logo

Luận văn tốt nghiệp “Trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập”

Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước phải có những biện pháp chính sách khuyến khích ở mức cao nhất...
u --- --- Trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG -------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài : Trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Học sinh thực hiện: Lê Thuỳ Giáng Hương. Lớp A1 Chuyên nghành 9 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Oanh Hà Nội - 2003 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU....................8 I. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu......................................................................8 1. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu...............................................................8 2. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu..............................................................8 II. Vai trò của trợ cấp xuất khẩu.......................................................................9 1. Trợ cấp xuất khẩu giữ vị trí trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước.........................................................10 2. Trợ cấp xuất khẩu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp.......................................................................................... 11 III. Kinh nghiệm về trợ cấp xuất khẩu của một số nước và gợi ý đối với Việt Nam..................................................................................................... ........12 1. Các hình thức trợ xuất khẩu cấp chủ yếu các nước đã áp dụng................12 a. Trợ cấp xuất khẩu của Nhật bản...............................................................12 b. Trợ cấp xuất khẩu của Hàn Quốc.............................................................12 c. Trợ cấp xuất khẩu của Thái Lan...............................................................14 d. Trợ cấp xuất khẩu của Philippin...............................................................15 2. Những gợi ý đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập.......................17 1 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Vài nét về hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong những năm gần đây ...21 II. Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của Việt nam................................................25 1. Một số thành tựu đã đạt được......................................................................26 1.1. Về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu năm 2003...................................................26 1.2. Về thưởng kim ngạch xuất khẩu...............................................................34 1.3. Về việc xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.......35 1.4. Về chi phí giao dịch, tiếp thị của các doanh nghiệp.................................35 1.5. Điều chỉnh một số quy định về GTGT.....................................................36 1.6. Rà soát để giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với xuất khẩu.....................36 1.7. Về quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ..............36 2. Những thách thức đối với trợ cấp xuất khẩu ở Việt nam ...........................39 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP I. Cơ sở đề ra giải pháp...................................................................................46 1. Những thuận lợi và khó khăn......................................................................46 2. Phương hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.. ....50 3. Những quan điểm chính về trợ cấp xuất khẩu.............................................52 II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trợ cấp xuất khẩu ở Việt 2 nam..................................................................................................................54 1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô...........................................................................54 2. Các giải pháp ở tầm vi mô..........................................................................59 KẾT LUẬN 70 Danh mục tài liệu tham khảo 72 3 DANH MỤC VIẾT TẮT CVD Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) DOC Bộ Thương mại Hoa kỳ EC Uỷ ban châu Âu EU Liên minh châu Âu GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế ITC Uỷ ban Thương mại quốc tế của Hoa kỳ MOFTEC Bộ Ngoại Thương và Hợp tác kinh tế Trung quốc OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế SCM Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO SETC Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước Trung quốc WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 4 LỜI NÓI ĐẦU ****************** Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước phải có những biện pháp chính sách khuyến khích ở mức cao nhất các ngành sản xuất cho xuất khẩu, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất khẩu và quốc tế hoá nhằm phát huy mọi tiềm năng và nội lực của đất nước, đồng thời khai thác tối đa sự hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trợ cấp xuất khẩu trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này. Trợ cấp xuất khẩu càng trở nên cần thiết khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 1998 lần đầu tiên từ năm 1990 trở lại đây có dấu hiệu chững lại chỉ đạt mức chưa đầy 6% còn tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt mức 1,9% là mức thấp nhất kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế và thậm chí vào quý I năm 1999, xuất khẩu còn giảm...Tuy xuất khẩu đã phục hồi tương đối mạnh mẽ thời gian từ quý II/1999 đến nay, nhưng chúng ta chưa tạo ra được một nền tảng chắc chắn để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Sự chững lại nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một số sản phẩm chính của Việt nam như dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ...năm 2001 chứng tỏ điều này. Như vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong thời gian tới phải đảm bảo sự tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững. Trong thời gian ngắn đến tham khảo tài liệu và học hỏi tại Viện nghiên cứu 5 thương mại - Bộ thương mại, tác giả nhận thấy trợ cấp xuất khẩu là việc hết sức quan trọng trong mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu còn non nớt trên thương trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện tài chính khi hội nhập quốc tế. Với những gì đã học hỏi được từ Bộ thương mại cùng vốn kiến thức được trang bị trong 4 năm học taị trường, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài : Trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong điều kiện hội nhập Mục đích ngiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong điều kiện hội nhập. - Phân tích những yếu tố thuận lợi, khó khăn và kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của trợ cấp xuất khẩu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách trợ cấp xuất khẩu trên phương diện lý luận và thực tiễn trong thời kỳ nước ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu ủa trợ cấp xuất khẩu trong điều kiện hội nhập. Phương pháp nghiên cứu: - Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh , khái quát hoá và tổng hợp để nghiên cứu. - Tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt nam để giải quyết các vấn đề nêu ra trong đề tài. Kết cấu, nội dung của đề tài: Đề tài "Trợ cấp xuất khẩu của Việt nam trong điều kiện hội nhập" được 6 trình bày theo kết cấu sau: Mục lục Lời nói đầu Chương I: Cơ sở lý luận của trợ cấp xuất khẩu Chương II: Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của Việt nam và thách thức khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới ChươngIII: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ cấp xuất khẩu ở Việt nam trong điều kiện hội nhập Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU I. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu 1. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đơn vị sản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. 2. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu về lý thuyết chung của Việt nam - Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu. - Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu. 8 - Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu. - Đối với thịt lợn: Hỗ trợ lãi suất mua thịt lơn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, thưởng xuất khẩu. - Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu. - Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. - Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá. - Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng. - Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất - Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất - Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng ưu đãi, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại - Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu 9 - Hỗ trợ bằng tín dụng giúp cho nhà sản xuất có đủ điều kiện tài chính để mua hàng hoá phụcvụ sản xuất xuất khẩu. II. Vai trò của trợ cấp xuất khẩu 1. Trợ cấp xuất khẩu giữ vị trí trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn, v.v... Quyết định trợ cấp của chính phủ thường được đưa ra nhằm phục vụ lợi ích của một đối tượng nhất định có vai trò chi phối và ảnh hưởng chính trị lớn đối với chính phủ. Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. Ví dụ ngành sản xuất bút bi của Việt Nam sản xuất mỗi chiếc bút với chi phí là 1.000 đồng, trong khi bút bi nhập ngoại được bán tại Việt Nam với giá 900 đồng/ chiếc. Rõ ràng là bút bi ngoại có khả năng cạnh tranh cao hơn bút bi Việt Nam. Giả sử chính phủ Việt Nam trợ cấp 200 đồng cho mỗi chiếc bút bi sản xuất trong nước. Khi đó, giá bút bi Việt Nam bán ra có thể rẻ hơn trước kia tới 200 đồng/ chiếc, và thấp hơn giá bút bi nhập khẩu. Như vậy, nhờ có trợ cấp của chính phủ, ngành sản xuất bút bi của Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại và thậm chí có thể đẩy lùi bút bi nhập khẩu tại thị trường trong nước. Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàng nhập khẩu, trợ cấp sản xuất nội địa đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa. 10 Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. Ngoài ra, trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài. 2. Trợ cấp xuất khẩu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do. Có nước lập luận trợ cấp xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn, v.v... Tuy nhiên, mọi lý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng đều hướng 11 tới mục tiêu thực sự là để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác động trung gian là cải thiện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, v.v... Trợ cấp xuất khẩu có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đến cho vay với lãi suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu hay áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi với ngành nghề xuất khẩu, v.v... Về lý thuyết, nhờ có trợ cấp xuất khẩu, thị phần sản phẩm liên quan của nước xuất khẩu trên thị trường thế giới có thể được mở rộng hơn mức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có thể tự mình giành được không có sự can thiệp của trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng xuất khẩu sang nước khác (nước nhập khẩu) có lợi thế cạnh tranh hơn. Nhờ có trợ cấp, hàng nước ngoài xuất sang thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng đáng kể về lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với lượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có thể sụt mạnh so với giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất. Hoặc nữa là hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy luật thị trường bình thường thì giá phải tăng. Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng xuất khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Với lợi thế cạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được thị phần vượt mức hợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới. III. Kinh nghiệm trợ cấp xuất khẩu của một số nước và gợi ý đối với Việt Nam 1. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu các nước đã áp dụng a. Trợ cấp xuất khẩu của Nhật Bản Nhận thức rõ sự cấp thiết về việc thoả mãn nhu cầu ngoại tệ mạnh và sự 12 phát triển nền kinh tế độc lập sau thời kỳ chiến tranh nên Chính phủ Nhật Bản đã thực thi các biện pháp trợ cấp xuất khẩu quốc gia sau: - Hỗ trợ tài chính và thuế của Chính phủ cho xuất khẩu Tháng 4/952 Ngân hàng xuất nhập khẩu của Nhật Bản được tổ chức trở lại và trở thành một tổ chức tài chính của Chính phủ với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu của các tổ chức tài chính tư nhân. Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản có thể tài trợ hoặc phối hợp với các ngân hàng tư nhân khác đồng tài trợ cho các hoạt động liên quan đến xuất khẩu cần đến nguồn vốn đặc biệt mà khả năng tài chính thông thường không tài trợ được. Các hoạt độngcủa ngân hàng xuất nhập khẩu bao gồm: Hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu phương tiện vận tải, máy công nghiệp; Chiết khẩu cho các tổ chức tài chính; Cho các chính phủ và công ty nước ngoài vay tiền để nhập khẩu hàng của Nhật Bản... Hệ thống giảm thuế thu nhập từ xuất khẩu dược xây dựng như một hệ thống thuế hỗ trợ xuất khẩu, nhưng hệ thống này đã bị xoá bỏ khi Nhật Bản gia nhập GATT năm 1964. - Hệ thống bảo hiểm xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản Mục đích của bảo hiểm xuất khẩu là đảm bảo cho ự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất khẩu và các thương vụ khác với nước ngoài thông qua việc bảo hiểm những rủi ro mà các bảo hiểm thông thường không thể bảo hiểm được. Chính phủ Nhật bản trực tiếp bảo lãnh hệ thống bảo hiểm này và mở một tài khoản đặc biệt cho hoạt động bảo hiểm xuất khẩu. Hệ thống bảo hiểm này được thành lập năm 950 theo luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hiện nay bao gồm: bảo hiểm xuất khẩu thông thường; bảo hiểm thay đổi giá xuất khẩu; bảo hiểm thay đổi tỷ giá hối đoái; bảo hiểm thanh toán xuất khẩu; bảo hiểm vận chuyển hàng hoá xuất khẩu và bảo hiểm quảng cáo ở nước ngoài. - Hệ thống kiểm tra xuất khẩu 13 Hệ thống kiểm tra xuất khẩu đã đóng góp rất lớn vào việc cải thiện hình ảnh và chất lượng hàng xuất khẩu Nhật Bản. Hệ thống kiểm tra xuất khẩu bao gồm 37 cơ quan kiểm tra có thẩm quyền, tiến hành các hoạt động: + Kiểm tra chất lượng hoặc kiểm tra phần cơ bản của sản phẩm; + Kiểm tra đóng gói bao bì: kiểm tra các điều kiện bao gói để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển; + Kiểm tra nguyên liệu để chế tạo sản phẩm + Kiểm tra trong quá trình sản xuất để đảm bảo hoàn thiện quá trình kiểm tra chất lượng thành phẩm xuất khẩu. - Thành lập tổ chức thương mại Nhật Bản nhằm xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động: + Nghiên cứu thị trường; + Cung cấp thông tin thương mại; + Tổ chức hội chợ và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế; + Giới thiệu các sản phẩm và các ngành nghề Nhật bản thông qua việc phát hành các ấn phẩm và các tờ rơi; +Cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; + Xuất bản tờ tin thương mại hàng ngày, các báo cáo kinh tế và các báo cáo về thị trường nước ngoài; b. Trợ cấp xuất khẩu của Hàn Quốc: Sang đầu những năm 1960, việc Mỹ thực hiện cắt giảm các khoản viện trợ đã buộc chính phủ Hàn Quốc phải tìm nguồn ngoại tệ khác để thay thế là lý do quan trọng dẫn đến việc chính phủ Hàn Quốc chuyển chính sách thương mại từ 14 thay thế nhập khẩu sang xuất khẩu. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng những biện pháp trợ cấp xuất khẩu sau: - Về thuế: + Miễn thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu; + Giảm 50% thuế thu nhập từ xuất khẩu; + Giảm thuế quan cho nhập khẩu nguyên liệu & máy móc thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu. - Về tài chính : + Hỗ trợ tài chính cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; + Tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi ; + Thành lập quĩ xúc tiến xuất khẩu; + Hệ thống bảo hiểm xuất khẩu. - Về mặt thể chế, tổ chức + Ban hành luật xúc tiến các nghành công nghiệp xuất khẩu, ví dụ như việc ban hành luật xúc tiến nghành công nghiệp điện tử năm 1969; + Hình thành nên tổ chức thương mại và đầu tư Hàn Quốc năm 1962. Do áp dụng các chính sách trợ cấp khuyến khích xuất khẩu nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàng Quốc hàng năm đạt 35% thời kỳ 1963-1969, chủ yếu là do tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, dụng cụ thể thao, du lịch, da...trong thời kỳ 1962-1970, tỷ trọng các sản phẩm này trong xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 5% lên 69%. c. Trợ cấp xuất khẩu của Thái Lan Thái lan có một số chương trình trợ cấp cho mặt hàng gạo của mình - Tín dụng giúp tạm trữ gạo: Đây là chương trình được Ngân hàng nông nghiệp 15 và hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) cùng với hệ thống kho hàng hàng công (PWO) thực hiện. Theo chương trình này, nếu gạo được trữ tại hệ thống kho của nhà nước (PWO) thì có thể thế chấp để vay tín dụng ưu đãi. Mục tiêu của chương trình này là nhằm giúp nông dân dự trữ gạo khi giá xuống thấp (thường là ngay sau khi thu hoạch) và bán lại khi giá cao. - Tín dụng giúp nông dân, nhà buôn gạo, cơ sở xay sát chế biến gạo nhằm bình ổn giá gạo: Thái lan có nhiều chương trình thực hiện qua Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại v.v... giúp đỡ nông dân và các nhà kinh doanh, chế biến gạo để giúp ổn định giá gạo trong nước. Các chương trình này chủ yếu được thực hiện thông qua vay ưu đãi với lãi suất thấp, có khi là 0%. Nhờ kiên trì thực hiện chính sách tự do hoá thương mại và hỗ trợ xuất khẩu, trong hơn 40 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đã tăng từ 93 triệu USD năm 1957 lên 62 tỷ USD năm 2000; tức là tăng gấp hơn 320 lần. Chính sự phát triển xuất khẩu ngoạn mục này đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế năng động của Thái Lan cho tới trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Chính phủ Thái lan đã nhanh chóng thành lập ra Vụ xúc tiến xuất khẩu Thái Lan nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau: - Triển khai và xây dựng các kế hoạch xúc tiến xuất khẩu và phát triển xuất khẩu; - Tổ chức các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu một cách toàn diện và thúc đẩy việc bán các sản phẩm của Thái Lan ra thị trường Quốc tế; - Cung cấp thông tin và dịch vụ thương mại cho các nhà sản xuất, xuất khẩu Thái Lan; - Nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật cho các nhà xuất khẩu Thái Lan; - Hỗ trợ việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng hay hỗ trợ thiết kế các sản phẩm của Thái Lan; 16 - Đưa ra các giải quyết các khó khăn mà xuất khẩu của Thái Lan gặp phải; - Phối hợp với các tổ chức trong nước và Quốc tế để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu của Thái Lan; - Xây dựng mục tin nhanh về xuất khẩu trên mạng; - Xây dựng các trang Web thương mại; - Tổ chức các cuộc hội thảo về thương mại Quốc tế cho các quan chức chính phủ và giới kinh doanh tư nhân; - Mở các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao về xuất khẩu, về phát triển sản phẩm, phát triển thị trường cho các đối tượng liên quan; - Thuê đội ngũ cán bộ giảng dạy là các chuyên gia giỏi cả ở trong nước và nước ngoài tham gia các chương trình đào tạo; - Phát triển sản phẩm xuất khẩu; - Tổ chức các cuộc thi và trao phần thưởng, thiết kế mẫu mã , bao bì, đóng gói sản phẩm; - Tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm; - Tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhằm mục tiêu xuất khẩu. Toàn bộ chi phí cho những hoạt động trên đều do Ngân sách của nhà nước. d. Trợ cấp xuất khẩu ở Philippin Trong môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động hiện nay, xuất khẩu của Philippin vẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao và ổn định nhờ có một chính sách trợ cấp xuất khẩu năng động và hiệu quả. Chính phủ Philippin xây dựng cơ sở pháp lý mới ưu tiên phát triển xuất khẩu: - Đạo luật phát triển xuất khẩu được ban hành năm 1994 quy định việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển xuất khẩu phải do Chính phủ đảm nhận với 17 sụ tham gia của các cơ quan hữu quan của chính phủ. Các chính sách kinh tế vĩ mô được triển khai để hỗ trợ cho các nỗ lực xuất khẩu của đát nước; - Chính thức coi phát triển xuất khẩu là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. 2. Những gợi ý đối với Việt Nam - Nhà nước nên quy định chế độ thưởng cao về kim ngạch xuất khẩu cho những doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng nông sản như: gạo, lạc nhân, cà phê, rau, hoa quả...và các hàng thủ công mỹ nghệ. - Về chính sách thuế: + Miễn thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu; + Giảm 50% thuế thu nhập từ xuất khẩu; + Giảm thuế quan cho nhập khẩu nguyên liệu & máy móc thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu. - Về tài chính : + Hỗ trợ tài chính cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; + Tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi. - Thành lập ra Vụ xúc tiến xuất khẩu nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau: a. Chức năng : Xúc tiến xuất khẩu nhằm vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Để đạt được những mục tiêu xuất khẩu cụ thể cho thời kỳ 2001 -2010 đòi hỏi những nỗ lực vựơt bậc trong công tác xúc tiến xuất khẩu của cả Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại vàcác doanh nghiệp. Như vậy, nếu như xuất khẩu giữ vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của đat nước thì xúc tiến xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu và có tác động quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế nước 18
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net