logo

Luận văn: Tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến vai trò của cha, mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái hiện nay tại thị trấn Phú Long - huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Luận văn Tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến vai trò của cha, mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái hiện nay tại thị trấn Phú Long - huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận 1 MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM ................................................................................. 2 PHẦN I : MỞ ĐẦU..................................................................................... 3 2.1. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3 2.2. Ý nghĩa lý luận. .................................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 4 Đối tượng:................................................................................................... 8 Đối tượng:................................................................................................... 8 PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH...................................................................10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. ........10 1. Hệ thống khái niệm................................................................................10 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu : ...........................................................14 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA ĐỀ TÀI ..............................22 Về vật chất: ................................................................................................66 Về tinh thần: ..............................................................................................67 PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................70 2.1 Đối với các bậc cha mẹ : .......................................................................80 2.2 Đối với chính quyền địa phương : .........................................................82 2.3 Đối nhà trường :....................................................................................82 2.4 Đối với giáo viên hướng dẫn .................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................83 PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM...............................................................................84 DANH SÁCH NHÓM Đặng Thùy An 0612828 Hồ Ngọc Anh Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 0612876 Phạm Thị Thu Hiền 0612883 Phùng Thị Hường 0612914 Lê Trung Kiên 0612918 Phan Thanh Nga 0612936 Hà Ngọc Tân 0612967 2 PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tiến những bước đáng kể vào công cuộc đổi mới vào một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yếu tố thúc đẩy sự thay đổi này chính là các hoạt động kinh tế và quá trình đô thị hóa. Quá trình này đã dẫn đến sự thay đổi tích cực và đáng khích lệ cho các mối quan hệ giới trong công việc, gia đình và xã hội. Đời sống của mỗi cá nhân luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì cha mẹ được coi là hạt nhân của tế bào này. Đồng thời, gia đình là nơi thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân đầu tiên, giúp cho cá nhân phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất, từ đó giúp cho cá nhân phát triển toàn diện. Trong lần thực tập nghề nghiệp 1, chúng tôi đã được tiếp cận và tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu một cách tổng quát nhất dựa trên các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội… Từ cái nhìn tổng quan đó chúng tôi nhận thấy vấn đề vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục, chăm sóc con cái ở thị trấn Phú Long có rất nhiều thay đổi. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn vấn đề này để nghiên cứu. 2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được đặt ra nhằm góp phần giúp cho những người làm cha làm mẹ nhận thức được vai trò của họ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái. Qua nghiên cứu sẽ giúp cho việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của các bậc cha mẹ về việc chăm sóc, giáo dục con cái. Từ đó, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Giúp cho sự nhìn nhận của người dân đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong xã hội ngày nay để từ đó nâng cao tầm nhận thức cũng như chia sẻ những kinh nghiệm của người dân nơi đây trong việc chăm sóc, 3 giáo dục con cái. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn giúp cho người đàn ông thấy được vai trò của người vợ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái. Tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá đúng vai trò của cha mẹ trong gia đình, đồng thời đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái. Qua đó đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm phát huy năng lực của người phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong sản xuất, đời sống và các hoạt động xã hội. 2.2. Ý nghĩa lý luận. Với đề tài nghiên cứu “ Tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến vai trò của cha, mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái hiện nay tại thị trấn Phú Long - huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận.”, những thông tin thu thập được từ cuộc nghiên cứu sẽ đưa ra những con số, những kết luận, đánh giá khách quan cụ thể về vai trò của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái hiện nay. Những đánh giá kết luận sẽ bổ sung tri thức khoa học cho chuyên ngành xã hội học (phương pháp nghiên cứu xã hội học: xã hội học về giới, xã hội học gia đình...). Kết quả nghiên cứu còn bổ sung và hoàn chỉnh các lý thuyết: cấu trúc- chức năng, xung đột, bình đẳng giới, định kiến giới, nhạy cảm giới... 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế, xã hội đến vai trò của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái hiện nay tại thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3.2.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quy mô nghiên cứu: Do điều kiện khách quan nhóm chúng tôi chỉ nghiên cứu trên một nhóm đối tượng nhất định. 3.2.2. Khách thể nghiên cứu: Người dân thị trấn Phú Long. 3.2.3. Phạm vi không gian nghiên cứu: Thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 4 3.2.4. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2009. 4. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái hiện nay tại thị trấn Phú Long - huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận. 4.2 Mục tiêu cụ thể: Đánh giá vai trò của cha, mẹ trong gia đình ở các lĩnh vực: lao động sản xuất và lao động tái sản xuất tại thị trấn Phú Long – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận. Tìm hiểu sự khác nhau giữa vai trò của người bố và người mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái hiện nay, đánh giá được sự thay đổi đó so với trước đây tại thị trấn Phú Long – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận.. Tìm hiểu những yếu tố kinh tế (thu nhập gia đình, cán cân thu nhập vợ chồng, phân công lao động trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ), xã hội (giới tính của con cái, quan niệm của bố mẹ về các vai trò giới của con cái, văn hoá (truyền thống của người Việt, văn hoá theo mô hình ứng xử phổ biến hiện nay liên quan đến giáo dục con cái tại địa phương, các yếu tố xây dựng gia đình văn hoá), cách giáo dục của bố mẹ (trình độ học vấn, nền tảng giáo dục gia đình), chính sách của nhà nước và địa phương về bình đẳng giới, các phương tiện truyền thông đại chúng …) có tác động đến vai trò của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái tại thị trấn Phú Long – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận. Tìm hiểu ảnh hưởng của các chính sách, chương trình và dự án đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình tại thị trấn Phú Long – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận. Từ kết quả phân tích có thể đưa ra một số kết luận và kiến nghị có liên quan đến đề tài nhằm điều chỉnh và bổ sung để đảm bảo lợi ích của phụ nữ trong mối tương quan phụ nữ và nam giới tại thị trấn Phú Long – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận. 5 Nâng cao kỹ năng thực hành nghiên cứu giới của nhóm nghiên cứu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.  Chọn mẫu thu thập thông tin định lượng  Tiêu chuẩn chọn mẫu. - Số lượng các đơn vị nghiên cứu không được nhỏ hơn 30 - Chọn kích thước mẫu lớn tới mức nào mà ngân quỹ, thời hạn và yếu tố nhân sự cho phép. - Đảm bảo sai số chọn mẫu hợp lý. - Đảm bảo độ tin cậy của thông tin, tính đại diện của chỉ tiêu nghiên cứu, độ phức tạp và thuần nhất của tổng thể.  Tiêu chí chọn mẫu khảo sát Cuộc khảo sát này được thực hiện trong thời gian rất ngắn nên chúng tôi không thể tiến hành thu thập thông tin trên toàn bộ những người dân trong toàn thị trấn mà chỉ tiến hành trên một số hộ dân nhất định. Đó là những người dân: o Đã kết hôn. o Đã có con (tuổi của con từ 2 – 18 tuổi trở lên). o Thuộc gia đình đầy đủ. Những người đã kết hôn và có con thì vai trò chăm sóc và giáo dục con cái của họ mới được thể hiện rõ nét. Nhóm chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát tất cả các khu phố (8 khu phố) có trên địa bàn thị trấn Phú Long. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 146 hộ dân và một số cán bộ lãnh đạo thị trấn, khu phố, người dân tại địa bàn.  Quy mô mẫu thực tế Với đề tài này nhóm chúng tôi quyết định chọn phương pháp chọn mẫu xác suất mà cụ thể hơn là chọn mẫu chỉ tiêu. Nhóm chúng tôi lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì nó phù hợp với đề tài của chúng tôi. Do đề tài của chúng tôi có khung mẫu, chọn mẫu để phản ánh tối ưu cơ cấu của tổng thể, hơn nữa thời gian nghiên cứu trên địa bàn không cho phép nên chúng tôi quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu này làm phương pháp chọn mẫu tối ưu nhất cho đề tài. Phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu này còn có ưu điểm là nhanh và tiện lợi, công việc 6 chọn của điều tra viên đơn giản và nhẹ nhàng, có thể tiết kiệm thời gian và các chi phí khác, có thể so sánh kết quả giữa các bộ phận của tổng thể. Tuy nhiên cách chọn này cũng có những hạn chế nhất định là phụ thuộc vào tính chủ quan của điều tra viên. Trong tổng số 3337 hộ dân thì có 2346 hộ dân đạt các tiêu chí chọn mẫu (đặc điểm mẫu). Mẫu khảo sát được chọn theo công thức sau : N 2346 n= = 1+ 2346* 0.0064 = 146 1+ N* e2 Trong đó : N là tổng thể mẫu n là mẫu cần chọn e là độ tin cậy (với đề tài này chúng tôi chọn độ tin cậy là 92%) Dựa trên danh sách 2346 hộ dân đạt tiêu chí chọn mẫu, chúng tôi chọn ra 146 hộ dân để khảo sát bằng cách tính bước nhảy k theo công thức : k = N/ n= 2346/ 146 = 16 Chúng tôi thực hiện bốc ngẫu nhiên để chọn hộ dân được chọn đầu tiên, đó là hộ có số thứ tự 4. Như vậy những người kế tiếp được chọn sẽ là k+4, 2k+4, 3k+4… cho đến khi chọn đủ 146 mẫu khảo sát thì dừng lại. Mẫu dự trữ: Nhóm chúng tôi lấy mẫu dự trữ là 10% để đề phòng những người được chọn phỏng vấn không có ở nhà hoặc không thể tham gia trả lời. Và mẫu dự trữ được tính như sau: 146 * 10%  Chọn mẫu thu thập thông tin định tính:  Chọn mẫu phỏng vấn sâu: Để thu thập thông tin một cách đầy đủ và phản ánh đúng thực tế của tình hình tại địa phương, bên cạnh việc thu thập các thông tin thứ cấp, phát bản hỏi chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn cụ thể là phỏng vấn sâu. 7 Mục tiêu của việc chúng tôi phỏng vấn sâu là không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp chúng tôi hiểu sâu, hiểu kỹ từng vấn đề nhất định. Đối tượng: - Hộ dân: (xét theo tiêu chí: Chủ hộ; Nghề nghiệp.) - Cán bộ Hội Phụ Nữ (xét theo tiêu chí: Hội trưởng Hội Phụ Nữ Thị trấn và Khu phố). - Cán bộ Hội Khuyến Học (xét theo tiêu chí: Thị trấn và Dòng họ). Đối với phương pháp phỏng vấn sâu, đối tượng được chúng tôi phỏng vấn là một số cán bộ thị trấn, khu phố và người dân. Sở dĩ chúng tôi chọn phỏng vấn cán bộ thị trấn, khu phố vì đây là những người là những người nắm bắt thông tin tổng thể của địa phương một cách đầy đủ nhất, ở họ chúng tôi có thể xin được các số liệu liên quan tới phạm vi nghiên cứu của đề tài. Người dân là những người sống tại địa phương trực tiếp tạo ra các vấn đề và cũng là đối tượng chịu sự ảnh hưởng chính của các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Những thông tin của người dân cung cấp sẽ là những thông tin chính xác nhất, phản ánh đúng hiện thực nhất.  Chọn mẫu phỏng vấn hồi cố: Mục tiêu của việc chúng tôi phỏng vấn hồi cố là thu thập thông tin để thấy được sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái qua các thời kì. Đối tượng: - Phỏng vấn những người lớn tuổi (> 60 tuổi). - Những người có con trong độ tuổi từ 8 – 24 tuổi trở lên. Số mẫu cần chọn: chúng tôi chọn 7% trong mẫu khảo sát : 7%*146 = 10 . 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Các yếu tố kinh tế (thu nhập gia đình, cán cân thu nhập vợ chồng, phân công lao động trong gia đình, nghề nghiệp của bố me), xã hội (giới tính của con cái, quan niệm của bố mẹ về các vai trò giới của con cái, văn hoá (truyền thống của người Việt, văn hoá theo mô hình ứng xử phổ biến hiện nay liên quan đến giáo 8 dục con cái tại địa phương, các yếu tố xây dựng gia đình văn hoá), cách giáo dục của bố mẹ (trình độ học vấn, nền tảng giáo dục gia đình), chính sách của nhà nước và địa phương về bình đẳng giới, các phương tiện truyền thông đại chúng …) có ảnh hưởng đến vai trò của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái ở thị trấn Phú Long. Vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục, chăm sóc con cái đang có sự thay đổi so với trước đây (trước năm 2003). Vai trò chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở thị trấn Phú Long chủ yếu là do người phụ nữ đảm nhận. Một vài yếu tố kinh tế (nghề nghiệp của bố mẹ, thu nhập của gia đình…) - xã hội( sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhu cầu xã hội hoá giáo dục...) tác động làm cho việc chăm sóc, giáo dục con cái đang có xu hướng chuyển cho nhà trường và xã hội. 7. KHUNG LÝ THUYẾT MỘT SỐ NHÂN TỐ Giới tính của con c KINH TẾ - XÃ HỘI Quan niệm của bố m giới của con cái Nhân tố kinh Nhân tố xã tế hội Văn hoá - Văn hoá truyền thống - Văn hoá theo mô hình 9hiện nay liên quan đến địa phương Nghề nghiệp của bố - Các yếu tố của xây dự Kinh tế gia đình - Thu nhập gia đình mẹ PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. A. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1. Hệ thống khái niệm. Trong khoa học xã hội một vấn đề hay một hiện tượng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng trong đề tài này chúng tôi sử dụng các khái niệm sau đây: 10 Vai trò: là tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi (nhà tâm lý, xã hội học Pháp - Jean Stoetzel) Vai trò xã hội: là một khái niệm xuất phát từ người diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu, sau đó được xã hội hóa vào đời sống và trở thành thuật ngữ khoa học (G. H Mead (1863 – 1931) – Nhà triết học, xã hội học, tâm lý học người Mỹ). Là khái niệm chỉ sự mong đợi xã hội đối với hành vi diễn xuất của cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định. Vai trò như là tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi (Xã hội học những vấn đề cơ bản – Nguyễn Minh Hoà) Vị trí xã hội: Theo nghĩa chung nhất thì đó là sự định vị một cá nhân trong một đơn vị xã hội. Còn cụ thể thì nó thường được hiểu theo hai nghĩa sau: + Thứ nhất : là chỗ đứng của cá nhân trong một bậc thang xã hội. Trong một bậc thang xã hội nào đó cá nhân có thể đứng ở khoảng cao, khoảng trung bình hay khoảng thấp. + Thứ hai : vị thế xã hội còn được hiểu như là toạ độ của cá nhân trong uy tín xã hội. Đó là toàn bộ sự đánh giá của một nhóm hay một cộng đồng xã hội đối với cá nhân, biểu thị mức độ tôn trọng, kính nể, trọng thị. (Xã hội học những vấn đề cơ bản – Nguyễn Minh Hoà). Gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Gia đình: là một nhóm xã hội được xác định bởi nơi trú ngụ chung, sự hợp tác và tái sản xuất kinh tế, gồm những người trưởng thành trong đó có ít nhất hai người duy trì mối quan hệ tình dục được xã hội công nhận với một hoặc nhiều đứa trẻ là con đẻ hoặc con nuôi của những người trưởng thành có quan hệ với nhau (George Peter Murdock (1879-1949) – Nhà dân tộc học Hoa Kì ) Gia đình: là một nhóm xã hội, một thiết chế xã hội, một tổ chức xã hội được hình thành từ lâu trong lịch sử. Nó được xây dựng nhằm giải thích bản chất 11 của các mối quan hệ, trật tự và sự bất ổn mang tính xã hội trong gia đình. (Xã hội học gia đình và những vấn đề của gia đình – Trần Thị Kim Xuyến) Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến) Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến) Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong nuốn phụ nữ và nam giới thực hiện. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến) Nhạy cảm giới: Là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến) Trách nhiệm giới: Là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến) Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến) Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. (Xã hội học về giới – Trần Thị Kim Xuyến). Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng: + Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình. + Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển. + Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Giáo dục: là khái niệm cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục học. 12 - Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. - Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. - Về mặt phạm vi, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác nhau: + Ở cấp độ rộng nhất, giáo dục được hiểu đó là quá trình xã hội hoá con người. Quá trình xã hội hoá con người là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và không có ý thức của cuộc sống, của hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân. + Ở cấp độ thứ hai, giáo dục có thể hiểu là giáo dục xã hội. Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. + Ở cấp độ thứ ba, giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Ở cấp độ này, giáo dục bao gồm : Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp. + Ở cấp độ thứ tư, Giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống hoạt động và giao lưu. ( Hà Thị Mai, Giáo dục học đại cương, Đại học Đà Lạt, 2007 [Lưu hành nội bộ]). Giáo dục trong gia đình được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp trẻ. "Giáo dục gia đình là nền tảng đạo đức con người" (GS-TS Nguyễn Thái Hợp). Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành nhân cách trẻ em, hay nói đúng hơn, vào sự hình thành cấu trúc nhân cách. Chăm sóc con cái: chăm sóc ở gia đình và cộng đồng (hoặc hành vi thúc đẩy vốn con người) là những điều mà mọi người cần thực hiện để đảm bảo trẻ em được phát triển toàn diện khả năng của chúng. Chăm sóc bao gồm các hoạt động 13 được thực hiện ở cấp hộ gia đình nhằm đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và bảo vệ cho trẻ. Cụ thể, thực hành chăm sóc bao gồm thực hành chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng trẻ về thể chất, chăm sóc tâm lý. Sức khỏe: Sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất,tinh thần và xã hội (Tổ chức y tế thế giới – WHO). 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu :  Tài liệu nghiên cứu 1: a) Tên đề tài: “Khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên” - Quyền Đình Hà (khoa Kinh Tế & PTNT, Đại học Nông nghiệp 1), Nguyễn Tuyết Lan, Nguyễn Viết Đăng, Nguyễn Minh Thu, Đỗ Thanh Huyền. b) Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu rõ vai trò của người phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp, nông thôn, qua đó đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong sản xuất, đời sống và các hoạt động xã hội. c) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò và sự bất ổn trong vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trên toàn địa bàn xã. Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 01/2005 đến 03/2006. d) Phương pháp nghiên cứu : Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ UBND xã Nghĩa Hiệp, Hội phụ nữ và ban thống kê xã. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp qua phỏng vấn chuyên sâu 10 tổ chứ, cá nhân, những người âm hiểu. Điều tra 60 mẫu hộ nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, sự phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong gia đình. Số 14 mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 5% số hộ theo danh sách lập thành 3 nhóm: hộ khá, hộ trung bình, hộ khó khăn của mỗi thôn. Nội dung điều tra được cụ thể hóa bằng phiếu điều tra. e) Nội dung nghiên cứu: Điều tra nghiên cứu được chia làm 2 phần : Phần 1: Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Nghĩa Hiệp. Trong đó tập trung ở các vấn đề:  Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể.  Vai trò của phụ nữ trong sản xuất  Vai trò của phụ nữ t rong việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ  Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội nông thôn. Phần 2: Khuyến nghị các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Nghĩa Hiệp.. f) Ưu và nhược điểm của đề tài: Trước hết, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy vấn đề xã hội cần được quan tâm đó là sự bất cập trong vai trò của người phụ nữ ở xã Nghĩa Hiệp hiện nay. Họ chiếm tỷ lệ thấp trong bộ máy chính quyền thôn, xã. Họ chưa hoàn toàn bình đẳng trong việc quyết định các công việc trong gia đình, trong thừa kế và kiểm soát tài sản. đồng thời nhóm nghiên cứu đưa ra được các khuyến nghị và giải pháp phù hợp với thực trạng địa phương và dựa trên nguyện vọng của chị em phụ nữ trên địa bàn xã. Tuy nhiên, khi nghiên cứu đề tài này nhóm nghiên cứu chỉ nghiên cứu trên một bộ phận dân cư nhất định đó là 60 hộ gia đình là nông dân trong khi đó phụ nữ trong địa bàn xã không chỉ là nông dân mà còn có các hộ là gia đình công nhân viên chức, gia đình kinh doanh… Không những thế khi nghiên cứu các hộ nông dân thì trên thực tế những hộ gia đình này tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các tổ chức chính quyền, đoàn thể là không cao, vì vậy thông tin khi thu thập được không đại diện. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu lấy địa bàn nghiên cứu là một xã ở vùng nông thôn Bắc Bộ mà trong mỗi một khu vực thì có những điều kiện tự nhiên, kinh 15 tế - xã hội khác nhau quy định nênhành vi, lối sống khác nhau dẫn đến có những kết quả về vấn đề như nguyên nhân, thực trạng, giải pháp khác nhau…  Tài liệu nghiên cứu 2: a) Tên bài viết: “Phân công lao động và quyết định công việc gia đình” (Nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội) của giáo sư Lê Thi – Viện gia đình và giới – Viện khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết được đăng trên tạp chí “Nghiên cứu gia đình và giới” quyển 19 số 5 năm 2009. b) Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Điều tra bằng bản hỏi với 400 phiếu, phỏng vấn sâu cả nam và nữ và thảo luận nhóm tập trung. Địa điểm nghiên cứu tại 4 địa điểm: xã Mễ Sơn và Thị trấn Văn Giang của Hưng Yên; xã Phú Minh và phường Bùi Thị Xuân của Hà Nội. c) Nội dung của bài nghiên cứu: Bài viết đã có những kết luận về việc phân công lao động trong gia đình thông qua việc tìm hiểu hình thức ứng xử giữa vợ và chồng trong việc đưa ra ý kiến trong gia đình theo thành thị và nông thôn. Bài viết cũng nêu lên được người làm chính những công việc trong gia đình ở cả 4 địa bàn nghiên cứu trên. Tác giả cũng nêu ra được quyền quyết định trong các công việc lớn của gia đình. d) Ưu và nhược điểm của bài viết: Bài nghiên cứu có ưu điểm là đã đưa ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ các phương diện phân công lao động trong gia đình. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là địa bàn nghiên cứu hẹp. Kết luận của vấn đề chưa mang tính đại diện cho phụ nữ cả nước.  Tài liệu nghiên cứu 3: a) Tên bài viết : “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và cuộc sống”. Trần Thanh Thảo – Tiengiang.gov.vn 16 b) Nội dung của bài nghiên cứu : Tác giả cũng đưa ra những phân tích cụ thể đã hiểu rõ vai trò và ảnh hưởng của người phụ nữ trong việc tổ chức đời sống gia đình với những nội dung : Người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. Người phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình Người phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình, tuy nhiên nhìn chung công việc nội trợ vẫn còn là mảng công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách Người phụ nữ góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống. Người phụ nữ có vai trò trong các hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy quan hệ gia đình thêm gắn bó, chan hoà. c) Ưu và nhược điểm của bài viết: Từ những nội dung phân tích cụ thể tác giả đã đề cập và nêu được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với những đức tính đảm đang, chịu khó, biết thông cảm và sự tinh tế của người phụ nữ trong việc góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa nêu rõ được mà chỉ một cách chung chung những công việc phụ nữ thường làm và phải làm trong gia đình mang một tính chất khoán trắng cho họ. + Chưa đề cập đến vai trò của họ trong các quyết định liên quan đến công việc chung của gia đình như giáo dục, chăm sóc con cái cũng như quyền hạn của họ. + Sự đóng góp của phụ nữ trong vấn đề kinh tế, góp phần ổn định gia đình. + Chưa nói đến vai trò của phụ nữ ngoài xã hội, những gì họ có thể làm và khả năng của họ + Sự hạn chế về cơ hội, nghề nghiệp mà phụ nữ mắc phải khi tham gia vào xã hội.  Tài liệu nghiên cứu 4: 17 a) Tên đề tài: “ Tọa đàm về phân công lao động giới trong lao động ở Việt Nam qua những biến động xã hội” tại Viện Xã hội học, nhóm tác giả nghiên cứu gồm Giáo sư xã hội học John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân số (Đại học Michigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học Bussarawan Puk Teerawichitchainan, Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản lý Singapore), PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi và PGS.TS. Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), b) Nội dung của bài nghiên cứu : Nghiên cứu của các tác giả ghi nhận trong xã hội Việt Nam có những lực lượng xã hội đối chọi theo hướng thúc đẩy bình đẳng nam nữ và làm gia tăng bất bình đẳng giới. Các tác giả ghi nhận sự thích ứng của các giá trị về vai trò giới như một cách đáp ứng với những biến đổi xã hội ở Việt Nam, ví dụ một mức sống mới đang hình thành của tầng lớp trung lưu, hoặc những nhu cầu cao về học vấn cho trẻ em….” c) Ưu và nhược điểm của bài viết : Đề tài đã tìm câu trả lời cho các câu hỏi là những biến đổi xã hội những năm qua đã tác động thế nào đến sự phân tầng về giới và phụ nữ Việt Nam đã có những vị trí gì trong không gian gia đình (domestic sphere). Đề tài được thực hiện trong bối cảnh còn ít các tri thức về vai trò giới trong gia đình ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn thưa thớt, và thiếu một bộ cơ sở dữ liệu về phân công lao động gia đình.  Tài liệu nghiên cứu 5: a) Tên đề tài: “Thực trạng giáo dục và vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái ở nông thôn Việt Nam” Đặng Thị Hoa – Viện Dân tộc học. b) Một số nghiên cứu và lý thuyết được đề cập: Nghiên cứu của Jean Lave về khả năng nhận thức sơ đẳng có từ khi mới chào đời, con người còn nâng cao hiểu biết của mình trong quá trình cảm nhận từ hiện trường và từ bối cảnh thực tế cuộc sống. 18 Nghiên cứu của D.W.Sharp và Michael ở Mehicô về khả năng nhận thức của trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng có sự khác nhau về phân loại tương ứng với độ tuổi và thời gian trẻ tới trường. Lý thuyết tiếp cận nhân học về nhận thức và giáo dục phải kể đến các nhà nhân học: Jean Piaget (1896 – 1980), George Herbert Mead (1863 – 1931). Lý thuyết phát triển nhân cách của Freud nhấn mạnh vào sự hình thành khuôn mẫu cảm xúc từ thời thơ ấu và hình thành nên “cái tôi” trong cuộc đời. c) Phạm vi nghiên cứu: Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên thực địa cả 3 địa bàn sau:  Xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là một xã miền núi phía Bắc gồm 26 thôn bản với 6 dân tộc cùng sinh sống.  Xã Phú Đa, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên – Huế là một xã ven biển miền Trung, là nơi cư trú của cư dân người Việt có nghề chài lưới ven song, biển.  Xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một xã thuần nông của người Việt (Kinh), có vị trí quan trọng cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh. d) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng là điền dã Dân tộc học, phỏng vấn sâu các đối tượng: Giáo viên, nhà quản lý, học sinh, phụ huynh. Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm tập trung; quan sát tham dự các trường học, hộ gia đình,…Sử dụng kết quả điều tra bảng hỏi và các tài liệu thứ cấp thu thập được từ trung ương và địa phương. e) Nội dung nghiên cứu: Điều tra nghiên cứu được chia làm 3 phần Phần 1: Tác giả tìm hiểu thực trạng giáo dục ở vùng nông thôn Việt Nam qua 2 điểm : 19  Tìm hiểu trình độ học vấn của người dân ở 3 địa điểm tiến hành nghiên cứu từ các kết quả thu được tác giả căn cứ vào đó để so sánh tỷ lệ trẻ được đến trường và tỷ lệ mù chữ giữa 3 địa điểm.  Tìm hiểu cơ hội và điều kiện tiếp cận với giáo dục của người dân. Từ những chính sách đã ban hành của trung ương tác giả đã điều tra việc phổ biến và thực hiện cũng như cách tiếp cận các chính sách ở 3 địa điểm như thế nào và đã thu được kết quả ra sao. Phần 2: Tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái qua 6 điểm:  Quyền quyết định của cha mẹ đối với việc học tập của con cái.  Cách thức cha mẹ kiểm soát việc học tập và vui chơi của con cai.  Mối liên hệ giữa cha mẹ và nhà trường thể hiện qua việc họp phụ huynh của cha mẹ.  Cách thức cha mẹ giúp con cái học tập tại nhà.  Quan niệm và cách dạy bảo, đưa con cái vào kỷ luật.  Mong muốn của cha mẹ về con cái thể hiện qua việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. Phần 3: Tìm hiểu cách thức chi tiêu cho giáo dục trong hộ gia đình Theo nghiên cứu của tác giả các khoảng chi tiêu giáo dục sau được xem là gánh nặng với gia đình là đóng góp cho trường, lớp, nộp học phí và mua sách giáo khoa trong đó gánh nặng lớn nhất là đóng học phí, mặc dù chi phí giáo dục cao người dân vẫn cố gắng cho con học và việc này được xem là ưu tiên hàng đầu. Vì điều này đã trở thành xu hướng chung của toàn xã hội. f) Ưu và nhược điểm của đề tài: Bài nghiên cứu có ưu điểm là đã đưa ra những kết luận về vấn đề giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái đó là biết đầu tư chăm lo cho việc học tập của con cái hơn, giúp con cái xác định được mục đích cần thiết của việc học tập. Tuy nhiên hạn chế là chỉ tâm trung làm rõ việc giáo dục con cái về mặt học tập mà chưa làm rõ được việc giáo dục đạo đức và thể chất cho con trẻ. B. Lý thuyết tiếp cận. 1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng. 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net