logo

Quyết định số 1671/QĐ-BCT

Quyết định số 1671/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Chương trình hành động của Ngành Công Thương thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ------- NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 1671/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM THUỘC VỊNH THÁI LAN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020 BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ngành Công Thương thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng CP (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - VPCP, Vũ Huy Hoàng - Website Chính phủ; - Website Bộ Công Thương; - Lưu VT, KH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM THUỘC VỊNH THÁI LAN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2009) I. MỤC TIÊU Mục tiêu của Chương trình hành động của Ngành Công thương thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan[1] thời kỳ đến năm 2020 nhằm phát huy vai trò của Ngành trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu Quy hoạch đã đề ra, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Nhiệm vụ chung - Triển khai thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực về công nghiệp và thương mại, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản; công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; phát triển năng lượng mới; triển khai nhanh đề án cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và xây dựng các trung tâm thương mại tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học – công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ; quảng bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở các địa phương trong vùng. - Đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp và thương mại giữa các nước quanh Vịnh Thái Lan; góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định và phát triển đất nước. 2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế a) Về phát triển công nghiệp - Phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ trang sức, đồ lưu niệm, cơ khí sửa chữa phục vụ vận tải biển và chế biến hải sản. - Hình thành một số cụm công nghiệp quy mô phù hợp tại Dương Tơ, An Thới với các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao phục vụ du lịch và xuất khẩu. - Xây dựng nhà máy phát điện diezen, điện khí (khí tự nhiên và LNG), phát triển điện gió, điện mặt trời, xây dựng tuyến cáp ngầm đưa điện ra Đảo Phú Quốc và hệ thống lưới điện thống nhất trên toàn Đảo. - Tập trung phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: + Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các cơ sở chế biến thủy sản hiện có, xây dựng một số cơ sở chế biến hiện đại tại các khu vực thuận tiện về kết cấu hạ tầng, về tiếp thị, thương mại và xử lý chất thải như ở các khu công nghiệp: Tắc Cậu, An Thới, Hòa Trung và một số khu công nghiệp khác …, tạo các sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Hình thành 02 trung tâm chế biến thủy sản quy mô cấp vùng tại thành phố Cà Mau và Tắc Cậu (Kiên Giang). + Phát triển thăm dò, khai thác và chế biến khí. Đẩy mạnh công tác tự đầu tư và điều hành tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khu vực nhằm khẳng định khả năng thương mại của các phát hiện dầu khí để có kế hoạch phát triển, khai thác. Chủ động thực hiện công tác nghiên cứu địa chất, khảo sát địa chất nhằm chính xác hóa cấu trúc địa chất, tiềm năng và trữ lượng dầu khí tại các lô của bể Tây Nam thuộc khu vực Vịnh Thái Lan. Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty dầu khí lớn vào đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan. Đẩy nhanh tiến độ khai thác dầu khí tại các phát hiện đã có trữ lượng xác minh, đặc biệt đối với các phát hiện thuộc vùng chồng lấn với Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Xây dựng tiến độ tiếp nhận khí hợp lý và vận hành có hiệu quả đường ống dẫn khí PM3 – CAA – Cà Mau. Thúc đẩy tiến độ đàm phán khí Lô B, 48/95 và 52/97 (Lô B) để tiến hành xây dựng đường ống khí Lô B để hình thành khu Công nghiệp khí – điện Ô Môn, Trà Nóc; Kết nối hệ thống đường ống PM3 - CAA – Cà Mau với hệ thống đường ống Lô B để hỗ trợ cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ khí – điện – đạm Cà Mau và điện – khí Ô Môn, hình thành nhà máy tách khí lỏng tại Cà Mau, các khu công nghiệp địa phương sử dụng khí để sản xuất vật liệu xây dựng và nông, lâm, hải sản nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng này. Tiến hành nghiên cứu kết nối hệ thống đường ống Đông và Tây Nam Bộ nhằm hỗ trợ việc cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ thuộc hai khu vực này. Tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ các nước Asean để kết nối hệ thống đường ống với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với Malaysia, Indonesia và Campuchia, Thái Lan. + Tận dụng mọi khả năng có thể để phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển các ngành kinh tế ven biển: + Phát triển mạnh công nghiệp ven biển, tạo sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Vùng, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và hiệu quả. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp cơ bản, then chốt như: chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản công nghệ cao … để đến năm 2020 cơ bản vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại. Tập trung hoàn thiện quy trình vận hành nhà máy điện Cà Mau 1 (750 MW) và nhà máy điện Cà Mau 2 (750 MW) để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống, đặc biệt vào mùa mưa. Xây dựng nhà máy phân đạm Cà Mau (800 nghìn tấn urê/năm) để đưa vào hoạt động sau năm 2010. Triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương quy mô 4.400 MW (giai đoạn I khoảng 1.200 MW). Xây dựng nhà máy điện diezen tại Phú Quốc đạt công suất 21,5 MW vào năm 2010, nhà máy nhiệt điện than công suất khoảng 200 MW, đồng thời xây dựng tuyến cáp ngầm 110 kV đưa điện ra Đảo Phú Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Đảo. Phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại vùng ven biển và trên các đảo. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá hiện có. Xây dựng một số cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu cá chủ yếu đóng tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ tại Sông Đốc, Năm Căn, Hòn Khoai (Cà Mau), Rạch Giá, An Thới (Kiên Giang)... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy đóng tầu Năm Căn (Cà Mau); thu hút đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Hòn Chông (Kiên Giang), hình thành Trung tâm đóng tàu biển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa chữa các loại tàu trong Vùng. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và du lịch. Đầu tư đổi mới thiết bị các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu hiện có; xây dựng mới một số cơ sở xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu quy mô từ 20.000 đến 40.000 tấn/năm tại các khu vực trọng điểm như Trần Văn Thời (Cà Mau), Rạch Giá, Hòn Đất (Kiên Giang) … nâng công suất chế biến gạo toàn Vùng lên 2,7 – 2,8 triệu tấn vào năm 2010 và trên 3,5 triệu tấn vào năm 2020. Phát triển các ngành công nghiệp khác như may mặc, da giầy, chế biến gỗ, điện tử, điện gia dụng, cơ khí sửa chữa, mộc gia dụng …, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn ven biển. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh khu công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau. Phát triển nhanh khu vực tập trung công nghiệp nặng Bình An – Kiên Lương, từng bước hình thành 02 trung tâm công nghiệp lớn và hiện đại, tạo sự đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Vùng. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, đẩy mạnh thu hút đầu tư để nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. Xúc tiến thành lập một số khu công nghiệp mới như Thạnh Lộc, U Minh, Thuận Yên (Kiên Giang); Hòa Trung, Sông Đốc, Năm Căn (Cà Mau) … đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng. b) Về phát triển thương mại - Phát triển nhanh dịch vụ thương mại, từng bước xây dựng Phú Quốc thành Trung tâm thương mại lớn trong khu vực. Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại tại Dương Đông, Dương Tơ, An Thới. Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại trong vùng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hình thành 02 trung tâm thương mại đầu mối của Vùng ở thành phố Cà Mau và thành phố Rạch Giá. Xây dựng một số trung tâm thương mại hiện đại tại Phú Quốc và khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên gắn với phát triển du lịch. Xây dựng các trung tâm thương mại khác tại các thị xã, trung tâm huyện lỵ, các cụm kinh tế ven biển … làm chức năng đầu mối cho từng khu vực. Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ, các điểm thương mại ở các thị tứ và các vùng nông thôn … từng bước hình thành thị trường thông suốt, lưu thông hàng hóa thuận tiện trong toàn Vùng. Phát triển dịch vụ dầu khí. Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Xây dựng hoàn chỉnh Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên gắn với đầu tư cửa khẩu quốc tế Xà Xía; nâng cấp cửa khẩu Giang Thành để mở rộng giao thương hàng hóa giữa vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan với Campuchia và các nước trong khu vực. 3. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế a) Về khoa học – công nghệ: đẩy mạnh các hoạt động khoa học – công nghệ, áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh, đặc trưng của Vùng. Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. b) Về giáo dục – đào tạo: Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, các nhà doanh nghiệp và lực lượng lao động trong vùng, nhất là các lĩnh vực có ưu thế như: chế biến thủy sản, thợ máy, cơ khí sửa chữa, kỹ thuật điện … đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng. Xây dựng một số cơ sở dạy nghề tại Phú Quốc. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo trong vùng đạt khoảng 25% và năm 2020 đạt trên 50%. 4. Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên biển và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, góp phần tích cực vào đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển vùng biển và ven biển thuộc Vịnh Thái Lan nói riêng. 5. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Nhanh chóng di dời các công trình, xí nghiệp gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực trung tâm các thành phố lớn như Cà Mau, Rạch Giá; đồng thời xử lý triệt để chất thải để bảo vệ môi trường, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, bảo đảm toàn bộ nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. - Huy động các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đóng góp kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải trên nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải đầu tư để khắc phục ô nhiễm”. 6. Phát triển hợp tác quốc tế về biển Trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí: tiếp tục phối hợp với các quốc gia liên quan thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở các vùng biển chồng lấn. Đẩy mạnh hợp tác với Malaysia phát triển khai thác các mỏ dầu khí thuộc khu vực hợp tác khai thác chung (PM-3) và tìm kiếm, thăm dò các mỏ khác trong khu vực chồng lấn giữa hai nước. Mở rộng hợp tác với các công ty dầu khí khác trên thế giới, nhất là các công ty dầu khí lớn để thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô thuộc Vịnh Thái Lan. III. TỔ THỨC THỰC HIỆN - Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công trong Phụ lục kèm theo, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Chương trình hành động để bảo đảm chất lượng và tiến độ chủ động lồng ghép quy hoạch này vào kế hoạch này vào kế hoạch 5 năm, hàng năm của đơn vị mình và định kỳ hàng năm gửi Báo cáo tình hình hệ thống Chương trình hành động về Bộ (Vụ Kế hoạch) trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau và Kiên Giang cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động. - Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Chương trình, các cơ quan, đơn vị chủ động đề nghị và Vụ Kế hoạch tổng hợp báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. PHỤ LỤC NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM THUỘC VỊNH THÁI LAN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) TT Nội dung công việc Đơn vị Đơn vị thực Sản Thời chủ trì hiện phẩm hạn hoàn thành I. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1. Vụ Công Bản Đề Quý III - Đề án Phát triển các ngành Vụ Công công nghiệp may mặc, da giầy, nghiệp nhẹ án năm nghiệp thực phẩm và đồ uống, sản xuất 2009 nhẹ hàng tiêu dùng, đồ trang sức, đồ lưu niệm, chế biến gỗ, mộc gia dụng... 2 Vụ Công Bản Đề Quý IV - Đề án Phát triển các ngành Vụ Công công nghiệp điện tử, điện gia nghiệp nặng án năm nghiệp dụng, đóng tàu, cơ khí sửa chữa 2009 nặng phục vụ vận tải biển và chế biến hải sản 3 - Tiếp tục đầu tư nâng cao năng Tập đoàn Bản Kế Quý III Vụ Công lực các cơ sở đóng mới và sửa CN tàu thủy hoạch năm nghiệp chữa tàu cá hiện có; Xây dựng 2009 nặng một số cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu cá, chủ yếu đóng tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ tại Sông Đốc, Năm Căn, Hòn Khoai (Cà Mau), Rạch Giá, An Thới (Kiên Giang )… Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau); thu hút đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Hòn Chông (Kiên Giang), hình thành Trung tâm đóng tàu biển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa chữa các loại tàu trong Vùng. 4 - Hình thành một số cụm công Sở Công Bản Kế Quý III Cục nghiệp quy mô phù hợp tại Dương Thương Cà hoạch năm CNĐP Tơ, An Thới với các ngành công Mau và 2009 nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật Kiên Giang cao phục vụ du lịch và xuất khẩu. 5 - Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các Sở Công Bản Kế Quý III Cục cơ sở chế biến thủy sản hiện có, Thương Cà hoạch năm CNĐP xây dựng một số cơ sở chế biến Mau và 2009 hiện đại tại các khu vực thuận tiện Kiên Giang về kết cấu hạ tầng, về tiếp thị, thương mại và xử lý chất thải như ở các khu công nghiệp: Tắc Cậu, An Thới, Hòa Trung và một số khu công nghiệp khác…, tạo các sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Hình thành 02 trung tâm chế biến thủy sản quy mô cấp vùng tại thành phố Cà Mau và Tắc Cậu (Kiên Giang) 6 Sở Công Bản Đề Quý IV - Đề án Phát triển công nghiệp Cục Thương Cà án năm chế biến nông sản, thủy sản chất CNĐP Mau và 2009 lượng cao phục vụ xuất khẩu và du lịch. Đầu tư đổi mới thiết bị Kiên Giang các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu hiện có; xây dựng các điểm sấy thóc có sử dụng khí tự nhiên (để giảm thiểu tỷ lệ hạt gãy), xây dựng mới một số cơ sở xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu quy mô từ 20.000 đến 40.000 tấn/năm tại các khu vực trọng điểm như Trần Văn Thời (Cà Mau), Rạch Giá, Hòn Đất (Kiên Giang) … nâng công suất chế biến gạo toàn Vùng lên 2,7 – 2,8 triệu tấn vào năm 2010 và trên 3,5 triệu tấn vào năm 2020. 7 - Tập trung xây dựng hoàn chỉnh Tập đoàn Bản Kế Quý III Vụ Năng khu công nghiệp khí - điện - đạm Dầu khí, Sở hoạch năm lượng Cà Mau. Phát triển nhanh khu vực Công 2009 tập trung công nghiệp nặng Bình Thương Cà An – Kiên Lương, từng bước hình Mau và thành 02 trung tâm công nghiệp Kiên Giang lớn và hiện đại, tạo sự đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Vùng. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, đẩy mạnh thu hút đầu tư để nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. Xúc tiến thành lập một số khu công nghiệp mới như Thạnh Lộc, U Minh, Thuận Yên (Kiên Giang); Hòa Trung, Sông Đốc, Năm Căn (Cà Mau) … đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng. 8 - Xây dựng nhà máy phát điện Tập đoàn Bản Kế Quý III Vụ Năng diezen, điện khí, điện than, phát Điện lực hoạch năm lượng triển điện gió, điện mặt trời, xây 2009 dựng tuyến cáp ngầm đưa điện ra Đảo Phú Quốc và hệ thống lưới điện thống nhất trên toàn Đảo. 9 - Đề án thăm dò, khai thác và Tập đoàn Bản Đề Quý IV Vụ Năng chế biến khí. Tiếp tục thu hút đầu Dầu khí án năm lượng tư nước ngoài, nhất là các công ty 2009 dầu khí lớn vào đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan. 10 - Vận hành an toàn và hiệu quả Tập đoàn Bản Kế Quý III Vụ Năng đường ống dẫn khí PM3 – CAA – Dầu khí hoạch năm lượng Cà Mau, xây dựng đường ống khí 2009 lô B, 52/97, 48/95 - Ô Môn, Trà Nóc, nghiên cứu khả năng kết nối đường ống PM3 - CAA - Cà Mau với lô B. Triển khai xây dựng nhà máy phân đạm công suất 800 nghìn tấn urê/năm tại Khu công nghiệp khí - điện – đạm Cà Mau để đưa vào hoạt động sau năm 2010. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy khí hóa lỏng và một số cơ sở hóa chất và khu công nghiệp địa phương khác sử dụng nguồn khí áp thấp của Vịnh Thái Lan. 11 - Hoàn thiện quy trình vận hành Tập đoàn Bản Kế Quý III Vụ Năng và nâng cao hiệu quả vận hành Dầu khí, hoạch năm lượng NMĐ Cà Mau 1 + 2 (1500 MW); Tập đoàn 2009 Triển khai đầu tư xây dựng Trung Điện lực tâm nhiệt điện Kiên Lương quy mô 4.400 MW (giai đoạn 1 khoảng 1.200 MW). Xây dựng nhà máy điện deizen tại Phú Quốc đạt công suất 21,5 MW vào năm 2010, đáp ứng yêu cầu phát triển của Đảo. Phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại vùng ven biển và trên các đảo. 12 Sở Công Bản Đề Quý IV - Đề án phát triển công nghiệp Sở Công ven biển. Phát triển mạnh công Thương Cà án năm Thương nghiệp ven biển, tạo sự vượt trội Mau và 2009 Cà Mau của công nghiệp trong cơ cấu kinh Kiên Giang và Kiên tế của Vùng, đồng thời làm nền Giang tảng cho tăng trưởng nhanh và hiệu quả. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp cơ bản, then chốt như chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tàu, dịch vụ dầu khí, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản công nghệ cao … để đến năm 2020 cơ bản vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại. II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 13 Sở Công Bản Đề Quý IV - Đề án Phát triển nhanh dịch Vụ Thị vụ thương mại, từng bước xây Thương Cà án năm trường dựng Phú Quốc, thành Trung tâm Mau và 2009 trong thương mại lớn trong khu vực. Kiên Giang nước Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại tại Dương Đông, Dương Tơ, An Thới 14 - Đề án Phát triển đồng bộ hệ Sở Công Bản Đề Quý IV Vụ Thị Thương Cà án năm thống thương mại trong vùng trường Mau và 2009 theo hướng hiện đại, đáp ứng trong yêu cầu hội nhập. Hình thành 02 Kiên Giang nước trung tâm thương mại đầu mối của Vùng ở thành phố Cà Mau và thành phố Rạch Giá. Xây dựng một số trung tâm thương mại hiện đại tại Phú Quốc và khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên gắn với phát triển du lịch. Xây dựng các trung tâm thương mại khác tại các thị xã, trung tâm huyện lỵ, các cụm kinh tế ven biển … làm chức năng đầu mối cho từng khu vực. Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ, các điểm thương mại ở các thị tứ và các vùng nông thôn … từng bước hình thành thị trường thông suốt, lưu thông hàng hóa thuận tiện trong toàn Vùng. 15 - Đẩy mạnh các hoạt động xuất Sở Công Bản Kế Quý III Vụ Xuất nhập khẩu. Xây dựng hoàn chỉnh Thương Cà hoạch năm nhập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên gắn Mau và 2009 khẩu với đầu tư cửa khẩu quốc tế Xà Kiên Giang Xía; nâng cấp cửa khẩu Giang Thành để mở rộng giao thương hàng hóa giữa vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan với Campuchia và các nước trong khu vực. III CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 16 Sở Công Bản Kế Quý III - Phát triển toàn diện các lĩnh Vụ Khoa Thương Cà hoạch năm vực xã hội, bảo đảm hài hòa với học và Mau và 2009 phát triển kinh tế Công Kiên Giang nghệ - Đẩy mạnh các hoạt động khoa học – công nghệ, áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh, đặc trưng của Vùng. Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. 17 - Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào Sở Công Bản Kế Quý III Vụ Tổ tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, Thương Cà hoạch năm chức - các nhà doanh nghiệp và lực Mau và 2009 Cán bộ lượng lao động trong vùng, nhất Kiên Giang là các lĩnh vực có ưu thế như: chế biến thủy sản, thợ máy, cơ khí sửa chữa, kỹ thuật điện … đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng. Xây dựng một số cơ sở dạy nghề tại Phú Quốc. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo trong vùng đạt khoảng 25% và năm 2020 đạt trên 50%. 18 Sở Công Bản Kế Quý III Tăng cường, củng cố quốc Vụ Công Thương Cà hoạch năm phòng, an ninh, bảo vệ vững nghiệp Mau và 2009 chắc chủ quyền và lợi ích quốc nặng Kiên Giang gia trên biển - Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên biển và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, góp phần tích cực vào đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển vùng biển và ven biển thuộc Vịnh Thái Lan nói riêng. 19 Sở Công Bản Kế Quý III Bảo vệ môi trường, phát triển Cục Thương Cà hoạch năm bền vững ATMT Mau và 2009 Kiên Giang - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Nhanh chóng di dời các công trình, xí nghiệp gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực trung tâm các thành phố lớn như Cà Mau, Rạch Giá; đồng thời xử lý triệt để chất thải để bảo vệ môi trường; xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, báo cáo toàn bộ nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. 20 - Huy động các cơ sở sản xuất Sở Công Sở Công Bản Kế Quý III kinh doanh trên địa bàn đóng góp Thương Thương Cà hoạch năm kinh phí để xây dựng hệ thống xử Cà Mau Mau và 2009 lý chất thải trên nguyên tắc và Kiên Kiên Giang “người được hưởng lợi phải trả Giang tiền, người gây ô nhiễm phải đầu tư để khắc phục ô nhiễm”. 21 Vụ Hợp Tập đoàn Bản Kế Quý III Phát triển hợp tác quốc tế về tác quốc Dầu khí hoạch năm biển tế 2009 Tiếp tục phối hợp với các quốc gia liên quan thực hiện các thỏa thuận đã được trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở các vùng biển chồng lấn. Đẩy mạnh hợp tác với Malaysia phát triển khai thác các mỏ dầu khí thuộc khu vực hợp tác khai thác chung (PM3-CAA) và tìm kiếm, thăm dò các mỏ khác trong khu vực chồng lấn giữa hai nước. Mở rộng hợp tác với các công ty dầu khí khác trên thế giới, nhất là các công ty dầu khí lớn để phát triển thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô biển của Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan. (*) Các bản Đề án và Kế hoạch cần xây dựng theo 02 giai đoạn: (1) Giai đoạn đến 2010 và (2) Giai đoạn 2011 – 2020. [1] Bao gồm vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Vịnh Thái Lan cùng các đảo và phần đất liền ven biển gồm 02 thành phố: Cà Mau, Rạch Giá; 13 huyện, thị ven biển: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau), thị xã Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, U Minh Thượng, An Biên, An Minh (Kiên Giang) và 02 huyện đảo: Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang), có số dân 1.935 nghìn người, chiếm 67,3% dân số của 02 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net