logo

Nghiệp vụ tín dụng

Đồng tài trợ của TCTD là quá trình tổ chức, thực hiện, việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do 1 TCTD làm đầu mối cho một hoặc 1 phần dự án, phương án SX, KD, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống. Ngoài định nghĩa trên còn có các tổ chức đầu mối đồng tài trợ, các tổ chức tham gia tài trợ và áp dụng đồng tài trợ,...
ĐỀ CƢƠNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Trang 1 MỤC LỤC PHẦN A : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 3 I/ Đồng tài trợ : .............................................................................................. 3 II/ Hội đồng tín dụng. .................................................................................... 4 1/ Chức năng của HĐTD ............................................................................... 4 III/ Giới hạn tín dụng của khách hàng ........................................................... 6 NHÓM KHÁCH HÀNG LIÊN QUAN ......................................................... 9 PHẦN B : CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT ...................... 13 PHẦN C : BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ..................................................... 14 1/ Một số khái niệm ..................................................................................... 14 Phần E : BẢO ĐẢM TIỀN VAY ............................................................... 42 Các biện pháp bảo đảm tiền vay: ................................................................. 42 Trang 2 PHẦN A : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG I/ Đồng tài trợ : 1/ Định nghĩa : Đồng tài trợ của TCTD là quá trình tổ chức, thực hiện, việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do 1 TCTD làm đầu mối cho một hoặc 1 phần dự án, phương án SX, KD, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống 2/ Tổ chức đầu mối đồng tài trợ là một trong số TCTD thành viên được các thành viên khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở năng lực của TCTD đó; Quỹ TDND TW hoặc Quỹ TDND cơ sở chỉ được làm đầu mối trong trường hợp các tổ chức này hợp vốn với nhau để cho vay. Công ty tài chính thuộc Tổng công ty không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ. 3/ Tổ chức được tham gia đồng tài trợ .là các TCTD được thành lập và họat động theo luật các TCTD và các chi nhánh được ủy quyền.(VD : NHTM, NHĐT, chi nhánh NH nước ngòai tại VN, Cty Bảo hiểm, Cty tài chính thuộc Tổng công ty, Quỹ TDNDTW). Quỹ TDND cơ sở chỉ được cho vay hợp vốn với Quỹ TDND TW. 4/ Trường hợp áp dụng đồng tài trợ : _ Nhu cầu của bên nhận tài trợ vượt quá giới hạn cho vay/bảo lãnh của bên tài trợ. _ Khả năng tài chính và nguồn vốn của bên tài trợ không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án. _ Bên tài trợ có nhu cầu phân tán rủi ro. _ Bên tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiềuTCTD khác nhau. 5/ Chi nhánh NHCTVN được tham gia đồng tài trợ với TCTD, chi nhánh TCTD trên cùng địa bàn Tỉnh/TP. Các trường hợp khác phải có văn bản phê duyệt của NHCT VN. 6/ Chủ thể tham gia quan hệ đồng tài trợ gồm : đầu mối đồng tài trợ, đầu mối cấp tín dụng, đầu mối thanh tóan, thành viên tham gia cấp tín dụng và bên nhận tài trợ. 7/ Tổ chức đầu mối có thể là 3 hoặc có thể chỉ là 1 tổ chức đầu mối thực hiện cả 3 chức năng. 8/ Hình thức cấp tín dụng bao gồm : cho vay, cho vay hợp vốn, bảo lãnh, đồng bảo lãnh, kết hợp các hình thức trên. Các hình thức cấp tín dụng khác phải được sự chấp thuận của NHNNVN. 9/ Nguyên tắc tổ chức đồng tài trợ : _ Nguyên tắc chung : + Các thành viên tự nguyện tham gia. + Các thành viên thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối cấp tín dụng, tổ chức đầu mối thanh tóan. _ Đối với riêng NHCT, chỉ nhận làm đầu mối khi thực hiện đồng thời tất cả các chức năng của tổ chức đầu mối. 10/ Nguyên tắc thực hiện đồng tài trợ. _ NHCTVN chỉ tham gia đồng tài trợ các dự án đảm bảo quy định hiện hành về nguyên tắc, điều kiện về cho vay/bảo lãnh, biện pháp bảo đảm tín dụng. _ Các thành viên thỏa thuận phương thức thẩm định nhưng kết quả thẩm định phải thống nhất về tính khả thi và cùng tại điều kiện thực hiện. _ Quyền và nghĩa vụ của bên tài trợ và bên nhận tài trợ thực hiện theo quy định của NHNNVN đối với từng hình thức cấp tín dụng. _ Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn tài trợ cho dự án, phối hợp với bên nhận tài trợ giải quyết phát sinh. 11/ Các lọai phí trong quan hệ đồng tài trợ : ngòai các lọai phí như thường lệ còn có phí thu xếp đồng tài trợ, phí quản lý đồng tài trợ, phí thanh tóan, phí cam kết sử dụng vốn, phí trả trước hạn, phí bảo hiểm tín dụng… 12/ phương thức thẩm định và báo cáo/ tờ trình thẩm định. _ Có 2 phương thức : + Thẩm định chung Trang 3 + Thẩm định riêng theo biên bản thỏa thuận chung _ Kết thúc quá trình thẩm định, các bên phải lập : + Báo cáo thẩm định chung(Nếu thẩm địnhchung) hoặc + Báo cáo/tờ trình thẩm định(Nếu thẩm định riêng). 13/ Thành viên hội đồng thẩm định chung là đại diện các thành viên đồng tài trợ do đại diện của tổ chức đầu mối làm chủ tịch hội đồng. 14/ Mức vốn tham gia đồng tài trợ nằm trong giới hạn chung về cho vay, bảo lãnh đối với 1 khách hàng (Không vượt qúa 15% vốn tự có của NHCTVN).Đối với chi nhánh không được vượt mức ủy quyền phán quyết cho vay/bảo lãnh hiện hành của TGĐ NHCTVN 15/ Chi nhánh NHCT phải trình xin ý kiến NHCTVN trong trường hợp đề nghị của bên nhận tài trợ, của tổ chức đầu mối vượt quá phạm vi đồng tài trợ được TGĐ ủy quyền cho chi nhánh về : _ Số tiền tham gia đồng tài trợ. _ Địa bàn họat động của TCTD tham gia đồng tài trợ. _ Lọai hình của TCTD tham gia đồng tài trợ. _ Địa bàn họat động của bên nhận tài trợ. _ Hình thức cấp tín dụng trong đồng tài trợ. 16/ Quy định về đồng tài trợ không phải là một quy định đầy đủ về cấp tín dụng theo phương thức đồng tài trợ, nó chỉ quy định những vấn đề riêng có của họat động đồng tài trợ của NHCTVN. Khi thực hiện quy định này, chi nhánh phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về cấp tín dụng của NHCTVN (cho vay và bảo lãnh). 17/ Trong thời gian chi nhánh đang đề nghị NHCTVN đồng tài trợ, khách hàng không được đề nghị TCTD khác đồng tài trợ/cấp tín dụng cho chính dự án đó nếu không được chấp thuận của NHCTVN. II/ Hội đồng tín dụng. 1/ Chức năng của HĐTD _ Quyết định các giới hạn tín dụng đối với khách hàng. _ Quyết định cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư đối với khách hàng có giá trị lớn, phức tạp. _ Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan đến tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng (không bao gồm các đối tượng xử lý miễn giảm lãi, XLRR và bán nợ theo quy chế miễn giảm lãi, quy chế XLRR và quy chế bán nợ) _ Quyết định mức phán quyết tín dụng phân cấp cho(i) trưởng phó phòng khách hàng và kinh doanh dịch vụ trụ sở chính; (ii) chi nhánh cấp I; (iii) Trưởng phòng kinh doanh/khách hàng và phòng/điểm giao dịch chi nhánh cấp 1; Chi nhánh cấp II. 2/ Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐTD cơ sở. _ Quyết định giới hạn tín dụng, quyết định cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng trong trường hợp nhu cầu vay, nhu cầu được bảo lãnh trên 70% mức phán quyết của NHCT VN phân cấp cho chi nhánh cấp 1; _ Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan đến tín dụng và xử lý TSBĐ của khách hàng trong mức phán quyết của chi nhánh cấp 1 theo đề nghị của giám đốc chi nhánh cấp II trực thuộc hoặc các phòng chức năng (không bao gồm các đối tượng xử lý miễn giảm lãi, XLRR và bán nợ theo quy chế miễn giảm lãi, quy chế XLRR và quy chế bán nợ); _ Quyết định trình NHCTVN các truờng hợp cấp tín dụng và các vấn đề khác liên quan đến tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm vượt thẩm quyền của chi nhánh cấp I; _ Quyết định mức phán quyết tín dụng phân cấp cho: (i) Trưởng phòng kinh doanh/khách hàng chi nhánh cấp I; (ii) phòng/điểm giao dịch thuộc chi nhánh cấp I; (iii) Chi nhánh cấp II. 3/ Thành phần HĐTD cơ sở gồm Các thành viên: Trang 4 _ Gíam đốc chi nhánh cấp 1, Chủ tịch. Trường hợp đặc biệt, giám đốc không thể tham dự được mới ủy quyềnbăng văn bản cho Phó giám đốc phụ trách tín dụng làm Chủ tịch Hội đồng; _ Phó giám đốc phụ trách tín dụng, Ủy viên. Trường hợp Phó giám đốc phụ trách tín dụng được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng tín dụng thì chủ tịch hội đồng chỉ định phó giám đốc khác thay thế là ủy viên; _ Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ liên quan là ủy viên; _ Trưởng phòng kinh doanh hoặc các trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, Trưởng phòng kinh doanh XNK, Ủy viên; _ Trưởng phòng thẩm định (nơi có phòng thẩm định),Ủy viên. Ngòai các thành viên trên, tùy trường hợp cụ thể có các thành viên sau: _ Trưởng phòng khách hàng cá nhân(trường hợp nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phòng KHCN). Ủy viên; _ Trưởng phòng KDĐN/TTQT/TTTM(trường hợp nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngọai tệ, XNK): Ủy viên; _ Trưởng phòng/điểm giao dịch chi nhánh cấp I (trường hợp nghiệp vụ phát sinh tại phòng/điểm giao dịch). Ủy viên; _ Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh cấp II(trường hợp nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh cấp II). Ủy viên; _ Các Phó giám đốc khác, Trưởng phòng KHCN (nếu có); Trưởng phòng Tổng hợp tiếp thị (trường hợp HĐTD quyết định mức phán quyết tín dụng cho chi nhánh cấp II; phòng/điểm giao dịch, Trưởng phòng khách hàng chi nhánh cấp I: Ủy viên; _ Thư ký là Trưởng/phó phòng có nghiệp vụ phát sinh đệ trình, Ủy viên HĐTD. Lưu ý : _ Các Ủy viên nêu trên của HĐTD không đồng thời là người trực tiếp ký trình kết quả thẩm định.(Vậy khi trưởng phòng là người trình ký kết quả thẩm định thì phó phòng “theo ủy quyền của trưởng phòng” sẽ là ủy viên HĐTD) _ Các trưởng phòng là ủy viên bắt buộc. Trường hợp đặc biệt, trưởng phòng không thể tham dự được mới ủy quyền bằng văn bản cho một phó trưởng phòng thay thế. Các thành viên khác _ Báo cáo viên thẩm định là cán bộ tín dụng và/hoặc lãnh đạo (tại chi nhánh cấp I) của phòng/tổ thực hiện nhiệm vụ thẩm định, tái thẩm định các khỏan tín dụng đệ trình HĐTD thuộc phòng kinh doanh/khách hàng;Phòng kinh doanh XNK;phòng thẩm định; phòng/điểm giao dịch…vv. _ Chuyên viên tư vấn là chuyên viên được mời, được thuê để tư vấn cho HĐTD những vấn đề phức tạp về pháp lý, kỹ thuật, thị trường, tài chính của đối tượng cần quyết định. 4/ Nhiệm vụ quyền hạn của thành viên hội đồng tín dụng và các thành viên khác 4.1/ Nhiệm vụ quyền hạn của ủy viên HĐTD. _ Nghiên cứu, thẩm định nội dung trên hồ sơ tín dụng. Được yêu cầu tổ thẩm định bổ sung hồ sơ để nghiên cứu trước khi họp HĐTD nếu cần; _ Đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan cho thành viên thẩm định tại cuộc họp; _ Trình bày quan điểm, ý kiến riêng, đề xuất nội dung cần quyết định tại cuộc họp của HĐTD; _ Bỏ phiếu biểu quyết ghi rõ đồng ý hoặc không đồng ý theo nội dung cần quyết định mà chủ tịch hội đồng kết luận; _ Bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản trong trường hợp có ý khác với kết luận và quyết định của HĐTD; _ Chịu trách nhiệm về ý kiến biểu quyết của mình tại HĐTD. 4.2/ Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch HĐTD _ Triệu tập họp HĐTD. Trước từng cuộc họp, giao nhiệm vụ thẩm định cụ thể cho từng chuyên viên tư vấn; _ Tổ chức điều hành cuộc họp theo đúng quy chế HĐTD; _ Trường hợp cần thiết, căn cứ ý kiến của các ủy viên, chủ tịch hội đồng quyết định bổ sung những nội dung cần thẩm định thêm và hồ sơ còn thiếu trước khi bỏ phiếu biểu quyết tại Hội đồng; Trang 5 _ Trên cơ sở tâp trung ý kiến thảo luận và đề xuất của các thành viên, Chủ tịch hội đồng kết luận nội dung cụ thể cần biểu quyết để hội đồng bỏ phiếu ; _ Kết luận quyết định của HĐTD khi kết quả bỏ phiếu là ngang nhau; _ Thay mặt Hội đồng ký quyết định của HĐTD/ký trình(đối với trụ sở chính) Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc NHCTVN thông qua quyết định phê duyệt khỏan cho vay và tổng các khỏan cho vay vượt quá 10% vốn tự có của NHCTVN. 4.3/ Nhiệm vụ quyền hạn của thư ký HĐTD _ Chuẩn bị hồ sơ họp HĐTD; _ Đề nghị chủ tịch HĐTD triệu tập các thành viên tham gia họp hội đồng; đề nghị mời, thuê chuyên viên tư vấn của hội đồng. Gửi hồ sơ tín dụng tới các thành viên tham gia họp HĐTD; _ Đề xuất nội dung cần quyết định để làm cơ sở thảo luận, bỏ phiếu; _ Ghi biên bản cuộc họp; _ Dự thảo văn bản, quyết định của HĐTD/tờ trình(đối với trụ sở chính) Ủy viên HĐQT kiêm TGĐ NHCTVN thông qua quyết định phê duyệt khỏan cho vay và tổng các khỏan cho vay vượt quá 10% vốn tự có của NHCTVN. 4.4/ Nhiệm vụ quyền hạn của báo cáo viên thẩm định _ Chuẩn bị hồ sơ và các thông tin để gửi cho các thành viên tham gia cuộc họp HĐTD theo yêu cầu của thư ký Hội đồng; _ Báo cáo nội dung, kết quả thẩm địnhvà đề xuất ý kiến về các vấn đề báo cáo trước HĐTD; _ Trả lời câu hỏi của các thành viên HĐTD tại cuộc họp; _ Báo cáo viên thẩm định không được bỏ phiếu biểu quyết tại cuộc họp của HĐTD. 4.5/ Nhiệm vụ quyền hạn của chuyên viên tư vấn. _ Được cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung can thẩm định đã được phân công; _ Nghiên cứu các nội dung về nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu của chủ tịch HĐTD; _ Phát biểu ý kiến đề xuất, tư vấn của mình tại cuộc hop. Trong trường hợp vắng mặt có thể gửi văn bản ý kiến tư vấn của mình cho HĐTD; _ Chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất, tư vấn của mình; Chuyên viên tư vấn không được bỏ phiếu biểu quyết tại cuộc họp HĐTD. 5/ Chế độ làm việc của HĐTD _ HĐTD vàm việc theo chế độ tập thể, tiến hành khi có nhu cầu phát sinh nghiệp vụ để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của HĐTD. _ Chủ tịch HĐTD triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp của hội đồng. _ Các tài liệu họp HĐTD phải được gửi đến các thành viên trước ngày họp ít nhất 2 ngày làm việc; Trường hợp quyết định cơ cấu tín dụng, mức phán quyết tín dụng phân cấp cho trưởng phòng khách hàng trụ sở chính, chi nhánh cấp I, Trưởng phòng kinh doanh/khách hàng chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II, phòng giao dịch phải được gửi đến các thành viên trước ngày họp ít nhất 5 ngày làm việc. Lưu ý : _ Các cuộc họp của HĐTD được coi là hợp lệ khi có mặt ít nhất là 2/3 số thành viên HĐTD được ghi trong văn bản triệu tập họp. Sự có mặt của Chủ tịch, thư ký và báo cáo viên thẩm định tại cuộc họp là bắt buộc. _ HĐTD tiến hành biểu quyết bằng cách bỏ phiếu. Phiếu biểu quyết phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người biểu quyết. Quyết định của HĐTD phải được trên 50% số phiếu tán thành. Trường hợp số phiếu đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì quyết định cuối cùng là ý kiến của chủ tịch HĐTD. _ Các thành viên có ý kiến khác quyết định của HĐTD có quyền bảo lưu ý kiến tại phiếu biểu quyết. III/ Giới hạn tín dụng của khách hàng Là tổng mức dư nợ và số dư tín dụng tối đa ( bao gồm cả nợ đã XLRR đang hạch tóan ở tài khoản ngoại bảng) được xác định trong một thời kỳ, NHCT cấp cho một khách hàng DN dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh(bao gồm cả L/c) và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật. 1/ Quản lý giới hạn tín dụng. Trang 6 Các giới hạn tín dụng tại trụ sở chính của NHCT được quy định như sau : Đối với 1 khách hàng. _ Giới hạn cho vay không vượt quá 15% vốn tự có của NHCT. _ Giới hạn bảo lãnh không vượt quá 15% vốn tự có của NHCT. _ Giới hạn chiết khấu không vượt quá 15% vốn tự có của NHCT _ Giới hạn bao thanh tóan không vượt quá 15% vốn tự có của NHCT _ Giới hạn cho vay và bảo lãnh không vượt quá 25% vốn tự có của NHCT _ Tổng các giới hạn tín dụng không vượt quá 25% vốn tự có của NHCT Đối với một nhóm khách hàng liên quan _ Giới hạn cho vay không vượt quá 50% vốn tự có của NHCT _ Giới hạn cho vay và bảo lãnh không vượt quá 60% vốn tự có của NHCT => (*.*) GHTD KH được xác định và quản lý trong nội bộ hệ thống NHCT bao gồm cả các TH sau : _ Đối với NHCV + Các khoản cho vay từ nguồn vốn uỷ thác của CP, các TC khác mà NHCT không chịu rủi ro. + Các khoản cho vay, mở L/c có bảo đảm đầy đủ 100% bằng số dư tiền gửi, kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ tại NHCV. _ Đối với TSC Các khoản cho vay vượt quá mức 15% VTC của NHCT, đã được Thủ tướng CP quyết định cụ thể; Các khoản cho vay và bảo lãnh vượt mức 25% VTC của NHCT đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản. Lưu ý : Số dư mở L/c atsight được NHCT cam kết cho vay 100% giá trị thanh toán.vẫn tính vào giới hạn bảo lãnh (Mới cam kết, chưa cho vay) =>Khi tính toán GHTD KH để so sánh các tỷ lệ giới hạn an toàn theo quy định của PL & NHNN : _ GHCV được loại trừ các khoản mục (*.*) _ GHBL được loại trừ số dư mở L/c Atsight được KH ký quỹ 100% hoặc cho vay 100% giá trị thanh toán. 2/ Thẩm quyền quyết định GHTD 2.1/ Tại trụ sở chính NHCT 2.1.1/Hội đồng quản trị NHCT _ Định kỳ hàng năm quyết định : Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Tỷ trọng cấp tín dụng theo thời hạn(ngắn-trung-dài hạn),; theo lọai tiền(nội tệ-ngọai tệ); theo biện pháp bảo đảm tiền vay(có bảo đảm-không bảo đảm). Tỷ trọng tối đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với ngành kinh tế. Cơ cấu nhóm sản phẩm tín dụng(cho vay, bảo lãnh, bao thanh tóan và các hình thức cấp tín dụng khác) trong tổng dư nợ tín dụng của NHCT và trong dư nợ tín dụng của ngành kinh tế, khu vực kinh tế. _ Ủy quyền cho Ủy viên HĐQT –Tổng giám đốc NHCT thông qua quyết định cấp tín dụng, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh… theo đề nghị của HĐTD trụ sở chính: + Đối với 1 khách hàng : . Khỏan vay và tổng các khỏan vay vượt quá 10%( nhưng không quá 15%) vốn tự có của NHCT. . GHTD khách hàng theo quy định hiện hành của Pháp luật và NHNN đối với các trường hợp vượt 20% (nhưng không quá 25%) vốn tự có của NHCT. + Đối với 1 nhóm khách hàng. . Khỏan vay và tổng các khỏan vay vượt quá 10%( nhưng không quá 50%) vốn tự có của NHCT. . GHTD khách hàng theo quy định hiện hành của Pháp luật và NHNN đối với các trường hợp vượt 50% (nhưng không quá 60%) vốn tự có của NHCT. _ Các trường hợp vượt thẩm quyền quyết định của NHCT theo quy định hiện hành Pháp luật và NHNN: Hội đồng tín dụng trụ sở chính nhất trí đề nghị cấp tín dụng, GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh… trình Ủy viên Hội đồng quản trị-Tổng giám đốc NHCT thông qua và ký trình Thống đốc NHNN, Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Trang 7 2.1.2/ Hội đồng tín dụng trụ sở chính NHCT. _ Định kỳ hàng năm quyết định : Mức phán quyết tín dụng cao nhất Tổng giám đốc được ủy quyền cho chi nhánh, Trưởng phòng khách hàng trụ sở chính. _ Quyết định GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh.., cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư…đối với một khách hàng DN và một nhóm khách hàng liên quan; theo quy chế HĐTD hiện hành của NHCT. _ Định kỳ hàng năm, HĐTD trụ sở chính định định hướng ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có khả năng tăng trưởng tín dụng, nhóm khách hàng cần hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHCT, làm cơ sở để xem xét quyết định GHTD. 2.1.3/ Tổng giám đốc _ Quyết định các mức ủy quyền phán quyết tín dụng cho chi nhánh và trưởng phòng khách hàng trụ sở chính trong phạm vi mức ủy quyền do HĐTD trụ sở chính quy định. _ Quyết định GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh.., cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư…đối với một khách hàng DN và một nhóm khách hàng liên quan; dưới mức thẩm quyền của HĐTD trụ sở chính theo quy định của HĐQT NHCTVN. _ Tổng giám đốc có thể ủy quyền quyết định cho các Phó Tổng giám đốc trong phạm vi thẩm quyền của mình, phù hợp với năng lưc , trình độ, kinh nghiệm của người được ủy quyền 2.1.4/ Trưởng phòng khách hàng trụ sở chính NHCT. _ Quyết định GHTD dưới mức thẩm quyền quyết định GHTD của Tổng giám đốc và theo ủy quyền của Tổng giám đốc. _ Không phân cấp và ủy quyền cho phó trưởng phòng khách hàng trụ sở chính quyết định GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh…; cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư đối với một khách hàng. 2.2/ Tại chi nhánh NHCT 2.2.1/ Hội đồng tín dụng cơ sở _ Định kỳ hàng năm( sau khi có thông báo mức ủy quyền phán quyết của Tổng giám đốc), Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định mức phán quyết tín dụng cao nhất giám đốc chi nhánh được ủy quyền cho chi nhánh cấp 2, Trưởng phòng giao dịch, Trưởng điểm giao dịch. _ Quyết định GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh.., cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư…đối với một khách hàng DN, theo quy chế HĐTD NHCT. _ Định kỳ hàng năm, HĐTD cơ sở định định hướng ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có khả năng tăng trưởng tín dụng, nhóm khách hàng cần hạn chế tăng trưởng tín dụng của chi nhánh, làm cơ sở để xem xét quyết định GHTD. 2.2.2/ Giám đốc chi nhánh. _ Quyết định mức ủy quyền phán quyết tín dụng cho giám đốc chi nhánh ấp 2, trưởng phòng giao dịch, trưởng điểm giao dịch trong phạm vi mức ủy quyền do HĐTD cơ sở quyết định. _ Quyết định GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh.., cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư…đối với một khách hàng dưới mức thẩm quyền của HĐTD cơ sở. _ Giám đốc có thể ủy quyền quyết định cho các Phó giám đốc trong phạm vi thẩm quyền của mình, phù hợp với năng lưc , trình độ, kinh nghiệm của người được ủy quyền. 2.2.3/ Giám đốc chi nhánh cấp 2/Trưởng phòng giao dịch/Trưởng điểm giao dịch. _ Quyết định GHTD, giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh.., cho vay, bảo lãnh theo phương án, dự án đầu tư…đối với một khách hàng dưới mức thẩm quyền quyết định GHTD của giám đốc chi nhánh và trong phạm vị thẩm quyền đươc giao. _ Giám đốc chi nhánh cấp 2/Trưởng phòng giao dịch/Trưởng điểm giao dịch. có thể ủy quyền quyết định GHTD cho các Phó giám đốc /Phó trưởng phòng giao dịch/Phó trưởng điểm giao dịch.trong phạm vi thẩm quyền của mình, phù hợp với năng lưc , trình độ, kinh nghiệm của người được ủy quyền. Lưu ý : _ Mức ủy quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh cũa NHCT VN cho chi nhánh 5 theo công văn 3556/CV-NHCT19 ngày 19/07/2007 là : + Giới hạn tín dụng : 60 tỷ VND Trang 8 + Mức cho vay 1 dự án đầu tư : 30 tỷ đồng. + Một món tín dụng ( 1 Lc At sight, 1 khoản bảo lãnh trong nước) : 30 tỷ đồng + Một món bảo lãnh nước ngoài : 30 tỷ đồng Đối với một cá nhân, hộ gia đình : + Giới hạn tín dụng : 10 tỷ VND _ Mức ủy quyền chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo công văn 3900/CV-NHCT5 ngày 10/12/2001 là : + Đối với sở GD I, II 80 tỷ đồng + Đối với chi nhánh NHCT 50 tỷ đồng _ Mức ủy quyền cho vay đối phòng giao dịch theo công văn 1430/CV-NHCT35 ngày 23/03/2005 khi áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay khác ngòai hình thức (cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do NHCTVN phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc) là không quá 500 triệu đồng NHÓM KHÁCH HÀNG LIÊN QUAN a/ Quan hệ về sở hữu : _ Một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác; hoặc _ Một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác. b/ Quan hệ về qủan trị, điều hành, thành viên : Một khách hàng cá nhân _ Là thành viên của hộ gia đình theo quy định tại BLDS mà hộ gia đình đang là khách hàng của NHCT; hoặc _ Là tổ viên của tổ hợp tác theo quy định tại BLDS mà tổ hợp tác đang là khách hàng của NHCT; hoặc _ Là thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà công ty hợp danh đang là khách hàng của NHCT; hoặc _ Là chủ DNTN mà DNTN đang là khách hàng của NHCT; hoặc _ Đang giữ vị trí quản trị, điều hành, kiểm soát trong cơ cấu tổ chức của một khách hàng pháp nhân khác của NHCT(chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ(giám đốc), trưởng ban kiểm soát đối với DNNN, công ty cổ phần, chủ tịch HĐTV, Tổng GĐ(giám đốc), Trưởng ban KS đối với công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, chủ tịch HĐQT hoặc chủ tịch công ty , Tổng GĐ(giám đốc) đối với công ty một thành viên. Một khách hàng pháp nhân Có đại diện của mình đang giữ vị trí quản trị, điều hành, kiểm soát trong cơ cấu tổ chức của một khách hàng pháp nhân khác của NHCT(chủ tịch HĐQT, tịch HĐTV, Tổng GĐ(giám đốc), Trưởng ban KS). c/ Công ty mẹ - công ty con Một công ty gọi là công ty mẹ của các công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: _ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; _ Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ của công ty đó; _ Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó. IV/ Phân tích họat động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp 1/ Bảng cân đối kế tóan : Là một bức ảnh về trạng thái tài chính của công ty tại một thời điểm. Nó cho biết tình hình về tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm đó. 2/ Báo cáo kết quả họat động kinh doanh : Thường bắt đầu bằng doanh thu bán hàng; sau đó thể hiện các khỏan thu nhập và chi phí phát sinh trong kỳ kế tóan. Báo cáo tài chính này cho biết mức lợi nhuận mà công ty tạo ra sau khi đã trừ đi tất cả chi phí liên quan; qua đó thể hiện khả năng sinh lời của họat động kinh doanh. Trang 9 ( Trong khi bảng cân đối kế tóan thể hiện tình hình tài sản và công nợ của công ty tại một thời điểm vào cuối ký kế tóan, báo cáo kết quả họat động kinh doanh cho biết tổng số các luồng giao dịch diễn ra trong kỳ). 3/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Đo lường các họat động tài chính trong một khỏan thời gian nhất định, đồng thời theo dõi những biến động trên các tài khỏan của bảng cân đối kế tóan. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép người sử dụng theo dõi lượng tiền ra và vào doanh nghiệp và cho biết nguyên nhân gây thừa hoặc thiếu tiền. Nhu cầu vốn = Tổng chi phí SXKD/Vòng quay VLĐ mà vòng quay VLĐ = doanh thu thuần/TSLĐ bình quân. 4/ Phân tích một số tỷ số tài chính : Các tỷ số về doanh số _ Tỷ suất LN/Doanh thu (ROS) = LN ròng sau thuế/ Doanh thu (Phản ánh khả năng sinh lời của DN sau khi đã trừ thuế thu nhập DN. Tỷ số thể hiện mức LN thu được từ một đồng doanh thu) _ Vòng quay tài sản (ATO) = Doanh thu/Tổng tài sản có ( Đo lường năng suất sử dụng tài sản của DN. Tỷ số này cho biết doanh thu được tạo ra từ môt đồng tài sản) _ Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu ( ROE)= LN ròng sau thuế/Vốn chủ sở hữu (Đo lường hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông để tạo ra LN) _ Đòn bẩy tài sản (ALEV) = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu ( Đo lường mức độ tổng tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu) Các tỷ số về khả năng sinh lời _ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu ( Đo lường tác động tương đối của các khỏan chi phí như nguyên, nhiên vật liệu, lao động và chi phí cố định đối với doanh thu của DN) _ Tỷ suất LN gộp = LN gộp / doanh thu ( Đo lường khả năng sinh lợi từ qúa trình SX. Tỷ số này phản ánh chính sách giá của DN, và khả năng DN có thể chuyển chi phí đến khách hàng) _ Chi phí bán hàng và quản lý / doanh thu (So sách chi phí bán hàng và quản lý với doanh thu. Tỷ số thể hiện chi phí bán hàng và quản lý trên một đồng doanh thu) _ Tỷ suất LN họat động/ Doanh thu ( Đo lường khả năng sinh lời từ chu kỳ họat động có tính đến các chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Tỷ suất phản ánh mức LN họat động thu được từ một đồng doanh thu. Các tỷ số về hiệu quả họat động _ Số ngày các khỏan phải thu (ARDOH) = ( Các khỏan phải thu ròng/ Doanh thu) x 365 ( Phản ánh chất lượng các khỏan phải thu và/hoặc khả năng quản lý việc thu hồi các khỏan bán chịu qua việc đo lường số ngày các khỏan phải thu nằn trên tài khỏan của DN) _ Số ngày hàng tồn kho (INVDOH) = (hàng tồn kho / giá vốn hàng bán) x 365 ( Phản ánh chất lượng hàng tồn kho và/hoặc chất lượng quản lý hàng tồn kho qua việc đo lường số ngày hàng nằm trong kho bình quân của DN) _ Số ngày các khỏan phải trả (APDOH) = ( các khỏan phải trả / giá vốn hàng bán) x 365 ( Cho biết tốc độ DN thanh tóan cho các nhà cung cấp qua việc đo lường số ngày các khỏan phải trả nằm trên tài khỏan của DN. _ Số ngày chi phí chờ phân bổ (AEDOH) = (Chi phí chờ phân bổ /giá vốn hàng bán) x 365 (Cho biết mức độ các khỏan chi phí chờ phân bổ trên tài khỏan của DN) Các tỷ số về nợ vay và khả năng thanh tóan _ Tỷ số thanh tóan ngắn hạn = TSLĐ/nợ ngắn hạn ( >= 1 là tốt) (So sánh tài sản lưu động với tổng nợ ngắn hạn. Chỉ số phản ánh số lần TSLĐ có thể được sử dụng để thanh tóan nợ ngắn hạn. _ Vốn lƣu động ròng = TSLĐ – Nợ ngắn hạn (So sánh TSLĐ với tổng nợ ngắn hạn . Đây là chỉ số cơ bản đo lường tính thanh khỏan của DN) Trang 10 _ Tỷ số khả năng thanh tóan nhanh = (Tiền + các khỏan tương đương tiền + các khỏan phải thu) / nợ ngắn hạn (>= 0,5 là tốt). ( So sánh TSLĐ có tính thanh khỏan cao nhất với tổng nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho và các khỏan phải thu phi thương mại không được tính tóan trong tỷ số này. Tỷ số này phản ánh khả năng công y thanh tóan các khỏan nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động có tính thanh khỏan cao). _ Tỷ số thanh tóan bằng tiền = Dòng tiền từ họat động kinh doanh/ Nợ ngắn hạn (Cho biết mức độ các khỏan nợ ngắn hạn có thể được hòan trả từ dòng tiền họat động của DN) _ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Đo lường giá trị tài sản có thể được sử dụng để thanh tóan nợ trong trường hơp phá sản. Việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm giảm mức độ đáng tin cậy của DN từ đó làm giảm khả năng huy động vốn trong tương lại. Nếu vay quá nhiều có thể bị coi là quá rủi ro và là 1 khỏan đầu tư thiếu an tòan, đồng thời DN không có khả năng chống chọi với những tình huống xấu bất ngờ trong kinh doanh. Tự chủ tài chính _ Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn (hệ số ký này>HS kỳ trước>0,5 là tốt) Xác định lợi nhuận : LN gộp = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán = Doanh thu - các khỏan giảm trừ - giá vốn hàng bán LN trước thuế = LN gộp - chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp LN sau thuế = LN trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp V/ Phân tíchbảo đảm nợ vay (CBTD tự nghiên cứu) ( Nằm toàn bộ trong công văn 2887/CV-NHCT 35 ngày 19/08/2004) VI/ Thẩm định tài chính dự án đầu tƣ : 1/ Thẩm định chi phí Tổng chi phí đầu tư bao gồm toàn bộ số tiền cần thiết để lập và đưa dự án vào hoạt động gồm : _ Chi phí xây dụng dự án và chi phí phát sinh trước khi DA đi vào hoạt động. + CFí thuê chuyên gia tư vấn, soạn thảo + Cfí mua thông tin, tài liệu + Cfí khảo sát, thăm dò + Cfí hành chính. _ Chi phí TSCĐ + Cfí đất đai + Cfí chuẩn bị mặt bằng XD + Cfí các hạng mục công trình + Cfí mua sắm, lắp đặt MMTB + Cfí mua công nghệ _ Chi phí TSLĐ + Nguyên, nhiên vật liệu, bao bì, đóng gói, SP dở dang hàng tồn kho. + Lương + Điện, nước _ Chi phí tài chính + Cfí bảo hiểm . + Cfí khai Hải quan (máy móc NVL) + Cfí nhập khẩu + Tiền lãi vay ngân hàng 2/ Thẩm định tài chính dự án Thời gian hoàn vốn của dự án Là khoản thời gian tối thiểu lưu chuyển tiền tệ của dự án bù đắp được chi phí đầu tư của dự án T.gian hoàn vốn = Vốn đầu tư/ LN+ KH ( năm) Điểm hoà vốn : Là điểm mà tại đó DN đạt mức doanh thu đủ bù đắp mọi chi phí (Không lãi & cũng không lỗ) tại điểm này : Tổng doanh thu = Tổng chi phí Mà Tổng chi phí = Tổng định phí + Tổng biến phí Trang 11 Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí/ (Gía bán đv/biến phí đv) Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí/ ( 1 – tổng biến phí / doanh thu) = Tổng định phí/ ( 1 – biến phí đv/ giá bán đv) Giá bán hoà vốn = Tổng định phí + Tổng biến phí/ sản lượng Sản lượng ở điểm hoà vốn trả nợ = (Tổng định phí – K.hao+ nợ gốc năm) / Gía bán đv - biến phí đv. Doanh thu ở điểm hoà vốn trả nợ = (Tổng định phí – K.hao+ nợ gốc năm) / ( 1- Tổng biến phí / doanh thu) Khả năng trả nợ = (LN trước khi trả lãi + K.hao) / (nợ gốc + lãi phải trả). 3/ Phân tích lưu chuyển tiền tệ của dự án Lưu chuyển tiền tệ cho ta biết các thông tin sau : _ Nhu cầu tiền của DN. _ Các khoản thu tiền của DN. _ Thời gian thu tiền của DN _ Tính hiệu quả của việc sử dụng tiền của DN. _ Cách thức huy động nguồn vố có chi phí thấp. _ Cách thức sử dụng tiền không bị lãng phí. Lập và đánh giá lưu chuyển tiền tệ Lƣu chuyển theo TIPV – phƣơng pháp trực tiếp Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm n 1/ Lưu chuyển tiền tệ vào _ Doanh thu _ Thay đổi các khoản phải thu _ Giá trị thanh lý TSCĐ Tổng lƣu chuyển tiền tệ vào 2/ Lưu chuyển tiền tệ ra _ Chi phí đầu tư _ Chi phí hoạt động + Định phí + Biến phí _ Thay đổi các khoản phải trả Tổng lƣu chuyển tiền tệ ra 3/ Lưu chuyển tiền tệ ròng Lƣu chuyển theo EPV Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm n _ Lưu chuyển tiền tệ sau thuế TIPV _ Tài trợ _ Lưu chuyển tiền tệ ròng sau thuế EPV Giá trị hiện tại ròng NPV NPV là giá trị hiện tại thu nhập của vốn đầu tư sau một khoảng thời gian nhất định được tính bằng hiệu số giữa tổng hiện giá qua các năm và tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án - NPV = Tổng PV - Tổng V Trong đó : + V Là tổng vốn vốn đầu tư ban đầu hay còn gọi là giá trị hiện tại + PV là giá trị hiện tại tức là giá trị của đồng tiền thu được ở một thời điểm trong tương lai. Tỷ suất sinh lời nội bộ ( IRR) Trang 12 _ Là tỷ suất phải tìm để sao cho với mức lãi suất đó làm cho tổng giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại ( PV) bằng giá trị của vốn đầu tư (V) , hay nói cách khác (IRR) là tỷ lệ chiết khấu mà với nó NPV = 0, nghĩa là nếu áp dụng tỷ lệ chiết khấu này thì giá trị hiện tại của tổng chi phí và tổng thu nhập bằng nhau. ( Xem hướng dẩn minh hoạ ở trang sau) PHẦN B : CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT 1/ Điều kiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: 1.1/ Các chi nhánh được phép nhận và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu có bảo lưu quyền truy đòi với các điều kiện sau: _Bản gốc L/c và tất cả các bản gốc sửa đổi L/c phải được bảo đảm tính xác thực bởi ngân hàng thông báo và được xuất trình cùng với bản gốc thông báo L/c và bản gốc thông báo sửa đổi L/c của ngân hàng thông báo. _ L/c còn hiệu lực và còn số dư chưa thanh tóan. _ L/c quy định có giá trị chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào hoặc có giá trị chiết khấu tại chính chi nhánh. _ L/c cho phép thanh tóan ngay hoặc trả chậm dưới 60 ngày. _ Các quy định trong L/c phải rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi. _ L/c quy định vận đơn được lập theo lệnh của NH phát hành hoặc tòan bộ vận đơn gốc được xuất trình qua ngân hàng. _ Ngân hàng phát hành/NH xác nhận là NH có uy tín trên thị trường quốc tế, có giao dịch và thanh tóan sòng phẳng với NHCTVN. _ Thị trường nước nhập khẩu là thị trường có mức rủi ro thấp. _ Bộ chứng từ kiểm tra đảm bảo hòan hảo. Phù hợp với L/c và xuất trình trong thời gian hiệu lực của L/c., hoặc chứng từ có sai sót nhưng đã có sự chấp nhận thanh tóan của NH phát hành. _ Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thường xuyên với chi nhánh, vay trả sòng phẳng, họat động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh có khả năng hòan trà số tiền mà NHCT đã chiết khấu khi ngân hàng trả tiền từ chối thanh tóan. _ Khách hàng cam kết hòan trả số tiền NHCT đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh tóan. 1.2/ Ngòai các điều kiện nêu trên, khi quyết định chiết khấu bộ chứng từ, chi nhánh phải xem xét các thông tin liên quan đến mặt hàng xuất khẩu và giá cả của mặt hàng đó trên thị trường vào thời điển chiết khấu. 1.3/ Đối với L/c trả chậm từ 60 ngày đến 360 ngày, ngòai các điều kiện nêu ở điểm 1.1 và 1.2 chi nhánh phải báo cáo bằng văn bản cho NHCTVN và chỉ thực hiện chiết khấu khi : _ Chi nhánh nhận được văn bản chấp thuận của NHCT VN. _ Chí nhánh nhận được điện chấp nhận thanh tóan và/hoặc hối phiếu có kỳ hạn được chấp nhận thanh tóan vào ngày đáo hạn bởi NH phát hành/NH xác nhận L/c. 1.4/ Chi nhánh không được chiết khấu bô chứng từ được xuất trình theo L/c trả chậm trên 360 ngày. 2/ Thời hạn xem xét cấp hạn mức chiết khấu . _ 6 tháng một lần, bộ phận tín dụng của chi nhánh có trách nhiệm đánh giá lại họat động SXKD và tình hình tài chính của khách hàng theo quy trình thẩm định cho vay hiện hành của NHCTVN và căn cứ vào nhu cầu của khách hàng trình ban lãnh đạo chi nhánh duyệt hạn mức chiết khấu chứng từ cho từng khách hàng. _ Trường hợp khách hàng chưa được duyệt hạn mức chiết khấu hoặc đã hết hạn mức chiết khấu, ngay trong ngày làm việc, bộ phận tín dụng phải thẩm định tình hình SXKD và tình hình tài chính của khách hàng trình giám đốc chi nhánh duyệt bổ sung hạn mức chiết khấu hoặc chuyển bộ phận kinh doanh đối ngọai làm căn cứ lập tờ trình chiết khấu trình giám đốc chi nhánh phê duyệt. Trang 13 _ Trong từng thời kỳ, Tổng Giám đốc sẽ có văn bản ủy quyền cho các chi nhánh duyện hạn mức chiết khấu tối đa cho một khách hàng, hạn mức chiết khấu này không nằm trong hạn mức cho vay, bảo lãnh ( Tại công văn 3900/CV-NHCT5 ngày 10/12/2001 là) : + Đối với sở GD I, II 80 tỷ đồng + Đối với chi nhánh NHCT 50 tỷ đồng 3/ Các bước xử lý nghiệp vụ khi bô chứng từ gửi đi đòi tiền ngân hàng nước ngòai bị từ chối thanh tóan: * Chi nhánh thực hiện quyền truy đòi của mình đồng thời hạch tóan: _ Nợ TK tiền gửi của khách hàng hoặc TK thích hơp (Số tiền CK đã thanh tóan cho KH và tiền lãi) _ Có TK(2211.01)390x.xxxxx(CK TP và giấy tờ có giá NH) (Số tiền CK đã thanh tóan cho KH) _ Có TK7010.03(thu từ CK,cầm có TP và các giấy tờ có giá NH) Lãi CK * Nếu khách hàng không có tiền trả nợ, hạch tóan: _ Nợ TK(2218.01)913x.xxxxx Nợ quá hạn CK TP và giấy tờ có giá NH _ Có TK(2211.01)390x.xxxxx(CK TP và giấy tờ có giá NH) (Số tiền CK đã thanh tóan cho KH) Đồng thời thu lãi CK và hạch tóan : _ Nợ TK tiền gửi của khách hàng hoặc TK thích hơp (lãi chiết khấu) _ Có TK7010.03(thu từ CK,cầm có TP và các giấy tờ có giá NH) Nếu khách hàng không có tiền trả lãi, chi nhánh hạch tóan số tiền lãi vào tài khỏan ngọai bảng 9420.01xxxxx(lãi cho vay trong hạn chưa thu được bằng ngọai tệ). Số tiền phát sinh từ khỏan nợ quá hạn chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn(nếu không thu được từ tài khỏan tiền gửi của khách hàng) sẽ được hạch tóan vào tài khỏan ngọai bảng 9420.02xxxxx(lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngọai tệ). PHẦN C : BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1/ Một số khái niệm _ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD (Bên bảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đứng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hòan trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. _ Bên bảo lãnh là TCTD thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh gồm các TCTD được thành lập và họat động theo Luật cá tổ chức tín dụng, Các ngân hàng được NHNN cho phép họat động thanh tóan quốc tế được thực hiện các lọai bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngòai. _ Bên được bảo lãnh là khách hàng được TCTD bảo lãnh gồm các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngòai trừ những trường hợp sau : + Thành viên HĐQT, Ban kiểm sóat, TGĐ(GĐ),Phó TGĐ(phó GĐ) của TCTD; + CB,NV của TCTD đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh; + Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ(GĐ),Phó TGĐ(phó GĐ). _ Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngòai nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của các TCTD. _Cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của TCTD về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đứng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. _ Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa TCTD, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài Trang 14 chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. _ Bảo lãnh vay vốn là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. _ Bảo lãnh thanh tóan là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh tóan thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh tóan của mình khi đến han. _ Bảo lãnh dự thầu là cam kết của TCTD với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ số tiền phạt cho bên mời thầu thì TCTD sẽ nộp thay. _ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thườg cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì TCTD sẽ thực hiện thay. _ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm/Bảo hành là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì TCTD sẽ thực hiện thay. _ Bảo lãnh hòan trả tiền ứng trước là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm nghĩa vụ hòan trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hòan trả tiền ứng trước mà không hòan trả hoặc hòan trả không đầy đủ thì TCTD sẽ thực hiện thay. _ Bảo lãnh đối ứng là cam kết của TCTD (bên bảo lãnh đối ứng) với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. _ Xác nhận bảo lãnh là cam kết bảo lãnh của TCTD (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng. _ Đồng bảo lãnh là việc nhiều TCTD cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối. Việc đề xuất, phối hợp và quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định về đồng tài trợ của NHNN. Các TCTD tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc các bên tham gia bảo lãnh theo các phần độc lập. Trường hợp TCTD đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng thì các TCTD tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hòan lại cho TCDT đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận. _ Giới hạn bảo lãnh : Tổng số dư bảo lãnh của TCTD ( gồm số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ trừ hình thúc mở L/c trả ngay ký quỹ 100% gía trị thanh tóan) đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHCT. _ Thời hạn bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bão lãnh chấm dứt cụ thể : + Khi khách hàng đã thực hiện nay đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh; + Khi TCTD đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; + Khi việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; + Khi thời hạn của bảo lãnh đã hết; + Khi bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bao lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật; + Theo thỏa thuận của các bên. Trang 15 Lưu ý : _ Hiệu lực của bảo lãnh hòan trả tiền ứng trước phải tính đến thời gian từ ngày tiền được chuyển về tài khỏan của khách hàng tại ngân hàng cho đến ngày giao hàng cuối cùng (Cộng thêm một số ngày để người mua làm thủ tục đòi tiền) _ Hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho tới khi người bán thực hiện xong nghĩa vụ trong hợp đồng, hoặc cho đến khi có bảo lãnh bảo hành thay thế(Có thể đến hết thời hạn bảo hành nếu nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả nghĩa vụ bảo hành). _ Phí bảo lãnh : Bên bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của TCTD và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. 2/ Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa bảo lãnh với cho vay, với Lc trả ngay, Lc trả chậm. _ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHCV giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi _ Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền là sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đứng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, ( chỉ giao tiền khi khách hàng vi phạm cam kết). _ L/c trả ngay là hình thức tín dụng chứng từ thể hiện như một cam kết của ngân hàng sẽ chuyển tiền cho ngân hàng bên bán ngay khi nhận được bộ chứng từ. _ L/c trả chậm là hình thức tín dụng chứng từ có kỳ hạn thể hiện như một cam kết của ngân hàng sẽ chuyển tiền cho ngân hàng bên bán sau một thời gian nhất định phù hợp với quy định và sự thoả thuận của các bên. 3/ Khách hàng được NHCT phát hành bảo lãnh _ Các doanh nghiệp đang họat động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam như DNNN, Cty CP, Cty TNHH, Cty hợp danh, DN của các tổ chức chính trị-XH, DN liên doanh, DN 100% vốn đầu tư nước ngòai tai VN, DN tư nhân. _ Các TCTD được thành lập và họat động theo luật các TCTD. _ Các HTX và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự. _ Các tổ chức kinh tế nước ngòai tham gia các hợp đồng, hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại VN hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại VN. _ Hộ kinh doanh cá thể 4/ Điều kiện để được bảo lãnh NHCTVN xem xét và quyết định bảo lãnh với các khách hàng nêu trên khi có đủ các điều kiện sau: _ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; _ Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh tóan với NHCT cụ thể: + Có quan hệ tín dụng và giao dịch tiền gửi, thanh tóan với NHCT. + Không có NQH khó đòi(trừ nợ khoanh), không có dư nợ do trả thay bảo lãnh. _ Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh. _ Các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh phải hợp pháp và thuộc các dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi, hiệu quả. _ Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. _ Trường hợp vay vốn nước ngòai, khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngòai. _ Có trụ sở làm việc(đối với pháp nhân), hoặc hộ khẩu thường trú(đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn Tỉnh, TP nơi NHCT đóng trụ sở. Trường hợp khác phải có sự đồng ý của Tổng giám đốc NHCTVN. _ Trường hợp khách hàng đề nghị được bảo lãnh là đơn vị hạch tóan kinh tế phụ thuộc của pháp nhân là DNNN, ngòai các điều kiện trên phải đáp ứng được thêm các điều kiện sau : + Đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền đề nghị được bảo lãnh và cam kết bảo lãnh của đơn vị chính. Nội dung ủy quyền và cam kết bảo lãnh phải thể hiện rõ mức được bảo lãnh cao nhất, dự án, phương án SXKD liên quan đến bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và cam kết trả nợ khi NHCT phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà đơn vị phụ thuộc không trả được nợ cho NHCT. Trang 16 + Đơn vị chính có quan hệ tiền gửi, tín dụng trong hệ thống NHCT, chi nhánh NHCT giao dịch với đơn vị chính phải có văn bản xác nhận về : số dư thực tế về tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh. Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, bảo lãnh của đơn vị chính. Tổng mức bảo lãnh cao nhất được duyệt tại đơn vị chính và mức dư bảo lãnh được ủy quyền cho đơn vị phụ thuộc không vượt mức bảo lãnh cao nhất đối với một khách hàng mà Tổng GĐ NHCTVN đã ủy quyền cho chi nhánh NHCT bảo lãnh đối với đơn vị chính. 5/ Hồ sơ đề nghị bảo lãnh: _ Đề nghị bảo lãnh(*). _ Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vị dân sự của khác hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng gồm(**): + Đối với pháp nhân và DNTN(*): Quyết định thành lập; giấy ĐKKD, Giấy phép hành nghề(nếu có); giấy phép kinh doanh đối với dự án, phương án SXKD liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh(nếu có); điều lệ họat động(nếu có); QĐ bổ nghiệm người điều hành, kế tóan trưởng(với KH đề nghị bảo lãnh lần đầu tại NHCT hoặc có thay đổi về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và cơ cấu tổ chức điều hành). + Đối với hộ kinh doanh cá thể : ĐKKD (đối với những trường hợp pháp luật có quy định phải ĐKKD), Giấy phép hành nghề(nếu có); CMND; Sổ HK(CBTD đối chiếu và ghi vào tờ trình thẩm định). + Đối với Cty CP, Cty liên doanh, HTX có HĐQT, ngòai những tài liệu nêu ở mục(*) phải có thêm biên bản họp HĐQT về việc ủy quyền cho người đại diện khác hàng ký các tài liệu liên quan đến việc đề nghị bảo lãnh, mức bảo lãnh, thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh. _ Các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh, bản giải trình về tính khả thi, năng lực thực hiện các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngòai, cần có thêm các vănbản chấp thuận theo quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngòai(nếu có). Trong trường hợp cần thiết, NHCT có thể yêu cầu thêm các tài liệu thông tin về bên nhận bảo lãnh. _ Tàiliệu, báo cáo về tình hình SXKD, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh(nếu có) gồm : + Bảng cân đối kế tóan, báo cáo KQKD, thuyết minh báo cáo tài chính của ít nhất 2 năm gần nhất(đối với Pháp nhân). + Đối với bảo lãnh thanh tóan, bảo lãnh vay vốn nước ngòai, bảo lãnh hòan thanh tóan, hoặc khi thấy cần thiết, NHCT có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm dự tóan lưu chuyển tiền tệ (đối với pháp nhân). + Tài liệu hoặc bản thuyết trình khả năng tài chính(đối với hộ kinh doanh cá thể). _ Hồ sơ tài sản bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị hiện thời của các tài sản bảo đảm đó Lư ý : Trường hợp ký quỹ 100% chỉ yêu cầu hồ sơ tại mục (*)&(**) 6/ Hình thức phát hành bảo lãnh _ Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Theo yêu cầu của khách hàng, NHCT có thể phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền tin có ký hiệu mật. _ Ký xác nhận bảo lãnh đối với các hối phiếu, lệnh phiếu. _ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 7/Nội dung cam kết bảo lãnh _ Bao gồm những nội dung cơ bản sau: Tên, địa chỉ của (chi nhánh) NHCT, khách hàng được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh; Số tiền bảo lãnh; Phạm vị, đối tượng và thời hạn hiệu lực của bảo lãnh; Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Luật chi phối và điều chỉnh bảo lãnh. Ngòai các nội dung nêu trên, cam kết bảo lãnh có thể có thêm những nội dung khác như : quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác. _ Trường hợp nội dung cam kết bảo lãnh có quy định việc sử dụng các tài liệu liên quan đến giao dịch được bảo lãnh(như hợp đồng giữa khách hàng với bên nhận bảo lãnh, xác nhận của bên thứ 3 về việc Trang 17 khác hàng vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh hoặc các tài liệu khác) là điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo các điều kiện đó. _ Trường hợp ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu thì nội dung cam kết bảo lãnh được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thương phiếu. _ Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên liên quan có thỏa thuận. 8/Hợp đồng bảo lãnh & cam kết bảo lãnh (Nghiên cứu định nghĩa ở phần trên) Phải có sự thống nhất về số tiền, , thời hạn, điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 9/ NHCT và một hoặc nhiều TCTD cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khác hàng. 9.1( Đồng bảo lãnh) + NHCT tham gia đồng bảo lãnh với tư các là đầu mối phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh hoặc tham gia với tư cách là thành viên đồng bảo lãnh trên cơ sở hợp đồng đồng bảo lãnh được ký kết giữa NHCT và các TCTD tham gia đồng bảo lãnh. Các tổ chức tíin dụng tham gia đồng bảo lãnh phải là các NHTMQD, NHĐT&PT, quỹ đầu tư và phát triển ( Lưu ý : Trong quy định về đồng tài trợ của NHCT VN ban hành theo QĐ số 068/QĐ-HĐQT ngày 17/07/2002 thì NHCT không được tham gia đồng tài trợ với quỹ hỗ trợ phát triển). Trường hợp thành viên đồng bảo lãnh là các tổ chức tín dụng khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của TGĐ NHCTVN. NHCT tham gia đồng bảo lãnh với tư các là thành viên: NHCT có trách nhiệm xem xét, kiểm tra năng lực tài chính và thẩm quyền tham gia đồng bảo lãnh của các thành viên đồng bảo lãnh. Trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh được ký kết giữa các TCTD tham gia đồng bảo lãnh, chi nhánh NHCT được tham gia trong phạm vi được Tổng giám đốc uỷ quyền. NHCT tham gia đồng bảo lãnh với tư cách là đầu mối Ngoài các yêu cầu nêu trên NHCT tham gia đồng bảo lãnh với tư cách đầu mối phát hành bảo lãnh khi : Số tiền bảo lãnh vượt mức uỷ quyền của Tổng giám đốc NHCT VN; hoặc vượt mức 15% vốn tự có của NHCT VN, hoặc chi nhánh NHCT có nhu cầu phân tán rủi ro + Các phương thức và thủ tục tiến hành đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ hiện hành của Thống đốc NHNNVN và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCT VN. + Trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh, TCTD đầu mối có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Các TCTD tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền mà TCTD đầu mối đã trả theo nghĩa vụ đã cam kết trong hợop đồng bảo lãnh liên đới giữa các TCTD tham gia đồng bảo lãnh. + Trường hợp tổ chức tín dụng đầu mối không thực hiện hoăc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bất cứ TCTD nào trong số các TCTD đồng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 9.2/ Bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh (Nghiên cứu định nghĩa ở phần trên) 10/ NHCT bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia và cùng chịu trách nhiệm liên đới. _ NHCT được bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các bên. Việc thực hiện bảo lãnh này dựa trên cơ sở xem xét uy tín, khả năng tài chính, năng lực thực hiện và có bảo đảm cho bảo lãnh theo tỷ trọng tham gia thực hiện nghĩa vụ của từng bên. Trường hợp bảo đảm cho các tỷ trọng, nghĩa vụ là các bảo lãnh đối ứng của các TCTD khác cho NHCT, NHCT xem xét thực hiện như trường hợp bảo lãnh đối ứng. NHCT chỉ nhận bảo lãnh đối ứng làm bảo đảm từ các TCTD trong trường hợp NHCT tham gia đồng bảo lãnh với tư các là đầu mối phát hành bảo lãnh. _ Trường hợp một nghĩa vụ được thực hiện bởi nhiều khách hàng mà mỗi khách hàng có quan hệ giao dịch tại 1 chi nhánh NHCT trong hệ thống NHCT VN thì các chi nhánh NHCT thỏa thuận lựa chọn 1 chi nhánh NHCT làm đầu mối để tiến hành thực hiện bảo lãnh cho nghĩa vụ đó. Giá trị tham gia bảo lãnh của từng chi nhánh NHCT là giá trị một món bảo lãnh của chi nhánh NHCT đó. Nếu cần thiết , các chi nhánh trình Tổng giám đốc NHCT VN xem xét, chỉ định chi nhánh làm đầu mối bảo lãnh. 11/ Bảo đảm cho bảo lãnh _ Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh cho NHCT phát hành gồm : ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3, bảo lãnh đối ứng của các TCTD và các Trang 18 biện pháp bảo đảm hợp pháp khác theo yêu cầu của NH bảo lãnh và phù hợp với quy định của Pháp luật. _ Việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn, việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo nghị định số 178/1999-NĐ-CP ngày 29/12/1999 cua chính phủ về đảm bảo tiền vay, các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định này của Thống đốc NHNN và của TGĐ NHCT VN. 12/ Thẩm quyền ký bảo lãnh _ Người đại diện theo pháp luật của TCTD có thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của TCTD cụ thể là : Tổng giám đốc NHCTVN hoặc ủy quyền cho phó TGĐ NHCT VN, Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh NHCT được ký bảo lãnh, mức ủy quyền ký bảo lãnh, ký từng lọai bảo lãnh có văn bản riêng. _ Giám đốc hoặc ngườoi được ủy quyền hợp pháp tại chi nhánh NHCT chỉ được ký bảo lãnh trong phạm vi Tổng GĐ NHCTVN ủy quyền. _ Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh NHCT cho một khách hàng, số tiền một món bảo lãnh không được vượt quá mức ủy quyền của Tổng giám đốc NHCT VN. Trường hợp chi nhánh NHCT phải trả thay cho khách hàng đẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trả thay bảo lãnh vượt quá mức ủy quyền cho vay của Tổng giám đốc, thì chi nhánh phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó (kể cả những hợp đồng tín dụng đã ký mà chưa giải ngân hết), đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng trong phạm vi ủy quyền của TGĐ NHCTVN. Chi nhánh NHCT VN không bảo lãnh mới cho khách hàng còn dư nợ do trả thay bảo lãnh. _ Tổng GĐ NHCT VN chưa ủy quyền cho Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh NHCT thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nước ngòai(bên nhận bảo lãnh cư ngụ ở nước ngòai). Tại các chi nhánh NHCT khi phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh này, chi nhánh NHCT tiến hành thẩm định theo quy trình và chuyển tòan bộ hồ sơ trình TGĐ NHCT xem xét, giải quyết. Khi xét thấy cần thiết TGĐ NHCTVN sẽ giao mức ủy quyền và hạn mức bảo lãnh cho từng chi nhánh NHCT hoặc có thể xét duyệt một hạn mức bảo lãnh cho một số khách hàng lớn có nhu cầu thường xuyên. _ Việc phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của TCTD trong nước chỉ thực hiện đối với bảo lãnh đối ứng của các NHTMQD, NHĐT&P, quỹ đầu tư phát triển . Đối với bảo lãnh đối ứng của các TCTD khác, việc phát hành bảo lãnh chỉ được thực hiện khi có chấp thuận bằng văn bản của TGĐ NHCTVN. _ Việc xác nhận bảo lãnh của các TCTD trong và ngòai nước, việc phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của các TCTD nước ngòai(trụ sở phát hành ở nước ngòai) và chi nhánh ngân hàng nước ngòai tại VN chỉ thực hiện tại Hội sở chính NHCTVN theo quy trình. 13/ Trình tự thủ tục cấp bảo lãnh ( Nghiên cứu điều 23, trang 15 công văn số 2653/CV-NHCT5 ngày 30/10/2000 quy chế bảo lãnh ngân hàng). 14/ Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Ngân hàng công thương thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau : _ Nghĩa vụ bảo lãnh đã đến hạn; _ Bên nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị NHCT VN thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; _ Có các tài liệu chứng minh khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên với bên nhận bảo lãnh, nếu cam kết bảo lãnh có đề cập đến các tài liệu đó như là một trong những điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; NHCT nhận được văn bản đòi tiền kèm theo các tài liệu chứng minh(nếu có) thông báo ngay cho khách hàng biết. NHCT kiểm tra các tài liệu, nếu thấy phù hợp với yêu cầu, điều kiện trong cam kết bảo lãnh hoặc xác nhận bảo lãnh thì thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 15/ Bảo lãnh của NHCT chấm dứt trong các trường hợp sau: _ Nghĩa vụ bảo lãnh đã được NHCT thực hiện đầy đủ. _ Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của Pháp luật. _ Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh; _ Bên nhận bảo lãnh đồng ý hủy bảo lãnh theo các quy định của Pháp luật; _ Việc bảo lãnh được thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác do các bên thoả thuận. Trang 19 _ Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu lực trong trường hợp bảo lãnh có quy định về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. 16/ Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh * NHCT được coi là miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp sau : _ Bên nhận bảo lãnh trả lại bản cam kết bảo lãnh gốc và có văn bản huỷ hoặc không chấp nhận cam kết bảo lãnh của NHCTVN; _ Bên nhận bảo lãnh có văn bản miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho NHCT. Các trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho NHCT nêu trên không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định TCTD phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp chỉ 1 TCTD trong số nhiều TCTD đồng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình nhưng không phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD được miễn. PHẦN D: CHO VAY 1/ Khách hàng vay vốn (đƣợc xem xét cho vay, hạn chế cho vay và không đƣợc cho vay). Theo quyết định số Theo quyết định số 067/QĐ- Theo quyết định số 072/QĐ-HĐQT- 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 HĐQT-NHCT19 ngày 03/04/2006 NHCT35 ngày 03/04/2006 ngày 03/04/2006: 1.1Được xem xét cho vay: 1.1- Được xem xét cho vay: 1.1- Được xem xét cho vay: Khách hàng là cá nhân Khách hàng là cá nhân, hộ gia Khách hàng là các doanh nghiệp, Việt Nam hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để thực HTX, tổ hợp tác thành lập theo pháp đình Việt Nam . hiện các dự án đầu tư, phương án luật Việt nam. Các doanh nghiệp SXKD, dịch vụ trong nước áp thành lập và họat động theo pháp dụng trong hệ thống NHCT VN luật nước ngòai, các đối tượng khác quy định tại mục 3, điều 2, QĐ 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 1.2-Hạn chế cho vay: 1.2-Hạn chế cho vay: 1.2-Hạn chế cho vay: NHCT không được cho Thực hiện theo quy định tại điều (***)NHCT không được cho vay vay không có bảo đảm 78 Luật sữa đổi, bổ sung một số không có bảo đảm, cho vay với bằng tài sản, cho vay ưu điều Luật các tổ chức tín dụng những điều kiện ưu đãi về lãi suất, đãi về lãi suất đối với 15/06/2004. Không được cho vay về mức cho vay đối với những những đối tượng sau: không có bảo đảm, cho vay với trường hợp sau đây: + Kiểm tóan viên đang những điều kiện ưu đãi về lãi suất, + Tổ chức kiểm tóan có trách nhiệm kiểm tóan tại hệ thống về mức cho vay đối với: kiểm tóan tại hệ thống NHCT. NHCT, + Kiểm tóan viên đang kiểm tóan + Khách hàng có một trong những + Thanh tra viên đang tại hệ thống NHCT Việt Nam; đối tượng quy định sau đây sở hữu thực hiện nhiệm vụ thanh + Thanh tra viên đang thực hiện trên 10% vốn điều lệ của khách hàng tra tại hệ thống NHCT, nhiệm vụ thanh tra tại hệ thống đó: + Kế toán trưởng của NHCT VN, #(*)Thành viên Hội đồng quản trị, NHCT VN + Kế toán trưởng của NHCT VN Ban kiểm soát; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh, chi nhánh cấp 2; Trưởng, Phó phòng giao dịch; Trưởng, phó điểm giao dịch thuộc hệ thống NHCT. # Cán bộ, nhân viên của NHCT thực hiện nhiệm vụ thẩm định. # Bố, mẹ, vợ, chồng, con của các đối tượng nêu ở mục trên(*). Trang 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net