trước bạ nhà, đất. Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%. b) Theo quy định của HĐND cấp tỉnh: Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định tại điểm a khoản 1.2 nêu trên, ngân sách xã còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật Ngân sách nhà nước đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi. 1.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã: - Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. Ngoài các khoản thu nêu tại các khoản 1.1, 1.2 và 1.3, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật. 2. Nguồn thu các hoạt động tài chính xã: Các hoạt động tài chính khác của xã có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân sách xã, bao gồm: 2.1. Các quỹ công chuyên dùng: Các quỹ công chuyên dùng là các quỹ tài chính được lập theo quy định của nhà nước bao gồm: Quỹ quốc phòng - An ninh; Quỹ đền ơn đáp nghĩa và các khoản đóng góp tự nguyện của tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã được HĐND xã quyết định nhưng không không đưa vào ngân sách xã: a) Quỹ đền ơn đáp nghĩa (Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 09/11/1998 của CP và Thông tư số 38/1999/TT-BTC ngày 12/4/1999 của BTC). Quỹ đền ơn đáp nghĩa được hình thành từ các nguồn: Nguồn đóng góp của dân trên địa bàn do xã quản lý; Nguồn tài trợ, ủng hộ trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân trong 3
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net