logo

Nhã nhạc Huế được đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Nhã nhạc Huế được đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới" để xem lại quá trình phỏng vấn GS Tô Ngọc Thanh trong việc tiến hành thực hiện hồ sơ trình lên UNESCO đề nghị công nhận Nhã nhạc Huế là di sản văn hóa thế giới.
NHÃ NHẠC HUẾ được đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới Đợt 1 (năm 2001) chúng ta đề nghị hát Chèo tàu (xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Tây) và hệ thống 32 điệu múa Thái (Quỳnh Nhai, Sơn La) nhưng cả hai đều không được công nhận, lý do vì sao, thưa ông ? GS Tô Ngọc Thanh: Trong đợt 1 có 47 hồ sơ của các nước trên thế giới gửi đến UNESCO và 32 hồ sơ hợp lệ. 2 hồ sơ của Việt Nam nằm trong số đó. Ban giám khảo đã bỏ phiếu và chọn 19 di sản văn hóa đề nghị công nhận, trong đó có các loại hình nghệ thuật nổi tiếng thế giới như Kinh kịch của Trung Quốc, Kịch Nô của Nhật Bản, Sử thi của Ấn Độ... Từ năm 1989, UNESCO đã ra lời kêu gọi các nước điều tra, nghiên cứu tình hình các giá trị văn hóa phi vật thể để chuẩn bị cho việc xét công nhận, nhưng ta chưa có sự chuẩn bị kịp thời và đầy đủ. Xin ông cho biết việc lựa chọn các di sản được tiến hành theo tiêu chí nào ? GS: UNESCO đã đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho kỳ xét tới là kiệt tác văn hóa phải thỏa mãn 6 tiêu chuẩn. 1- Có giá trị nổi bật của một kiệt tác thể hiện tài năng sáng tạo của con người; 2- Bắt rễ trong truyền thống văn hóa hoặc trong lịch sử văn hóa của cộng đồng; 3 - Đóng vai trò xác định bản sắc văn hóa của cộng đồng, có tầm quan trọng như là cội nguồn của cảm hứng và giao lưu văn hóa làm cho các cư dân và cộng đồng gần gũi nhau hơn, đồng thời có vai trò trong nền văn hóa đương đại của cộng đồng; 4 - Biểu hiện cao về trình độ kỹ xảo và chất lượng kỹ thuật; 5- Biểu hiện cho bản sắc văn hóa sống động. 6 - Đang nằm ở bờ vực của sự mai một. Và ta đã thành lập một ủy ban (gồm đại diện Bộ Văn hóa - Thông tin, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và một số chuyên gia), sau khi xem xét và cân nhắc các tiêu chuẩn đã đề nghị chọn Múa rối nước và Nhã nhạc để đưa vào danh sách đề cử. Vì sao Nhã nhạc được lựa chọn thưa ông ? GS: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nhã nhạc xuất hiện vào triều đại nhà Hồ (1400-1414), được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tác và thể chế của Nhã nhạc đời Chu, Trung Quốc. Nhã nhạc phát triển từ thời Lê, tiếp tục đến thời Nguyễn. Nó có 3 chức năng chính là nghi lễ như ở trong các lễ tế Nam giao, tế Thái miếu, tế Văn miếu, tiếp đón đại sứ; phục vụ thiết triều của Vua (kể cả thường triều và đại triều); phục vụ các sinh hoạt của vua chúa trong cung như sinh nhật, yến tiệc... Nhã nhạc bao gồm cả múa, trong đó có hai điệu múa chính biểu hiện sự bình ổn và hài hòa của xã hội là múa văn và múa võ, đều do các con trai của quan văn võ trong triều thực hiện. Người múa xếp theo hình vuông, mỗi chiều 8 người, thành 64 người múa. Các nhạc cụ dân tộc được dùng biểu diễn như nhị, nguyệt, tỳ, sáo, sênh tiền, mõ, trống nhỏ, đàn tranh dùng cho Tiểu nhạc; kèn bầu, trống, tù và, mõ dùng cho Đại nhạc. Nhã nhạc là loại hình âm nhạc mang tính chất chuyên nghiệp, bác học. Hiện nay, Nhã nhạc đang ở tình trạng ra sao, thưa ông ? GS: Nhã nhạc đang có nguy cơ mai một cùng với sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Hiện còn sưu tầm được hai thể loại, đó là Tiểu nhạc và Đại nhạc. Tiểu nhạc gồm các bản nhạc nhẹ nhàng, xưa kia dùng trong thiết triều và yến tiệc, còn Đại nhạc dùng trong các lễ trọng. Ngoài ra còn sưu tầm được một số có bài hát được dùng trong các sinh nhật của quan lại, vua chúa. Các nghệ nhân của dòng nhạc này, chúng tôi được biết có 3 người đang sống ở thành
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net