logo

LUẬT QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN hiệt


LUẬT QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN 1. Trình bày khái niệm quyền con người Trả lời: nhân quyền là phẩm giá năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. 2. Trình bày sự phát triển của luật quốc tế về nhân quyền. Trả lời: quá trình phát triển quyền con người được chia làm 3 giai đoạn gắn với 3 thế hệ quyền con người a) Thế hệ quyền con người thứ nhất Quyền con người thứ nhất gắn với cách mạng tư sản ở châu Âu thế kỷ XVII-XVIII, ( quyền con người thế hệ thứ nhất còn được ghi nhận trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789…) là sự khẳng định mạnh mẽ quyền tự do cá nhân với tính chất là các quyền dân sự chính trị như quyền sống, quyền tự do, quyền được xét xử công bằng trước pháp luật. Thế hệ quyền con người thứ nhất đã xác lập cách thức bảo vệ các quyền của các nhân con người trước quyền lực nhà nước, qua đó xác định nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người. b) thế hệ quyền con người thứ 2: thế hệ này gắn với cách mạng tháng 10 Nga và chiến tranh thế giới lần 2. đây là thời kỳ phát triển cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới cho các quyền kinh tế xã hội văn hóa, quyền dân tộc tự quyết.thế hệ nhân quyền thứ 2 chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mac- lê nin và các lý luạn của chủ nghĩa duy vật biện chứng duy vật lịch sử c) Thế hệ quyền con người thứ 3 phát triển trong điều kiện diễn ra xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa cấc mặt của đời sống quốc gia và quốc tế. con người ngày càng ý thức rõ hơn những lợi ích và giá trị của quyền con người do đó đòi hỏi triển khai các hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhằm giữ gìn các thành quả mà nhân loại đã đạt được về các mặt càng trở nên cấp bách. Cho nên đặc trưng của thế hệ này là xác định trách nhiệm của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực quyền con người về những nghĩa vụ sống còn đối với việc giải quyết có hiệu quarvaans đề con người có tính thời đại như môi trường và sự phát triển bền vững của các quốc gia và dân tộc. 3. Trình bày các quyền con người nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và phân tích một quyền con người cụ thể Quyền con người được nêu trong tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được chia làm các quyền dân sự- chính trị và các quyền kinh tế-xã hội-văn hóa. Quyền con người về chính trị-dân sự là quyên chủ thể của cá nhân con người có tính chất gắn chặt với nhân thân của cá nhân con người được hiểu là giá trị vốn có không thể tước đoạt hay chuyển nhượng của cá nhân và là những quyền mà sự thực hiện ít bị phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia. Gồm 5 nhóm chính: - quyền sống : không bị tước đoạt tính mạng một cách vô cớ , không bị tra tấn đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, không bị áp dụng nhục hình, bị làm vật thí nghiệm, bị bắt làm nô lệ … - quyền tự do cá nhân: quyền tự do và an ninh cá nhân, tự do tín rư tưởng,và nhiều quyền tự do có tính chất dân sự khác(như quyền có quôc tịch, được khai sinh, được bảo vệ tính mạng, nhan phẩm) - quyền bình đẳng như quyền bình đẳng của các nhân trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ - quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước và xã hội như quyền bầu cử , ứng cử, quyền được hưởng các chức vụ công cộng phân tích quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng: Theo điều 25 của tuyên ngôn nhân quyền năm 1947 Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948 thì Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn. -Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau. 4. Trình bày các quyền con người nêu trong Công ước về quyền dân sự và chính trị 1966 và phân tích một quyền con người cụ thể. Quyền con người về chính trị-dân sự là quyên chủ thể của cá nhân con người có tính chất gắn chặt với nhân thân của cá nhân con người được hiểu là giá trị vốn có không thể tước đoạt hay chuyển nhượng của cá nhân và là những quyền mà sự thực hiện ít bị phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia. Gồm 5 nhóm chính: - quyền sống : không bị tước đoạt tính mạng một cách vô cớ , không bị tra tấn đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, không bị áp dụng nhục hình, bị làm vật thí nghiệm, bị bắt làm nô lệ … - quyền tự do cá nhân: quyền tự do và an ninh cá nhân, tự do tín rư tưởng,và nhiều quyền tự do có tính chất dân sự khác(như quyền có quôc tịch, được khai sinh, được bảo vệ tính mạng, nhan phẩm) - quyền bình đẳng như quyền bình đẳng của các nhân trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ - quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước và xã hội như quyền bầu cử , ứng cử, quyền được hưởng các chức vụ công cộng phân tích Về quyền lao động: Điều 8. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966 (Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49. Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) 1. Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. 2. Không ai bị bắt làm nô dịch. 3.a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức; b) Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm. c) Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức" không bao gồm: i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại điểm b, mà thông thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm; ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm; iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng; iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường. 5. Trình bày các quyền con người nêu trong Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 và phân tích một quyền con người cụ thể. Cũng như quyền dân sự chính trị quyền kinh tế xã hội văn hóa mang giá trị là các quyền cá nhân và tập thể - xét về quyền tập thể :Quyền tự quyết về phát triển kinh tế văn háo xã hội thể hiện ở quyền tự do lựa chọn trong phát triển và quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, không phân biệt chế độ chính hay trình độ phát triển. - Xét về quyền cá nhân trong quyền kinh tế xã hội ,văn hóa có 2 vấn đề lớn là : sự bình đẳng giữa các cá nhân trong thực hiện quyền và hưởng thụ các giá trị phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và hình thành các tiêu chí pháp lý cụ thể để hiện thực hóa cá quyền này vào đời sống xã hội. - Trong các công ước phổ cập nhóm quyền kinh tế văn hóa của cá nhân được ghi nhận theo các nội dung chủ yếu như những quyền về việc làm( có việc làm, hưởng điều kiện việc làm công bằng , thuận lowijm thành lập và gia nhập công đoàn,) quyền được hửng an toàn và phúc lợi xã hội(quyền được giáo dục, đào tạo và hưởng lợi ích do áp dụng tiên bộ khoa học kỹ thuật mang lại quyền kinh tế xã hội văn hóa trong các quan hệ gia đình. Phân tích quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng: Theo điều 25 của tuyên ngôn nhân quyền năm 1947 Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948 thì Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn. -Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau. 6. Trình bày các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên hợp quốc. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của lien hợp quốc bao gồm - Đại hội đồng liên hiệp quốc:là trung tâm, của sự phối hợp và tổ chức các hoạt động duy trì , phát triển mọi vấn đề về quyền con người giữa các thành viên của LHQ . đại hội đồng tuyên bố và công ước về quyền con người ở nhiều lĩnh vực như lĩnh vực quốc tịch, các quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ, của người tàn tật, ngoài ra đại hội đồng cũng giải quyết vấn đề quyền con người thuộc phạm trù chính trị, kinh tế an ninh và giải trừ quân bị, . Đại hội đồng có một số cơ quan trực thuộc là các ủy ban liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người\ - Hội đồng kinh tế xã hội và các ủy ban trực thuộc: hoạt động chính của hội đồng là đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người - ủy ban quyền con người - thành laaoj năm 1947 là cơ quan chính của LHQ về quyền con người có thẩm quyền giải quyết bất cứ vấn đề gì liên quan đến nhân quyền, nhiệm vụ chính là nghiên cứu, dự thảo các văn kiên của LHQ liên quan đến NQ, điều tra các sai phạm về nhan quyền - ủy ban về vị thế của phụ nữ được thành lập và bắt đầu hoạt động vào năm 1946 có cách thức và cơ chế hoạt động giống ủy ban quyền con người - trung tâm quyền con người là đầu mối của LHQ trong lĩnh vực nhân quiyeenfvowis các hoạt động cung cấp dịch vụ văn phòng và những trợ giúp cho cấc cơ quan có chức năng nghiên cứu quyền con người của LHQ. Tiến hành nghiên cứu về quyền con người. ngoài ra LHQ còn có cơ chế giải quyết vấn đề quyền con người theo mô hình và các phương thức của những cơ quan chuyên môn của LQH như cao ủy LHQ về người tị nạn, UNESCO,WHO,ILO, FAO
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net