logo

Ninh Bìn1

Tham khảo tài liệu 'ninh bìn1', giải trí - thư giãn, du lịch phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Ninh Bình Địa lý Trụ sở Ủy ban Phường Đông Nhân dân: Thành, Ninh Bình (thành phố) Vị trí: Trung tâm tỉnh Diện tích: 48.3 km² Thành phố Ninh Bình là một thành phố trực thuộc Số phường/xã: 14 tỉnh Ninh Bình. Thành phố này nằm cách thủ đô Hà Dân số Nội 93km về phía nam, tại vị trí giao điểm của quốc lộ 1A xuyên Việt với quốc lộ 10 đi qua các tỉnh vùng Số dân: 130.517 duyên hải Bắc bộ. Đây là một thành phố trẻ được - Nông thôn % thành lập năm 2007, trên cơ sở mở rộng và nâng cấp - Thành thị % thị xã Ninh Bình. Mật độ: 2700 người/km² Thành phần dân Hành chính tộc: Kinh Hành chính Thành phố Ninh Bình có 4.836,49 ha diện tích tự Chủ tịch Hội đồng nhiên và 130.517 nhân khẩu. 14 đơn vị hành chính nhân dân: trực thuộc gồm các phường: Vân Giang, Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Văn Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, nhân dân: Tỉnh Bích Đào, Nam Thành, Ninh Phong, Ninh Khánh, Thông tin khác Ninh Sơn và các xã: Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc. Điện thoại trụ sở: 030 3871004 Số fax trụ sở: Vị trí, địa lý Địa chỉ mạng: Thành phố Ninh Bình nằm cách Hà Nội 93 km theo quốc lộ 1A; phía bắc và phía tây giáp huyện Hoa Lư, phía nam và đông nam giáp huyện Yên Khánh, phía đông bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định). Thành phố nằm ở hữu ngạn sông Đáy, chính giữa 2 cây cầu nối với Nam Định là ngã ba sông Vân đổ vào sông Đáy. Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới 7 huyện lỵ khác đều dưới 30 km. Nằm ở vị trí trung tâm vùng cửa ngõ miền Bắc, thành phố Ninh Bình có quốc lộ 1A xuyên Việt và quốc lộ 10 đi các tỉnh duyên hải Bắc Bộ tới Quảng Ninh). Ga Ninh Bình và bến xe khách Ninh Bình đều nằm ở trung tâm thành phố. Dự án đường cao tốc Ninh Bình-Cầu Giẽ, Ninh Bình-Vinh và đường sắt cao tốc Bắc Nam đang triển khai sẽ mở ra tiềm năng lớn cho việc mở rộng và phát triển thành phố. Về giao thông thuỷ, thành phố nằm bên hai sông lớn là sông Vân và sông Đáy, có hai cảng sông là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc trong đó cảng Ninh Phúc là cảng sông cấp 1, cảng Ninh Bình là cảng sông cấp 2 đều nằm trong danh sách cảng sông được ưu tiên đầu tư xây dựng. Lịch sử, văn hoá Năm 1945, Tp Ninh Bình là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Hoa Lư với diện tích 2.5 km² dân số 5.000 người, tới năm 1997 thị xã tiếp tục được mở rộng, có 8 phường với dân số là 62.187 người, diện tích 11,6 km². Năm 2004 thị xã Ninh Bình có 14 đơn vị hành chính, gồm 8 phường và 6 xã với diện tích 4.674,8 ha, dân số 102.539 người. Đầu năm 2007, khi trở thành thành phố, Ninh Bình có 4.836,49 ha diện tích tự nhiên và 130.517 người. Thành phố Ninh Bình là một thành phố trẻ, thành phố trên đất cố đô lịch sử. Mảnh đất này đã sản sinh và gắn bó với những tên tuổi anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá như: Trương Hán Siêu, Lương Văn Tuỵ, Giáp Văn Khương, Tản Đà, v.v... Nền tảng văn hoá thành phố ảnh hưởng của nền văn minh châu thổ sông Hồng. Vị trí địa lý của vùng đất giáp với 3 vùng miền cũng ảnh hưởng đến đặc trưng văn hóa thành phố, đó là nền văn hóa hợp lưu, hội tụ các vùng. Năm 2000, thành phố được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", năm 2007 đón nhận “Huân chương độc lập hạng nhất” cùng với nhiều đơn vị của thành phố được tặng danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới". Đô thị Ninh Bình từng được thực dân Pháp xây dựng trở thành một đô thị sầm uất ở vùng cửa ngõ miền Bắc. Thực hiện chiến dịch “vườn không nhà trống”, nhân dân thành phố đã đập bỏ toàn bộ các công trình đô thị đó. Chính vì thế mà thành phố Ninh Bình hiện là thành phố trẻ, có cảnh quan đô thị mang dáng dấp một đô thị hiện đại. Năm 2008, thành phố Ninh Bình mới trưng cầu ý dân về việc đặt tên đường phố. Trung tâm hình học của thành phố ở ngã 3 giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10. Từ vị trí này thành phố phát triển đô thị theo các hướng: • Phía đông bắc (phần đông quốc lộ 1A và bắc sông Vân): chủ yếu là các khu trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thể thao, dịch vụ của thành phố và của tỉnh. Đây cũng là khu đô thị hóa đầu tiên của thành phố. • Phía tây, tây bắc (phần Tây quốc lộ 1A): các khu dân dụng, trường học, đại học Hoa Lư, bệnh viện tỉnh và bệnh viên Quân Y 5, sân vận động Ninh Bình và khu dân cư. Tại đây hiện đang phát triển xây dựng các khu nhà vườn, khu dịch vụ du lịch. • Phía Nam (phần đông quốc lộ 1A và nam sông Vân): Chiếm diện tích lớn là đất nông nghiệp với nghề trồng hoa và lương thực. • Phía đông nam (phần đông quốc lộ 10 đi Kim Sơn và nam sông Vân): Gồm có các đầu mối giao thông như Ga Ninh Bình, Bến xe khách Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và khu công nghiệp Ninh Phúc. Với vị trí nằm chính giữa các tuyến điểm du lịch lớn, giao thông thuận tiện đồng thời việc hình thành nhiều công trình du lịch và khu dịch vụ mới, thành phố Ninh Bình mang đặc trưng của một thành phố du lịch. Kinh tế Năm 2007, thành phố Ninh Bình đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,2%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 442 tỷ 377 triệu đồng, bằng 141% dự toán tỉnh giao. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 chỉ rõ: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 19% trở lên, cơ cấu kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 49,8%, thương mại - dịch vụ 46,6%, nông nghiệp 3,6%; thu ngân sách đạt trên 372 tỷ 285 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,8%; Thương mại, du lịch: Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc bộ, thành phố Ninh Bình là một đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía nam của vùng. Thành phố phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú, điều hành, phân phối khách thăm quan đi các khu du lịch lớn ở khu vực. Ninh Bình cũng là đô thị giàu tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao… Công nghiệp: So với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thành phố Ninh Bình không phải là một trung tâm công nghiệp lớn và khá non trẻ. Lĩnh vực công nghiệp chủ yếu vẫn là xây dựng và vật liệu xây dựng. Nằm ở vị trí khá thuận lợi về giao thông thuỷ, sắt, bộ. Thành phố Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp lâu dài. Nông nghiệp: Đất nông nghiệp Ninh Bình chủ yếu phục vụ cho quá trình đô thị hoá thành phố. Xã Ninh Phúc là nơi sản xuất rau an toàn, hoa cung cấp trong tỉnh và cả cho các tỉnh khu 4 cũ. Thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống ở các xã ven đô như: mỹ nghệ cói, đá, v.v... Du lịch Biểu tượng du lịch của thành phố Ninh Bình là hình ảnh "núi Thuý, sông Vân". Thành phố có định hướng phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn. Giai đoạn 2006 – 2010 thành phố tập trung đầu tư mới, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực phục vụ. Có nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng để phát triển du lịch. Thành phố Ninh Bình có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng như núi Non Nước, hồ Kỳ Lân, núi Ngọc Mỹ Nhân, Bảo tàng Ninh Bình; đền thờ Trương Hán Siêu đặc biệt là khu hang động Tràng An được coi là điểm nhấn để phát triển du lịch Ninh Bình. Hai khu du lịch nổi tiếng Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư thuộc huyện Hoa Lư chỉ cách trung tâm TP chưa đầy 10 km. Thành phố là nơi hội tụ, phát triển mạnh các đặc sản Ninh Bình như cơm cháy Ninh Bình, các đặc sản từ thịt dê, rượu Kim Sơn, dứa Tam Điệp, bún mọc Quang Thiện, v.v. 4 câu thơ khi nhắc tới thành phố Ninh Bình: Rượu ngon cơm cháy thịt dê Ninh Bình chào đón khách về tham quan Đẹp thay non nước Tràng An Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net