logo

Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh - thương mại

Tài liệu Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh - thương mại xoay quanh các nội dung như: khái quát chung về hợp đồng, chế độ giao kết hợp đồng dân sự, chế độ thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế... Mời các bạn cùng tham khảo.
Chuyên đề: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI Đề cương bài giảng Khái quát chung về hợp đồng  Chế độ giao kết hợp đồng dân sự  Chế độ thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp  đồng dân sự Hợp đồng trong kinh doanh – thương mại  Một số loại hợp đồng điển hình trong kinh  doanh – thương mại Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế  Chế tài trong thương mại  I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP  ĐỒNG Khái niệm hợp đồng  Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng  Phân loại hợp đồng  Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng  Khái niệm hợp đồng Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự  thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về  hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388). Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải  hợp pháp. Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải  hoàn toàn tự nguyện. Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái  pháp luật và đạo đức xã hội. Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng  phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng. Phân loại hợp đồng Theo các lĩnh vực đời sống xã hội  Theo nghĩa vụ của hợp đồng  Theo hình thức của hợp đồng  Theo các lĩnh vực đời sống xã hội Hợp đồng dân sự (thuần túy)  Hợp đồng lao động  Hợp đồng trong hoạt động thương mại  Hợp đồng hợp tác kinh doanh  Hợp đồng liên doanh  Theo nghĩa vụ của hợp đồng Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên  chủ thể đều có nghĩa vụ tức là mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng mà chỉ một  bên có nghĩa vụ Theo hình thức của hợp đồng Hợp đồng bằng văn bản (kể cả dưới hình  thức thông điệp dữ liệu) Hợp đồng bằng lời nói  Hợp đồng bằng hành vi cụ thể  Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng (I) Luật chung bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc  chung về mọi loại HĐ, không phụ thuộc HĐ đó là mua bán, vận chuyển, xây dựng, bảo hiểm hay tín dụng... Luật chung trong giai đoạn trước 01/01/2006:   Bộ luật dân sự 1995;  Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 25/9/1989. Luật chung trong giai đoạn từ 01/01/2006:   Bộ luật dân sự 2005. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng (II) Các luật riêng điều chỉnh quan hệ hợp đồng:  Luật thương mại (mua bán hàng hoá, đại lý, uỷ thác, đại diện, môi giới, gia công...);  Luật kinh doanh bảo hiểm;  Các văn bản về vận chuyển: Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật giao thông thuỷ nội địa, Luật đường sắt, Luật hàng không dân dụng VN...  Luật Xây dựng... Áp dụng phối hợp Luật chung và Luật chuyên ngành Nếu Luật chuyên ngành và Luật chung cùng quy  định về 1 vấn đề thì ưu tiên áp dụng các quy định của Luật chuyên ngành; Những vấn đề nào Luật chuyên ngành không quy  định thì áp dụng các quy định của Luật chung. Để xác định quy định chung hay quy định chuyên  ngành phải xem xét trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể. Áp dụng pháp luật theo thời gian: Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật  HĐ ký kết trước 01/01/2006:  Bộ luật dân sự 1995;   Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 HĐ ký kết từ ngày 01/01/2006:   Bộ luật dân sự 2005. Nếu HĐ ký trước 01/01/2006 nhưng có nội dung  và hình thức không trái BLDS 2005 thì được quyền áp dụng theo BLDS 2005. Quan hệ giữa HĐ với PL, thói quen trong hoạt động TM, tập quán thương mại Thoả thuận không trái luật, áp dụng theo thoả  thuận; thoả thuận trái luật thì áp dụng theo quy định của luật; Nếu các bên không thoả thuận cụ thể thì áp  dụng theo thói quen trong hoạt động thương mại; Nếu các bên không thoả thuận cụ thể; chưa có  thói quen thì áp dụng theo luật; Nếu các bên không thoả thuận cụ thể; chưa có  thói quen; Luật không quy định thì áp dụng theo tập quán thương mại. II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG  DÂN SỰ Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự  Chủ thể của hợp đồng dân sự  Nội dung của hợp đồng dân sự  Hình thức của hợp đồng dân sự  Trình tự giao kết hợp đồng dân sự  Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng dân sự  Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự  Hợp đồng vô hiệu  Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái  pháp luật, đạo đức xã hội Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác  trung thực và ngay thẳng Chủ thể của hợp đồng dân sự Cá nhân  Pháp nhân  Các chủ thể khác  Nội dung của hợp đồng dân sự (1)  Điều khoản chủ yếu  Điều khoản thường lệ  Điều khoản tuỳ nghi  Nội dung của hợp đồng dân sự (2)  Điều khoản thỏa thuận: Là điều khoản các  bên đã trao đổi và đạt được sự thỏa thuận (có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản) Điều khoản ngầm định: Là điều khoản các  bên không thỏa thuận nhưng mặc nhiên thừa nhận các quy định của pháp luật, thói quen trong hoạt động thương mại hoặc tập quán là điều khoản được áp dụng trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng dân sự ­  Đ.402 BLDS 2005 Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận  về những nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc  phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng;  Giá, phương thức thanh toán;  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;  Quyền, nghĩa vụ của các bên;  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;  Phạt vi phạm hợp đồng;  Các nội dung khác. 
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net