logo

Quyết đoán - Dễ mà khó

Không phải nhà lãnh đạo nào cũng được đánh giá là đủ quyết đoán trong phong cách làm việc. Có sếp bị nhân viên đánh giá là quá nhu nhược, có sếp lại bị xem là khăng khăng theo ý mình đến mức cực đoan và hống hách.
Quyết đoán - Dễ mà khó Không phải nhà lãnh đạo nào cũng được đánh giá là đủ quyết đoán trong phong cách làm việc. Có sếp bị nhân viên đánh giá là quá nhu nhược, có sếp lại bị xem là khăng khăng theo ý mình đến mức cực đoan và hống hách. Trên thực tế, sự quyết đoán khéo léo mà các sếp cần có thường đi kèm với phong cách giao tiếp tự tin, quá trình đưa ra quyết định và phán xét đúng đắn, phong cách làm việc lành mạnh và có tính hiệu quả cao trong mọi công việc. Một nhà lãnh đạo nếu biết tỏ ra quyết đoán một cách khôn khéo, hài hoà giữa “cương” và “nhu” có thể gặp nhiều thuận lợi trong quá trình quản lý điều hành, chẳng hạn: * Tránh được những cuộc cãi vã, va chạm không cần thiết và hạn chế sự thiếu hiệu quả trong giao tiếp hoặc trong công việc chung. * Có thể truyền đạt rõ ràng, thuyết phục người khác về mục đích hoặc tầm nhìn chiến lược của mình. * Khuyến khích, động viên các nhân viên cấp dưới làm việc tập trung xung quanh ý tưởng hoặc chương trình do mình đề ra. * Có đủ khả năng để bỏ qua những quyết định mang tính chất “giữ gìn không khí hoà bình” trong nội bộ công ty. Tính quyết đoán, bên cạnh đó, cũng sẽ giúp người lãnh đạo củng cố, mở rộng và củng cố các mối quan hệ, giảm stress khi phải đối mặt với vô số khó khăn, nâng cao hình ảnh cá nhân và nắm bắt nhiều cơ hội thành công hơn. Vậy tại sao một số sếp lại e ngại phải quyết đoán khi cần thiết? Lí do họ đưa ra là tâm lý e ngại ảnh hưởng đến không khí làm việc chung, sợ bị trả đũa khi phản bác một ai đó hoặc đơn giản là họ muốn làm hài lòng ý kiến của người khác hoặc bản thân họ thiếu tự tin. Dù sao đi nữa, một khi bạn nhận ra rằng mình đã tỏ ra thiếu quả quyết trong một số trường hợp, vẫn có những cách thức phù hợp để bạn áp dụng trong giao tiếp và công việc, nhằm mục đích tỏ ra quyết đoán hơn nữa. Một số mẹo nhỏ để bạn tỏ ra quyết đoán hơn: * Hãy nhận thức rằng, quyết đoán hay không, tất cả nằm trong tay bạn. Trong một số trường hợp, bạn thấy mình chưa thực sự hành động đúng như suy nghĩ của bạn, hãy tự đặt câu hỏi: “Điều tồi tệ nào sẽ xảy ra nếu như mình suy nghĩ và hành động một cách thoả hiệp?” Trả lời xong câu hỏi này, bạn có thể sẽ bình tĩnh lại và hành động quả quyết hơn. Đừng sợ hãi điều gì, bởi có khi bạn sẽ nhận thấy nỗi sợ hãi của mình thật… ngớ ngẩn, tự bạn tạo dựng ra tâm lí tiêu cực ấy trong đầu óc mình mặc dù nó không hề tồn tại trong thực tế. * Hãy để cho mục đích công việc thôi thúc hành động của bạn. Trước khi bày tỏ chính kiến của mình, bạn hãy dành thời gian để nhận thức và xác định kĩ càng hơn niềm tin, chính kiến và mục đích của bạn về vấn đề nào đó. * Phát ngôn rành mạch và rõ ràng. Chẳng hạn như sếp không nên nói với nhân viên: “Hãy nộp cho tôi kế hoạch đó càng sớm càng tốt”, thay vì nói vậy, hãy chỉ ra rõ ràng hơn: “Hy vọng là cậu sẽ nộp cho tôi kế hoạch đó vào 8 giờ sáng mai. Cậu có muốn được hỗ trợ gì để làm việc thuận lợi hơn không?”. Sẽ tốt hơn nếu như những phát ngôn của lãnh đạo không chứa đựng những thông tin lẫn lộn và mang tính giả định. * Đừng giả bộ đồng ý với ý kiến hay cách làm việc của người khác. Là lãnh đạo, bạn không cần thiết phải có cử chỉ hay hành động nào để tán thành một ai nhằm mục đích giữ gìn không khí chung. Hãy chủ động phản bác một cách lịch sự và khéo léo, nhắm vào chính ý kiến đó nếu bạn thấy nó không phù hợp, chứ đừng nhắm vào chủ nhân của ý kiến đó. Bạn có thể nói: “Tôi có ý kiến khác muốn mọi người cùng thảo luận". * Luôn yêu cầu thêm thông tin khi giao tiếp. Một khi bạn cảm thấy vấn đề không rõ ràng hoặc nguồn thông tin của đối tác hay của nhân viên thiếu minh bạch khiến bạn không thể đồng ý hay phản bác ngay lập tức, hãy yêu cầu họ giải trình thêm. Điều đó sẽ khiến bạn nhận thức đầy đủ hơn, tự tin hơn để giải quyết bất kì một vấn đề nào. Quang Dũng Theo INC
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net