logo

NGÔI NHÀ VIỆT


NGÔI NHÀ VIỆT Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng, nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hòa đồng. Những bước tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả làng. Góc nhà Việt Kết cấu của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: kiến trúc hình thước thợ (nhà chính và nhà phụ) - thường phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ: kiến trúc hình chữ "Môn" (nhà chính nằm ở chính giữa, hai bên có hai nhà phụ). Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của mỗi gia đình gồm có các phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi gia cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng... Người nông dân đã biết khai thác về mặt sinh thái để ổn định cuộc sống, hài hòa với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung. Trong đó 3 yếu tố “người, đất và nước” là các yếu tố tạo nên sự cân bằng sinh thái trong nhà ở người Việt truyền thống vùng nhiệt đới nóng ẩm. Trùng tu ngôi đình cổ Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn. Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ. Gian thờ - Nơi tôn nghiêm nhất trong nhà Việt Gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi, đó là những mảng chạm khắc được thu nhận từ thiên nhiên vào trong ngôi nhà người Việt truyền thống. Trong ngôi nhà phần được chú ý và quan tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ vì chịu ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung quanh được trang hoàng bằng các bức hoành phi câu đối, nếu gia cảnh của chủ nhà có khiêm nhường hơn thì bàn thờ cũng luôn được đặt vào nơi trang trọng nhất. Kiến trúc sân vườn ngày nay Một sự biến thái của hồ bán nguyệt Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm, nên việc dựng một ngôi nhà được người Việt hết sức quan tâm, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu xem ngày, xem tháng, so tuổi vì họ quan niệm thứ nhất, đây là cơ nghiệp của nhiều đời; thứ hai, đó là sự thịnh vượng hay suy vong của cả gia đình hay lớn hơn là cả một dòng họ nếu chọn được hay không chọn được ngày tốt và hướng tốt. Trang trí nội thất trong nhà Việt nay Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, đất, đá,... phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay mộng đuôi cá. Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa “bức bàn” hay “cửa phố”. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch, lợp ngói âm dương thì chỉ là mái dốc thuần túy, không được trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị, khiêm nhường. Nhưng bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà Việt truyền thống là tiềm ẩn bên trong cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền, mãnh liệt của người Việt Nam. Cấu trúc chữ "Nhất" của ngôi nhà Việt
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net