logo

Những phẩm chất cần có của người lãnh đạo, quản lý

Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền.
NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1. Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền. 2. Là người giải quyết vấn đề: Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết. 3. Là người xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn. 4. Là một nhà quản lý giỏi: Là lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian (sắp xếp và phân bố thời gian), quản lý con người, quản lý cảm xúc (khả năng kìm nén sự cáu giận), quản lý sự căng thẳng (giảm sự căng thẳng do áp lực công việc). 5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt. 6. Là một người kiên định: Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu. 7. Là một người có lương tâm: Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO: Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố: 1. Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau. 2. Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý. 3. Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra. PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO: 1. Phương pháp kinh tế: Tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, cho họ quyền tự do lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất. 2. Phương án hành chính: Tác động thông qua các hệ thống quản lý và kỷ luật của tổ chức, yêu cầu đối tượng quản lý phải chấp hành. 3. Phương pháp giáo dục: Tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao tự chủ, nhiệt tình của họ trong công việc. MƯỜI LỜI KHUYÊN VÀNG DÀNH CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO: Biết xây dựng quan hệ thân ... nhưng phải giữ được 1 thiết với nhân viên của mình khoảng cách phù hợp Biết quyết đoán ... nhưng phải biết lắng nghe 2 Biết tin tưởng nhân viên của ... nhưng phải để mắt đến 3 đơn vị mình mọi việc Biết tính đến mục đích của … nhưng đồng thời phải 4 đơn vị mình phục vụ lợi ích của toàn tổ chức Biết lập thời gian biểu phù … nhưng phải linh hoạt với 5 hợp cho riêng mình chính kế hoạch đó Biết trình bày ý kiến của … nhưng phải trình bày một 6 cách tế nhị mình Biết nhìn xa trông rộng … nhưng không suy nghĩ 7 viển vông Biết nói năng mạch lạc … nhưng phải biết điểm 8 dừng Biết suy nghĩ năng động … nhưng phải phù hợp với 9 hoàn cảnh thực tế 10 Biết tự tin vào bản thân … nhưng phải khiêm tốn MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG THẤY CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO: 1. Không nghe lời khuyên của cả nhóm. 2. Không thay đổi suy nghĩ ngay cả khi đã sai. 3. Rất ít khi ủy quyền cho người khác để tránh việc quyền lực của bản thân bị giảm đi và thường hạ thấp những người được ủy quyền. 4. Tuyển dụng những nhân viên có trình độ yếu để họ trở thành những mối đe dọa 5. Thường e ngại, nghi ngờ những người có trình độ tốt, chia tách nhân viên để dễ dàng kiểm soát nhằm tránh sự đe dọa đến quyền lực của họ. 6. Xen lẫn tính chất cá nhân vào công việc. Trích “Bài giảng môn quản trị học”- PGS.TS.Trần Văn Bình – Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Những tố chất của một giám đốc hoàn hảo !  Giám đốc cũng là một nghề như bao nghề nghiệp khác, nó cũng đòi hỏi một số những  kỹ năng nhất định và có những tiêu chuẩn đánh giá chung. Bên cạnh đó, mỗi loại hình  doanh nghiệp, mỗi ngành nghề kinh doanh và mỗi giai đoạn phát triển của doanh  nghiệp lại có những mẫu hình riêng về một người giám đốc lý tưởng. Song xét ở giác độ  chung nhất, để phát huy được vai trò của mình, bên cạnh tài năng thiên bẩm, người  giám đốc cần hội đủ ba tố chất: một vị tướng giỏi trên trận, một thuyền trưởng tài hoa  giữa phong ba và một người cha mẫu mực trong gia đình. Giám đốc ­ một vị tướng giỏi Khi xông pha trận mạc, một vị tướng tài ba phải là người biết điều binh khiển tướng,  thông tuệ binh sách, mưu lược, có như vậy mới có thể “đánh trăm trận trăm thắng”.  Không chỉ có thế, họ còn cần phải là người quyết đoán, có ý chí sắt thép, tính kiên định  như một số doanh nhân nổi tiếng đã từng nói: “Hai từ "không thể" không có trong từ  vựng của tôi!” Thương trường là chiến trường, do vậy lẽ đương nhiên người giám đốc  cũng nên hay nói “đúng hơn”, “phải là”. Là một vị tướng, họ rất cần có một cái nhìn  chiến lược, biết biến cái không thể thành cái có thể. Thiếu bản lĩnh của một vị tướng,  không những người giám đốc không hoàn thành được sự mệnh của mình mà còn làm  hao binh tổn tướng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Giám đốc ­ một thuyền trưởng tài hoa Đại dương mênh mông luôn ẩn chứa trong đó bao mối nguy hiểm. Kinh doanh trên  thương trường cũng vậy, luôn có lúc thăng, có lúc trầm, lúc thành công, lúc thất bại và  doanh nghiệp luôn phải đối phó với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ mọi phía. Người giám  đốc ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản trị còn cần hơn là bản lĩnh của một  thuyền trưởng. Những lúc sóng gió nhất là lúc cần người giám đốc phát huy bản lĩnh  thuyền trưởng của mình, chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng luồng lạch, vượt qua  khó khăn để cập bến an toàn. Giám đốc không chỉ là người chỉ huy, lãnh đạo mà còn là  chỗ dựa, là nơi gửi gắm niềm tin của mọi thuỷ thủ đoàn, mọi thuyền viên trên con  thuyền doanh nghiệp. Giám đốc ­ một người chủ gia đình mẫu mực Gần đây, người ta hay nói nhiều đến văn hoá doanh nghiệp. Vậy ai là người tạo dựng  nên nó? Câu trả lời là: tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Nhưng ai là người khơi  dậy, nuôi dưỡng và định hướng, phát huy nó tạo thành một bản sắc riêng? Chính là  người giám đốc. Trong gia đình, vai trò của người cha là hết sức quan trọng, một người  cha mẫu mực không chỉ vừa là khuôn hình mẫu, là người thầy, là huấn luyện viên, là  trọng tài, mà còn phải là người bạn gần gũi, cởi mở cảm thông và biết chia sẻ với mọi  thành viên trong gia đình, theo đúng nghĩa một người bạn. Làm được như vậy, gia đình  doanh nghiệp sẽ là một thể hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau, mọi thành viên đều có  cơ hội bày tỏ chính mình, cơ hội để phát huy sự sáng tạo cá nhân của mình đóng góp  cho cái chung. Rõ ràng là những phẩm chất ấy cũng rất cần có ở người giám đốc, nhất  là trong cơ chế thị trường ngày nay. Người giám đốc tài ba phải biết tạo ra sự gắn bó, sự cộng đồng trách nhiệm và lợi ích  giữa mọi thành viên của doanh nghiệp. Ở doanh nghiệp nào mà mỗi nhân viên coi công  việc của doanh nghiệp cũng là công việc của mình, biết biến mục tiêu chung của doanh  nghiệp thành mục tiêu của cá nhân mình thì doanh nghiệp đó chắc chắn thành công và  sẽ phát triển bền vững. Rustomiji, một doanh nhân lớn của Nhật Bản đã nói: “Đây là  hãng của tôi”, “Đây là nhà máy của tôi”, “Đây là nơi nuôi sống tôi”, “Bạn sẽ giống người  trúng xổ số độc đắc nếu những người lao động của bạn có ý thức giống như câu nói  trên”. Có người cho rằng: “Giám đốc là người hoàn thành công việc bằng sự nỗ lực của người  khác”. Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là người giám đốc không làm việc, mà trái  lại, bằng những công việc của người giám đốc, mọi mục tiêu, mọi kế hoạch kinh doanh  của doanh nghiệp được thực thi thông qua bộ máy và những cơ cấu, cơ chế tổ chức  quản lý của doanh nghiệp mà họ điều hành. Vai trò và đặc điểm nổi bật của người giám  đốc chính là ở chỗ đó. Từ Ed Breen cũng như nhiều nhà quản lý khác, chúng ta thấy rằng công  việc quản lý thật nhiều thú vị nhưng đồng thời cũng là một quá trình tự  thân phát triển hết sức khó khăn gian khổ. Sau đây là các mật pháp của  một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi:  1/ Các nhà quản lí thường tránh những cuộc trao đổi thẳng thắn như vậy  bởi họ ngại phản ứng của người đối thoại. Tuy nhiên trong thực tế, hiếm  khi phản ứng này xấu đến mức như chúng ta dự đoán. Vì thế hãy đưa ra  giải pháp thay vì cứ để cho vấn đề tiếp diễn và nhớ luôn tuân thủ một  nguyên tắc rất giản đơn ­ hãy thẳng thắn!  2/ Có khát vọng vươn lên: Nhà quản lý không nên háo danh nhưng phải  mang trong mình khát vọng vươn lên. Phải luôn nuôi hy vọng mình sẽ  quản lý nghiêm minh để có lợi cho doanh nghiệp, chỉ có vậy nghề quản lý  của mình mới luôn tiến bộ.Lúc Donal Trump, nhà tỷ phú kinh doanh bất  động sản còn trai trẻ, có lần đứng trước tượng của Alexandre đặt trong  đền Heraile ở Gades, ông khóc vì thấy rằng không được lừng danh như  Alexandre lúc bằng tuổi ông.  3/ Trong những trường hợp khó khăn, nguy hiểm, phải biết dám đứng ra  nhận trách nhiệm, vượt lên những khó khăn vì lợi ích chung. Đây chính là  dấu hiệu của nhà quản lý giỏi.  4/ Nhà quản lý phải giàu thực tế, nắm được những vấn đề tổng quát,  nhưng đồng thời phải có đầu óc thực chứng, biết hành động, ra những  quyết định có lợi cho toàn thể công ty, phục vụ lợi ích của nhân viên trong  công ty.  5/ Nhà quản lý cũng phải biết khuyếch đại uy danh của mình. Những  quyết định của nhà quản lý sẽ có “trọng lượng” hơn nếu họ chứng tỏ được  vị thế và uy quyền của mình.  6/ Nhà quản lý thường là người tin ở khả năng của mình để lạc quan, khôn  ngoan vươn lên đỉnh cao của thành công chứ không phải là để lười biếng,  “nằm há miệng chờ sung.”  7/ Một nhà quản lý xứng danh không bao giờ cảm thấy thoả mãn về cách  sống và cách quản lý công việc của mình bởi tự mãn là kẻ thù của họ. Họ  luôn nghiêm khắc chỉ trích để lúc nào cũng cầu tiến học hay, chữa được  những khuyết điểm để nêu gương cho cấp dưới.  8/ Nếu ai nuôi dưỡng mộng làm quản lý thì nên chọn những sách về nghệ  thuật quản lý, những sách bàn về thực chứng nhằm lấy những kiến thức  thực hành chứ không phải là những lý thuyết chung chung.  9/ Nhà quản lý phải luôn quan tâm đến việc sắp xếp tổ chức nội bộ, cách  ngoại giao, cách dụng nhân, phân công công tác, kiểm soát các công việc  và phẩm chất chuyên môn cũng như đức độ của cấp dưới.  10/ Quản lý xét đến cùng chính là thực hiện hành vi hướng dẫn các nhân  viên để thực hiện lợi ích chung.  11/ Nhà quản lý ở đẳng cấp càng cao bao nhiêu thì càng phải điềm đạm  trong mọi cách xử thế và luôn hướng thiện để hoàn thành sứ mệnh của  mình.  12/ Nhà quản lý đừng quá tự tin về các kế hoạch sản xuất kinh doanh của  mình mà quên xây dựng tinh thần miệt mài làm việc của nhân viên. Bởi vì,  người ta không thể hăng say làm việc nếu biết rằng công việc họ đang  làm lại phục vụ cho một tư lợi nào khác.  13/ Đạo đức cũng là một yếu tố cấu thành của quản lý. Thông thường,  người ta dễ nghe những lời của thánh nhân hoặc những người có đạo đức.  14/ Người quản lý không bao giờ được tàn bạo với cấp dưới, nhưng phải  có ý thức về bản chất tâm lý của uy quyền mới giữ vững được uy thế.  15/ Người quản lý mà gặp thiên thời, địa lợi, nhân hoà thì như diều gặp  gió. Nhưng nếu 3 điều kiện này chưa hội cùng một lúc thì phải biết tạo ra  phương tiện để đạt được mục đích, đôi lúc phải hy sinh cái lợi nhỏ trước  mắt để giành những cái lợi lớn trong tương lai.  16/ Người quản lý xứng đáng phải là người có khả năng thúc đẩy nhân  viên thực hiện hết mọi việc thuộc quyền hạn của mình Khi ra lệnh mà thấy  cấp dưới khó thực hiện, người quản lý phải dùng óc tháo vát, tạo ra những  phương tiện hay hoàn cảnh thuận lợi giúp cấp dưới.  17/ Người quản lý đừng vì thấy cấp dưới lúc đầu chưa tuân phục mà đã  chán nản. Hãy chứng minh tài đức của mình để sau này cấp dưới phải tự  tuân phục.  18/ Mới quản lý nên tránh gần gũi quá với cấp dưới. Nên tạo ra khoảng  cách hợp lý và sự tôn trọng cần thiết với cấp dưới.  19/ Trong doanh nghiệp thường có hai trường phái: Trường phái cách  mạng và trường phái cải cách. Nhóm người ham cách mạng thì ưa dùng  biện pháp mạnh, còn nhóm thích cải cách thì ôn hoà, muốn dần dần sửa  những sai sót để vươn tới những lợi nhuận mới. Người quản lý nên lắng  nghe nhóm thứ nhất, nhưng biện pháp làm thì nên theo nhóm thứ hai.  20/ Người quản lý luôn phải biết mình là “bia” của muôn ngàn cặp mắt  nhìn ngó nên mỗi ngày nên để chút ít thời giờ hoàn thiện mình để tăng uy  tín. ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI QUẢN LÝ GIỎI Nhiều người cho rằng, những người quản lý giỏi chuyên môn chưa hẳn đã quản lý tốt. Bởi muốn trở thành một người quản lý giỏi, doanh nhân cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. Sau đây là những điều cần thiết để nâng cao kỹ năng quản lý. Kiểm tra kiến thức bản thân Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Hãy kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình. Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình. Học lại – Tự đào tạo lại Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng. Đọc sách Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế giới, vì thế bạn cũng có thể tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng điêu hành... Tất nhiên ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần biết sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể hay quá trình cụ thể. Học cách lắng nghe và hiểu người khác Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường (uyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt. Đặt nhân viên của mình lên trên hết Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ lần làm tốt mọi việc. Pich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: "Nhà quản lý hiệu quả nhất là người tiết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình". Mấy suy nghĩ về uy tín của người lãnh đạo Thứ Năm, 03/04/2008 - 2:07 PM Người giữ một chức vụ trong hệ thống chính trị (các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở) là người được tổ chức trao cho quyền lực nhất định theo quy định của điều lệ của tổ chức đó và theo quy định của pháp luật. Đó là quyền lực tất yếu của người lãnh đạo, là điều kiện cần có để người lãnh đạo, thực thi nhiệm vụ, chức trách của mình. Nhưng sức mạnh của người lãnh đạo không chỉ ở chức vụ và quyền hạn được giao phó mà cái quan trọng hơn, có tính quyết định sự thành bại của người lãnh đạo là uy tín của người giữ chức vụ đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người ở trong bộ máy hành chính Nhà nước, là người đại diện cho “oai tín” của Chính phủ (oai là uy, uy quyền; tín là tin, niềm tin). Người lãnh đạo có uy tín thì những người dưới quyền không những phục tùng theo Điều lệ Đảng, đoàn thể và pháp luật Nhà nước mà quan trọng hơn là họ tự giác phục tùng với niềm tin mãnh liệt. Đó là niềm tin không phải chỉ bằng lời nói mà xuất phát từ trái tim của họ “tâm phục, khẩu phục”. Trên thực tế, để có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải là người có trí tuệ, có tư duy khoa học, sâu sắc, có kiến thức về lĩnh vực được giao phó, có lối sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm, có tấm lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, phong cách lãnh đạo, quản lý mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực thu phục được lòng người, chứ không phải dùng quyền lực để cai quản, áp đặt người dưới quyền. Người lãnh đạo có uy tín là người có bản lĩnh, dũng cảm, kiên cường, bảo vệ người ngay thẳng, trung thực, đấu tranh với những hành vi sai trái, những biểu hiện cơ hội, thực dụng, không xu nịnh và không ưa nịnh... Người có uy tín là người biết lắng nghe, nhất là nghe những lời nói trái với suy nghĩ của mình để biết rằng cấp dưới phục tùng một cách tự giác, một sự phục tùng chân lý hay chỉ là phục tùng một cách cưỡng bức, sợ sệt. Hiện nay, bên cạnh những cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa có “uy”, vừa có “tín”, xứng tầm với trọng trách được giao phó thì không ít cán bộ chưa hội đủ những tiêu chí cần và đủ của người lãnh đạo. ở họ, thay vì khổ công rèn luyện để có được chữ “tín” trong lòng quần chúng thì họ luôn sợ người dưới quyền đánh giá thấp về năng lực và phẩm chất của mình nên thường tự khoe khoang, thích thành tích, thích danh vọng, tranh công đổ lỗi, sợ trách nhiệm, thích những lời tâng bốc, xu nịnh, tạo ra vây cánh để tăng thêm “uy tín ảo” bằng những lá phiếu, gét bỏ hoặc thành kiến với người nói thẳng, nói thật, góp ý chân thành. Lão Tử đã từng dạy học trò: “Người lãnh đạo không thành công khi cấp dưới tán thưởng, xu nịnh và cuối cùng, họ thất bại khi tập thể ganh ghét, tỵ hiềm”. Trong một cơ quan, đơn vị thì đảng viên, cán bộ, nhân viên là người hiểu rõ hơn ai hết về những người lãnh đạo của mình. Niềm tin của họ đối với cán bộ lãnh đạo là thước đo đúng đắn nhất về phẩm chất năng lực của cán bộ đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng tiến bộ, chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình” (*) Người chỉ rõ: “Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ... nên đảng viên và cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ... Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị trù là khác” (*). Vì vậy, Người căn dặn: “Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình...”, “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết mình trước tiên” (*). Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được đảng viên, cán bộ, nhân dân hưởng ứng và đặt nhiều kỳ vọng. Phát biểu tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện cuộc vận động, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh yêu cầu: “Thực hiện lời dạy của Bác, trước hết các đồng chí Bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải gương mẫu, phải làm gương trước trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nêu gương trước là phải đi trước, làm trước. Trong phấn đấu phải tự đặt cho mình mức độ phấn đấu cao hơn, để tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân, như nhân dân mong muốn “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Đó là yếu tố bên trong, có tính quyết định để tạo ra phong trào, đi tới thành công”. HNM) - Trong mối quan hệ Đức - Tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi Đức là gốc, là nền tảng để luyện Tài, để xây dựng con người mới, Người nói: “Sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”. Hồ Chí Minh đã kế thừa nhiều điểm tích cực của Nho giáo. “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điểm không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Theo Người, “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Theo quan điểm của Người, đạo đức là tiêu chí để đo lòng cao thượng, để xem xét “chất người”. Người viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”. Với Hồ Chí Minh, trong các quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước mình, với nhân dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất. Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Bác dạy các chiến sĩ quân đội ta “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước kia và hiện nay, mà còn lâu dài về sau. Đối với cán bộ, đảng viên, Người đòi hỏi phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân” thì mới xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Đối với người cán bộ cách mạng, Bác đặc biệt nhấn mạnh những đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người nhiều lần nhắc lại cụm từ này ở nhiều bài viết, bài nói của mình... Chúng ta đã có lúc không chú trọng đúng mức tới “Đức dục” bên cạnh việc chăm lo công tác “Trí dục”. Điều này Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và uốn nắn sớm từ những ngày đầu bắt tay vào sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta. Người nói trong Hội nghị TƯ 4 khóa III: “Tôi xem chương trình giáo dục cho đến hết lớp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có 10 dòng”. Trong Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của ngành Giáo dục (tháng 8-1963), Người nhắc nhở: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về đức dục”... Coi Đức là gốc nhưng Hồ Chí Minh không xem thường Tài mà Người nhìn nhận Đức và Tài trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện. Người cán bộ phải đầy đủ cả đức cả tài, không thể khiếm khuyết mặt nào vì “có tài mà không có đức là người vô dụng” nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Quan điểm lấy Đức làm gốc, làm nền tảng không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt Đức, coi nhẹ mặt Tài. Theo Hồ Chí Minh thì hai mặt Đức và Tài, “hồng” và “chuyên”, phẩm chất và năng lực luôn phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này thiếu mặt kia. Như Người đã phân tích, người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, tuy không làm hại ai những cũng chẳng có ích gì. Ngược lại, nếu có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng tham ô, lãng phí thì như vậy chỉ có hại cho dân cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng, từ đức đi đến trí, đến tài để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, để làm những việc có lợi cho dân, cho nước. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net