logo

Ngân hàng thế giới hướng dẫn giải ngân các dự án

Ngân hàng Thế giới quy định cách thức tổ chức giải ngân cho mỗi hoạt động (dự án) trên cơ sở tham vấn với bên vay và trên cơ sở xem xét, ngoài các yếu tố khác, kết quả đánh giá về tổ chức quản lý tài chính và đấu thầu của bên vay, kế hoạch đấu thầu và nhu cầu luồng tiền mặt của dự án, cũng như kinh nghiệm giải ngân của Ngân hàng với bên vay.
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI HƯỚNG DẪN GIẢI NGÂN CÁC DỰ ÁN VỤ QUẢN LÝ VAY Ngày 1/5/2006 MỤC LỤC TRANG 1. Mục đích 1 2. Các phương pháp giải ngân 1 3. Rút vốn vay 2 4. Các yêu cầu về hồ sơ, chứng từ 3 5. Các tài khoản chuyên dùng 4 6. Các điều khoản và điều kiện áp dụng cho tạm ứng 6 7. Các chi phí không hợp lệ 7 8. Hoàn trả vốn vay 7 Ngân hàng Thế giới Hướng dẫn Giải ngân Các dự án Ngày 1/5/2006 1. Mục đích 1.1 Tài liệu Hướng dẫn này được soạn thảo nhằm mục đích phổ biến các thủ tục giải ngân vốn vay cho các dự án của Ngân hàng Thế giới. 1 Cụ thể, tài liệu Hướng dẫn này sẽ giải thích về (a) các phương pháp mà Ngân hàng Thế giới sử dụng để giải ngân vốn vay, (b) các yêu cầu liên quan đến việc rút vốn từ Tài khoản vay, (c) các loại hồ sơ, chứng từ mà bên vay có thể được yêu cầu cung cấp để chứng minh rằng tiền vay được sử dụng cho các chi tiêu hợp lệ, (d) các tiêu chí mở tài khoản chuyên dùng, (e) các điều khoản và điều kiện áp dụng cho tạm ứng, (f) các hành động mà Ngân hàng có thể áp dụng nếu Ngân hàng xác định rằng vốn vay không cần thiết hoặc đã bị sử dụng cho các mục đích không hợp lệ, và (g) các hậu quả của việc hoàn trả vốn vay. 2. Các phương pháp giải ngân 2.1 Ngân hàng Thế giới quy định cách thức tổ chức giải ngân cho mỗi hoạt động (dự án) trên cơ sở tham vấn với bên vay và trên cơ sở xem xét, ngoài các yếu tố khác, kết quả đánh giá về tổ chức quản lý tài chính và đấu thầu của bên vay, kế hoạch đấu thầu và nhu cầu luồng tiền mặt của dự án, cũng như kinh nghiệm giải ngân của Ngân hàng với bên vay. 2.2 Ngân hàng giải ngân vốn vay từ Tài khoản vay được thiết lập riêng cho từng khoản vay trực tiếp, đến bên vay hoặc đến bên thứ ba theo yêu cầu của bên vay. Để thực hiện, Ngân hàng sẽ xác định sử dụng một trong các phương pháp giải ngân quy định dưới đây: (a) Hoàn trả: Ngân hàng có thể hoàn trả lại cho bên vay những chi phí hợp lệ được tài trợ từ vốn vay theo Hiệp định vay (gọi tắt là “các chi phí hợp lệ”), 1 “Ngân hàng” được hiểu là gồm có Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA); “khoản vay” gồm có tín dụng và tài trợ không hoàn lại; “bên vay” gồm có bên vay vốn IBRD, tín dụng IDA hoặc được tạm ứng từ Quỹ Chuẩn bị dự án, và bên nhận tài trợ không hoàn lại; “Hiệp định vay” là hiệp định ký kết với Ngân hàng về việc cung cấp tín dụng, tài trợ không hoàn lại hoặc tạm ứng. Tài liệu Hướng dẫn Giải ngân này áp dụng cho tất cả mọi khoản vay, tín dụng, tạm ứng thuộc Quỹ chuẩn bị dự án, và các khoản tài trợ không hoàn lại từ Quỹ Phát triển thể chế và Quỹ Môi trường toàn cầu, nếu không có quy định khác theo Chính sách hoạt động OP 10.20, Hoạt động của Quỹ Môi trường toàn cầu (sẽ cung cấp theo yêu cầu). Tài liệu Hướng dẫn này cũng áp dụng cho các khoản tài trợ không hoàn lại khác từ các quỹ tín thác do bên nhận thực hiện, trừ trường hợp trong điều khoản thỏa thuận với nhà tài trợ có các yêu cầu khác. Tài liệu Hướng dẫn này không áp dụng cho các khoản vay Chính sách phát triển. Trang 1/7 trong trường hợp bên vay đã dùng nguồn của mình để thanh toán trước những chi phí đó. (b) Tạm ứng: Ngân hàng có thể tạm ứng tiền vay vào một tài khoản chuyên dùng của bên vay để tài trợ cho các chi phí hợp lệ khi chi phí phát sinh; với thủ tục này, các hồ sơ, chứng từ sẽ được cung cấp sau (xem phần 5, “Các tài khoản chuyên dùng”). (c) Thanh toán trực tiếp: Nếu có yêu cầu của bên vay, Ngân hàng có thể trực tiếp thanh toán các chi phí hợp lệ cho một bên thứ ba (ví dụ như nhà cung cấp, nhà thầu, tư vấn). (d) Cam kết đặc biệt: Ngân hàng có thể trả cho bên thứ ba các khoản thanh toán cho những chi phí hợp lệ theo các cam kết đặc biệt được lập thành văn bản trên cơ sở yêu cầu của bên vay và theo các điều khoản, điều kiện mà Ngân hàng và bên vay đã thống nhất. 3. Rút vốn vay 3.1 Chữ ký của người được ủy quyền. Trước khi được rút hoặc cam kết vốn từ Tài khoản vay, đại diện được ủy quyền của bên vay (người được chỉ định trong Hiệp định vay) phải cung cấp cho Ngân hàng (a) tên của cán bộ (hoặc các cán bộ) được ủy quyền ký đơn rút vốn hoặc đơn yêu cầu cam kết đặc biệt (gọi chung là “Đơn”), và (b) mẫu chữ ký được xác nhận của (các) cán bộ đó. Bên vay phải nêu rõ nếu đơn cần có từ hai chữ ký trở lên và phải thông báo ngay cho Ngân hàng bất kỳ thay đổi nào về người được ủy quyền ký đơn. 3.2 Đơn. Đơn phải được nộp cho Ngân hàng theo mẫu và bao gồm các thông tin mà Ngân hàng yêu cầu. Mẫu đơn rút vốn có trên trang web Kết nối Khách hàng tại địa chỉ http://clientconnection.worldbank.org. Ngân hàng có thể cấp mẫu đơn theo yêu cầu. 3.3 Để rút tạm ứng vốn từ Tài khoản vay, bên vay phải nộp một bản gốc đơn rút vốn có chữ ký. Để rút tiền từ Tài khoản vay cho mục đích hoàn trả và thanh toán trực tiếp cũng như để báo cáo việc sử dụng tiền tạm ứng, bên vay phải nộp bản gốc đơn rút vốn có chữ ký, kèm theo một bản sao các hồ sơ, chứng từ (xem phần 4, “Các yêu cầu hồ sơ chứng từ”). Để có một cam kết đặc biệt từ Tài khoản vay, bên vay phải nộp bản gốc đơn yêu cầu cam kết đặc biệt có chữ ký cùng với một bản sao tín dụng thư. Ngân hàng có quyền không nhận hoặc không hoặc kiểm tra các bản sao của đơn yêu cầu và các hồ sơ chứng từ, và có thể tùy ý trả lại hoặc hủy các bản sao đó. 3.4 Nộp đơn qua mạng. Ngân hàng có thể chấp nhận cho bên vay sử dụng các phương tiện điện tử để nộp đơn và hồ sơ chứng từ đến Ngân hàng theo cách thức, điều khoản và điều kiện được Ngân hàng quy định cụ thể. Đơn và hồ sơ chứng từ được nộp theo cách mô tả ở đoạn này sẽ được coi như đã nộp cho Ngân hàng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu ở đoạn 3.2 và 3.3 của Hướng dẫn này. Trang 2/7 3.5 Giá trị tối thiểu của đơn. Ngân hàng quy định giá trị tối thiểu của mỗi đơn yêu cầu hoàn trả, đơn yêu cầu thanh toán trực tiếp và đơn yêu cầu cam kết đặc biệt. Ngân hàng có quyền từ chối không chấp nhận các đơn có giá trị thấp hơn giá trị tối thiểu. 3.6 Thời hạn giải ngân khoản vay. Ngân hàng chỉ xử lý các đơn sau khi Hiệp định vay đã được tuyên bố có hiệu lực theo các điều khoản của Hiệp định. Để được Ngân hàng thanh toán theo các đơn nói trên, các chi phí phải: (a) đã được thanh toán (i) trong hoặc sau ngày Hiệp định vay, hoặc (ii) trong hoặc sau một ngày khác sớm hơn được quy định trong Hiệp định vay, nếu như dự án cho phép dùng tài trợ hồi tố; và (b) xảy ra trong hoặc trước ngày đóng khoản vay được quy định hoặc đề cập trong Hiệp định vay (“Ngày đóng khoản vay”), trừ phi có thỏa thuận cụ thể khác với Ngân hàng. 3.7 Thời hạn giải ngân khoản vay kết thúc vào ngày cuối cùng để Ngân hàng nhận các đơn rút vốn và hồ sơ chứng từ, theo xác định của Ngân hàng (“Ngày hết hạn giải ngân”). Ngày hết hạn giải ngân cũng có thể trùng với Ngày đóng khoản vay, hoặc một ngày khác trong vòng 4 tháng sau Ngày đóng khoản vay. Thông thường, để hoàn thành dự án và đóng Tài khoản vay đúng thời hạn, Ngân hàng sẽ không chấp nhận các đơn rút vốn hoặc hồ sơ chứng từ mà Ngân hàng nhận được sau Ngày hết hạn giải ngân. Bên vay phải thông báo ngay cho Ngân hàng biết bất kỳ chậm trễ nào trong thực hiện hoặc các vấn đề hành chính bất thường xảy ra trước những ngày nói trên. Ngân hàng sẽ thông báo cho bên vay biết về bất kỳ ngoại lệ nào mà Ngân hàng có thề cho phép, liên quan đến Ngày hết hạn giải ngân. 3.8 Các điều kiện giải ngân. Nếu Hiệp định vay có điều kiện giải ngân cho một khoản mục chi cụ thể, Ngân hàng sẽ chỉ giải ngân vốn vay cho khoản mục đó sau khi điều kiện giải ngân đã được hoàn thành và Ngân hàng đã thông báo cho bên vay về việc đó. 4. Các yêu cầu về hồ sơ chứng từ 4.1 Bên vay sẽ cung cấp cho Ngân hàng các hồ sơ chứng từ để chứng tỏ rằng vốn vay đã hoặc đang được sử dụng để tài trợ các chi phí hợp lệ. 4.2 Với các cam kết đặc biệt, ngân hàng thương mại sẽ khẳng định trực tiếp với Ngân hàng rằng các điều kiện để thanh toán theo cam kết rút vốn đã được hoàn thành. 4.3 Các loại hồ sơ chứng từ. Ngân hàng yêu cầu hoặc là bản sao của các hồ sơ chứng từ gốc chứng minh các chi phí hợp lệ (“chứng từ”) hoặc là các báo cáo tổng hợp chi phí (“báo cáo tổng hợp”) theo mẫu và với nội dung mà Ngân hàng quy định. Chứng từ có thể bao gồm các dạng như hóa đơn và biên nhận. Báo cáo tổng hợp có thể là (a) báo cáo tài Trang 3/7 chính định kỳ chưa kiểm toán theo như yêu cầu của Hiệp định vay (“báo cáo tài chính định kỳ”) hoặc (b) sao kê chi tiêu, tổng hợp tất cả các chi phí hợp lệ đã thanh toán trong một thời hạn được nêu cụ thể (“Sao kê”). Trong mọi trường hợp, bên vay chịu trách nhiệm lưu trữ tất cả các hồ sơ chứng từ gốc chứng minh các chi phí hợp lệ và đảm bảo có sẵn các hồ sơ chứng từ đó cho kiểm toán hoặc thanh tra. 4.4 Ngân hàng xác định các loại hồ sơ chứng từ mà bên vay cần cung cấp, trên cơ sở xem xét phương pháp giải ngân sẽ sử dụng. Hồ sơ chứng từ có thể là: (a) Với các đơn yêu cầu hoàn trả: (i) các báo cáo tài chính định kỳ, (ii) sao kê chi tiêu, (iii) chứng từ, hoặc (iv) chứng từ cho một số khoản chi cụ thể, theo yêu cầu của Ngân hàng, và sao kê cho tất cả các khoản chi khác; (b) Để báo cáo về việc sử dụng tiền tạm ứng: (i) các báo cáo tài chính tạm thời, (ii) sao kê chi tiêu, (iii) sổ sách ghi chi phí, hoặc (iv) sổ sách ghi các khoản chi cụ thể, theo yêu cầu của Ngân hàng, và sao kê của tất cả các khoản chi khác; (c) Với các đơn yêu cầu thanh toán trực tiếp: chứng từ, và (d) Bất kỳ hồ sơ chứng từ nào khác mà Ngân hàng có thể yêu cầu bằng cách thông báo cho bên vay biết. 4.5 Không cung cấp được các báo cáo tài chính đã kiểm toán. Nếu bên vay không cung cấp được các báo cáo tài chính đã kiểm toán theo yêu cầu và trong thời hạn quy định của Hiệp định vay, Ngân hàng có toàn quyền quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận các đơn rút vốn có sử dụng báo cáo tổng hợp, kể cả khi các báo cáo này có sổ sách ghi chép kèm theo. 5. Các tài khoản chuyên dùng 5.1 Bên vay có thể mở một hoặc nhiều tài khoản chuyên dùng để Ngân hàng có thể chuyển tiền từ Tài khoản vay vào theo yêu cầu của bên vay nhằm mục đích thanh toán các chi phí hợp lệ khi chi phí phát sinh (“tài khoản chuyên dùng”). Trước khi Ngân hàng cho phép thiết lập một Tài khoản chuyên dùng, bên vay phải có đủ năng lực quản lý, kiểm soát nội bộ, và các thủ tục kế toán và kiểm toán phù hợp để đảm bảo sử dụng hiệu quả Tài khoản chuyên dùng. 5.2 Ngân hàng có thể quyết định không cho phép sử dụng Tài khoản chuyên dùng trong các dự án mới nếu như bên vay không hoàn lại số tiền tạm ứng chưa báo cáo chi tiêu trong tài khoản chuyên dùng của một khoản vay khác cho bên vay, hoặc khoản vay được bên vay bảo đảm, trong vòng 2 tháng sau Ngày hết hạn giải ngân của khoản vay đó. Trang 4/7 5.3 Các loại tài khoản chuyên dùng:. Tài khoản chuyên dùng có thể được thiết lập theo một trong hai cách nêu dưới đây, tùy theo cách nào phù hợp với hoạt động dự án liên quan, và theo xác định cũng như thông báo của Ngân hàng. (a) Tài khoản tách riêng: tài khoản của bên vay, chỉ dùng để nhận tiền từ khoản vay. (b) Tài khoản chung: tài khoản của bên vay, dùng để nhận tiền từ khoản vay và tiền từ các nguồn tài trợ khác cho dự án (ví dụ như, vốn của bên vay, và/hoặc vốn tài trợ từ các đối tác phát triển khác). 5.4 Đồng tiền dùng cho Tài khoản chuyên dùng. Các tài khoản chuyên dùng phải dùng đồng tiền được Ngân hàng chấp nhận. Tại các quốc gia có đồng tiền dễ chuyển đổi, các tài khoản chuyên dùng có thể dùng đồng tiền của quốc gia bên vay hoặc một đồng tiền khác dễ chuyển đổi tự do. Ngân hàng cũng có thể chấp nhận dùng đồng nội tệ cho tài khoản chuyên dùng nếu như đồng nội tệ ổn định (mặc dù không dễ chuyển đổi tự do) và các chi phí của dự án chủ yếu được thực hiện bằng đồng nội tệ. Bên vay phải chịu mọi rủi ro liên quan đến sự lên xuống của tỷ giá hối đoái giữa (a) đồng tiền của Khoản vay với đồng tiền của tài khoản chuyên dùng, và (b) đồng tiền của tài khoản chuyên dùng với đồng tiền (hoặc các đồng tiền) dùng để thực hiện chi phí của dự án. 5.5 Định chế tài chính. Các tài khoản chuyên dùng phải được mở và duy trì ở một định chế tài chính được Ngân hàng chấp nhận, và theo những điều khoản và điều kiện mà Ngân hàng chấp nhận. Để được Ngân hàng chấp nhận, nói chung định chế tài chính do bên vay đề xuất phải đáp ứng tất cả các yêu cầu dưới đây: (a) Có tình trạng tài chính lành mạnh; (b) Được ủy quyền duy trì Tài khoản chuyên dùng bằng đồng tiền đã được thống nhất giữa Ngân hàng và bên vay (c) Được kiểm toán thường xuyên và có các báo cáo kiểm toán tốt; (d) Có khả năng thực hiện ngay nhiều giao dịch; (e) Có thể thực hiện tốt nhiều loại dịch vụ ngân hàng; (f) Có thể cung cấp sao kê chi tiết của Tài khoản chỉ định; (g) Là một bộ phận của mạng lưới ngân hàng đại lý tốt; và (h) Đòi hỏi mức phí dịch vụ hợp lý. 5.6 Ngân hàng có quyền từ chối không chấp nhận định chế tài chính để mở và/hoặc duy trì tài khoản chuyên dùng nếu định chế đó đòi hỏi hoặc đã đòi hỏi trừ nợ hoặc tịch thu tiền từ bất kỳ khoản vay nào khác của Ngân hàng khi chuyển vào một tài khoản chuyên dùng do định chế đó duy trì. 6. Các điều khoản và điều kiện áp dụng cho tạm ứng 6.1 Mức trần. Ngân hàng thông báo cho bên vay giá trị tối đa của khoản tiền vay có thể chuyển vào một Tài khoản chuyên dùng (“mức trần”). Ngân hàng có toàn quyền xác định mức trần này như (a) một số tiền cố định; (b) một số tiền có thể điều chỉnh theo từng Trang 5/7 thời điểm cụ thể trong quá trình thực hiện dự án, dựa trên các dự báo định kỳ về các nhu cầu luồng tiền mặt của dự án. 6.2 Đơn yêu cầu tạm ứng. Bên vay có thể yêu cầu tạm ứng một số tiền bằng mức trần trừ đi tổng số tiền tạm ứng mà bên vay đã nhận trước đó nhưng chưa cung cấp hồ sơ chứng từ. Thông thường, để đóng Tài khoản vay đúng thời hạn, Ngân hàng sẽ không tạm ứng tiền vay vào Tài khoản chuyên dung sau ngày Đóng khoản vay. 6.3 Tần suất báo cáo về các chi phí hợp lý trả từ Tài khoản chuyên dùng. Bên vay sẽ báo cáo về việc sử dụng tiền vốn vay từ Tài khoản chuyên dùng theo các kỳ báo cáo mà Ngân hàng quy định và thông báo cho bên vay (“kỳ báo cáo”). Bên vay phải đảm bảo rằng mọi số tiền có trong Tài khoản chuyên dùng đều được ghi chép và việc sử dụng các số tiền này được báo cáo trước Ngày hết hạn giải ngân. Sau ngày này, bên vay phải trả lại cho Ngân hàng tất cả các khoản tạm ứng chưa được báo cáo chi tiêu hoặc vẫn còn trong Tài khoản chuyên dùng. 6.4 Từ chối tạm ứng. Ngân hàng không cần phải chuyển tiền vào Tài khoản chuyên dùng nếu như: (a) Ngân hàng xác định rằng việc chuyển tiền sẽ làm cho tài khoản vượt quá mức trần (xem đoạn 6.2, “Đơn yêu cầu tạm ứng”); (b) Ngân hàng không hài lòng với giải trình của bên vay về kế hoạch chi phí từ khoản tiền được chuyển vào tài khoản. Bằng cách thông báo cho bên vay, Ngân hàng có thể điều chỉnh số tiền chuyển vào tài khoản hoặc từ chối chuyển thêm tiền vào Tài khoản chỉ định cho đến khi Ngân hàng chấp nhận các nhu cầu tài chính của dự án là xác đáng để chuyển thêm tiền vào tài khoản; (c) Bên vay không có hành động cần thiết theo các quyết định của Ngân hàng theo đoạn 7.1 và 7.2 của Hướng dẫn này; (d) Bên vay không cung cấp báo cáo tài chính đã kiểm toán theo yêu cầu và trong thời hạn quy định của Hiệp định vay; (e) Ngân hàng quyết định rằng tất cả các khoản rút vốn từ tiền vay sau này sẽ do bên vay rút trực tiếp từ Tài khoản vay; hoặc (f) Ngân hàng đã thông báo cho bên vay biết ý định đình chỉ toàn bộ hoặc một phần quyền rút vốn từ Tài khoản vay của bên vay. 6.5 Tạm ứng vượt mức. Bất kỳ lúc nào Ngân hàng xác định rằng khoản tiền chuyển vào Tài khoản chuyên dùng là không cần thiết để tiếp tục trả cho các chi phí hợp lệ (“Tạm ứng vượt mức”), Ngân hàng có toàn quyền yêu cầu bên vay tiến hành một trong hai hành động nêu dưới đây. Khi có thông báo của Ngân hàng, bên vay phải nhanh chóng tiến hành hành động được yêu cầu: (a) Cung cấp bằng chứng được Ngân hàng chấp nhận trong thời hạn Ngân hàng quy định để chứng minh rằng khoản Tạm ứng vượt mức sẽ được dùng để chi trả cho các chi phí hợp lệ. Nếu không cung cấp được bằng Trang 6/7 chứng trong thời hạn quy định, bên vay phải hoàn lại ngay cho Ngân hàng khoản Tạm ứng vượt mức đó; hoặc (b) Hoàn lại ngay khoản Tạm ứng vượt mức. 7. Các chi phí không hợp lệ 7.1 Các chi phí không hợp lệ chung. Nếu Ngân hàng xác định rằng một khoản tiền vay bất kỳ đã được sử dụng để trả cho một chi phí không hợp lệ theo Hiệp định vay (“Chi phí không hợp lệ”), Ngân hàng có toàn quyền yêu cầu bên vay thực hiện một trong hai hành động nêu dưới đây. Khi có thông báo của Ngân hàng, bên vay phải nhanh chóng tiến hành hoạt động được yêu cầu: (a) Hoàn lại cho Ngân hàng một khoản tiền tương đương; hoặc (b) Trong trường hợp ngoại lệ, có thể cung cấp hồ sơ chứng từ thay thế để chứng minh các chi phí hợp lệ khác 7.2 Các chi phí không hợp lệ được thanh toán từ Tài khoản chuyên dùng. Nếu Ngân hàng xác định rằng một khoản thanh toán đã được thực hiện từ Tài khoản chuyên dùng không có lý do xác đáng theo các bằng chứng cung cấp cho Ngân hàng, hoặc được thực hiện để trả cho một chi phí không hợp lệ, Ngân hàng có toàn quyền yêu cầu bên vay thực hiện một trong các hành động nêu dưới đây. Khi có thông báo của Ngân hàng, bên vay phải nhanh chóng tiến hành hoạt động được yêu cầu: (a) Cung cấp bằng chứng bổ sung theo yêu cầu của Ngân hàng; (b) Chuyển một khoản tiền tương đương vào Tài khoản chuyên dùng; (c) Hoàn lại cho Ngân hàng khoản tiền tương đương; hoặc (d) Trong trường hợp ngoại lệ, có thể cung cấp hồ sơ chứng từ thay thế để chứng minh các chi phí hợp lệ khác. 8. Hoàn lại tiền vay 8.1 Quyết định hoàn lại tiền của Bên vay. Sau khi thông báo cho Ngân hàng, bên vay có thể hoàn lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay đã chuyển vào Tài khoản chuyên dùng để Ngân hàng ghi có trong Tài khoản vay. 8.2 Các hậu quả của việc hoàn lại tiền vay. Ngân hàng sẽ xác định xem các khoản tiền được hoàn lại cho Ngân hàng cho đoạn 6, 7 và 8.1 của Hướng dẫn Giải ngân này có được ghi có trong Tài khoản vay để tiếp tục rút vốn hay không, hoặc phải hủy bỏ vốn. Bên vay phải nhận thức được rằng việc hoàn lại vốn vay có thể làm phát sinh phí chấm dứt trao đổi và/hoặc các chi phí khác liên quan đến việc chuyển đổi hoặc tránh thiệt hại khi chuyển đổi tiền tệ hoặc xác định cơ sở tính mức lãi suất. 8.3 Các nghĩa vụ khác không bị ảnh hưởng bởi việc hoàn lại tiền. Việc hoàn lại tiền vay không ảnh hưởng đến bất kỳ nghĩa vụ nào của Ngân hàng theo Hiệp định vay. Trang 7/7
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net