logo

Quảng Ngãi

Tài liệu tham khảo về Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi Tỉnh Chính trị và hành chính Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm Bí thư tỉnh ủy Phạm Đình Khối ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê Chủ tịch HĐND Phạm Minh Toản mía xứ đường[1]". Chủ tịch UBND Nguyễn Xuân Huế Biểu tượng của tỉnh Địa lý Tỉnh lỵ Thành phố Quảng Ngãi Thuật ngữ núi Ấn sông Trà dùng để chỉ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Từ lâu Miền Nam Trung Bộ trong tiềm thức của người dân địa Diện tích 5.137,6 km² phương cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Các thị xã / 1 Thành phố và 13 Huyện Núi Thiên Ấn[2] vào hàng danh sơn (ghi huyện vào tự điển) và sông Trà Khúc vào hàng Nhân khẩu đại xuyên (con sông lớn, khắc vào dụ đỉnh cùng với sông Vệ[3]). Núi Ấn soi Số dân 1.259.400 người mình xuống dòng sông Trà như dấu ấn • Mật độ 245 người/km² của trời đóng xuống dòng sông nên Dân tộc Việt, Hrê, Co, Xơ-đăng được Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh (sau là Quảng Ngãi thập nhị cảnh) là "Thiên Ấn niêm hà". Ngày 2 tháng 3 năm 1990, Bộ Văn Mã điện thoại 55 hóa - Thể thao và du lịch đã công nhận Mã bưu chính: 52 núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng (trên ngọn núi này) ISO 3166-2 VN-29 là thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết Website [1] định số 168 VH/QĐ. Biển số xe: 76 Vị trí địa lý Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía bắc. Hành chính Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 7 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi: • Thành phố Quảng Ngãi • Huyện Ba Tơ • Huyện Bình Sơn • Huyện Đức Phổ • Huyện Minh Long • Huyện Mộ Đức • Huyện Nghĩa Hành • Huyện Sơn Hà ( Trang chủ UBND huyện Sơn Hà ) • Huyện Sơn Tây • Huyện Sơn Tịnh • Huyện Tây Trà • Huyện Trà Bồng • Huyện Tư Nghĩa Địa lý Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền riêng biệt. Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu. • Tổng diện tích: 513.520 ha • Đất ở: 6594 ha • Đất nông nghiệp: 99.055 ha • Đất lâm nghiệp: 144.164 ha • Đất chuyên dùng: 20.797 ha • Đất chưa sử dụng: 37.061 ha Khí hậu Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng. Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phương tạo ra. Mưa 2.198 mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12, còn các tháng khác thì khô hạn. Dân số • Dân số: 1.271.370 người (2004). Trong đó vùng đồng bằng là 1.064.879; vùng núi là 186.689 người và vùng hải đảo 19.802 người. • Dân tộc trong tỉnh gồm: Việt (Kinh), Hrê, Co, Xơ Đăng... Kinh tế Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 Cơ cấu kinh tế: • Nông lâm ngư nghiệp: 32% • Công nghiệp - xây dựng: 33,5% • Dịch vụ: 34,5% Tăng trưởng kinh tế: • GDP: 12,3% • Nông lâm ngư nghiệp: 4,3% • Công nghiệp - xây dựng: 25,7% • Dịch vụ: 11,2% Dự kiến chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2007 Cơ cấu kinh tế: • Nông lâm ngư nghiệp: 29-30% • Công nghiệp - xây dựng: 36-37% • Dịch vụ: 33-34% Tăng trưởng kinh tế: • GDP: 13-13,5% • Nông lâm ngư nghiệp: 4,5-5% • Công nghiệp - xây dựng: 26-27% • Dịch vụ: 11-12% GDP bình quân đầu người: 447 USD Khu công nghiệp:(Tổng quan) • Khu công nghiệp Quảng Phú (Thành phố Quảng Ngãi) • Khu công nghiệp Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) • Khu công nghiệp Phổ Phong (huyện Đức Phổ) Khu kinh tế Dung Quất (tiền thân là khu công nghiệp Dung Quất, huyện Văn hóa Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và nói đến Văn hóa Chăm Pa không thể không kể đến hệ thống thành lũy Chàm. Nói đến Quảng Ngãi người ta thường nghĩ ngay đến "núi Ấn sông Trà", khu kinh tế đầu tiên Việt Nam Dung Quất với thành phố Vạn Tường tương lai. Quảng Ngãi là quê hương của Trương Định, Lê Trung Đình; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh... Hiện tại ngành giáo dục Quảng Ngãi có: Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết nơi đào tạo các thế hệ học sinh, trưởng thành đã trở thành những cán bộ lãnh đạo của tỉnh và trung ương điển hình là Trần Đức Lương, trường cũng có học sinh tham gia cuộc thi Olympia (VTV3) đoạt chức vô địch năm thứ 7 [2]. Và ngày 7/9/2007, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi và Cao đẳng cộng đồng Quảng Ngãi thành trường Đại học Phạm Văn Đồng[3] là trường chính quy đầu tiên thuộc UBND tỉnh quản lý, tuyển sinh khu vực miền trung và tây nguyên. Ngoài ra, tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa có trường Cao đẳng tài chính - kế toán thuộc Bộ Tài Chính là trường tuyển sinh trên toàn quốc duy nhất tại Quảng Ngãi. Lễ hội • Lễ hội nghinh cá Ông • Lễ khao lề thế lính ( Lý Sơn ) • Lễ hội đâm trâu • Lễ hội cầu ngư • Lễ hội đua thuyền truyền thống Du lịch Là tỉnh duyên hải, Quảng ngãi có địa hình khá phức tạp, dãy Trường Sơn đâm ra sát biển nên tạo nhiều thắng cảnh đẹp như: Núi Thiên Ấn, Sa Kỳ, Núi Phú Thọ và Cổ lũy cô thôn. Với đường bờ biển dài 150 km kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió với nhiều bãi biển đẹp: Khe Hai, Mỹ Khê, Minh Tân, Đức Tân, Sa Huỳnh... Và nhắc đến Quảng Ngãi là người ta nghĩ ngay đến: Ba Tơ, Vạn Tường, Trà Bồng, Mỹ Lai. Với sự quan tâm thích đáng của tỉnh và Tổng cục du lịch Việt Nam - Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch trong những năm gần đây ngành du lịch đã trở nên khởi sắc. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net