logo

Luận văn " Phân tích tình hình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Trường An"

trong những năm vừa qua, nền kinh tế của đất nước ta đang có những chuyển biến hết sức khả quan, đất nước đang dần gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới, thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc đạt được những thành tựu kể trên....
GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của đất nước ta đang có những chuyển biến hết sức khả quan, đất nước đang dần gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới, thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc đạt được những thành tựu kể trên. Hệ thống ngân hàng cũng được đổi mới phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành ngân hàng ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là một bộ phận không thể thiếu giúp cho sự vận động hàng hoá, tiền tệ được nhanh chóng, thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vai trò của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực mở cửa mạnh nhất. Các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng (TCTD) dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam. Và như vậy sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng nội địa cũng tăng lên. Về phía ngân hàng Việt Nam sẽ gặp những khó khăn thách thức mới cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”. Đây cũng chính là động lực để ngành phát triển mạnh hơn, nhanh hơn. Việc kinh doanh buôn bán và sản xuất chăn nuôi...luôn luôn đòi hỏi cần có nguồn vốn ban đầu. Nguồn vốn càng nhiều thì kinh doanh càng phát triển.Vì vậy việc quan trọng là phải làm thế nào để có nguồn vốn càng nhiều càng tốt là vấn đề cần được quan tâm ở các doanh nghiệp kinh doanh. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Cũng như những ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trường An Thành Phố Huế đã luôn nổ lực hết mình cho sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Chi nhánh Ngân SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 1 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp hàng đã tích cực mở rộng thị trường và thị phần trong thời gian qua. Toàn Chi nhánh đã quyết tâm vươn lên khắc phục khó khăn, xây dựng các giải pháp hữu hiệu chủ động tìm kiếm khách hàng, tích cực huy động vốn nhàn rỗi vào đầu tư cho vay, giữ và thu hút khách hàng mới làm cho dư nợ có bước tăng trưởng cao đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và mức sống của người dân trên địa bàn. Điều đó tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực của Chi nhánh. Với phương châm “đi vay để cho vay” Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trường An Thành Phố Huế luôn chú trọng công tác huy động vốn để có thể cung cấp nhu cầu vốn cho các nhà sản xuất, kinh doanh có nhu cầu về vốn.Chúng ta có thể thấy rằng với vai trò là trung gian tài chính thông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và chi nhánh Ngân hàng nói riêng đã góp phấn thúc đẩy đưa nền kinh tế nước nhà phát triển. Tuy vậy cho vay và sử dụng vốn như thế nào để an toàn và đạt hiệu quả nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của Tỉnh và còn nhiều vấn đề liên quan khác nữa là một bài toán đang đặt ra. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trường An Thành Phố Huế”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. - Đánh giá thự c trạ ng cho vay vố n và tình hình sử dụ ng vố n vay củ a khách hàng t ạ i Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệ p và phát triể n nông thôn Trườ ng An Thành Phố Huế . - Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay để tìm ra những mặt hạn chế cũng như mặt tích cực và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả trong lĩnh vực này. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phưong pháp thống kê kinh tế: là phương pháp được sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 2 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp - Phương pháp so sánh: nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ phân tích chẳng hạn như chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ...và một số chỉ tiêu huy động vốn khác nhằm xác định vị trí cũng như tốc độ phát triển trong kỳ của đơn vị. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở số liệu đã thu thập, đã quan sát điều tra thu thập được, phải lựa chọn, phân tích đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích kinh doanh: Phân tích sự biến động của các chỉ số để biết được sự tăng giảm, qua đó rút ra nhận xét. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: thực hiện điều tra phỏng vấn khách hàng bằng các phiếu điều tra có sẵn, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để có thông tin phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong đề tài. - Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm spss. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHN0&PTNT) Trường An Thành Phố Huế và một số ý kiến của khách hàng tại chi nhánh. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trường An Thành Phố Huế (88 Nguyễn Huệ, Huế). + Thời gian: phân tích, đánh giá hoạt động cho vay tại Chi nhánh Trường An qua 3 năm, từ 2006 – 2008, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh trong năm 2009. Do trình độ hiểu biết và phạm vi kiến thức còn nhiều hạn chế, hơn nữa thời gian thực tập ít nên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết. Mong quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của mình được hoàn thiện hơn. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 3 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận: 1.1.1 Những vấn đề chung về Ngân hàng Thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại: Theo pháp lệnh Ngân hàng ban hành ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: “Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp cụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Hoặc theo Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa: “Ngân hàng Thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. 1.1.1.2 Bản chất của Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. Bản chất của Ngân hàng Thương mại thể hiện qua các khía cạnh sau: - Thứ nhất, NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế. - Thứ hai, hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh và mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận nhưng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước. - Thứ ba, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, đây cũng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”. Nó đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành, để tránh những thiệt hại cho xã hội. 1.1.1.3 Chức năng và vai trò của Ngân hàng Thương mại: a. Chức năng trung gian tài chính: SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 4 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Thực hiện chức năng này khi Ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gởi của người gởi tiền để cho vay người cần tiền vay hoặc làm môi giới cho người đầu tư. Điều này có thể khái quát qua sơ đồ sau: Cá nhân Nhận tiền gửi gửi Ngân hàng Cho vay Cá nhân doanh nghiệp Thương mại doanh nghiệp Uỷ thác đầu tư Đầu tư Đầu tư Với chức năng này Ngân hàng Thương mại thực sự là một cầu nối giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi Ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay. Ngân hàng Thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho cả ba bên trong quan hệ người gửi tiền, Ngân hàng và người vay. Huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các lợi ích cho xã hội. b. Chức năng trung gian thanh toán: Thực hiện chức năng này Ngân hàng Thương mại cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng. Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép Ngân hàng Thương mại tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết giảm được lượng tiền mặt, vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của hoạt động. c. Chức năng tạo bút tệ hay ghi sổ trong nền kinh tế: Ngoài việc thu hút tiền gởi và cho vay trên số tiền gửi đó, Ngân hàng Thương mại còn tạo ra tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết phải dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào Ngân hàng. Tiền vay không trên cơ sở tiền gởi, mà khoản tín dụng đó do Ngân hàng tạo ra tiền để cho vay gọi là bút tệ hay tiền ghi sổ. Trong phạm vi một nền kinh tế, hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên. Hằng ngày có tiền tạo ra và tiền bị huỷ đi, khối lượng tiền trong lưu thông tăng lên khi luồn tiền tạo ra (phát tín dụng) lớn hơn nguồn tiền huỷ đi (trả nợ Ngân hàng). Ta có công thức: Số tiền gửi ban đầu Tổng số bút tệ được tạo ra = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 5 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Theo công thức trên, với một số tiền gởi ban đầu là 10 triệu đồng thì Ngân hàng Thương mại có thể tạo ra số tiền gởi không kì hạn gấp 10 lần số tiền gởi ban đầu nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. d. Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách quốc tế quốc gia: Hệ thống Ngân hàng Thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chịu sự quản lý chặc chẽ của Ngân hàng Trung Ương về các mặt. Đặc biệt Ngân hàng Thương mại phải luôn tuân theo các quy định của Ngân hàng Trung Ương về việc thực hiện các chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung Ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều hoà khối lượng tiền tệ lưu thông và buộc Ngân hàng Thương mại phải chấp hành để ổn định giá trị đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hoá trong lưu thông. Tín dụng Ngân hàng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội nhà nước. 1.1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại: a. Hoạt động tín dụng: Ngân hàng Thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu Thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: Ngân hàng Thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Bảo lãnh: Ngân hàng Thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 6 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một Ngân hàng Thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của Ngân hàng Thương mại. Chiết khấu: Ngân hàng Thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: Ngân hàng Thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. b. Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng Thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua Ngân hàng, Ngân hàng Thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng Thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố nơi đặt SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 7 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp trụ sở của Chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của Ngân hàng Thương mại bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định cuả Ngân hàng Nhà nước. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước. - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. d. Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Ngân hàng Thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng Thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập Ngân hàng liên doanh. Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng Thương mại được tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng Thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Uỷ thác và nhận uỷ thác: Ngân hàng Thương mại được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 8 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng Thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tư vấn tài chính: Ngân hàng Thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc Ngân hàng. Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng Thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng: 1.1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng: Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh (Credium) có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Ta có thể định nghĩa tín dụng như sau: “Tín dụng là sự vay mượn dựa trên sự tín nhiệm”. Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động và trao đổi hàng hoá. Trong trao đổi hàng hoá đã phát sinh quan hệ vay mượn để thanh toán. Như vậy ta có thể xem tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định, từ người sở hữu sang người sử dụng và phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn. Khoản thặng dư gọi là lợi tức tín dụng. Quan hệ tín dụng có hai quy trình: Huy động vốn và cho vay. Trong thực tế hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng. Nó tồn tại và phát triển song hành với nền kinh tế hàng hoá. 1.1.2.2. Bản chất và vai trò của tín dụng: a. Bản chất tín dụng: Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay thông qua việc vận động giá trị vốn tín dụng, quá trình vận động gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Việc phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 9 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Trong giai đoạn này, vốn tín dụng dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Qúa trình này khác với việc mua bán hàng hoá thông thường vì trong quan hệ mua bán cả hai bên đều có giá trị như trước, còn trong việc cho vay chỉ có một bên nhận giá trị, một bên nhượng giá trị mà thôi. + Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất. Ở giai đoạn này người cho vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn mục đích của mình. Tuy nhiên họ không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. + Giai đoạn 3: Hoàn trả tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi hết hạn người đi vay sẽ hoàn trả lại cho người cho vay. Việc vận động của tín dụng là việc vận động của một khối giá trị, do đó nó phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Như vậy, bản chất của tín dụng là một hình thức vận động của vốn tiền tệ trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân chúng. b. Vai trò của tín dụng: + Thứ nhất: Tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất cũng như mở rộng sản xuất suy cho cùng là kết quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Tín dụng góp phần thoả mãn các nhu cầu vốn tiền tệ tạm thời của doanh nghiệp để thực hiện thanh toán khi có sự chênh lệch về mức vốn tiền tệ hiện có với nhu cầu khi trả. Khi khối lượng sản xuất tăng lên nhu cầu vốn cũng được thoả mãn một phần thông qua hệ thống tín dụng. Do đó, tín dụng sẽ tạo ra khả năng đảm bảo tính liên tục của tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển, một yếu tố cần thiết đối với quá trình tái sản xuất. + Thứ hai: Tín dụng là phương tiện để Nhà nước cung ứng tiền cho nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 10 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Trong giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế nhu cầu vốn tăng lên, Nhà nước có thể sử dụng các công cụ quản lý để bơm thêm vốn cho nền kinh tế, trong đó có vai trò lớn của tín dụng nhờ vậy giúp điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Thứ ba: Tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả SXKD Tín dụng cung cấp nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng sử dụng vốn nhằm hoàn thành kế hoạch SXKD và cải tiến chất lượng kinh doanh. Tín dụng thoả mãn nhu cầu về vốn để nâng cao sáng kiến của doanh nghiệp, mở rộng tính tự chủ kinh doanh của họ, thực hiện tốt hạch toán kinh tế. Mặt khác, vai trò quan trọng của tín dụng trong việc tổ chức và cải tiến sử dụng vốn của doanh nghiệp gắn liền nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn. Vì vậy, tín dụng có ý nghĩa đối với việc cải tiến quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh thực sự, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. + Thứ tư: Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Tín dụng được sử dụng không chỉ trong nền kinh tế mỗi nước mà còn được áp dụng trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Vay nợ nước ngoài trở thành nhu cầu khách quan đối với các nước trên thế giới, nó càng tỏ ra bức thiết hơn đối với các nước đang phát triển, nhu cầu vay nợ nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt về hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể mua hàng hoá của các nước khác cần thiết cho mình. Nhu cầu vay nợ của các nước đang phát triển được các nước phát triển thoả mãn tối đa. Thông qua cho vay vốn đối với các nước đang phát triển, các nước phát triển có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vốn trực tiếp, đồng thời đó là công cụ để các nước này lôi kéo các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và nâng cao mức sống của người dân. 1.1.2.3 Các hình thức tín dụng: a. Phân loại theo thời hạn tín dụng: gồm 3 loại - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường dùng để cho vay những thiếu hụt tạm thời vốn lưu động hay phục vụ vốn tiêu dùng. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 11 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp - Tín dụng trung hạn: thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường dùng cho vay mua sắm tài sản cố định, đổi mới kĩ thuật, công trình nhỏ thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: thời hạn trên 5 năm, dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xí nghiệp mới... b. Phân loại theo đối tượng tín dụng: gồm 2 loại - Tín dụng vốn lưu động: được cho vay để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp như: dự trữ hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất, chiết khấu các thương phiếu... - Tín dụng vốn cố định: được cho vay để hình thành vốn cố định của doanh nghiệp như: mua sắm tài sản cố định, công trình sản xuất, vật liệu xây dựng...Thời hạn cho vay thường là trung hạn hoặc dài hạn. c. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: cung cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được cung cấp cho việc mua sắm nhà cửa, xe cộ, dụng cụ gia đình... Ngày nay do chủ trương khuyến khích tiêu dùng để thúc đẩy tiêu dùng nên loại tín dụng này phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. d. Phân loại theo chủ thể tín dụng: - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp biểu hiện hình thức mua, bán chịu hàng hoá. Cơ sở của tín dụng Thương mại chủ yếu là các hối phiếu. Tín dụng Thương mại đóng vai trò tích cực trong việc lưu thông các nguồn vốn và hàng hoá. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế: + Hạn chế về quy mô tín dụng: Vì tín dụng thương mại do doanh nghiệp cấp nên trong khả năng của họ. + Hạn chế về thời hạn cho vay: Do điều kiện kinh doanh và chu kì của doanh nghiệp khác nhau nên thời hạn cho vay và đi vay không trùng nhau. Để giải quyết SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 12 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp vấn đề này Ngân hàng Thương mại thường dùng hình thức chiết khấu hay tái chiết khấu thương phiếu. + Hạn chế về mục đích sử dụng: Do tín dụng Thương mại thường được cấp dưới hình thức hàng hoá nên chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định, là những doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá đó. - Tín dụng Ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, cá nhân. Tín dụng Ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt và bút tệ. Trong quan hệ này Ngân hàng đóng vai trò là trung gian, vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Giữa tín dụng Ngân hàng và tín dụng Thương mại có quan hệ chặt chẽ bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Hoạt động tín dụng Thương mại tạo cơ sở để cung cấp tín dụng Ngân hàng. Ngược lại tín dụng Ngân hàng giúp khắc phục hạn chế của tín dụng Thương mại. Trong nền kinh tế thị trường Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng: + Tạo điều kiện thúc đẩy, tập trung và đưa vào các nguồn vốn. + Thúc đẩy tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền tệ. + Là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành mũi nhọn và vùng trọng điểm. + Thúc đẩy ngoại thương phát triển. + Tạo ra tiền đề cho nền kinh tế. + Góp phần ổn định giá cả - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng để Nhà nước đi vay để bù đắp chi tiêu thiếu hụt đồng thời là người cho vay để thực hiện các chức năng của mình. Các bên tham gia trong quan hệ tín dụng này gồm có: Nhà nước, dân chúng, các tổ chức kinh tế, Ngân hàng và nước ngoài. Tín dụng Nhà nước có các đặc điểm sau: + Phạm vi hoạt động rộng cả trong và nước ngoài. + Hình thức phong phú: tiền,vàng, ngoại tệ. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 13 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp + Phương thức huy động phong phú: công trái, trái phiếu kho bạc. Vừa mang tính lợi ích kinh tế, vừa mang tính cưỡng chế, chính trị xã hội. Tín dụng Nhà nước có hai chức năng chủ yếu: + Chức năng bù đắp thiếu hụt ngân sách. + Chức năng phân phối các loại nguồn vốn. 1.1.2.4 Quy trình tín dụng áp dụng tại Chi nhánh NHN0&PTNT Trường An Thành phố Huế: SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 14 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp SÔ ÑOÀ QUY TRÌNH TÍN DUÏNG Xaùc ñònh thò tröôøng vaø caùc thò tröôøng muïc tieâu ÑEÀ XUAÁT TÍN DUÏNG NHU CAÀU 1. THAÅM THÖÔNG 2. PHEÂ KHAÙCH HAØNG ÑÒNH LÖÔÏNG DUYEÄT  Tieáp nhaän yeâu  Muïc ñích vay  Kyø haïn  Caùc boä quaûn caàu khaùch haøng  HÑKD  Thanh toaùn trò ruûi ro  Tìm hieåu trieån  Quaûn lyù  Caùc ñieàu  Giaùm voïng  Soá lieäu khoaûn ñoác/Toång  Tham khaûo yù kieán  Baûo ñaûm tieàn giaùm ñoác beân ngoaøi vay  Caùc vaàn ñeà khaùc THUÛ TUÏC HOÀ SÔ & GIAÛI NGAÂN THUÛ TUÏC HOÀ SÔ GIAÛI NGAÂN  Döï thaûo hôïp ñoàng  Thuû tuïc hoà sô hoaøn  Xem xeùt hoà sô taát  Kieåm tra taøi saûn baûo  Chuyeån tieàn ñaûm  Mieãn boû giaáy tôø phaùp lyù  Caùc vaán ñeà khaùc QUAÛN LYÙ DANH MUÏC QUAÛN LYÙ TD Traû nôï ñuùng haïn THANH TOAÙN Traû ñuû goác Soá lieäu Daáu hieäu baát Traû ñuû laõi Caùc ñieàu khoaûn thöôøng Baûo ñaûm tieàn vay Thanh toaùn Nhaän bieát sôùm TOÅN THAÁT Ñaùnh giaù tín duïng Chính saùch xöû lyù Quaûn lyù Khoâng traû nôï goác Daáu hieäu caûnh Khoâng traû nôï laõi baùo Coá gaéng thu hoài nôï Bieän phaùp phaùp lyù Taùi cô caáu (Nguồn: Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam) SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 15 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp 1.1.3 Hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trường An Thành Phố Huế: 1.1.3.1 Hình thức cho vay: Hoạt động cho vay ở Chi nhánh Trường An bao gồm các hình thức chủ yếu sau: - Căn cứ vào thời hạn cho vay có thể chia làm : + Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và thường được sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Cho vay trung hạn: Có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. + Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng, nhằm thực hiện các dự án đầu tư hay phương án phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay ở Chi nhánh rất ít cho vay dài hạn, chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: gồm hai loại + Cho vay sản xuất – lưu thông hàng hoá: Là loại cho vay nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ và cá nhân để trực tiếp tiến hành sản xuất hàng hoá và kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay hộ, cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sữa chữa nhà và các tư liệu tiêu dùng. 1.1.3.2 Nguyên tắc và điều kiện cho vay: a. Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của NHN0 phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. + Hoàn tr ả n ợ g ố c và lãi ti ề n vay đúng h ạ n đã tho ả thu ậ n trong h ợ p đ ồ ng tín d ụ ng. b. Điều kiện cho vay: - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Khi vay vốn tại NHN0, khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 16 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân thì phải cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc Tỉnh) nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên thị giao cho Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1 quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, khi cho vay Giám đốc Ngân hàng cho vay phải thông báo cho Giám đốc chi nhánh NHN0 nơi người vay cư trú biết. Đại diện hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng cho vay là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ, chủ hộ hoặc người đại diện của hộ phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. + Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Vốn tự có được tính cho tổng vốn sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án hay một phương án. Mức vốn tự có của khách hàng đựơc quy định cụ thể như sau: - Cho vay ngắn hạn: tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. - Cho vay trung dài hạn: tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn. Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được chấm điểm mức tốt nhất), khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên thì giao cho giám đốc Ngân hàng cho vay quyết định. + Có dự án, phương án đầu tư - sán xuất - kinh doanh - dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư - phương thức phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi. + Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Nếu là hộ gia đình vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp. - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 17 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của Nhà nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích: • Doanh số cho vay (DSCV). Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở các hợp đồng tín dụng trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô đầu tư của Ngân hàng. DSCV trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + DSTN trong kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp quy mô khối lượng vốn mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng, phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn mạnh hay yếu. • Doanh số thu nợ (DSTN) Doanh số thu nợ phản ánh số tiền mà Ngân hàng thu được từ khách hàng đã vay vốn Ngân hàng trong một thời gian nhất định, thường là một năm. DSTN trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ - DSTN trong kỳ + DSCV trong kỳ. • Dư nợ. Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay nhưng chưa thu lại được. Đây là chỉ tiêu thời kỳ thường kéo dài trong nhiều năm, là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô lượng vốn sử dụng, phản ánh được sự kết hợp của hai chỉ tiêu là DSCV và DSTN. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ - DSTN trong kỳ + DSCV trong kỳ. • Nợ quá hạn (NQH). Trong trường hợp khoản vay vốn đến hạn mà khách hàng không trả nợ và không có bất kỳ thông báo gì về nguyên nhân trả nợ chậm so với thời gian thoả thuận trong hợp đồng hoặc không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khoản nợ này sẽ trở thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn. • Tỉ lệ nợ quá hạn. SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 18 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp Là tỉ số giữa NQH trên tổng dư nợ. Việc xác định tỉ lệ NQH là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỉ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của đơn vị là tốt. Ngược lại nếu tỉ lệ này cao thì Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát NQH, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra. Tỉ lệ NQH NQH X 100% = Tổng dư nợ • Vòng quay vốn. Thể hiện tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng trong một thời gian nhất định thường là một năm. DSTN Vòng quay vốn = Dư nợ bình quân • Thời gian của một vòng quay: Thể hiện số ngày của một vòng quay vốn. Thời gian của một vòng quay càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.Thời gian của kỳ phân tích thường là 1 năm (360 ngày). Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của 1 vòng quay = Vòng quay vốn • Tỉ lệ dư nợ tín dụng / tổng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu lnày phản ánh nguồn vốn huy động có đáp ứng được nhu cầu cho vay hay không? Chỉ tiêu này giúp xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Tỉ lệ dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng = Tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động. Nếu tỉ lệ này > 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ cân đối dư nợ phát sinh tại chi nhánh hay nói cách khác phải sử dụng vốn của hệ thống. Nếu tỉ lệ này < = 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống. Mặt khác, trong hoạt động của Ngân hàng thường có sự di chuyển nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động cho SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 19 GVHD: TS. Thái Thanh Hà Khoá luận tốt nghiệp đơn vị. Chỉ tiêu sau cho biết đơn vị đã sử dụng như thế nào nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn: Dư nợ TDH – (nguồn vốn TDH - dự trữ Tỉ lệ NVNH bắt buột nguồn TDH) = X 100% TDH Nguồn vốn ngắn hạn Nếu tỉ lệ này cao có thể đem lại nguồn thu nhập cho đơn vị do chi phí trả lãi cho các khoản vay vốn này là thấp, nhưng điều này chưa hẳn đã tốt và Ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thanh toán của mình cho những khoản nợ đến hạn hay thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy tuỳ vào tình hình để Ngân hàng quyết định mức độ của tỉ lệ này. Tương tự tính chỉ tiêu này với cho vay ngắn hạn. Ngoài ra để tính được chỉ tiêu này ta phải biết được tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền như VND và ngoại tệ. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỉ lệ này là: - Tiền gửi ngắn hạn bằng VND: 3% - Tiền gửi trung dài hạn bằng VND: 1% - Tiền gửi ngắn hạn bằng ngoại tệ: 4% - Tiền gửi trung dài hạn bằng ngoại tệ: 1% 1.2 Cơ sở thực tiễn: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1986 đã mở ra cho Việt Nam một bước ngoặc mới. Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự thay đối về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH đất nước, đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế CNH, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng xã hội. Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là mốc quan trọng đánh giá là năm khởi đầu cho thời kì cất cánh của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên ngành Ngân hàng thực hiện kế hoạch 5 năm và cũng là năm đầu tiên thực hiện chiến lược SVTH: Nguyễn Thị Hồng - Lớp K39 QTKD 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net