logo

Quản lý ao tôm

Quản lý chất lượng nước và cho ăn là các yếu tố quyết định thành công. Kinh nghiệm từ các thử nghiệm cho thấy ngay trong mùa khô, khi có mưa lớn cũng có rủi ro do chất lượng nước thay đổi. Để khắc phục rủi do này cần hạn chế tối thiểu sự biến động chất lượng nước ao nuôi.
Quản lý ao tôm Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Quản lý chất lượng nước Quản lý chất lượng nước và cho ăn là các yếu tố quyết định thành công. Kinh nghiệm từ các thử nghiệm cho thấy ngay trong mùa khô, khi có mưa lớn cũng có rủi ro do chất lượng nước thay đổi. Để khắc phục rủi do này cần hạn chế tối thiểu sự biến động chất lượng nước ao nuôi. Thay nước Tôm bỏ ăn và ngừng bắt mồi khi chúng lột, sức khỏe lại yếu hay bị sốc. Khi tôm lột vỏ bình thường nhưng có một vài ngày bỏ ăn đó là dấu hiệu đầu tiên nhận biết tôm không khỏe, có thể do chất lượng nước xấu hay tôm bị nhiễm bệnh. Nếu có dụng cụ thích hợp thì nên kiểm tra các yếu tố cơ bản về chất lượng nước (màu nước, độ trong của nước, nhiệt độ nước, độ mặn, pH và ôxy hòa tan) ở nhiều vị trí khác nhau trong ao để tìm ra được nguyên nhân. Bên cạnh đó dùng chài kiểm tra tôm để phát hiện ra dấu hiệu của tôm bệnh. Sau đó, thay 20% nước mỗi ngày bằng nguồn nước ở ao chứa đến khi tôm ăn trở lại. Nếu nước ở ao chứa thấp thì cấp nước từ ao quảng canh sang. Khi cấp nước vào ao chứa từ ao quảng canh phải dùng lưới ngăn không cho giáp xác và cá dữ vào trong ao. Khử trùng nước ở ao chứa trước khi cấp cho ao nuôi nếu có dấu hiệu mầm bệnh ở ao quảng canh hay nguồn nước. Khi mưa Bờ bao quanh ao có bề mặt được xây dựng dốc ra phía ngoài để nước mưa không chảy vào ao. Như vậy sẽ giảm sự thay đổi độ mặn và pH. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm để pH không giảm nhanh sau khi mưa thì trước khi mưa cần rải vôi trên bờ ao. Suốt trong thời gian mưa hoặc sau khi mưa lớn nên mở bớt một hoặc hai tấm ván trên cửa cống để xả bớt lớp nước mặt. Việc này phải thực hiện nhanh để tránh trộn lẫn nước ngọt, phèn bên trên với nước mặn hơn ở dưới. Nếu chất lượng nước ao có dấu hiệu không tốt mà không phải do mưa gây ra, cần thay khoảng 30%/lần từ nguồn nước đã lắng. Cấp đầy nước trở lại vào ao chứa và cũng đảm bảo không cho các loài giáp xác và cá dữ vào trong. Khi tỷ lệ sống của tôm giảm nhanh hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh Nếu tỷ lệ sống giảm nhanh do nhiễm bệnh hay do các vấn đề khác trong ao thì việc quyết định có thu hoạch hay không nên cân nhắc một cách thận trọng. Việc có thu hoạch gấp hay không còn phụ thuộc vào khó khăn trong ao, phụ thuộc vào kích cỡ tôm và phụ thuộc vào sự đánh giá rủi ro khi tiếp tục nuôi. Cần xem xét đầu tiên là kích cỡ thương phẩm của tôm. Trường hợp tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm: Tháo cạn ao thu hoạch rồi chuẩn bị ao để thả lại. − Tiếp − tục giữ nuôi và quản lý bệnh. Trong trường hợp này, tôm chết và tôm yếu nên đi ven bờ vớt và tiêu hủy. Không nên đổ ra kênh mương vì có thể gây bệnh cho các trại nuôi lân cận. Trường hợp đạt kích cỡ thương phẩm: Có dấu hiệu bị bệnh thì phải thu hoạch ngay. Thu hoạch Thu tỉa một số tôm đạt kích cỡ thương phẩm (30-40 con/kg). Khi tôm có kích cỡ đồng đều (>30g/con) thì tháo cạn ao để thu hoạch hết
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net