logo

Một phong cách văn hoá thuốc lá tại Việt Nam

Thành quả nghiên cứu về y học, về phân tích phí tổn kinh tế, về ảnh hưởng môi ... sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,... nếu không quản lý tốt hơn vấn đề thuốc ...
1 Đăng trên Tuổi trẻ Chủ nhật 7/9/2003 Thử đề khởi một phong cách văn hoá thuốc là tại Việt Nam Trần Văn Thọ Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo Một đất nước muốn phát triển bền vững phải luôn giữ một sự hài hoà giữa kinh tế với xã hội và văn hoá, giữa sinh hoạt của con người với thiên nhiên. Đi tắt đón đầu về kinh tế không dễ thực hiện trong thời gian ngắn và trên quy mô rộng, nhưng nếu kết hợp với đi tắt đón đầu về văn hoá, xã hội, môi trường thiên nhiên thì chất lượng cuộc sống tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, đi tắt, đón đầu về văn hoá có thể góp phần làm cho kinh tế phát triển nhanh hơn vì tiết kiệm được nhiều nguồn lực. Mặt khác, một nước dù trình độ phát triển kinh tế còn thấp nhưng tiếp thu nhanh các giá trị văn hoá mới hoặc phát ra được các tín hiệu về giá trị văn hoá có thể dành được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế, có sức thu hút và trở thành điểm hẹn của du khách, của bạn bè thế giới. Đó là một mặt của sức mạnh mềm (soft power), khác với sức mạnh do thành công của phát triển kinh tế mang lại. Tôi chưa tìm ra một thí dụ nào có sức bao quát về các vần đề vừa phân tính hơn là vấn đề hút thuốc lá. Trên thế giới, vấn đề nầy phát triển nhanh quá. Thành quả nghiên cứu về y học, về phân tích phí tổn kinh tế, về ảnh hưởng môi truờng, v.. v.. được công bố nhiều hơn, nhưng nổi lên nhất là phong trào xã hội và chính sách nhà nước các cấp liên quan đến việc nhanh chóng xác lập một tác phong mới, một tập quán mới, một hệ thống pháp luật mới về thuốc lá. Tại Việt Nam vấn đề nầy đang được dư luận chú ý và đây đó đã có những nỗ lực hướng đến việc giảm tác hại của thuốc lá đến môi trường sống. Tuy nhiên, so với thế giới, VN còn ở rất xa đàng sau mặc dù tỉ lệ người hút thuốc ở nước ta khá cao. Phí tổn y tế phi bất khả kháng và hút thuốc thụ động Cho đến nay, ảnh hưởng độc hại của thuốc lá đã được nói đến nhiều nhưng chủ yếu là nói đến ảnh hưởng trực tiếp đối với người hút thuốc. Dĩ nhiên vấn đề nầy vẫn được tiếp tục nghiên cứu và quảng bá để cảnh báo người nghiện thuốc. Nghiên cứu gần đây cho thấy trong khói thuốc có tới khoảng 4.000 loại hoá chất và trong đó có độ 60 loại trực tiếp làm phát sinh bệnh ung thư. Đối với nhiều người nghiện thuốc, dù biết sự độc hại của thuốc lá vẫn không bỏ được vì chưa 2 tưởng tựong được hết sự khung khiếp của bệnh tật nếu không may rơi vào trường hợp xấu nhất của ảnh hưởng thuốc lá. Gần đây báo chí ở Nhật Bản có giới thiệu một kết quả nghiên cứu cho thấy người nghiện thuốc sẽ dễ bị mắc bệnh phổi khi về già và cứ 5 người mắc bệnh nầy sẽ có một người phải quằn quại nhiều năm cho đến khi chết vì không thở được do một phần của tế bào phổi bị rạn nứt. Đọc những thông tin nầy, nhiều cô gái viết lên báo sự lo buồn khi nghĩ đến khả năng ngưòi cha thân yêu của mình đương nghiện thuốc lá phải rơi vào trường hợp như vậy. Nghiên cứu kinh tế đưa ra những kết quả cũng đáng chú ý. Bệnh tật gây ra do hút thuốc quá nhiều đương ngày càng làm cho ngành y tế phải phụ đảm một phí tổn không đáng có. Phií tổn y tế lẽ ra nên dành cho các bệnh tật bất khả kháng như suy yếu vì tuổi già, cảm ho vì thời tiết, bị thương tật vì tai họa thiên nhiên, v.v.. , những chứng bệnh không hoặc khó chủ động phòng ngừa. Ta tạm gọi đó là các phí tổn y tế bất khả kháng. Nhưng có những sản phẩm hoặc dịch vụ nếu con nguời chủ động không tiêu thụ nó hoặc tiêu thụ ở mức độ vừa phải như rượu, thuốc lá, v.v.. thì sẽ không phát sinh bệnh và do đó không phát sinh phí tổn mà ta có thể gọi là phi tổn y tế phi bất khả kháng. Theo một nghiên cứu gần đây, tại Nhật phí tổn y tế phi bất khả kháng năm 1999 là 3.190 tỉ yen chiếm 10% tổng phí tổn y tế. Trong đó, phí tổn phi bất khả kháng do ảnh hưởng của thuốc lá là 1.294 tỉ yên. Nhật Bản là nước có tỉ lệ người già cao nhất thế giới, phí tổn y tế cho họ khá lớn nên tỉ lệ của phí tổn phi bất khả kháng tương đối thấp. Tại những nước mà trình độ phát triển và tỉ lệ dân số còn non trẻ mà có tỉ lệ người hút thuốc tương đương Nhật Bản, chắc chắn tỉ lệ phí tổn y tế phi bất khả kháng rất cao. Nhưng khác với rượu là thứ chỉ tác động đến người tiệu thụ nó còn thuốc lá thì khác. Một khái niệm ngày càng phổ biến trên thế giới là hút thuốc thụ động chỉ trường hợp người không hút thuốc nhưng sức khoẻ bị ảnh hưởng của khói thuốc do nguời khác gây ra (nếu kể cả truờng hợp nầy, phí tổn y tế phi bất khả kháng sẽ càng cao hơn nữa) . Ở các nươc tiên tiến hút thuốc thụ động trở thành vấn đề xã hội lớn ảnh hưởng rộng đến hoạt động kinh tế, hành chánh, văn hoá, v.v.. khi có nghiên cứu cho thấy đã có khá nhiều nguời chết hoặc mắc bệnh phổi, bệnh suyển do tác động của khói thuốc mặc dù mình không hút. Từ khoảng 15 năm trước, nhiều nước đã giải quyết bằng biện pháp tạo sự phân cách giữa nguời hút thuốc và không hút thuốc, chẳng hạn bố trí chỗ ngồi riêng trong nhà hàng, trong quán cà phê, v.v.. Các công sở, văn phòng làm việc của công ty thì dành riêng một phòng nhỏ cho người hút thuốc và quy định không được hút thuốc nơi khác. 3 Phương pháp phân cách nầy cũng có tác dụng làm cho người hút thuốc giảm số lượng thuốc lá vì một ngày chỉ có thể đến phòng hút thuốc vài lần và mỗi lần không quá một thời gian mà thường thức cho phép. Nghiên cứu gần đây cho thấy khói thuốc có sức thâm nhập rất mạnh và tinh vi, có thể len vào những kẻ hở rất nhỏ, do đó việc phân cách giữa người hút thuốc và người không hút thuốc ngày càng khó khăn và tốn kém. Phân chia hai tầng lầu của một quán cà phê bây giờ không được xem là hợp tiêu chuẩn nữa vì khói có thể sang tầng lầu bên kia qua ngõ cầu thang hoặc cửa sổ. Hai căn phòng ở gần nhau dù đóng cửa lại mùi khói thuốc vẫn có thể len vào phòng bên kia và gây dị ứng khó chịu cho người không hút thuốc. Vì lý do nầy, hiện nay tại Nhật nhiều nhà hàng, nhà ga, siêu thị phải cấm hút thuốc toàn diện, không theo phương pháp phân cách nữa vì không thực hiện được về mặt kỹ thuật hoặc thực hiện được nhưng quá tốn kém. Ga tàu điện gần nhà tôi ở Tokyo hồi đầu năm nay đã ra thông báo sẽ dành một khoảng ở cuối nhà ga làm chỗ hút thuốc (smoking corner) thay cho khoảng giữa nhà ga đã có từ trước vì chỗ cũ không còn đáp ứng các tiêu chuẩn mới về sự phân cách khói thuốc, nhưng mới đây họ lại sửa thông báo với nội dung mới là kết quả điều tra kỹ thuật cho thấy không thể thực hiện sự phân cách hoàn toàn nên xin phép được cấm hút thuốc trong toàn nhà ga. Tại Nhật việc giảm tỉ lệ người hút thuốc trở thành mục tiêu quốc gia. Tỉ lệ người hút thuốc nam giới năm 2001 là 46%, đã giảm đáng kể trong thời gian ngắn so với 56% của năm 1987. Nhưng tỉ lệ nầy vẫn còn khá cao, mục tiêu của Nhật là nhanh chóng giảm xuống mức tương đương với các nước Âu Mỹ (28-29%). Để đạt mục tiêu đó, Nhật đã tăng thuế tiêu thụ thuốc lá và ban hành Luật gia tăng sức khoẻ dân chúng trong đó chủ yếu buộc các cơ sở công cộng phải triệt để đề phòng ảnh hưởng của khói thuốc đối với người không hút. Chính phủ cũng đã quyết định trên nguyên tắc cấm hút thuốc tại các cơ quan nhà nước ở trung ương. Chính quyền địa phưong các cấp cũng thi nhau ban hành các điều lệ, các biện pháp giảm tối đa ảnh hưởng của khói thuốc. Quận Chiyoda ở Tokyo ra điều lệ xử phạt nhưng người vừa đi đường vừa hút thuốc. Nhiều tỉnh đã quyết định cấm thầy giáo và khách viếng thăm hút thuốc tại các truờng tiểu và trung học. Đáng chú ý nhất là các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà hàng ngày càng xem việc phòng ngừa ảnh hưởng của thuốc lá không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là một trong những yếu tố tăng sức cạnh tranh. Số người không hút thuốc ngày càng nhiều và ý thức về sự độc hại của khói thuốc ngày càng cao thì ngày càng nhiều khách hàng tránh xa những nơi không làm tốt công việc ngăn ngừa 4 ảnh hưởng cúa thuốc lá. Mặt khác, các công ty không làm tốt công việc nầy sẽ ít có khả năng thu hút được người tài giỏi vào làm việc. Matsushita, công ty sản xuất đồ điện hiệu national nổi tiêng thế giới, đã phát biểu kế hoạch giảm tỉ lệ hút thuốc của công nhân viên nam giới từ 54.6% hiện nay xuống còn 34% vào năm 2010 và dự định thi hành các biện pháp triệt để bảo vệ người hút thuốc thụ động. Một phong cách văn hoá thuốc lá tại Việt Nam?. Tại Việt Nam số người hút thuốc lá khá đông. Tôi chưa thấy có thống kê về tỉ lệ nguời hút thuốc nhưng làm việc nhiều ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tôi có cảm tưởng tỉ lệ người hút thuốc lá nam giới ở Hà Nội tương đương hoặc thấp hơn Nhật Bản một tí, nhưng ở Thành phố HCM có lẽ tỉ lệ nầy cao hơn Nhật Bản rất nhiều. Điều quan trọng hơn là phong cách của đa số người hút thuốc và sự thiếu quan tâm đúng mức của các cơ quan hành chánh, các cơ sở công cộng, các doanh nghiệp, v.v.. đương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, đến người hút thuốc thụ động. Khói thuốc bay mù mịt ở nhiều nơi công cộng đông nguời, tàn thuốc vung vãi bừa bãi ngoài đương phố, nhiều người bình thản hút thuốc hàng giờ trước mặt phụ nữ và trẻ em, v.v... Ngoài ra, nhiều khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,… nếu không quản lý tốt hơn vấn đề thuốc lá sẽ có khả năng xảy ra hoả hoạn. Dĩ nhiên hiện nay ta không thể làm hoàn toàn những gì Nhật Bản và nhiều nước tiên tiến đương làm. Tuy nhiên đây là lãnh vực có khả năng đi tắt đón đầu dễ dàng vì điều kiện để thực hiện phần lớn là ý thức, là cơ chế, chính sách và tác phong văn hoá. Độ 6,7 năm trước, ngồi trên máy bay của Hàng không Việt Nam sắp cất cánh từ Thành phố HCM đi Hà Nội, tôi ngạc nhiên khi nghe tiếng phát thanh của chiêu đãi viên: “Đây là chuyến bay không hút thuốc…”. Tự nhiên tôi cảm thấy rất vui vì thấy ở nước minh cũng có những việc làm rất tiên tiến, đi trước hoặc ít nhất là đi đồng thời với trào lưu thế giới. Hồi ấy tôi rất thường đi máy bay giữa các nước Á châu hoặc trong nội bộ các nước Á châu nhưng ít thấy có những chuyến bay hoàn toàn không hút thuốc. Bây giờ chuyện nầy đã trở thành phổ biến tại nhiều nước. Để giảm số lượng tiêu thụ thuốc lá và để giảm ảnh huởng của thuốc lá đến môi truờng và nguời hút thuốc thụ động, một mặt cần nỗ lực từ các cấp nhà nước, các công ty, các cơ sở cung ứng dịch vụ công cộng, mặt khác cần xác lập một phong cách văn hoá thuốc lá hợp với đòi hỏi của thời đại. Chính quyền các cấp cần quảng bá hơn nữa sự độc hại của thuốc lá, đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp tiểu học và trung học để giảm đội quân dự bị 5 hút thuốc trong tương lai, triệt để cấm hút thuốc ở bệnh viện và các truờng trung, tiểu học, và từng buớc chuẩn bị các điều lệ nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của khói thuốc đến nguời hút thuốc thụ động. Các nhà hàng, khách sạn,.. cần thực hiện ngay cơ chế phân ly người hút thuốc và không hút thuốc. Vấn đề xác lập một phong cách văn hoá thuốc lá có lẽ khó hơn nhưng nếu làm được thì hiệu quả rất lớn. Trước hết, nếu ai cũng quan niệm rằng người lịch sự chỉ hút thuốc ở những nơi có sẵn gạc tàn thuốc thì giải quyết được rất nhiều vấn đề: không còn tình trạng vừa đi vừa hút thuốc, một hành động vừa làm phiền người đi đường khác vừa làm ô nhiễm môi trường, hạn chế được lượng tiêu thụ của người hút thuốc ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của họ. Về phong cách văn hoá, còn một vấn đề rất tế nhị là trong các buổi gặp mặt, các bữa cơm thân mật, các buổi uống cà-phê giữa bạn bè, đồng nghiệp mà trong đó có cả hai thành phần hút và không hút, đặc biệt có cả phụ nữ không hút thuốc thì làm thế nào? Cho đến nay, trong những truờng hợp như vậy, không ai ý thức đến ảnh hưởng của khói thuốc đến người hút thuốc thụ động và người không hút thuốc vì phép lịch sự đã chịu đựng sự khó chịu vì khói và mùi thuốc lá. Nhưng từ nay, do sự độc hại của thuốc lá ngày càng được xác nhận qua các nghiên cứu khoa học, tôi nghĩ nên dành phép lịch sự cho nguời hút thuốc, nghĩa là bây giờ đến lượt người hút thuốc vì phép lịch sự nên chịu đựng sự khó chịu của riêng mình khi không được hút thuốc. Nếu nhà hàng hoặc quán cà-phê có phân cách chỗ ngồi cho hai đối tượng rồi thì dù số người hút thuốc đông hơn vẫn nên chọn khu không hút thuốc vì phép lịch sự mới. Phép lịch sự mới có tác dụng tốt đến tất cả mọi nguời trong cộng đồng, kể cả nguời hút thuốc. Xác lập một lối sống mới trong đó giảm tiêu thụ thuốc là và tránh tác hại của mùi và khói thuốc đền nguời không hút sẽ đóng góp đáng kể vào việc tăng sức khoẻ cộng đồng, giảm chi phí y tế và bảo vệ môi truờng. Vấn đề nầy ngày càng trở thành một giá trị văn hoá phổ biến mà Việt Nam nên cố gắng theo kịp buớc tiến của thế giới.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net