logo

Quy hoạch sử dụng đất đai theo hệ thống của FAO

10 bước thực hiện tương đối hữu dụng đã được xác định để hướng dẫn quy hoạch. Mỗi bước đại diện cho một hoạt động chuyên biệt hay cho những hoạt động trong một hệ thống và những thông tin đạt được của từng bước sẽ là nguồn cung liên tiếp cho các bước kế tiếp tạo thành một chuổi thực hiện liên hoàn.
z  Quy hoạch sử dụng đất đai theo hệ thống của FAO Quy hoạch sử dụng đất đai theo hệ thống của FAO (1993) TỔNG QUÁT Trong chương này sẽ trình bày mỗi bước của hệ thống theo các phần sau: * Mục đích tại sao cần có của mỗi bước * Các hoạt động chính trong mỗi bước * Những thông tin đươc thu thập và nguồn thống tin trong bước đó * Con người và trách nhiệm của các chủ thể trong đó. Mỗi bước sẽ được tóm lược lại theo dạng kiểm tra bảng. Các phần tóm lược và liên hệ đến bước kế tiếp sẽ cho thấy sự liên hệ thật chặc với nhau giữa các bước. Tuy nhiên, tùy theo các nguồn số liệu thu thập được và sự thay đổi chính sách của từng thời kỳ mà các bước này sẽ được lập lại cho phù hợp vớii điều kiện và yêu cầu mới. Các bước thực hiện Mỗi đề án quy hoạch sử dụng đất đai thì khác nhau. Những mục tiêu và tình hình địa phương các nơi cũng rất là thay đổi. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất đai, 10 bước thực hiện tương đối hữu dụng đã được xác định để hướng dẫn quy hoạch. Mỗi bước đại diện cho một hoạt động chuyên biệt hay cho những hoạt động trong một hệ thống và những thông tin đạt được của từng bước sẽ là nguồn cung liên tiếp cho các bước kế tiếp tạo thành một chuổi thực hiện liên hoàn. Những bước bao gồm: * Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan Trong tình trạng hiện tại cụ thể tìm ra những nhu cầu của người dân và nhà nước; quyết định trên vùng đất quy hoạch, diện tích cần thực hiện; những sự thống nhất nhau về mục tiêu chung và riêng của quy hoạch; sắp đặt các tư liệu liên quan trong quy hoạch. * Bước 2: Tổ chức công việc Quyết định những việc cần làm; xác định những hoạt động cần thực hiện và chọn lọc ra đội quy hoạch; xây dựng bảng kế hoạch và thời biểu các hoạt động và kết quả cần đạt được; bảo đảm có sự thảo luận chung để các thành viên trong đội tham gia phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình hoặc sự đóng góp của họ trong quy hoạch. * Bước 3: Phân tích vấn đề Nghiên cứu tình trạng sử dụng đất đai hiện tại, bao gồm việc khảo sát ngoài đồng; thảo luận và nói chuyện với người sử dụng đất đai để tìm ra nhu cầu họ đang cần và tầm nhìn, quan điểm của họ, xác định ra các vấn đề và phân tích nguyên nhân; xác định các khó khăn tồn tại cần thay đổi. * Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi Xác định và đề xuất sơ bộ ra các kiểu sử dụng đất đai mà có thể đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch; trình bày các chọn lọc trong sử dụng và thảo luận vấn đề trong quần chúng rộng rải. * Bước 5: Đánh gia thích nghi đất đai Trong mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử dụng đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của đất đai để cho ra được khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên cho các kiểu sử dụng có triển vọng đó. * Bước 6: Đánh giá những sự chọn lựa khả năng: phân tích môi trường, kinh tế và xã hội. Cho mỗi kết hợp thích nghi giữa sử dụng đất đai và đất đai, đánh giá ảnh hưởng của môi trường, kinh tế và xã hội cho người sử dụng đất đai và cho cả cộng đồng trong vùng đó. Liệt kê ra các kết quả thuận lợi và không thuận lợi của các khả năng chọn lựa cho hành động. * Bước 7: Lọc ra những chọn lựa tốt nhất. Tổ chức thảo luận trong toàn cộng đồng xã hội một cách công khai những khả năng chọn lựa khác nhau và kết quả của nó. Dựa trên cơ sở của các thảo luận này và các đánh giá của phần trên mà quyết định những thay đổi trong sử dụng đất đai và các công việc cần làm trong thời gian tới. * Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai. Thực hiện phân chia hay đề nghị những kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc cho các vùng đất đai đã được chọn ra; xây dựng kế hoạch quản lý đất đai thích hợp; xây dựng kế hoạch làm thế nào để chọn lọc ra các kiểu sử dụng đất đai có cải thiện để giúp cho thay đổi sử dụng đất đai theo chiều hướng tốt để có thể đưa vào kế hoạch thực hành quy hoạch; đưa ra những hướng dẫn về chính sách; chuẩn bị tài chánh; xây dựng bản thảo các luật cần thiết; chuẩn bị các thành viên bao gồm chính quyền, các ban ngành liên quan và người sử dụng đất đai. * Bước 9: Thực hiện quy hoạch. Trực tiếp đến tiến trình quy hoạch hay trong các đề án phát triển riêng biệt là đưa quy hoạch vào thực hiện; nhóm quy hoạch phải làm việc liên kết với các ngành thực hiện quy hoạch. * Bước 10: Theo dỏi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch. Theo dõi các tiến độ thực hiện và sự phát triển trong quy hoạch theo mục tiêu; cải biên hay xem xét sửa chữa quy hoạch theo những sai sót nhỏ trong kinh nghiệm. Trên cơ sở 10 bước trình bày trên, ta có thể gom lại thành các nhóm theo tính liên hoàn của nó như sau: - Nhận diện ra vấn đề: bước 1 - 3 - Xác định những gì là giải pháp có khả năng chọn lựa hiện tại: bước 4 - 6 - Quyết định ra những khả năng chọn lựa nào tốt nhất và chuẩn bị cho quy hoạch: bước 7 - 8 - Đưa quy hoạch vào hành động, xem quy hoạch tiến triển thế nào và rút tỉa kinh nghiệm: bước 9 - 10. Tất cả mười bước theo thứ tự trên sẽ được phân tích và hướng dẫn chi tiết trong chương sau về các bước thực hiện quy hoạch. Cần thiết cho uyển chuyển Trong các bước và những phương thức chi tiết được mô tả trong mỗi bước cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, có những trường hợp trong các đề án quy hoạch sử dụng đất đai khác nhau thì có tính biến động khác nhau rất nhiều nên các bước được trình bày trên cũng phải uyển chuyển thích hợp cho từng trường hợp khác nhau để đạt được tính tốt nhất phù hợp với điều kiện địa phương. Cần nhất phải hiểu mục đích của mỗi bước hay phương thức chi tiết để có thể quyết định thực hiện theo sự cần thiết trong phương thức đó hay có thể cải biên lại hoặc xem có bỏ sót những tình huống chuyên biệt quan trọng nào không. Qua các bước được trình bày trên và những mô tả liên hệ đến việc chuẩn bị cho quy hoạch sử dụng đất đai là những yêu cầu cần thiết cần phải có cho quy hoạch nên đây là công việc không phải quá cứng nhắc theo từng bước một trong phương thức của nó. Hai phương pháp khác cho quy hoạch là: quy hoạch khẩn cấp và quy hoạch phụ thêm. Quy hoạch khẩn cấp Những nhà quy hoạch sử dụng đất đai chỉ được mời đến khi sự việc nơi đó đã xảy ra và đã được nhận thấy, thí dụ như tình trạng đất bị xoáy mòn trầm trọng hay gây ra sự mặn hóa do phát triển các hệ thống tưới quá nhiều ở thượng lưu. Những sự chẩn đoán tức thì này phải được thực hiện dựa trên cơ sở của việc đi quan sát ngoài thực tế và các thông tin cần thiết cần phải thu thập ngay. Những đề nghị cho các hành động sửa chữa là rất cần thiết trong lúc này, do đó tiến trình quy hoạch sẽ bắt đầu từ bước 3, là phân tích vấn đề, và kết thúc một cách cụ thể theo từng bước từ 4 đến 10. Không có một phương thức cụ thể nào chỉ rõ trong các tình huống như thế này mà thường là do kinh nghiệm xác định ra các công việc cần thiết của đội quy hoạch và những phần chuyên môn về nguồn tài nguyên đất đai, khoa học xã hội, cũng như về chiều hướng hành chánh và luật pháp liên quan đến sử dụng đất đai. Quy hoạch phụ thêm Do quy hoạch không cần thiết phải tiến hành theo phương thức riêng biệt và thời gian cứng nhắc, nên trong quy hoạch có thể thực hiện phụ thêm bằng cách đưa ra một sự thay đổi nhỏ trong sử dụng đất đai của địa phương. Tiện lợi là khắc phục được những sai lầm nhận ra sớm trước khi quá trầm trọng, như quy hoạch cho vùng trồng trọt đang bị dịch hại tấn công. Điều này bản thân người dân cá thể khó có thể giải quyết được, mà nhà quy hoạch có thể đóng góp bằng cách tìm ra các phương pháp quy hoạch phụ thêm kèm theo quy hoạch chính. Các nhà quy hoạch có thể hổ trợ giúp đỡ thay đổi bằng cách quy hoạch phụ thêm dựa vào các kỹ năng chuyên môn riêng của họ. Khởi đầu cho việc quy hoạch phụ thêm là bắt đấu từ người sử dụng đất đai (phương pháp quy hoạch từ dưới lên trên – bottom-up). Phương pháp này đòi hỏi là cơ quan quy hoạch như là một nơi để có sự giao tiếp thường xuyên với người sử dụng đất đai, và từ đó có thể xây dựng phương án quy hoạch cụ thể cho từng yêu cầu cấp thiết trong từng giai đoạn. Về mặt chuyên môn quy trình thì phương pháp này một lần nữa cũng cho thấy phải bắt đầu từ bước phân tích vấn đề, bước 3 và tiếp theo sau các bước từ 4-10 theo quy định chung của quy trình quy hoạch, trong đó có một hoặc hơn một giải pháp cho những vấn đề khó khăn đã được nhận ra, cũng như những kết quả liên quan và hành động thực hiện. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch được xây dựng để từ đó đưa ra thực hiện trên thực tế, nên nếu chỉ quy hoạch cho biết hoặc phục vụ cho một vấn đề hội thảo nào thì rất là phí công cho việc xây dựng một chuyên đề quy hoạch. Thỉnh thoảng, kết quả của quy hoạch cho ra những kiến nghị không thích hợp theo ước muốn hay không thực tế; tuy nhiên, hầu hết các kết quả của quy hoạch đều thay đổi sử dụng đất đai theo chiều hướng thuận lợi theo mục tiêu quy hoạch ban đầu. Trong hầu hết các trường hợp thì thực hiện quy hoạch không thuộc trong tiến trình quy hoạch mà nó là phần ứng dụng thực tế. Bước thứ 8 là bước tách riêng ra cho thực hiện quy hoạch, trong khi đó thì bước thứ 10 lại nằm trong tiến trình theo dõi và các hoạt động khác trong quy hoạch mà nó tồn tại song song với thực hiện quy ho ạch. Trong khi đó bước thứ 9 cho thấy được vai trò tiềm năng của nhóm quy hoạch trong khi thực hiện. Ở cấp độ quốc gia, thực hiện quy hoạch thường là vấn đề của chính quyền để có thể quyết định theo các ưu tiên phát triển. Trong khi đó, quy hoạch ở cấp Tỉnh thường được thực hiện thông qua các đề án phát triển và đòi hỏi nhiều nhân lực và kinh phí hơn trong thực hiện so với cấp quốc gia mà quy hoạch như là phần cơ sở chung cho việc dự đoán tương lai. Do đó, trong trường hợp này thì bước thứ 8 và 9 mang tính hữu hiệu cho việc đánh giá tiền đề án. Quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp địa phương: Huyện, Xã có tính tổng hợp hơn và sử dụng cùng tài lực của nhóm quy hoạch như cấp Tỉnh. CHI TIẾT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG QUY TRÌNH CỦA HỆ THỐNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI FAO (1993) Mỗi đề án quy hoạch sử dụng đất đai thì khác nhau. Những mục tiêu và tình hình địa phương các nơi cũng rất là thay đổi. Tuy nhiên trong quy hoạch sử dụng đất đai 10 bước thực hiện tương đối hữu dụng đã được tìm ra như là một tiến trình trong quy hoạch. Mỗi bườc đại diện cho một hoạt động chuyên biệt hay cho những hoạt độ trong một hệ thống và những thông tin đạt được của từng bước sẽ cung cấp tiếp cho các bước kế tạo thành một chuổi thực hiện liên hoàn. Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan Khởi đầu: Quy hoạch chỉ có thể được hình thành khi đã có sự thảo luận giữa những người muốn quy hoạch bao gồm người sử dụng đất đai, nhà nước và các nhà quy hoạch. Do đó, trong bước một này giữ vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi các ý tưởng và thông tin. Chính quyền và các người đại diện cho dân cư trong các khu quy hoạch sẽ trình bày tóm lược các vấn đề khó khăn họ đang gặp phải và những mục tiêu nào cần đạt được để giải quyết các vấn đề khó khăn đó cho các nhà quy hoạch được rõ. Từ đó nhà quy hoạch cũng phải trình bày rõ ràng các khả năng nào có thể giúp giải quyết được. Sau đó, tổ chức một đợt tham quan thực tế khu vực quy hoạch và các nhà quy hoạch có thể thấy rõ được thực trạng của khu quy hoạch và có thể tiếp xúc trực tiếp với người địa phương để hiểu những ước muốn của họ. Đây là một bước rất hữu ít cho nhà quy hoạch trước khi thảo luận chi tiết sâu hơn. Nhiệm vụ Những công việc sau đây có thể được bao gồm trong bước 1 của tiến trình quy hoạch. Một vài công việc sẽ lập lại chi tiết hơn trong bước 3 và 4. * Xác định khu vực quy hoạch. Xác định và vẽ bản đồ vị trí khu quy hoạch bao gồm: kích thước, ranh giới, trung tâm dân cư. * Tiếp xúc với các người dân trong vùng quy hoạch. Trước khi có những quyết định chính thức, cần phải có sự tiếp xúc giữa các nhà quy hoạch với đại diện hay trực tiếp dân cư hoặc các người sử dụng khác mà khi quy hoạch sẽ bị ảnh hưởng để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng. Vấn đề này có thể hổ trợ cho hai mục tiêu: thứ nhất là cung cấp cho nhóm quy hoạch có cái nhìn tổng quan thực tế khu quy hoạch; thứ hai là những người sử dụng đất cho những góp ý trong việc thay đổi sử dụng đất đai. Ngoài ra, cần thiết cũng phải tiếp xúc đầy đủ với tất cả các tổ chức địa phương như: Hội phụ nữ, nhóm dân tộc thiểu số, nhà chăn nuôi đồng cỏ, cũng như các người dân trực tiếp canh tác khác. Đặc biệt chú ý đến những nhóm người thiểu số là những người sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên xem ảnh hưởng như thế nào đến họ, và nhất là những sản phẩm thu được của họ từ nguồn tài nguyên này. * Những thông tin cần về khu vực quy hoạch. Đây là bước đầu tiên thu thập các thông tin cần thiết để có đủ các chi tiết trong việc thực hiện các bước sau. Từ những thông tin này có thể xây dựng lên kế hoạch dự kiến sẽ thực hiện và cần phải đạt được. Dựa vào những loại thông tin cần thiết để phát thảo thông tin cơ bản về khu quy hoạch. * Thiết lập mục tiêu. Những mục tiêu có thể hình thành từ những vấn đề khó khăn của địa phương như năng suất cây trồng thấp, thiếu nguồn thức ăn gia súc, hay từ chính sách và những ưu tiên phát triển quốc gia thí dụ như gia tăng sản phẩm cho xuất khẩu. Ở bất kỳ mức độ quy hoạch nào thì mục tiêu quy hoạch cũng phải bắt nguồn từ mục tiêu phát triển quy hoạch của cấp cao hơn và cấp thấp hơn để thực hiện phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên. Liệt kê ra tất cả các vấn đề khó khăn và thuận lợi, sau đó phân biệt ra mục tiêu phát triển lâu dài mà trong đó trong từng giai đoạn quy hoạch cần phải đạt được, đồng thới tách hẳn mục tiêu của cấp cao hơn mà không liên quan đến vùng quy hoạch. * Xác định những khó khăn và thuận lợi. Nêu rõ ra các hiện trạng sử dụng đất đai hiện tại. Xác định các vấn đề khó khăn cần giải quyết và phát huy thêm và cải tiến những cơ hội thuận lợi. * Xác định những tồn tại khó khăn liên quan đến tiến hành thực hiện. Những tồn tại ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch đã được đề xuất về các mặt luật pháp, kinh tế, xã hội và môi trường. Phải nhìn nhận cụ thể bất kỳ sự can thiệp nào trong thực hiện quy hoạch bằng khả năng của chính quyền, những tổ chức khác và người sử dụng đất đai trong tiến hành quy hoạch. * Thiết lập nên các tiêu chuẩn cho quyết định sử dụng đất đai. Có nhiều sự chọn lựa trong sử dụng đất đai mà trong đó có một số có nhiều triển vọng cho thu nhập lợi nhuận cao so với đầu tư, hay một trong những kiểu sử dụng đó cho tính bền vững cao so với lượng dân số nông thôn quá lớn. Do đó có nhiều tiêu chuẩn giữ vai trò tương đối quan trọng trong việc quyết định sử dụng đất đai. * Xây dựng phạm vi quy hoạch. Những phạm vi nào bao gồm trong toàn quy hoạch, và những những quy hoạch khác vẫn còn đang cho ảnh hưởng . * Xây dựng giai đoạn quy hoạch. Đây là thời biểu độ dài thời gian cho quy hoạch có thể tiến hành. Có thể thời gian là ba hay bốn năm hay hơn nữa và cho thấy có khả năng bị gẩy đổ trong giai đoạn tổng hợp và chỉnh sửa. * Đồng ý về mặt nội dung và hình thức của quy hoạch. Tự đặt câu hỏi xem những nội dung nào cần cho quy hoạch? Trình bày kết quả như thế nào? Thí dụ như nó có bao gồm luôn về các mặt cây trồng, kỷ thuật cải tiến của quản lý đất đai, khuyến nông, nâng cấp cơ sở hạ tầng hay luật lệ mới ? Hình thức quy định tùy thuộc vào tất cả các người trong các bộ phận tham gia và trách nhiệm mà đã được phân chia thành các nhóm. * Quyết định những cần thiết trong điều hành. Những vấn đề này bao gồm kinh phí cho tiến hành quy hoạch, chính quyền và tổ chức các đội, thiết bị hoạt động, hợp tác với những ban ngành khác, sửa soạn cho thu giử các số liệu và báo cáo, những người cần thiết có thể giúp hay những người cần được thông báo về kế hoạch và lịch sản xuất của quy hoạch. Những thông tin cơ sở về khu vực quy hoạch Để được bắt đầu, đội quy hoạch sẽ cần những thông tin cơ sở ban đầu về đất đai, con người, tổ chức hành chánh, các dịch vụ của vùng quy hoạch. Những thông tin này sẽ được chi tiết hoá trong bước 3. Trong bước 1, nhà quy hoạch phải tìm những thông tin hữu dụng nào có thể có được càng nhiều càng tốt, nơi thu thập và người có trách nhiệm có thể giúp thu thập và người có thể là cầu nối giữa đội quy hoạch và các ban ngành trong địa phương và cộng đồng xã hội nơi đó. Nhà quy hoạch phải tìm ra các thông tin cần thiết và hữu dụng mà đôi lúc không có được, do đó cần phải thiết lập nên thời biểu và chi phí cho công việc này. Mức độ rộng của thông tin và số lượng chi tiết cần thiết sẽ thay đổi theo mức độ quy hoạch. Sau đây là một số thí dụ về thông tin cần thiết có thể có được trong yêu cầu của bước đầu quy hoạch: * Tài nguyên đất đai. Khí hậu, thủy văn, địa chất, đất, thực vật (bao gồm rừng và đồng cỏ), sinh vật đất, bịnh. Nguồn số liệu bao gồm bản đồ nền, không ảnh và ảnh vệ tinh, những khảo sát hiện có và dử liệu được ghi nhận từ các cơ quan. * Hiện trạng sử dụng đất đai. Những khảo sát và ghi nận được từ các ngành về sử dụng đất đai, hễ thống canh tác, rừng, mức độ sản xuất và chiều hướng. * Cơ sở hạ tầng hiện có. Vận chuyển, thông tin và dịch vụ nông nghiệp, quản lý chăn nuôi và rừng. * Dân số. Số dân, chiều hướng tăng giảm của nhân hộ khẩu, vị trí dân cư, vai trò của phụ nữ, nhóm dân tộc thiểu số, giai cấp, lảnh đạo. * Quyền sử dụng đất đai. Luật về quyền sử dụng đất đai đối với nông nghiệp, đồng cỏ, rừng bảo tồn, rừng quốc gia. * Cấu trúc xã hội và tập quán. Sử dụng đất đai đã gắn liền lâu đời với lịch sử và văn hóa của người dân trong khu vực. Hiểu rỏ thực trạng hiện tại là điều rất cần thiết quan trọng trong việc cải thiện sử dụng đất đai. * Chính quyền. Cơ cấu hành chánh và những ban ngành chính; những dịch vụ cần phải có và những nhu cầu cho chính quyền tại đó. Hỏi đại diện dân địa phương về những hoạt động của các ban ngành có liên quan đến hoạt động của đội quy hoạch. * Luật pháp. Luật và những qui định ảnh hưởng đến sử dụng đất đai; lệ làng và tập quán có ảnh hưởng đến luật pháp chung trong cộng đồng xã hội. * Tổ chức phi chính phủ NGOs. Tìm xem có bao nhiêu tổ chức phi chính phủ đang hổ trợ phát triển trong vùng quy hoạch và tìm xem các dự án nào đã và đang thực hiện, thí dụ như các tổ hợp tác giữa các nông trang với nhau để ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ những vấn đề này sẽ cho thấy vai trò của quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai. * Tổ chức thương mại. Tiếp xúc với các tổ chức thương mai hay những công ty mà có ảnh hưởng đến việc quy hoạch như sản phẩm nông nghiệp, chế biến, công ty phân bón. Các tư liệu và kinh phí Bước 1 này là nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai. Nếu không có quan điểm rỏ ràng thì sẽ gây khó khăn cho các bước sau. Đặc biệt đây là bước cần thiết quan trọng để phát triển gần hơn mối quan hệ giữa người sử dụng đất đai, nhà nước, đội quy hoạch và những thành viên tham gia khác trong tiến trình quy hoạch. Một yêu cầu chính của bước này là xác định những thành phần chính của đề án quy hoạch. Từ đây, đề cương phải được định nghĩa rộng mà đủ và cho phép uyển chuyển trong việc tìm các giải pháp của vấn đề sử dụng đất đai trong khoảng thời gian giới hạn và nguồn tài nguyên hữu hiệu. Trong bước 1 này sau khi hoàn thành sẽ cho ra tập tài liệu về đề án quy hoạch trong đó gồm có cả đề cương của thực hiện thử nghiệm quy hoạch với: mục tiêu chung, mục đích riêng, thời gian và kinh phí cần thiết. Bước 2: Tổ chức công việc Trong bước này là quyết định những việc cần làm; xác định những hoạt động cần thực hiện và chọn lọc ra đội quy hoạch; xây dựng bảng kế hoạch và thời biểu các hoạt động và kết quả cần đạt được; bảo đảm có sự thảo luận chung để các thành viên trong đội tham gia phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình hoặc sự đóng góp của họ trong quy hoạch. Những công việc quy hoạch cần làm Sắp xếp công việc không phải là việc làm ngẫu hứng và thích thú. Tuy nhiên nếu không thực hiện phần này thì kết quả sẽ cho ra sự thiếu điều phối, dễ chán nản và có những đình hoản không cần thiết. Dĩ nhiên là sẽ có những sự kiện không tiên đoán trước được sẽ xảy ra nhưng tổ chức công việc tốt có thể dự đoán trước được nhiều vấn đề khó khăn và giúp mọi người cùng làm việc với nhau với tất cả sức lực của họ. Bước này chuyển đổi phương thức quy hoạch tổng quát từ bước 1 thành các công việc của các chương trình cụ thể chi tiết. Từ đó biết được những gì cần làm, đuyết định phương pháp, xác định ai sẽ là người làm, chuyên biệt hóa các trách nhiệm cho mỗi thành viên của đội, kế hoạch công tác nhân sự và những hoạt động và phân chia nguồn nhân lực cho các bước tiếp theo trong tiến trình quy hoạch. Sự cần thiết tổ chức công việc Điều phối những hoạt động khác nhau trong quy hoạch sử dụng đất đai thì rất quan trọng bởi vì: * Nhiều công việc có thời gian dài trước đó. Như thu thập các thông tin phải thực hiện càng sớm càng tốt, một vài khảo sát cần nhiều tháng mới xong. * Dịch vụ hổ trợ phải được tổ chức. Như vận chuyển, lao động, bản đồ, in ấn. Những cái này phải được lập thời khóa biểu để khi cần thiết thì sẽ phục vụ hổ trợ kịp thời, nhờ đó sử dụng nhân lực tốt hơn và giảm các chi phí không cần thiết. * Cung cấp vật tư. Cụ thể trong công việc là yêu cầu phải có bản đồ, không ảnh hay ảnh vệ tinh. Những vật tư khác tuy tầm thường hơn nhưng lại rất cần thiết như xây dựng trại chứa máy, và các phụ tùng máy móc, nếu không cũng đòi hỏi thời gian tìm kiếm khi có sự cố cho máy móc. * Tập huấn, di chuyển, họp sơ kết và tư vấn cần thiết phải làm lịch công tác cụ thể. Lịch công tác này sẽ làm theo từng tháng và giữa các tháng. Thời gian của cán bộ cần tập huấn thường là những trở ngại lớn nhất trong đề án quy hoạch. Phải có sự điều chỉnh tốt theo từng thời kỳ giai đoạn trong việc xác định nhu cầu cần thiết của đề án, quyết định cho từng trường hợp cụ thể theo các hoạt động và thông tin riêng biệt. Cách thực hiện công việc Đầu tiên, liệt kê ra tất cả những công việc và hoạt động chính của quy hoạch. Đối với mỗi công việc, lập ra những gì cần thiết phải làm cũng như nhân sự có kỷ năng đảm nhận và các nguồn khác đòi hỏi. Xác định nhân sự và tổ chức sẽ chịu trách nhiệm cho mỗi công việc và những cái khác liên quan có thể đóng góp vào. Bảng kiểm tra liệt kê công việc và trách nhiệm theo thứ tự ưu tiên. Mọi người tham gia cần biết những yêu cầu gì nơi họ và họ sẽ chịu trách nhiệm phần nào. Thời gian cần thiết để hoàn thành cho mỗi công việc, đặc biệt là công việc phải hoàn thành đúng hạn trước khi một công việc khác được bắt đầu. Phân chia kinh phí và vật tư. Xây dựng kinh phí chia cho các hoạt động và liệt kê ra các thiết bị cần thiết thí dụ như phương tiện vận chuyển, vật tư. Hình thức đơn giản nhất để mô tả kế hoạch công việc là bảng, như trình bày trong bảng 1. Điều này có thể được mỡ rộng thêm phần nơi hoạt động, vật tư cần, thời gian sử dụng, phân bố kinh phí và chi tiết kết quả tìm được như báo cáo, bản đồ. Sử dụng biểu đồ hình thanh là cách trình bày kế hoạch công việc. Màu được dùng để tô lên các thanh và chỉ rõ các giai đoạn hoạt động từ đó theo kế hoạch tiến hành. Nếu đề án quá lớn và phức tạp thì có thể sử dụng sơ đồ dạng phân bố nhánh. Công việc được dựa trên các hoạt động đi trước, hoạt động này phải hoàn thành trước khi đến hoạt động kế tiếp. Như trong sơ đồ phân nhánh cũng chỉ sự chú ý đến các hoạt động chính trong toàn các hoạt động của đề án. Tuy nhiên, đề án quy hoạch sử dụng đất đai phải được phát triển dần. Không phải tất cả các hoạt động có thể trông thấy trước được hết và theo đúng lịch thời gian, đặc biệt là trong tình trạng bao gồm nhiều tổ chức độc lập với những công việc khác nhau. Sự phân tích theo nhánh phân bố thường không thích hợp cho một sự phát triển của đề án quy hoạch với khung thời gian mỡ rộng qua nhiều năm, nhưng mỗi chuyên ngành có thể có riêng kế hoạch làm việc về kiểu này cho mỗi bước khác nhau trong tiến trình thực hiện. Bước 3: Phân tích vấn đề Sau khi thực hiện các bước trước đó về mặt thảo luâün, đề cương tư liệu, và chuẩn bị kế hoạch, bước 3 là bước đầu tiên liên quan đến chi tiết về mặt kỷ thuật của đánh giá sử dụng đất đai, đây là bước khá lớn. Trước nhất, phân tích hiện trạng sử dụng đất đai và so sánh nó với mục tiêu quy hoạch; để làm việc này cần phải xác định các đơn vị bản đồ đất đai và hệ thống sử dụng đất đai. Kế đến, xác định các vấn đề khó khăn mà hiện trạng sử dụng đất đai đang gặp phải bao gồm luôn cả về mặt tự nhiên và tính trầm trọng của nó. Cuối cùng là phân tích nguyên nhân của vấn đề. Tình trạng hiện tại của sử dụng đất đai: Trong bước 1, một số số liệu thực tế cơ bản đã được thu thập. Bây giờ trong bước này là thu thập toàn bộ thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai càng chi tiết càng tốt để cung cấp các số liệu cơ cở thực tế cho các bước kế tiếp sau đến khi thực hiện dự án. Hầu hết các số liệu thông tin này phải được trình bày mô tả trên bản đồ. Như với số liệu về mặt cơ cấu hành chánh, khung luật pháp và các tổ chức liên quan đã được thu thập ở bước 1, thì các số liệu cần phân tích trong bước này cụ thể các vấn đề như sau: * Dân số. Phân tích số lượng, tuổi và giới tính, chiều hướng phát triển dân số và sự phân bố. Điểm nghiên cứu có thể là: thành phố, xã hay các vùng dân cư nông thôn, chỉ và mô tả trên bản đồ. * Tài nguyên đất đai. Có được, biên soạn, hay các nơi cần thiết có khảo sát số liệu về nguồn tài nguyên đất đai liên quan đến công việc quy hoạch. Những vấn đề này bao gồm: dạng hình đất đai, khí hậu, vùng khí hậu nông nghiệp, đất, thực vật, nguồn tài nguyên đồng cỏ, rừng và thiên nhiên. * Việc làm và thu nhập. Tóm lược số liệu về việc làm và thu nhập theo diện tích, tuổi, xã hội và nhóm dân tộc ít người. * Hiện trạng sử dụng đất đai. Những thông tin hiện có thường bị lạc hậu hay không có độ tin cậy cao do sử dụng đất đai luôn thay đổi theo thời gian. Xây dựng bản đồ sử dụng đất đai theo hiện trạng mới nhất thì cần thiết và đây là nền tảng cho sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất đai. * Sản lượng và chiều hướng. Số liệu sản lượng theo cột bảng và hình để cho thấy hướng tăng giảm của sản lượng và dự đoán kinh tế cho giai đoạn quy hoạch. Những số liệu thông tin này càng lượng hoá càng tốt. * Cơ sở hạ tầng. Đường xá, thị trường và trung tâm dịch vụ cũng phải chỉ trên bản đồ. Hầu hết các thông tin này sẽ có được nhờ vào các số liệu hiện có, bổ sung bằng cách đi khảo sát sơ bộ để kiểm tra số liệu hiện có đáng tin cậy không và bổ sung nguồn số liệu mới. Những khoảng hở của các nguồn số liệu sẽ được bổ sung bằng phương pháp đánh giá nông thôn nhanh, ảnh viễn thám và khảo sát thực tế cũng như thảo luận với các ban ngành hay người biết về vùng đất đó như các cán bộ khuyến nông hoặc các cán bộ lâm nghiệp. Đơn vị đất đai và hệ thống sử dụng đất đai. Phân tích tình trạng hiện tại có thể cần thiết tách vùng nghiên cứu ra thành các đơn vị đất đai có những đặc tính tự nhiên như khí hậu, dạng hình đất đai, đất và thực vật tương đối đồng nhất. Mỗi đơn vị đất đai có cùng những khó khăn và cơ hội phát triển và đáp ứng giống nhau trong cách quản lý. Đơn vị đất đai thích hợp ở mức độ quốc gia có thể là vùng khí hậu nông nghiệp; ở cấp độ Tỉnh là hệ thống đất đai; và mức độ huyện, xã là những biểu loại đất đai hay các đơn vị bản đồ đất khác. Bước kế tiếp là xác định các hệ thống sử dụng đất đai thông dụng nhất, những vùng về mặt kinh tế và sử dụng đất đai tương tự nhau. Đây có thể là những hệ thống canh tác hay các hệ thống sử dụng đất đai trên nền tảng là rừng. Hệ thống sử dụng đất đai thường được định nghĩa như là những loại cây trồng chính yếu trên một loại đơn vị đất đai. Những tiêu chuẩn khác cho việc phân biệt ra các hệ thống sử dụng đất đai trong một đơn vị đất đai là những nông trang lớn nhỏ có hay không có chăn nuôi. Một thực tế khó khăn là không có đơn vị đất đai cũng như hệ thống đất đai cùng ranh giới với đơn vị hành chánh để tương ứng với số liệu về kinh tế, dân số để dễ dàng trong việc tính toán cho quy hoạch. Điều này giải quyết không dễ dàng: nhà quy hoạch phải làm việc cùng lúc với đơn vị đất đai, hệ thống sử dụng đất đai và đơn vị hành chánh. Những vấn đề của sử dụng đất đai Để định nghĩa ra một vấn đề nào đó thì cần phải thiết lập nên tình trạng hiện tại của vấn đề đó, chỉ ra được những khó khăn không thích hợp và xác định cách có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Như từ quy hoạch khu định cư mới trên vùng đất trống, giai đoạn chẩn đoán của vấn đề thì có tầm quan trọng nhất. Nếu không nhận ra hết các vấn đề và phân tích nguyên nhân của nó, thì trong quy hoạch sẽ không thay đổi được gì so với tình trạnh hiện có. Ba phương pháp khá gần nhau có thể dùng trong giai đoạn này là phân tích hệ thống canh tác, chẩn đoán và thiết kết, và đánh giá nhanh nông thôn. Phương pháp khảo sát cơ bản có thể được tóm lược như sau: * Nói chuyện với mọi người * Xem cụ thể đất đai “Con người” bao gồm nông dân và những người sử dụng đất đai khác, lảnh đạo địa phương, cán bộ khuyến nông và các cán bộ của các ban ngành trong vùng. Khi thời gian cho phép thì phải tổ chức phỏng vấn nông dân theo các mẫu của các hệ thống sử dụng đất đai khác nhau. Trong bảng 4.1 cho thấy một vài thí dụ về các vấn đề của hệ thống sử dụng đất đai. Cách xác định các hệ thống sử dụng đất đai nào quan trọng nhất bởi các nông dân, các ban ngành địa phương và đội quy hoạch. Cùng thời gian đó, cần phải xác định ra các nguyên nhân của vấn đề. Cho thí dụ như sự thiếu thức ăn gia súc do các canh tác khác đã xâm lấn diện tích đồng cỏ trong thời gian qua, trong khi đó lại thiếu luân canh đồng cỏ hay thiếu việc kiểm soát số lượng gia súc tiếp theo sau đó. Những ảnh hưởng có thể gián tiếp như thiếu lao động ở nông trang trong thời kỳ cần công nhất làm cho ảnh hường đến năng suất mà nguyên nhân có thể do phụ nữ trong giai đoạn đó đã phải đi một khoảng khá xa để thu lượng củi hoặc nước nên không thể quay về nhanh được. Bảng 4.1: Những vấn đề trong sử dụng đất đai: hiện tượng và nguyên nhân HIỆN TƯỢNG CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Di dân ra thành thịThu nhập ở nông thôn thấpThiếu các cơ hội có việc làmDinh dưỡng và sức khỏe kémSản lượng chưa đầy đủ cho tự cung tự cấpThiếu nhiên liệu chất đốt và gổThiếu diện tích cho đồng cỏ chăn nuôiNăng suất thấp và không ổn địnhSa mạc hóa dần nông trangPhá dần các vùng rừng và khu vực bảo tồn thiên nhiênMẫu thuẩn giữa sử dụng đất trồng trọt chăn nuôi và phi nông nghiệpSự suy thóai đất đai có thể thấy trước mắt. thí dụ đất trồng bị xoáy mòn, trầm lắng phù sa làm nâng cao đáy sông rạch và mặt ruộng, sự suy thoái đất trồng cây, mặn hóa hệ thống tưới, ngập lũ. CÁC NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Những vấn đề xã hộiÁp lực dân số trên nguồn tài nguyên đất đaiSự phân bố mất cân đối của đất đai, nguồn vốn và cơ hộiNhững hạn chế trong quyền sử dụng đất đai và quyền tư hữu đất Nguy hại nguồn tài nguyên tự nhiên và những giới hạnPhân phối và cung cấp nguồn nước chưa đầy đủĐất dốc bất thườngĐất có khuynh hướng bị khô hạnThoát nước kémSâu bịnh Không đối chiếu được giữa sử dụng đất đai và khả năng thích nghi đất đaiKiểm soát nước chưa đầy đủKhai hoang vùng đất dốcThực hành canh tác bảo vệ đất đai chưa tốtThời gian để hoang cây buội chưa đủ Những vấn đề liên quan đến quy hoạch nông thônNguồn năng lượng điện chưa đủThiếu lượng phân bón và thuốc trừ sâu bịnhThiếu thị trường, cơ cấu giá không phù hợpThiếu nguồn vốnPhương tiện vận chuyển chưa đủThiếu hổ trợ về kỷ thuật Hình 1 Hình 4.1: Mô hình đơn giản nguyên nhân và hiệu quả của trình trạng sử dụng đất đai, xác định những điểm có thể can thiệp vào. Quan sát ngoài đồng cũng bổ khuyết cho phỏng vấn nông dân. Hỏi nông dân những vấn đề mà trong khi khảo sát vùng chung quanh hoặc gần đó đã có nhiều vấn đề cần quan tâm. Điều này sẽ cho thấy thực tại vấn đề khó khăn tự nhiên như xoáy mòn đất, diện tích đồng cỏ quá nhiều, hay sự suy thoái rừng ngày càng cao. Lấy hiện trạng sử dụng đất đai làm nền tảng và hỏi: * Hiện nay quản lý đất đai như thế nào ? * Những gì sẽ xảy ra nếu hiện trạng canh tác này tiếp tục mà không thay đổi ? Tại sao phải sử dụng phương cách canh tác này ? Có phải do là phương cách hữu hiệu hay do tập quán canh tác lâu đời, hay do thiếu lao động, thiếu nguồn vốn, cần lương thực ổn định, cần tiền, do cần thời gian cho các hoạt động giải trí hay các hoạt động khác trong cộng đồng xã hội, mong ước giữ lại quyền sử dụng đất đai, thiếu kỷ thuật hay kiến thức hoặc khả năng quy hoạch kém ?Tất cả vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Cố gắng phân biệt rõ ràng giữa hiện tượng và nguyên nhân. Thí dụ như nguyên nhân trực tiếp của thiếu lương thực là do năng suất ngày càng giảm từ kết quả canh tác liên tục không cho đất nghĩ , hay bởi vì áp lực gia tăng dân số. Những vấn đề gây ra đôi khi được mô hình hóa. Mô hình này có biến động khoảng kết nối nguyên nhân - hiệu quả để giả định một cách định lượng hay mô hình về kinh tế. Mô hình giúp cho thấy sự kết nối nhau trong hệ thống sử dụng đất đai và có thể giúp xác định ra được những cơ hội tốt cho những thay đổi trong quy hoạch. Chia tách những vấn đề ra để có thể được giải quyết khắc phục bởi những quy hoạch nhỏ của địa phương mà những quy hoạch đó đều nằm trong phạm vi của đề án. Thí dụ như không hổ trợ cho sản xuất cây trồng xuất khẩu trong việc mang lượng khối lớn đi, nếu không có đường vận chuyển ra biển. Trong giai đoạn quy hoạch này có thể tóm lược lại thành vấn đề trình bày mà mỗi vấn đề ghi nhận như sau: * Đặc tính và tính nghiêm trọng của vấn đề giữa đơn vị đất đai và hệ thống sử dụng đất đai, * Ảnh hưởng trước mắt và lâu dài; * Tóm lược nguyên nhân về: môi trường, kinh tế, và xã hội. Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi Những vấn đề cần phải chú ý và nghiên cứu đã được hiểu rõ sau khi trải qua ba bước đầu, bước kế tiếp này là tìm và làm cách nào để giải quyết hay cải tổ những vấn đề đó. Điều này đòi hỏi phải có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nhóm quy hoạch để đưa ra các khả năng cơ hội khác nhau cho việc thay đổi, người sử dụng đất đai là người đóng góp ý kiến cho các cơ hội này và có thể đưa ra các giải pháp của riêng họ và chính quyền là nơi quyết định chọn ra các khả năng có thể tiếp tục cho việc phân tích trong các bước kế tiếp. Tìm những sự thay đổi khác nhau trong các giải pháp cho trường hợp một, rồi chọn lọc ra các vấn đề có triển vọng. Tất cả các giải pháp hợp lý sẽ phải được bao gồm trong bước 4 này và sẽ tiếp tục có những khó khăn mới trong tiến trình quy hoạch. Vấn đề quan trọng trong bước này là đi đến chổ nhất trí với nhau về những ưu tiên đòi hỏi giữa người sử dụng đất đai, nhà quy hoạch và chính quyền, đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu của cộng đồng nơi quy hoạch. Những cơ hội Quy hoạch thì bao gồm việc tìm kiếm và đánh giá các cơ hội để lấp đầy những khoản hở giữa tình trạng thực tế và mục tiêu. Những cơ hội phải được đưa ra bằng con người, tài nguyên đất đai chưa được sử dụng, công nghệ mới và kinh tế hay những trường hợp chính trị. * Con người: trình bày nên những cơ hội dưới dạng lao động, kỷ năng, tập quán và khả năng có thể tự điều chỉnh sự thay đổi để tồn tại trong những trường hợp khó khăn. Sự phối hợp ở cấp độ địa phương có thể được khuyến khích bằng sự hổ trợ sự tham gia của nhóm sử dụng đất đai vào trong tiến trình quy hoạch và thông qua những tổ chức người mua sản phẩm và người sản xuất. * Đất đai: có thể hiện diện ở các vùng đã phát triển hay những vùng có nguồn tài nguyên chưa khai thác như thủy điện, khoáng sản có kinh tế, phong cảnh và đời sống thiên nhiên. Địa điểm của những vùng quy hoạch có thể cho được những thuận lợi về mặt chiến lược đối với thương mại hay quốc phòng. Đất đai luôn luôn có được những tiềm năng cho sản lượng tốt hơn hay đa dạng hơn, và cần có đầu tư trong quản lý sử dụng. * Những cây trồng mới và sử dụng đất đai: có thể có sẳn. Trong những trường hợp có sự thay đổi quá nhiều như sự gia tăng dân số, thì sẽ không có khả năng giải quyết những vấn đề bằng sự cải thiện tình trạng sử dụng đất đai hiện tại. Cách sử dụng hoàn toàn mới sẽ phải được thiết lập nên như xây dựng hệ thống tưới cho toàn vùng hay các công trình khác. * Công nghệ cải tiến: có thể được chuyển giao để khai thác hết tiềm năng sản xuất của đất đai thí vụ như: phân bón, thuốc trừ sâu, tiến hành hệ thống thoát hay tưới cải tiến, cách mới để tồn trử và chế biến sản phẩm, cải thiện giống cây trồng và vật nuôi. Trung tâm nghiên cứu và khuyến nông giử vai trò quan trọng trong việc phát triển, thích nghi và giới thiệu công nghệ mới. * Những cơ hội kinh tế: bao gồm những nguồn vốn mới, thị trường mới hay có cải thiện, thay đổi cơ cấu giá, cải thiện phương tiện vận chuyển và thông tin. Thông thường khi áp dụng những kỷ thuật mới trên đất đai thì đưa lại những khó khăn hay không thể thực hiện được do giá cả của đầu tư và sản phẩm. Chính quyền có thể có những hàng động tạo nên những cơ hội, thí dụ như thay đổi cơ chế quyền sử dụng đất đai và cơ cấu hành chánh cũng như chính sách thuế, giá, bù giá và đầu tư. Ở bước này, những cơ hội có được chưa cần thiết phải trình bày ở mức chi tiết nhưng cũng phải đủ rộng để bao gồm tất cả các cơ hội có thể biến thành hiện thực. Trong tiến trình quy hoạch thì bước này thường được gọi là bước “động nảo”. Những khả năng chọn lựa cho thay đổi Thông thường thì có nhiều cách để giải quyết các vấn đề. Những khả năng chọn lựa có thể cần thiết cho sự quan tâm của các nhóm để tạo sự cạnh tranh và phục vụ, đây được xem như là điểm bắt đầu cho sự thỏa thuận. Trong quy hoạch chỉ có thể chấp nhận được khi có nhiều khả năng chọn lựa. Những khả năng chọn lựa được phát triển ra trong bước này sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược đang theo đuổi để đạt đến mục tiêu. Những cơ hội và những vấn đề được đưa ra là xuất phát từ con người, đất đai, kinh phí lẫn những nguồn tài nguyên sẳn có khác. Thí dụ những vấn đề của sản lượng lương thực sẽ đòi hỏi những tác động trong nông nghiệp và kinh tế; những cơ hội cho ngành du lịch sẽ tùy thuộc hoàn toàn cách tổ chức du lịch trong cách tiếp đãi và hấp dẫn. Những cách chọn lựa có thể được mô tả dưới dạng ý nghĩa như sau: * Chọn lựa quy hoạch không sử dụng đất đai. Các vấn đề không có trong sử dụng đất đai nhưng lại liên quan mật thiết đến tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai. Thí dụ được trình bày trong hình 7 cho thấy dân số, chính sách và viện trợ lương thực thì được nằm cạnh bên cạnh phạm vị của quy hoạch sử dụng đất đai. * Sự phân chia sử dụng đất đai. Kiểu sử dụng đất đai được phân chia cho những vùng chuyên biệt của đất đai; thí dụ nông trang có hệ thống tưới và vùng thung lũng, rừng trên các vùng đất dốc và sự giử dòng chảy. Những sự chọn lựa này được áp dụng một cách rộng rải trong các khu định cư mới nhưng lại khó khăn cho các vùng đất đã được định cư và canh tác lâu đời. * Những dạng sử dụng đất đai mới. Sự thay đổi hoàn toàn được thực hiện và giới thiệu loại sử dụng đất mới mà trước đây chưa được thực hành tại vùng đó, thí dụ như xây dựng hệ thống tưới sẽ làm thay đổi các cơ cấu và cách sử dụng đất đai. * Cải thiện những kiểu sử dụng đất đai. Cải thiện được thực hiện trên các hệ thống nông trang hiện đang có hay các kiểu sử dụng khác để làm cho sản xuất được ổn định và bền vững. Sự cải thiện này thường được thực hiện thông qua các trung tâm khuyến nông, và thường được kết hợp với sự nâng cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác. Chọn lựa này có được trực tiếp từ sự phân tích các vấn đề. Đó là một trong những nguyên tắc chính có ý nghĩa mang đến sự thay đổi trong vùng mà đã được định cư trước. * Những tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn có thể bao gồm những hướng dẫn quy hoạch và những giới hạn. Thí dụ như những tiêu chuẩn cho bảo vệ có thể chuyên biệt ra “ không canh tác trong vòng 40 m của dòng chảy hay trên các vùng đồi có độ dốc lớn hơn 120 “; những giới hạn bảo vệ an toàn cuộc sống và những tính chất có thể chuyên biệt “không xây nhà hay phát triển kỷ nghệ trong các vùng đã quy hoạch ngập và đất lỡ”. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của loại này thì khó mà ép buộc ngoại trừ vấn đề đã đưa đến những thiệt hại cụ thể. Những tiêu chuẩn khác liên quan đến quản lý đất đai, thí dụ như tiêu chuẩn xây bậc thang, bón phân hay thoát nước. Mức lời của vốn vay cho cải thiện nông trang phải hạn chế ở mức thấp thí dụ khoảng 5%. Cho bước kế tiếp đánh giá đất đai, những tiêu chuẩn này được đưa vào phần xác định kiểu sử dụng đất đai. Phương thức Không có phương thức cố định trong việc chọn lựa các khả năng cho sự thay đổi. Một vài phần của chương trình sẽ được đề nghị bởi nông dân, cán bộ khuyến nông hay những người có quan tâm đến vùng quy hoạch, trong khi những người quy hoạch đang phát triển vấn đề khác từ những thông tin có trong bước 3. Điều cần thiết là phải cất giử những thông tin từ các người quan tâm đến dự án và tìm kiếm những quan điểm của họ. Một vài hướng dẫn như sau: * Tập trung vào các câu hỏi liên quan đến những hoạt động trong quy hoạch. Một số quyết định đã được thực hiện rồi ở cấp quy hoạch cao hơn. Thí dụ như đã có quyết định xây dựng con đường xuyên qua khu vực quy hoạch ở cấp quốc gia. Sự chọn lựa còn lại trong quy hoạch là làm thế nào thể từ con đường đã được quy hoạch để làm cho có tác dụng tốt hơn trong quy hoạch ở cấp Tỉnh hay cấp địa phương để phục cho khu dân cư. * Quan tâm đến những chiến thuật sử dụng đất đai thay đổi. Không có những chiến thuật theo sau thì được theo một mình. Những chiến thuật phải đại diện hoàn toàn và được sử dụng như là một nền tảng cho phân tích và so sánh của những chương trình khác nhau trong hành động: - Không thay đổi. Tiếp tục với hệ thống sử dụng đất đai hiện tại. Khi có vấn đề xảy ra thì gần như nó vẫn được thích hợp, nhưng phải xác định kết quả để có những đề nghị cải thiện cho có hiệu quả hơn. - Sản xuất tối đa. Cho tất cả các sản phẩm hay cho một số sản phẩm đã được chọn lọc thí dụ như cây lương thực, cho được lợi nhuận tối đa hay hổ trợ cho số lượng lớn dân chúng trong vùng đất đó. - Đầu tư chung tối thiểu. Mang những cải tiến mà có lợi nhuận cho mọi người dân trong khi thực hiện những nhu cầu thấp nhất trên một kinh phí đầu tư hiếm. - Bảo vệ tối đa. Sản lượng tối đa trong một khoảng thời gian ngắn có thể sẽ đưa đến sự xoáy mòn đất đai hay gây ô nhiễm. Để có các cách chọn lựa cho bảo vệ tự nhiên tối đa thì cần nhiều chi phí, hay có thể chỉ cho sản lượng ở mức thấp hơn. - Bình đẳng tối đa. Những cố gắng hổ trợ có chủ ý cứu giúp cho những bộ phận nghèo của nguyên cộng đồng hay cho dân tộc thiểu số. * Xác định một khoảng cần thiết mà các giải pháp có thể thực hiện được. Những khả năng chọn lựa có thể được xây dựng trên nhiều tiêu đề khác nhau. Nhà quy hoạch phải tìm ra các tiêu đề có liên quan đến mục tiêu của đề án quy hoạch vùng đó. Lần nữa, có sự thỏa thuận giữa các vấn đề trọng yếu cần thiết: - Loại sản xuất. Những loại sản phẩm của cây trồng nào được giúp đở để hổ trợ cho: thương mại, tự cung tự cấp hay kết hợp cả hai ? Làm thế nào để phân chia đất đai hay nguồn tài nguyên cho các loại sản xuất khác nhau ? - Sản xuất và bảo vệ. Một sự tương hợp giữa các cách chọn lựa này thì thường rất cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn. Những tiêu chuẩn, và sự phân chia đất đai cho các loại sử dụng khác nhau, có thể khác nhau giữa các kiểu chọn lựa. Thí dụ như góc độ dốc tối đa cho đất canh tác có thể chỉ khoảng 200 trở lại cho chọn lựa “sản xuất” và chỉ có 80 cho chọn lựa “bảo vệ”. - Tự làm hay đầu tư bên ngoài. Các chọn lựa thì thích hợp cho các kiểu sử dụng trên cơ sở các cơ cấu câu trồng truyền thống, có kỷ thuật trung bình và vốn địa phương. Các chọn lựa đòi hỏi có giúp đở bên ngoài vào có thể giới thiệu kỷ thuật cao hơn, có thể là những cây trồng mới hay nguồn tài chánh từ bên ngoài. Xác định khoảng rộng với những giải pháp khả dĩ để có thế đáp ứng với các nhu cầu cho vùng quy hoạch. Thí dụ như nếu có sự khan hiếm chất đốt, tất cả đất đai chỉ sử dụng cho sản xuất ra chất đốt, ngay cả nguyên vùng đó là đồng cỏ chăn nuôi và từ đó cho thấy là cũng tạo ra sự khan hiếm đồng cỏ. Để chọn lựa, nguyên liệu phải được nhập khẩu, nếu có khả thi, thì không cần thiết phải thay đổi các cơ cấu để sử dụng cho trồng cây giải quyết chất đốt. * Phát triển các cách chọn lựa trong các vấn đề bức xúc. Phát triển những khả năng chọn lựa mà có những cơ hội thật sự cho thực hiện. Những khoảng biến động từ trung bình đến tối đa của các cách chọn lựa chủ yếu dựa trên những khó khăn về cấp bách của xã hội, kinh phí và hành chánh, những đòi hỏi của những sử dụng đất đai cạnh tranh nhau và những đánh giá ban đầu của khả năng thích nghi đất đai. Do đó những nhà quy hoạch phải chú ý như trong thí dụ về vấn đề khó khăn chất đốt và đồng cỏ chăn nuôi thì có thể phát triển cho 3 cách chọn lựa: chia 20% đất đai cho canh tác cây lấy chất đốt, để dành 30% đất đai cho đồng cỏ và nhập thêm dầu nguyên liêu để đủ số lượng yêu cầu của chất đốt khi bị giảm diện tích cho đồng cỏ thay vì đủ diện tích chất đốt là 30%, song song đó phương cách lựa chọn thứ hai là có thể giảm diện tích đồng cỏ để có đủ diện tích chất đốt rồi cải tiến thăm canh chăn nuôi cho sản lượng cao hơn để bù vào diện tích đồng cỏ đã bị giảm. Sử dụng đất đai tương hợp thì cần phải kết hợp để thoả mản các yêu cầu. Thí dụ như phương pháp quản lý rừng đa dạng có thể được phát triển kết hợp các yếu tố sản lượng gổ, vùng trữ nước, đời sống hoang dã và nghĩ ngơi. Công nghệ Nông-Lâm nghiệp hiện taị cho phép vừa sản xuất sản phẩm như thức ăn gia súc, cây ăn quả trên cùng vùng đất, với cách này vừa cho sản lượng vừa bảo vệ được đất. Ở cuối gia đoạn 4, các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng phải được xác định và chuyên biệt hóa dưới dạng những gì cần phải đạt được, thí dụ “nông trang tổng hợp trồng trọt và chăn nuôi để gia tăng sản lượng chăn nuôi đồng thời làm ổn định đất” . Tuy nhiên, ở giai đoạn này, những thông tin về yêu cầu và tiềm năng của các kiểu sử dụng đất đai này thì chưa hoàn toàn hoàn chỉnh. Kết quả từ Bước 5 và Bước 6 có thể sẽ cho thấy những cách chọn lựa có triển vọng không rõ lắm, do đó trong Bước 4 cần thiết phải thực hiện các khả năng chọn lựa sử dụng đất đai. Thảo luận quyết định và công khai các vấn đề khó khăn và khả năng chọn lựa. Những bước tiếp theo sau về mặt trách nhiệm thì được quyết định bởi chính quyền. Những người quy hoạch phải chuẩn bị tình trạng vấn đề (từ bước 3) và khả năng chọn lựa cho sự thay đổi sử dụng đất sao cho phù hợp với những thảo luận quyết định và công khai: rõ ràng, những tóm lược chính, nhưng với khả năng chứng cứ chi tiết cho sự xem xét kỷ lưởng. Khả năng chọn lựa được trình bày cho các người đại diện của quần chúng địa phương, lảnh đạo chính quyền và những ban ngành liên quan khác. Một quyết định cơ bản là trong những công việc hàng ngày, thì những mục tiêu ban đầu vẫn luôn luôn hiện hữu. Giả sử như có sự chọn lựa giữa hai vấn đề thì xem vấn đề nào thuộc diện ưu tiên và cũng với nhửng khả năng chọn lựa nào cho nhiều triển vọng trong những phần nghiên cứu xa hơn. Cuối cùng chính quyền sẽ chọn quyết định những cái cần cho hành động ở những mức độ khác của quy hoạch sử dụng đất đai (thí dụ như cấp độ quốc gia, phải được đưa lên từ quy hoạch cấp độ Tỉnh) và những hoạt động ngoài sự mong ước của phạm vi quy hoạch sử dụng đất đai. Theo những quyết định này, mục tiêu của các các công việc kế tiếp nhau phải được chuyên biệt hóa. Sự lập lại theo không gian của Bước 2 bây giờ thì cần thiết, những bước liên tiếp quy hoạch chuyên biệt hơn trước đó. Nếu cần thiết thì kinh phí cũng có thể được bổ sung hay làm kỷ lại và thời biểu cũng phải được soạn ra. Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai Tổng quát Trong bước hình thành nên phần trung tâm của đánh giá đất đai, phương thức thực hiện theo các câu hỏi đặt ra sau: * Cho từng kiểu sử dụng đất đai riêng biệt thì vùng nào cho thích hợp nhất ? * Trong một vùng nào đó thì kiểu sử dụng nào tốt nhất ? Cách để biết được vấn đề trên cho có hệ thống thì được biên soạn trong “ Cấu trúc của đánh giá đất đai” (FAO, 1976) và những phương thức chi tiết được trình bày trong quyển “Hướng dẫn đánh giá đất đai cho nông nghiệp sử dụng nước trời, nông nghiệp có tưới, lâm nghiệp và đồng cỏ” . Đơn giản hóa phương thức đánh giá đất đai bao gồm: * Mô tả kiểu sử dụng đất đai có triển vọng. * Mỗi kiểu sử dụng đất đai phải được xác định yêu cầu, thí dụ như về nước, dinh dưỡng, tránh xoái mòn; * Xây dựng bảng đồ đơn vị đất đai trên cơ sở các kết quả khảo sát và mô tả những đặc tính tự nhiên như khí hậu, độ dố, loại đất; * So sánh yêu cầu của các kiểu sử dụng đất đai với những đặc tính của đơn vị bản đồ đất đai để tiến đến phân hạng khả năng thích nghi đất đai. Đất đai có thể bị giảm cấp từ “tốt” đến “xấu” không phân biệt loại sử dụng và quản lý nào đang được canh tác, vì mỗi loại sử dụng có yêu cầu riêng. Thí dụ: * Lúa có nhu cầu nước cao và hầu hết các giống lúa đều phát triển dưới điều liện ngập nước; không có những cây ngũ cốc nào khác có thể chịu đựng ngập nước trong suốt thời gian sinh trưởng. * Trà, mía, cây cọ dầu cần sự vận chuyển hữu hiệu đến nhà máy chế biến; hầu hết các cây không trồng cho tự cung tự cấp. * Đối với việc sử dụng cơ giới để làm đất thì bị giới hạn bởi sự hiện diện của đá hay sỏi lẫn trong đất, do đó khi sử dụng trâu, bò cày bằng tay thì sẽ có hiệu quả hơn. Mô tả kiểu sử dụng đất đai Một kiểu sử dụng đất đai là loại sử dụng đất đai được mô tả dưới sản phẩm và phương cách quản lý. Khi khảo sát ở tỉ lệ nhỏ cấp quốc gia, mô tả kiểu sử dụng mang tính cách tổng quát thí dụ như “sản xuất lúa miến”, “bảo vệ rừng”. Ở cấp độ Tỉnh hay địa phương Huyện Xã thì phải mô tả riêng biệt và chi tiết hóa mô. Thí dụ như sản xuất sorghum thì làm đất bằng cơ giới hay bằng súc vật ? Có sử dụng phân bón không ? Việc bảo vệ rừng do các hạt kiểm lâm của nhà nước hay do công đồng dân chúng hay vùng đó phụ trách ? Việc mô tả kiểu sử dụng đất đai phục vụ cho 2 mục đích. Đầu tiên đây là nền tảng cho việc xác định yêu cầu sử dụng đất đai của cây trồng. Thứ hai sự chuyên biệt hóa cách quản lý được sử dụng như là cơ sở cho các dịch vụ khuyến nông hay cho vấn đề cần thiết đầu tư trong quy hoạch. Kiểu sử dụng đất đai đều được dựa trênnhững cải thiện có triển vọng mà đã xác định được trong bước 4. Những kiểu này có thể cải tiến để phù hợp với điều kiện sử dụng hiện tại, như trồng cây ăn trái hay đồng cỏ kết hợp với việc bảo vệ đất, hay có một số vấn đề mới được đưa vào trong vùng như các loại cây trồng có thu nhập cao. Chọn lọc chất lượng đất đai và đặc tính đất đai Yêu cầu sử dụng đất đai được mô tả bằng chất lượng đất đai để cho được sản xuất bền vững. Chất lượng đất đai là những đặc trưng phức tạp của đất đai mà nó ảnh hưởng trực tiếp lên sử dụng đất đai. Thí dụ như khả năng hữu dụng của nước và dinh dưỡng, điều kiện cho rễ phát triển và nguy hại do xoái mòn. Hầu hết các chất lượng đất đai được xác định bằng những tác động nôi tại của các đặc tính đất đai là những đặc trưng có thể đo lường được của đất đai. Thí dụ như chất lượng đất đai “khả năng hữu dụng nước” thì được xác định từ sự cân bằng giữa nhu cầu nước và cung cấp nước. Nhu cầu về tiềm năng bốc hơi bề mặt đất và cây trồng; sự cung cấp nước có từ mưa, sự thấm lậu, trử nước trong đất và khả năng cây trồng có thể hấp thụ từ nước giữ trong đất. Trong trường hợp “khả năng hữu dụng của nước”, có thể tính toán được giá trị lượng hóa đáng tin cậy cho chất lượng đất đai. Nhu cầu nước của các loại cây đa niên như mía, cao su thì lớn hơn rất nhiều hơn các loại cây có chu kỳ sinh trưởng ngắn như các loại cây đậu. Nước tồn trử trong đất khoảng 200mm thì có thể đủ cho vùng nhiệt đới nhưng lại không đủ cho các vùng có xảy ra hạn xảy ra theo từng mùa. Đối với các cây trồng chính, mô hình lượng hóa đã được phát triển để ước lượng năng suất cây trồng dưới những khoảng của các gía trị định tính. Trong bất kỳ đề án riêng biệt nào, chỉ có một số chất lượng đất đai giới hạn được chọn lọc để sử dụng trong đánh giá đất đai. Tiêu chuẩn chọn lọc là: * Chất lượng phải ảnh hưởng lên sự phát triển và sản lượng hay chi phí của cây trồng. Vài chất lượng đất đai ảnh hưởng hầu hết các loại sử dụng đất đai thí dụ như ”khà năng hữu dụng nước”, hay một số chất lượng đất đai thì chỉ cho riêng biệt từng loại sử dụng như “điều kiện để chín” là chất lượng đất đai ảnh hưởng * Điều kiện tiên quyết của chất lượng đất đai là phải có trong vùng quy hoạch. Nếu một chất lượng đất đai đầy đủ cho mọi nơi thì không cần thiết phải đề cập đến. Thí dụ như hầu hết các cây trồng nhiệt đới thì mẫn cảm với sương muối, nhưng phần lớn các vùng nhiệt đới đất thấp trũng thì chất lượng đất đai "nguy hại do sương muối" thì không được đề cập đến. Khi đã có những chất lượng đất đai đã chọn lọc, thì từ đó quyết định chọn ra các đặc tính đất đai để sử dụng cho việc đánh giá các chất lượng đất đai đó. Thí dụ chất lượng đất đai "nguy hại do xoái mòn" đòi hỏi những đặc tính đất đai như: cường độ mưa, gốc độ dốc, và những đặc tính đất. Phải có sự thỏa thuận nhau trong việc chọn các đặc tính đất đai cho chất lượng đất đai, vì trong đó có một số đặc tính đất đai không liên quan trực tiếp một cách chính xác đến chất lượng đất đai nhưng là những thông tin hữu ích và thực tế. Ngoài ra cũng thấy những giới hạn trong việc chọn ra các đặc tính đất đai đang có sẳn hay phải thu thập nhanh chóng. Trong trường hợp nếu chưa có được các thông tin cần thiết của các đặc tính đất đai để mô tả các chất lượng đất đai quan trọng thì phải tiến hành dã ngoại khảo sát thực tế hoặc thực hiện các thí nghiệm để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết đó. Trong đánh giá đất đai đôi khi cũng thực hiện cho phân hạng một cách trực tiếp từ những đặc tính đất đai, thí dụ thay vì sử dụng "khả năng hửu dụng của nước" thì dùng trực tiếp đặc tính " lượng mưa"; hay sử dụng đặc tính "độ dốc" thay vì sử dụng "nguy hại do xoái mòn". Khi sử dụng những đặc tính đất đai này khi trong chất lượng đất đai chỉ được diễn tả bằng một đặc tính đất đai. Do đó, trong thực tế khi sử dụng đặc tính đất đai thay cho chất lượng đất đai thì phải thật cẩn thận thì kết quả cho ra sẽ tương tự nhau. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đặc tính đất đai Trong bước 3, đơn vị đất đai được xác định như là cơ sở cho việc chẩn đoán các vấn đề. Do đó cần thiết phải xây dựng bản đồ chi tiết để mô tả các đặc tính đất đai, thí dụ như chia các hệ thống sử dụng đất đai thành các phần của đất đai riêng, hay đưa các đơn vị đất phức tạp thành những biểu loại đất. Những tiêu chuẩn để chọn ra các đơn vị đất đai tùy thuộc vào tỉ lệ bản đồ vùng nghiên cứu. Khảo sát xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tùy thuộc vào kế hoạch và yêu cầu sử dụng đất đai mà các thông tin và đặc tính đất thu được phải đáng tin cậy và hữu dụng. Đất, diều kiện về khí hậu nông nghiệp, liệt kê tài nguyên rừng và đồng cỏ là những nguồn số liệu chính cho việc xây dựng bản đồ này. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia thì khảo sát ở tỷ lệ khoảng 1/1.000.000 đến 1/500.000 cũng khá chi tiết, cấp tỉnh thì khoảng 1/100.000 đến 1/50.000. Khảo sát nguồn tài nguyên tự nhiên đòi hỏi một số thời gian nhất định và sẽ làm chậm lại qui trình của quy hoạch. Tuy nhiên, những kinh nghiện trong thời gai đã qua cho
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net