logo

Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu An Giang"

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỷ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương thức quản lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật...
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S: NGUYỄN VŨ DUY DƯƠNG ÁNH NGỌC Lớp: DH1KT1 05 - 2004 NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÙO VIEÂN HÖÔÙNG DAÃN TP. Long xuyeân, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004 NHAÄN XEÙT CUÛA ÑÔN VÒ THÖÏC TAÄP TP. Long Xuyeâên, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004 NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÙO VIEÂN PHAÛN BIEÄN 1 TP. Long Xuyeâên, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004 Lôøi caûm ôn Những gì mà em có được như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ tận tình của tất cả quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang. Nhân dịp này cho em được phép nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô Khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt tình cũng như kiến thức của mình để truyền đạt cho chúng em. Đặc biệt là thầy Nguyễn Vũ Duy là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Cũng cho em gửi lời cảm ơn đến tất cả các cô chú, anh chị trong Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang đã tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin cảm ơn chân thành đến các cô chú và anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em để có thể hoàn thành bài luận văn này. Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô, các cô chú và anh chị được dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn! NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÙO VIEÂN PHAÛN BIEÄN 2 TP. Long Xuyeâên, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU:........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG: ................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:................................................................................... 4 1. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp: .................................................. 5 1.1. Bản chất: ............................................................................................................... 5 1.2. Chức năng: ............................................................................................................ 5 2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính.......................................... 6 2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ: ............................................................................................... 6 2.2. Mục đích của phân tích tài chính: ......................................................................... 6 3. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa chúng:......................... 7 3.1. Hệ thống báo cáo tài chính..................................................................................... 7 3.2. Mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính: ................................................................. 8 4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: ................................. 9 5. Cơ sở hoạch định của tài chính doanh nghiệp: ..................................................... 10 5.1. Ý nghĩa của hoạch định tài chính: ........................................................................ 10 5.2. Vai trò của hoạch định tài chính: ......................................................................... 11 5.3. Phương pháp dự báo: ........................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG: .......................................................................................................................... 12 1. Lịch sử hình thành: ................................................................................................. 13 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:............................................................................. 13 3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:.................................................. 14 3.1. Chức năng ............................................................................................................. 14 3.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................................ 14 3.3. Quyền hạn............................................................................................................. 15 4. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ..................................... 15 4.1. Tổ chức quản lý của công ty:................................................................................. 15 4.1.1. Sơ đồ tổ chức:.............................................................................................. 16 4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:............................................... 16 4.2. Tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất chế biến: ...................................................... 17 4.2.1. Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp chế lương thực I:................................................... 18 4.2.2. Chức năng - nhiệm vụ: ................................................................................. 18 5. Bộ máy kế toán – tài chính của công ty: ............................................................... 20 5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: ............................................................... 20 5.2. Bảng cân đối kế toán và kết quả HĐKD của công ty: ......................................... 21 5.3. Cơ cấu tổ chức: ..................................................................................................... 23 5.3. Chức năng của các phần hành: ............................................................................ 23 6. Hiện trạng của công ty: ........................................................................................... 24 6.1. Nguồn nhân lực:..................................................................................................... 24 6.2. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm qua: ................................................ 24 7. Định hướng hoạt động của công ty cho những năm sau: ................................... 25 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ............................................................................................................ 26 1. Phân tích chung về tình hình tài chính ................................................................... 27 1.1. Đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn: ............................ 27 1.2. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:................................................. 27 2. Phân tích kết cấu tài sản (kết cấu vốn): .................................................................. 30 2.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:......................................................................... 30 2.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: .................................................................. 31 3. Phân tích kết cấu nguồn vốn: ................................................................................. 33 3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu: ......................................................................................... 33 3.2. Nợ phải trả: ........................................................................................................... 35 4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: .......................................... 38 4.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:....................................................... 39 4.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: ........................................................................ 42 4.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác: .............................................................................. 43 5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: ..................................... 44 5.1. Phân tích tình hình thanh toán:........................................................................ 44 5.1.1. Phân tích các khoản phải thu:...................................................................... 44 5.1.2. Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả:............................................ 47 5.2. Phân tích khả năng thanh toán:......................................................................... 49 5.2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: ..................................................................... 49 5.2.1.1. Hệ số thanh toán hiện hành: ..................................................................... 49 5.2.1.2. Hệ số thanh toán nhanh:.......................................................................... 50 5.2.1.3. Hệ số thanh thanh toán bằng tiền: ............................................................ 52 5.2.1.4. Số vòng quay các khoản phải thu:............................................................ 54 5.2.1.5. Số vòng quay hàng tồn kho:..................................................................... 55 5.2.2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn: .................................................................... 57 5.2.2.1. Khả năng chi trả lãi vay: .......................................................................... 57 5.2.2.2. Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu:................................................... 59 5.2.3. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước: ................................................ 60 6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:.................................................................. 61 6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động: ................. 62 6.1.1. Số vòng quay vốn (hay số vòng quay tài sản):.............................................. 62 6.1.2. Số vòng quay tài sản cố định: ........................................................................ 63 6.1.3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:................................................................. 64 6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận:.............. 69 6.2.1. Hệ số lãi gộp: ................................................................................................ 70 6.2.2. Hệ số lãi ròng: ................................................................................................ 71 6.2.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản:............................................................................. 72 6.2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: ............................................................... 74 6.2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động:................................................................. 75 6.2.6. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:.............................................................. 77 7. Tổng kết về tình hình tài chính của công ty: .......................................................... 80 CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH:.............................................................. 83 1. Dự báo về doanh thu:................................................................................................ 84 2. Dự báo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................... 87 2.1. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: ...................................... 87 2.2. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác: ........................... 88 2.3. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo: ....................................... 89 3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: ........................................................................... 90 3.1. Phần tài sản: ...................................................................................................... 90 3.2. Phần nguồn vốn:................................................................................................ 92 4. Những tỷ số tài chính dự báo chủ yếu:.................................................................... 94 PHẦN KẾT LUẬN: ............................................................................................... 90 1. Kết luận và những giải pháp: .................................................................................. 90 2. Kiến nghị:.................................................................................................................. 94 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG Phaàn môû ñaàu GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 1 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG 1. Lý do chọn đề tài: Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỉ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương thức quản lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt? Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Để thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ được “tình trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp, và không có gì khác hơn phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngoài tình hình tài chính. Có thể nói rằng tài chính như là dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp, mà bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên quan đến tài chính. Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng hiệu quả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tương lai. Đứng trước hàng loạt những chiến lược được đặt ra đồng thời doanh nghiệp phải đối diện với những rủi ro. Do đó để lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh. Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 2 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại doanh nghiệp, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty. Đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. Bao gồm những nội dung cụ thể như sau: − Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty. − Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh − Lập kế hoạch tài chính cho những năm sau. − Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu từ công ty, tài liệu từ sách báo. - Phương pháp được dùng để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: phân tích xu hướng (theo phương pháp hồi quy tuyến tính), phân tích theo tỷ tệ chung, phương pháp liên hệ cân đối và thay thế liên hoàn. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty xuất nhập khẩu An Giang trong những năm 2000 – 2003, và lập kế hoạch tài chính cho năm 2004 dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo các kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm 2000-2003. GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 3 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG PHAÀN NOÄI DUNG Chöông 1 : Cô sôû lyù luaän GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 4 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG 1. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp: 1.1. Bản chất: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước. Trong đó những quan hệ kinh tế bao gồm: − Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện thông qua nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước, ngược lại Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp, hoặc góp vốn hoặc cho vay. − Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường, gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, bạn hàng, khách hàng…thông qua việc thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hóa, tiền công, tiền lãi, cổ tức… Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động vay, trả nợ vay, lãi… − Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất Giữa doanh nghiệp với CB - CNV qua việc trả lương, tiền thưởng, phạt… 1.2. Chức năng: Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau: - Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh - Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có) - Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 5 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Tóm lại: Ba chức năng trên quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điều kiện cho sản xuất liên tục. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tài chính, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tạo ra nguồn tài chính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra. 2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính: 2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ: Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích bao gồm: − Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn hợp lý không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, phát hiện nguyên nhân thừa thiếu vốn. − Đánh giá tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. − Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn − Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. Mục đích của phân tích tài chính: Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, ở đây, ta sẽ đề cập đến mục đích đối với nhà quản lý vì đây là người có nhu cầu cao nhất về phân tích tài chính. Lý do quan trọng để nhà quản trị quan tâm đến phân tích tài chính là nhằm thấy tổng quát, toàn diện về hiện trạng tài chính và hiệu quả hoạt động, cụ thể là nhằm kiểm soát chi phí và khả năng sinh lời. Phân tích tài chính còn giúp cho nhà quản trị ra quyết định tài chính liên quan đến cấu trúc vốn, một tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu phù hợp và hạn chế được rủi ro tài chính, tỷ lệ GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 6 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG nào còn cho phép doanh nghiệp tiếp tục mở rộng kinh doanh (hay thu hẹp) mà không phải căng thẳng quá mức về tình hình tài chính. 3. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa chúng: 3.1. Hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính gồm những văn bảng riêng có của hệ thống kế toán được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế. Tùy thuộc vào đặc điểm, mô hình kinh tế, cơ chế quản lý và văn hóa mà về hình thức, cấu trúc, tên gọi của các báo cáo tài chính có thể khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên nội dung hoàn toàn thống nhất. Hệ thống báo cáo tài chính là kết quả của trí tuệ và đúc kết qua thực tiễn của các nhà khoa học và của tất cả nền kinh tế thế giới. Nội dung mà các báo cáo phản ánh là tình hình tổng quát về tài sản, sự hình thành tài sản, sự vận động và thay đổi của chúng qua mỗi kỳ kinh doanh. Cơ sở thành lập của báo cáo là dữ liệu thực tế đã phát sinh được kế toán theo dõi ghi chép theo những nguyên tắc và khách quan .Tính chính xác và khoa học của báo cáo càng cao bao nhiêu, sự phản ánh về “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp càng trung thực bấy nhiêu. Hệ thống báo cáo tài chính gồm có: - Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, khái quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Cơ cấu bao gồm hai phần luôn bằng nhau là : tài sản và nguồn vốn_ là nguồn hình thành nên tài sản: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Một đặc điểm cần lưu ý là giá trị trong bảng cân đối do các nguyên tắc kế toán ấn định, được phản ánh theo giá trị sổ sách kế toán, chứ không phản ánh theo giá trị thị trường. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo quy định của Việt Nam, còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh là chi tiết hoá các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh sau: DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 7 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lương tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu ròng, từ ba hoạt động : Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạ ra doanh thu của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ… Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi tài sản cố định, liên doanh, góp vốn, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản… Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Để lập báo cáo ngân lưu có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp. Giữa hai phương pháp chỉ khác nhau cách tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. - Thuyết minh báo cáo tài chính: Là bảng báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể hiện hết được. Những điều mà thuyết minh báo cáo tài chính diễn giải là: Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp Tình hình khách quan trong kỳ đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Hình thức kế toán đang áp dụng Phương thức phân bổ chi phí ,khấu hao, tỷ giá hối đoái được dùng để hạch toán Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu. Tình hình thu nhập của nhân viên… 3.2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính: Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người sử dụng một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể có được những kết quả khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính. Một hoạt động nào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến hoạt động còn lại, chẳng hạn như: mở GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 8 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG rộng quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia tăng nguồn vốn và làm thay đổi cấu trúc vốn. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (năm trước) (năm nay) Báo cáo thu nhập (năm nay) Báo cáo ngân lưu (năm nay) Tổng quát ta có: - Lợi nhuận (hoặc lỗ) trên báo cáo thu nhập làm tăng (hoặc giảm) nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. - Tổng dòng ngân lưu ròng từ ba hoạt động trên báo cáo ngân lưu giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. 4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doang nghiệp: Các chỉ tiêu (hay tỷ số) được sử dụng dể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi bài viết này bao gồm: - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và nguồn vốn: Tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng vốn. Tỷ suất đầu tư Tỷ số tự tài trợ Tỷ số nợ - Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng vốn. Tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán nhanh GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 9 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG Hệ số thanh toán bằng tiền Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày lưu kho Số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền. Hệ số thanh toán lãi vay. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ số hoạt động: Số vòng quay vốn Số vòng quay tài sản cố định Tốc độ luân chuyển vốn, số ngày của một vòng Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ số lợi nhuận: Hệ số lãi gộp Hệ số lãi ròng (ROS) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời của vốn cố định Tỷ suất sinh lời vốn lưu động. 5. Cơ sở hoạch định tài chính tại doanh nghiệp: 5.1. Ý nghĩa của hoạch định tài chính: Hoạch định tài chính doanh nghiệp là toàn bộ kế hoạch chi tiết của việc phân bổ các nguồn tài sản của doanh nghiệp trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp quan trọng nhất là mục tiêu chiến lược về lâu dài. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng tạo cho mình một mục tiêu chiến lược, và để thực hiện những mục tiêu đó thì thường các doanh nghiệp đó phải có những biện pháp cụ thể được thể hiện qua các dự án đầu tư. Hoạch định tài chính cụ thể hóa toàn bộ các biện pháp đó nhằm đạt được mục tiêu chiến lược bằng các kế hoạch tài chính cụ thể là kế hoạch thu chi trong tương lai . Hoạch định tài chính là chìa khoá của sự thành công cho nhà quản lí tài chính, hoạt động tài chính có thể mang nhiểu hình thức khác nhau, nhưng một kế hoạch tốt và có hiệu quả trong vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế hoạch đó phải dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp ,phải biết đâu là ưu điểm để khai thác và đâu là nhược điểm để có biện pháp khắc phục. GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 10 Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG 5.2. Vai trò của hoạch định tài chính: − Nhờ có hoạch định tài chính giúp cho nhà quản lý nhìn thấy trước được ảnh hưởng chiến lược phát triển đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó đề ra các biện pháp đối phó thích hợp. − Hoạch định tài chính giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến động của thị trường trong tương lai − Hoạch định tài chính giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy mối tương quan giữa các chiến lược đầu tư với chiến lược về vốn và tình hình doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể ở từng thời điểm. 5.3. Phương pháp dự báo: Dựa vào xu hướng biến động của những chỉ tiêu qua bốn năm 2000 - 2003 thông qua phương trình hồi quy tuyến tính. Đồng thời với những thông tin thực tế và dự đoán có được kết hợp với trực giác để ước tính kết quả cụ thể. GVHD: Nguyễn Vũ Duy SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 11
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net