logo

Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC

Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC về việc bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1296-TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
B Ộ T À I C H ÍN H C Ộ NG HÒA XÃ H Ộ I CH Ủ N GH Ĩ A VI Ệ T NAM Độ c l ậ p - T ự d o - H ạ nh phúc SỐ 150 /2001/QĐ- H à N ộ i, ngày 31 tháng 12 n ă m 2001 BTC Q UY Ế T Đ Ị NH C Ủ A B Ộ T R ƯỞ N G B Ộ T ÀI CHÍNH S Ố 1 5 0 / 2 0 0 1 / Q Đ -BTC NGÀY 31 THÁNG 12 N Ă M 2 0 0 1 V Ề V I Ệ C B Ổ S UNG, S Ử A Đ Ổ I CH Ế Đ Ộ K Ế T OÁN DOANH NGHI Ệ P B Ả O HI Ể M BAN HÀNH T HEO QUY Ế T Đ Ị NH S Ố 1 2 9 6 T C / Q Đ / C Đ KT NGÀY 31/12/1996 B Ộ T R ƯỞ NG B Ộ T ÀI CHÍNH Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH 10 ngày 09/12/2000; Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20/5/1988; Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Căn cứ Thông tư số 71/2001/T-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 72/2001/T-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn Luật, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Q UY Ế T Đ Ị NH: Đ i ề u 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ Tài chính. Đ i ề u 2: Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT và Quy định sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo quyết định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Đ i ề u 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Đ i ề u 4: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn quản lý. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này. Trần Văn Tá (Đã ký) Q U Y Đ Ị NH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1296 TC/QĐ/CĐKT NGÀY 31/12/1996 CỦA BỘ TÀI CHÍNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính) PHẦN 1 - TÀI KHOẢN KẾ TOÁN I- Không sử dụng các tài khoản: 1- Tài khoản 3385 - Các khoản thu giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc 2- Tài khoản 513 - Doanh thu phát sinh 3- Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ 4- Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán I- Bổ sung, sửa đổi các tài khoản sau: 1- Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn, sửa lại có 3 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 1281 - Cho vay ngắn hạn; Tài khoản 1282 - Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác. Tài khoản này chi tiết từng khoản đầu tư theo nguồn dự phòng nghiệp vụ, quỹ khen thưởng, phúc lợi và các nguồn hình thành khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho từng loại hoạt động đầu tư. - Tài khoản 1281 - Cho vay ngắn hạn: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của việc cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi cho vay vốn phải hạch toán chi tiết từng khoản tiền cho vay theo đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay,... Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1281: Bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn tăng. Bên Có: Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn hiện có. - Tài khoản 1282 - Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Dùng để phản ánh số tiền tạm ứng ngắn hạn của khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và tình hình thanh toán số tạm ứng. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1282: Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã tạm ứng ngắn hạn từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bên Có: Số tiền khách hàng đã thanh toán về số đã tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng còn phải thu của khách hàng. - Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư ngắn hạn khác (ngoài cho vay ngắn hạn và tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) có thời hạn thu hồi không quá 1 năm. 2- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về hoạt động bảo hiểm gốc, các khoản giảm chi bảo hiểm gốc, hoạt động nhận tái bảo hiểm, hoạt động nhượng tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính cũng như các khoản phải thu khác của khách hàng. Tài khoản 131 phải mở chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết doanh thu, giảm chi (đối với bảo hiểm gốc) theo đúng nội dung quy định cho từng loại hoạt động trong chế độ tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131: Bên Nợ: - Các khoản doanh thu phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: Phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm và các khoản phải thu khác; - Số tiền phải thu về các khoản giảm chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc; - Số tiền phải thu về hoạt động đầu tư tài chính; - Số phải thu của khách hàng về hàng hoá đã giao, lao vụ đã cung cấp và được xác định là tiêu thụ; về nhượng bán TSCĐ, vật liệu thừa; - Số tiền thừa trả lại cho khách. Bên Có: - Số tiền khách hàng đã thanh toán; - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng; - Số tiền giảm giá cho người mua, doanh thu của số lao vụ, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại. Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản 131 có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có (nếu có) phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết phải thu của khách hàng và người mua trả tiền trước để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn. Tài khoản này sửa lại gồm 7 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1311 - Phải thu về các khoản thu hoạt động bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động bảo hiểm gốc. Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 3: Tài khoản 13111 - Phải thu phí bảo hiểm gốc; Tài khoản 13112 - Phải thu về đại lý giám định tổn thất; Tài khoản 13113 - Phải thu về đại lý xét giải quyết bồi thường; Tài khoản 13114 - Phải thu về đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; Tài khoản 13115 - Phải thu về đại lý xử lý hàng bồi thường 100%; Tài khoản 13116 - Thu phí giám định tổn thất; Tài khoản 13118 - Phải thu khác về hoạt động bảo hiểm gốc.. Tài khoản 1311 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 1312 - Phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến giảm chi bảo hiểm gốc. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 13121 - Phải thu đòi người thứ ba bồi hoàn; Tài khoản 13122 - Phải thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%. Tài khoản 1312 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 1313 - Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 13131 - Phải thu phí nhận tái bảo hiểm ; Tài khoản 13138 - Phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm. Tài khoản 1313 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và trong từng loại nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 1314 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3: Tài khoản 13141 - Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm ; Tài khoản 13142 - Phải thu hoa hồng; Tài khoản 13143 - Phải thu về hoàn phí nhượng tái bảo hiểm; Tài khoản 13148 - Phải thu khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm. - Tài khoản 1315 - Phải thu về hoạt động môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động môi giới bảo hiểm. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 13151 - Phải thu hoa hồng môi giới bảo hiểm; Tài khoản 13158 - Phải thu khác về hoạt động môi giới bảo hiểm. - Tài khoản 1316 - Phải thu về hoạt động đầu tư tài chính: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính. - Tài khoản 1318 - Phải thu khác của khách hàng: Dùng để phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài nội dung các khoản phải thu đã quy định ở các Tài khoản trên (từ Tài khoản 1311 đến Tài khoản 1316). 3- Đổi tên Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” thành “Chi phí kinh doanh dở dang”, Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm 1 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 1545 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm): - Tài khoản 1541 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc; - Tài khoản 1543 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm; - Tài khoản 1544 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm; - Tài khoản 1545 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm; - Tài khoản 1548 - Chi phí hoạt động kinh doanh khác dở dang. Tài khoản 154 - Chi phí kinh doanh dở dang: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động kinh doanh khác dở dang cuối kỳ. Hạch toán Tài khoản 154 cần tôn trọng các quy định sau: Chi phí trực tiếp kinh doanh dở dang của hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán theo quy định của chế độ tài chính hiện hành. Tài khoản 154 phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động bảo hiểm, trong từng loại phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm . Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 154: Bên Nợ: Kết chuyển chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động khác dở dang cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động khác dở dang đầu kỳ. Số dư bên Nợ: Chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động khác dở dang cuối kỳ. 4- Tài khoản 228 - Đầu tư dài hạn, sửa lại có 3 Tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 2281 - “Cho vay dài hạn” và Tài khoản 2282 - “Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”). Tài khoản này phải chi tiết từng khoản đầu tư theo nguồn dự phòng, quỹ khen thưởng, phúc lợi và các nguồn hình thành khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho từng loại hoạt động đầu tư. - Tài khoản 2281 - Cho vay dài hạn: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của các khoản cho vay dài hạn (từ 1 năm trở lên) của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi cho vay vốn phải hạch toán chi tiết từng khoản tiền cho vay theo đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay,... Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 2281: Bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay dài hạn tăng Bên Có: Giá trị các khoản cho vay dài hạn giảm Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay dài hạn hiện có. - Tài khoản 2282 - Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Dùng để phản ánh số tiền tạm ứng dài hạn của khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và tình hình thanh toán số tạm ứng. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 2282: Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã tạm ứng dài hạn từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bên Có: Số tiền khách hàng đã thanh toán về số đã tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng của khách hàng chưa thanh toán. - Tài khoản 2288 - Đầu tư dài hạn khác: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư dài hạn khác (ngoài cho vay dài hạn và tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) có thời hạn thu hồi từ 1 năm trở lên. 5- Tài khoản 244 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn: Dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ theo luật định và các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn khác trên 1 năm. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 (Bổ sung thêm Tài khoản 2441 - Ký quỹ bảo hiểm). Tài khoản 2441 - Ký quỹ bảo hiểm: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ bảo hiểm theo luật định. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 2441: Bên Nợ: - Số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại khi bắt đầu hoạt động kinh doanh bảo hiểm; - Số tiền ký quỹ doanh nghiệp bảo hiểm bổ sung lại sau khi đã sử dụng do khả năng thanh toán bị thiếu hụt. Bên Có: - Số tiền ký quỹ doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt; - Rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động. Số dư bên Nợ: Số tiền hiện có của doanh nghiệp bảo hiểm đã ký quỹ tại ngân hàng thương mại. Tài khoản 2442 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược khác: Dùng để phản ánh số tiền, hoặc tài sản doanh nghiệp bảo hiểm đem đi cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn trên 1 năm ngoài các khoản ký quỹ bảo hiểm theo luật định. 6- Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán: Dùng để phản ánh về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hợp đồng cam kết và các khoản phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu. Tài khoản 331 phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết chi phí và giảm thu (đối với bảo hiểm gốc) theo đúng nội dung quy định cho từng loại hoạt động trong chế độ tài chính và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho trong nước và ngoài nước. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331: Bên Nợ: - Số tiền đã thanh toán cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng; - Số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được hàng hoá, dịch vụ; - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số lao vụ, hàng hoá đã giao theo hợp đồng; - Số kết chuyển về phần giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. Bên Có: - Số tiền phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng; - Số tiền phải trả cho các đối tượng liên quan để giảm thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc; - Số tiền phải trả về hoạt động đầu tư tài chính; - Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức. Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng. Tài khoản 331 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền ứng trước cho người bán, hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết phải trả cho người bán và trả trước cho người bán để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn. Tài khoản này sửa lại gồm 7 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3311 - Phải trả các khoản chi phí bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33111 - Phải trả về chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm; + Tài khoản 33112 - Phải trả về hoa hồng; + Tài khoản 33113 - Phải trả về phí giám định tổn thất; + Tài khoản 33114 - Phải trả về chi đòi người thứ ba; + Tài khoản 33115 - Phải trả về chi xử lý hàng đã bồi thường 100% ; + Tài khoản 33116 - Phải trả về chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm; + Tài khoản 33117 - Phải trả về chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất; + Tài khoản 33118 - Phải trả khác. Tài khoản 3311 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 3312 - Phải trả các khoản giảm thu bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến giảm thu bảo hiểm gốc. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33121 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm; + Tài khoản 33128 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm. Tài khoản 3312 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 3313 - Phải trả về hoạt động nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33131 - Phải trả về chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm; + Tài khoản 33132 - Phải trả về chi hoa hồng; + Tài khoản 33133 - Phải trả về đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm; + Tài khoản 33134 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm; + Tài khoản 33135 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm; + Tài khoản 33138 - Phải trả khác. Tài khoản 3313 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 3314 - Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33141 - Phải trả về phí nhượng tái bảo hiểm; + Tài khoản 33142 - Phải trả về hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; + Tài khoản 33143 - Phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; + Tài khoản 33148 - Phải trả khác. Tài khoản 3314 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước. - Tài khoản 3315 - Phải trả về hoạt động môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm. Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33151 - Phải trả về chi môi giới bảo hiểm; + Tài khoản 33152 - Phải trả về chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; + Tài khoản 33153 - Phải trả về hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm; + Tài khoản 33154 - Phải trả về giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm; + Tài khoản 33158 - Phải trả khác. - Tài khoản 3316 - Phải trả về hoạt động đầu tư tài chính: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33161 - Phải trả lãi cho chủ hợp đồng; + Tài khoản 33168 - Phải trả khác. - Tài khoản 3318 - Phải trả khác cho người bán: Dùng để phản ánh các khoản phải trả khác cho người bán, người nhận thầu ngoài nội dung các khoản phải trả đã quy định ở các tài khoản trên (từ Tài khoản 3311 đến Tài khoản 3316) 7- Đổi tên Tài khoản 335 - “Chi phí phải trả” thành “Dự phòng nghiệp vụ”: Dùng để phản ánh các khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo chế độ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các khoản chi phí khác được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Tài khoản 335 phải mở theo dõi chi tiết cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính. Tài khoản này sửa lại bao gồm 2 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 3351 - Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và Tài khoản 3352 - Chi phí phải trả. Tài khoản 3351 - Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3351: Bên Nợ: - Ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và chi phí hoạt động tài chính số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tính trước; - Số dự phòng dao động lớn đã sử dụng trong kỳ. Bên Có: Số dự phòng bảo hiểm được lập và ghi vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và các chi phí hoạt động tài chính. Số dư bên Có: Số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm hiện có. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 3: - Tài khoản 33511 - Dự phòng phí: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng từ phí bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. - Tài khoản 33512 - Dự phòng toán học: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng toán học theo quy định của chế độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. - Tài khoản 33513 - Dự phòng bồi thường: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng bồi thường theo quy định của chế độ tài chính. - Tài khoản 33514 - Dự phòng dao động lớn: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng dao động lớn theo quy định của chế độ tài chính. - Tài khoản 33515 - Dự phòng chia lãi: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng chia lãi theo quy định của chế độ tài chính. - Tài khoản 33516 - Dự phòng bảo đảm cân đối: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng bảo đảm cân đối theo quy định của chế độ tài chính. Dự phòng bảo đảm cân đối được trích lập từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm. Tài khoản 3352- Chi phí phải trả: Dùng để phản ánh các khoản chi phí phải trả khác ngoài dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép,... 8- Bổ sung thêm Tài khoản 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu Tài khoản 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng về phí bảo hiểm tạm thu khi chưa có hợp đồng bảo hiểm chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Tài khoản 3385 phải mở chi tiết cho từng khách hàng Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3385: Bên Nợ: Kết chuyển phí bảo hiểm tạm thu vào bên Có TK 131 - “Phải thu của khách hàng” khi doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm chính thức với khách hàng. Bên Có: Các khoản phí bảo hiểm đã tạm thu của khách hàng. Số dư bên Có: Phí bảo hiểm đang tạm thu của khách hàng. 9- Bổ sung thêm Tài khoản 343 - Phát hành trái phiếu Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình huy động vốn ở doanh nghiệp bằng hình thức phát hành trái phiếu và tình hình thanh toán trái phiếu khi đến hạn thanh toán. Tài khoản này chỉ phản ánh gốc trái phiếu theo số tiền thực tế thu được khi bán trái phiếu, không phản ánh lãi trái phiếu phải trả. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 343: Bên Nợ: Số tiền thanh toán gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán. Bên Có: Số tiền huy động được thông qua phát hành trái phiếu. Số dư bên Có: Số tiền gốc trái phiếu chưa đến hạn thanh toán. 10- Bổ sung thêm Tài khoản 417 - Quỹ dự trữ bắt buộc: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và sử dụng Quỹ Dự trữ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích 5% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập Quỹ dự trữ bắt buộc. Việc trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của chế độ tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 417: Bên Nợ: Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng Quỹ dự trữ bắt buộc để bù đắp những thiếu hụt về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những cam kết thanh toán của khách hàng. Bên Có: Quỹ dự trữ bắt buộc tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Số dư bên Có: Quỹ dự trữ bắt buộc hiện có của doanh nghiệp. 11- Bổ sung thêm Tài khoản 418 - Quỹ dự trữ tự nguyện: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và sử dụng Quỹ Dự trữ tự nguyện của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trích lập Quỹ dự trữ tự nguyện từ lợi nhuận sau thuế hàng năm. Việc trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của chế độ tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 418: Bên Nợ: Quỹ dự trữ tự nguyện giảm do được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những cam kết thanh toán của khách hàng. Bên Có: Quỹ dự trữ tự nguyện tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Số dư bên Có: Quỹ dự trữ tự nguyện hiện có của doanh nghiệp. 12- Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 (Bổ sung thêm Tài khoản 4314 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư). Tài khoản 4311 - Quỹ khen thưởng: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ khen thưởng của doanh nghiệp. Tài khoản 4312 - Quỹ phúc lợi: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Tài khoản 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ của doanh nghiệp. Tài khoản 4314 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 4314: Bên Nợ: Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư giảm khi thu hồi các khoản đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi. Bên Có: Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư tăng do đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp. Số dư bên Có: Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư hiện có của doanh nghiệp. 13- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, Tài khoản 511 sửa lại có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm 1 tài khoản cấp 2 là Tài khoản 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm). Hạch toán Tài khoản 511 cần tôn trọng một số quy định sau: - Doanh thu bảo hiểm hạch toán trên Tài khoản 511 phải phản ánh chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. - Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung doanh thu và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. - Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ. - Phải hạch toán doanh thu liên quan đến từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đúng nội dung quy định trong chế độ tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511: Bên Nợ: - Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm; - Kết chuyển cuối kỳ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản doanh thu hàng bán bị trả lại khác; - Kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán khác; - Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Doanh thu cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác thực hiện trong một kỳ hạch toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5111 - Doanh thu bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5111 có 7 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51111 - Thu phí bảo hiểm gốc; Tài khoản 51112 - Thu phí đại lý giám định tổn thất; Tài khoản 51113 - Thu phí đại lý xét giải quyết bồi thường; Tài khoản 51114 - Thu phí đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; Tài khoản 51115 - Thu phí đại lý xử lý hàng bồi thường 100%; Tài khoản 51116 - Thu phí giám định tổn thất; Tài khoản 51118 - Thu khác. - Tài khoản 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5113 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51131 - Thu phí nhận tái bảo hiểm; Tài khoản 51138 - Thu khác. + Tài khoản 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5114 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51141 - Thu hoa hồng; Tài khoản 51148 - Thu khác. + Tài khoản 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5115 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51151 - Thu hoa hồng; Tài khoản 51158 - Thu khác. + Tài khoản 5118 - Doanh thu các hoạt động khác: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. 14- Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại, Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm Tài khoản 5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm): Hạch toán Tài khoản 531 cần tôn trọng một số quy định sau: - Các khoản hoàn phí, hoàn hoa hồng bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và chi tiết cho trong nước, ngoài nước. - Các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 531, cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 531: Bên Nợ: - Các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ; - Trị giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán bị trả lại phải trả cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh và doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 5311 - Hoàn phí bảo hiểm gốc; Tài khoản 5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm; Tài khoản 5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; Tài khoản 5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm; Tài khoản 5318 - Hoàn khác. 15- Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán, Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm Tài khoản 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm): Hạch toán Tài khoản 532 cần tôn trọng một số quy định sau: - Các khoản giảm phí, giảm hoa hồng bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và chi tiết cho trong nước, ngoài nước. - Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 532, cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 532: Bên Nợ: Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh và các khoản giảm giá hàng bán phải chi trả phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 5321 - Giảm phí bảo hiểm gốc; Tài khoản 5323 - Giảm phí nhận tái bảo hiểm; Tài khoản 5324 - Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; Tài khoản 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm; Tài khoản 5328 - Giảm khác. 16- Tài khoản 533 - “Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm”, đổi tên là “Phí nhượng tái bảo hiểm”. Hạch toán Tài khoản 533 cần tôn trọng một số quy định sau: - Phí nhượng tái bảo hiểm là khoản điều chỉnh để xác định doanh thu thuần bảo hiểm gốc. - Trong kỳ hạch toán số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm khi phát sinh phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 533, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 533: Bên Nợ: Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ; Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 533 không có số dư cuối kỳ. 17- Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm Tài khoản 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm): Hạch toán Tài khoản 624 cần tôn trọng một số quy định sau: - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm hạch toán trên Tài khoản 624 phải phản ánh chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung chi phí và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. - Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ. - Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được hạch toán theo đúng nội dung chi phí quy định trong chế độ tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 624: Bên Nợ: - Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang đầu kỳ; - Chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Bên Có: - Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang cuối kỳ; - Các khoản phải thu ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh khác phát sinh trong kỳ; - Số chi bồi thường bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn; - Giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 624 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6241 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản này có 9 tài khoản cấp 3: Tài khoản 62411 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm; Tài khoản 62412 - Chi hoa hồng; Tài khoản 62413 - Chi giám định tổn thất; Tài khoản 62414 - Chi đòi người thứ ba; Tài khoản 62415 - Chi xử lý hàng bồi thường 100%; Tài khoản 62416 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm; Tài khoản 62417 - Chi đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất; Tài khoản 62418 - Dự phòng nghiệp vụ; Tài khoản 62419 - Chi khác. - Tài khoản 6243 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm : Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3: Tài khoản 62431 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm; Tài khoản 62432 - Chi hoa hồng; Tài khoản 62433 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm; Tài khoản 62434 - Dự phòng nghiệp vụ; Tài khoản 62438 - Chi khác. - Tài khoản 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. - Tài khoản 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3: Tài khoản 62451 - Chi môi giới bảo hiểm; Tài khoản 62452 - Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Tài khoản 62458 - Chi khác. - Tài khoản 6248 - Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. 18- Tài khoản 711 - Thu nhập hoạt động tài chính: Sửa đổi về kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 711 như sau: Bên Nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. 19- Đổi tên Tài khoản 721 - “Các khoản thu nhập bất thường” thành “Các khoản thu nhập khác” Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 721: Bên Nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 721 không có số dư cuối kỳ. 20- Tài khoản 811 - Chi phí hoạt động tài chính: Sửa đổi về kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 811 như sau: Bên Nợ: - Các khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ; - Các khoản lỗ về hoạt động tài chính; - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ chi phí và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. 21- Đổi tên Tài khoản 821 - “Chi phí bất thường” thành “Các khoản chi phí khác” Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 821: Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. 22- Bổ sung thêm Tài khoản 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm: Dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm. Tài khoản 005 mở tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 005: Bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm. Bên Có: Kết chuyển doanh thu phát sinh sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng” khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với các hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm. Số dư bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm hiện có của doanh nghiệp. Tài khoản 005 có 2 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 0051 - Hợp đồng bảo hiểm gốc chưa phát sinh trách nhiệm: Dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm gốc mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm. Tài khoản 0052 - Hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm. 23- Bổ sung thêm Tài khoản 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm: Dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm. Tài khoản 006 được mở theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm. Tài khoản 006 cần theo dõi chi tiết theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ bảo hiểm chi tiết cho từng khách hàng. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 006: Bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm. Bên Có: Kết chuyển doanh thu phát sinh sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng” khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm. Số dư bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm hiện có của doanh nghiệp. 24- Bổ sung thêm Tài khoản 010- Cổ phiếu lưu hành. Tài khoản này phản ánh giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã phát hành và đang lưu hành. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 011- Cổ phiếu lưu hành: Bên Nợ: Giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã phát hành hoặc tái phát hành số cổ phiếu doanh nghiệp đã mua lại. Bên Có: Giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã mua lại sau khi phát hành hoặc đã thu hồi về để huỷ bỏ. Số dư Bên Nợ: Giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã phát hành và đang lưu hành. 25- Bổ sung thêm Tài khoản 012- Cổ tức phải trả Tài khoản này phản ánh số cổ tức hàng năm phải trả cho cổ đông, phải chia cho người góp vốn theo quyết định của HĐQT nhưng chưa trả tiền. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 012- Cổ tức phải trả: Bên Nợ: Số cổ tức phải trả hoặc lợi nhuận phải chia cho cổ đông, người góp vốn theo quyết định của HĐQT. Bên Có: Số cổ tức đã trả cho cổ đông, người góp vốn. Số dư bên Nợ: Số cổ tức còn phải trả cho cổ đông, người góp vốn. II- Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến những sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán: 1- Kế toán tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: - Khi tạm ứng tiền ngắn hạn hoặc dài hạn cho khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, ghi: Nợ các TK 128 (1282), 228 (2282) Có các TK 111, 112, 131,... - Khi được khách hàng thanh toán khoản tạm ứng, ghi: Nợ TK 111, 112, 331, ... Có các TK 128 (1282), 228 (2282) 2- Kế toán trích lập và sử dụng các quỹ dự trữ bắt buộc và dự trữ tự nguyện: - Cuối năm, xác định số quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện (nếu có) phải trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có các TK 417, 418 Khi chi sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, kế toán ghi: Nợ các TK 417, 418 Có các TK 111, 112 và các TK liên quan 3- Kế toán trích lập và sử dụng Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư: - Khi thực hiện đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán ghi: Nợ các 121, 128, 221, 228,... Có các TK 111, 112, 241, 331,... Đồng thời ghi giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi; tăng quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư: Nợ các TK 4311, 4312 Có TK 4314 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư 4- Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ: - Đối với các khoản chi bồi thường phải chi trả thuộc phần trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT, khi xảy ra tai nạn, tổn thất, căn cứ vào thông báo giải quyết bồi thường và các chứng từ liên quan, kế toán xác định và phản ánh số chi bồi thường bảo hiểm gốc phải trả và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo chế độ quy định, ghi: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241) (Số chi bồi thường không có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Số thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng số tiền chi bồi thường) - Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nếu không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Cuối kỳ, căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 33311) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Đồng thời căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 5- Kế toán chi phí và thu nhập hoạt động tài chính: - Khi phát sinh thu nhập hoạt động tài chính, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,... Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 33311)(nếu có) - Khi phát sinh chi phí hoặc các khoản lỗ về hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112,... - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang TK 911, ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net