logo

Quần thể

Quần thể là: - tập hợp các cá thể cùng loài, - cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định, - các cá thể trong quần thể giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (QT giao phối).
Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Tiết 21- Bài 20: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ. Hình 1. Rừng Quốc gia Cúc phương Hình 2. Tre Thanh Hóa Hình 3. Ngỗng biển Khái niệm quần thể: Quần thể là: - tập hợp các cá thể cùng loài, - cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định, - các cá thể trong quần thể giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (QT giao phối). => Mỗi QT là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung, có thành phần kiểu gen đặc trưng và tương đối ổn định. Về mặt di truyền, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối. Ví dụ nghiên cứu về hệ nhóm máu MN trong quần thể người có: 298 MM, 489 MN, 213NN. Tính: a. Tần số KG của quần thể? b. Tần số alen M và N? Giải : a. Tần số tương đối của các kiểu gen: Ta có tổng số cá thể trong quần thể người được nghiên cứu là: 298+ 489+ 213= 1000 (người) thì: + Tần số kiểu gen MM= 298/ 1000= 0,298. + Tần số kiểu gen MN= 489/1000= 0,489. + Tần số kiểu gen NN= 213/1000= 0,213. b. Tần số alen: + Tần số alen M= 0, 298+ 0, 489/2= 0,5425. + Tần số alen N= 0,489/2+ 0,213= 0,4575. Hình 4. Bọt biển Khái niệm quần thể tự phối - Quần thể tự phối là quần thể mà trong đó sự tự phối xảy ra ở từng cá thể ở loài sinh sản hữu tính tự phối, sinh sản vô tính hay sinh sản sinh dưỡng. -Trong quần thể tự phối chỉ có quan hệ mẹ con chứ không có quan quan hệ đực- cái. - Quần thể tự phối điển hình là các QT TV tự thụ phấn hay động vật lưỡng tính tự thụ tinh(Bọt Biển). 2. Nghiên cứu của W. Jôhansen: Hình 5. Phaseolus vulgaris a. Nội dung: Theo dõi sự di truyền về khối lượng hạt của cây đậu tự thụ phấn Phaseolus vulgaris, ông đã phân lập được 2 dòng: + dòng hạt nặng, khối lượng trung bình: 518,7mg; + dòng hạt nhẹ, khối lượng trung bình là 443,4mg. => Quần thể gồm những cây khác nhau về mặt di truyền. Sau đó ông theo dõi tiếp riêng rẽ sự di truyền của mỗi dòng hạt thì không thấy dòng nào có sự khác biệt về khối lượng hạt như trường hợp trên. => Qt thực vật tự thụ phấn gồm những dòng thuần có KG khác nhau. b. Kết luận: Quá trình tự phối làm cho QT dần dần bị phân thành những dòng thuần có KG khác nhau và sự chọn lọc trong dòng không có hiệu quả. Hình 20- sgk. Sự biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể tự phối qua các thế hệ. P Aa I1 AA Aa aa AA Aa aa I2 AA Aa aa I3 AA Aa aa I4 AA aa I5 AA aa I6 Bảng 1. Sự biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể tự phối qua các thế hệ. Thế Tần số kiểu gen Tần số alen hệ AA Aa aa A a 0 1 0 P I1 I2 I3 … In Bảng 1. Sự biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể tự phối qua các thế hệ. Thế Tần số kiểu gen Tần số alen hệ AA Aa aa A a 0 1 0 P ½ ½ I1 ¼ ½ ¼ ½ ½ 3/8 3/8 I2 ¼ ½ ½ 7/16 1/8 7/16 I3 ½ ½ … … … … … … In ½(1-1/2n) 1/2n ½(1-1/2n) ½ ½ Phiếu học tập số Trắc nghiệm Câu 1. Vốn gen của quần thể là: A. toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể. B. toàn bộ các gen của các cá thể sống trong một quần thể. C. toàn bộ các alen của tất cả các gen có trong quần thể. D. toàn bộ các gen trong quần thể giao phối. Câu 2. Tần số tương đối của gen được tính bằng: A. tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số alen trong quần thể. B. tỉ lệ giữa số kiểu gen được xét đến trên tổng số gen trong quần thể. C. tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số alen của mỗi cá thể. D. tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể. Câu 3. Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiểu thế hệ thì: A. tần số tương đối của các alen thay đổi. B. tần số tương đối của các kiểu gen không thay đổi. C. tần số tương đối của các alen không thay đổi. D. tần số tương đối của các kiểu gen thay đổi. Bài tập . 1. Một quần thể thực vật có 160 cây hoa màu đỏ, 36 cây hoa màu hồng, 4 cây hoa màu trắng. Cho biết: AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng, aa quy định hoa trắng. Hãy tính tần số kiểu gen và tần số alen A và a trong quần thể. 2. Thực hiện lệnh 2- SGk Câu 1. Vốn gen của quần thể là: C. toàn bộ các alen c. a tất cả các gen có ủ trong quần thể Câu 2. Tần số tương đối của gen được tính bằng: D. tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể. Câu 3. Quần thể có 100%Aa thì trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiểu thế hệ: C. tần số tương đối của các alen không thay đổi, tần số tương đối của các kiểu gen thay đổi
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net