logo

Quy trình kỹ thuật trồng ngô ở Kim Long

Giống mua từ trung tâm cây trồng TT Huế. Có 2 loại hạt giống: Hạt giống bắp nếp nù 58 của công ty TNHH Thần nông,thời gian sinh trưởng 60-65 ngày
Quy trình kỹ thuật trồng ngô ở Kim Long Nhóm 3: Trần Duy Phúc Lê Ngọc Nam Hoàng Tăng Rỗi Lê Thị Phương Thảo Thái Thị Mỹ Thành 1.Giống • Giống mua từ trung tâm giống cây trồng TT Huế • Có 2 loại hạt giống: + Hạt giống bắp nếp nù 58 của công ty TNHH Thần Nông, thời gian sinh trưởng 60-65 ngày 1.Giống + Hạt giống bắp nếp nù (66) của công ty TNHH thương mại Đại Địa, thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày 2. Thời vụ trồng • Mỗi năm thường có 3 vụ: • Vụ đông xuân bắt đầu từ cuối tháng 11 và thu hoạch vào tháng 2 • Vụ xuân hè: bắt đầu vào cuối tháng 3 • Vụ hè thu( vụ phụ) 3. Làm đất, gieo hạt • Đất trồng ngô thích hợp đất trung bình, đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất phù sa. Tầng đất trồng trọt dày không bị kết vón, mạch nước ngầm khi cao nhất không quá 50cm cách mặt đất. Tuyệt đối tránh đất mặn, Ph 5,5 – 7. • Yêu cầu kỹ thuật: đất phơi ải, thoáng sâu màu và đảm bảo giữ nước giữ màu tốt. 3. Làm đất, gieo hạt(tt) • Đất được cày bừa và nhặt cỏ kỹ 1 tháng trước khi trồng (vụ đông xuân). • Lên luống rộng 1m, giữa các luống cách nhau 1m. 3. Làm đất, gieo hạt(tt) • Ngô được trồng theo hốc, mỗi hốc từ 8- 10 hạt. 4. Mật độ • Xác định mật độ khoảng cách gieo ngô rất phức tạp, vì nó phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. • Khoảng cách 55 -60cm/ hốc • Hàng cách hàng 80cm • Luống cách luống 1m 5. Phân bón • Bón lót Mục đích: cung cấp dinh dưỡng cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng. - Lượng phân bón lót tương đối nhiều chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô. - Phân bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, chuồng, xanh và có thể kết hợp với phân vô cơ. Cách bón: bón vãi, bón hốc,bón theo rạch. 5. Phân bón(tt) • Bón lót - Thực tế + Chỉ bón phân lân, đạm, hoặc NPK + Lượng phân bón 5kg/sào 5. Phân bón(tt) • Bón thúc: Bón thúc có tác dụng tăng năng suất rõ rệt nhất. - Bón thúc lần 1: khi cây 3 - 4 lá. Lúc này dinh dưỡng trong hạt đã hết, thời kỳ này cây ngô phân đốt và lóng. + Liều lượng: Bón 1/3 đạm + 1/2 kali. Nên bón gần gốc. - Bón thúc lần 2: khi cây có 7 - 8 lá. Có tác dụng làm cho quá trình hình thành bắp được thuận lợi. 5. Phân bón ( tt ) + Liều lượng: 1/3 đạm + 1/2 kali. - Bón thúc lần 3: trước khi cây nhú cờ 10 - 15 ngày. Thời kỳ này cây ngô yêu cầu dinh dưỡng cao nhất. + Bón 1/3 lượng đạm còn lại. • Thực tế: + Lượng phân bón được chia đều cho 3 lần bón, mỗi lần 5kg/ sào. 6. Chăm sóc • Ngô sau khi gieo cần kiểm tra lại số cây mọc trên đơn vị diện tích. Nếu bị khuyết cây nhiều tiến hành ngâm hạt ngô trước cho nứt nanh sau đó dặm lại ở những chỗ không mọc. • Tỉa cây sớm lúc 3 – 4 lá năng suất cao hơn tỉa cây và làm cỏ muộn. • Làm cỏ lần 1: giai đoạn 3 – 4 lá dùng cuốc xới nhẹ trên mặt luống kết hợp với bón thúc lần 1. • Làm cỏ lần 2: giai đoạn 7 – 9 lá cày giữa hai luống ngô kết hợp phơi đất khô diệt cỏ, bón phân vun ngay. • Làm cỏ lần 3: khi ngô trỗ cờ và kết hợp vun gôc cao. 7. Bảo vệ thực vật • Cây ngô có nhiều loại sâu bệnh phá hại nên cần theo dõi thường xuyên liên tục để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. • Sâu hại: sâu xám, sâu đục thân... • Bệnh hại ngô: bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn, rỉ sắt... • Biện pháp phòng trừ: làm đất kỹ, phòng trừ cỏ dại, phun thuốc theo chỉ dẫn.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net