logo

LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa của một quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia thông qua trao đổi buôn bán. Sự phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan khi lực lượng sản xuất phát triển mạnh và sự phân công lao động đã vượt ra khỏi biên giới một...
Chương 5 LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ I. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của phân công lao động quốc tế II. LIÊN KẾT KINH TÊ VĨ MÔ 1. Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô 2. Vai trò của liên kết kinh tế III- GIỚI THIỆU MỌT SỐ LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG 1. Liên kết kinh tế của các nước tư bản phát triển 2. Liên kết kinh tế của các nước đang phát triển IV- LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VĨ MÔ(Micro-Integration) 1. Các định nghĩa về công ty đa quốc gia 2. Nguyên nhân hình thành và vai trò của các công ty đa quốc gia: Chương 5 LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ I- Phân công lao động quốc tế - nguyên nhân của sự ra đời các liên kết kinh tế TOP quốc tế: 1- Khái niệm TOP Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa của một quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia thông qua trao đổi buôn bán. Sự phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan khi lực lượng sản xuất phát triển mạnh và sự phân công lao động đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. Khi phân công lao động quốc tế phát triển, nó giúp cho mỗi quốc gia sử dụng có hiệu quả những lợi thế về vốn, kỹ thuật, tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai và sức lao động... và kết quả làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất và dịch vụ giảm xuống. 2- Đặc điểm của phân công lao động quốc TOP tế Thứ nhất, việc ra đời các liên minh kinh tế nhà nước ở các khu vực cho phép hạn chế được tính tự phát, ngẫu nhiên, bất ổn định trong phân công lao động quốc tế. Thứ hai, việc lập ra các liên minh kinh tế khu vực trở thành xu hướng của thời đại, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế trên toàn cầu. Thứ ba, sự bành trướng phát triển của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của kinh tế thế giới. Dự đoán thế kỷ thứ 21 sẽ là thế kỷ của các công ty xuyên quốc gia. Thứ tư, chuyển dịch vốn, kỹ thuật từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển giúp cho nhiều nước trở thành nước công nghiệp mới trở lại cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển. Thứ năm, các hình thức hợp tác phân công lao động quốc tế đa dạng và phong phú trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất, tài chính, hợp tác khoa học kỹ thuật là cho sự phát triển của khu vực và toàn thế giới. Trước đây nhiều nước đang phát triển thực hiện chính sách kinh tế đóng cửa, thực hiện chế độ tự cung tự cấp thì sự phụ thuộc trên ít hơn. II- Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô ( Macro- TOP Integration) Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô (còn được gọi là liên kết kinh tế quốc tế nhà nước) được hình thành dựa trên việc ký kết các hiệp định giữa hai hoặc nhiều quốc gia (vùng, lãnh thổ có chủ quyền) về việc hình thành các liên minh kinh tế. 1- Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế TOP vĩ mô - Mỗi nước đều có những lợi thế tuyệt đối và tương đối nhất định trong phát triển kinh tế bên cạnh những bất lợi hạn chế khả năng thỏa mãn nhu cầu của mình. Việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế nhà nước giúp cho mỗi quốc gia phát huy được lợi thế, hạn chế những bất lợi trong sự phát triển kinh tế - Hình thành các liên minh kinh tế còn có nguyên nhân là sự phân công lao động ở khu vực và quốc tếï trở thành một yêu cầu mang tính khách quan. - Việc ra đời các liên kết kinh tế xuất phát từ việc mở rộng thương mại quốc tế như là điều kiện tối cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi nước , nhưng đồng thời thông qua liên kết kinh tế để bảo hộ thị trường kinh doanh trong và ngoài nước của mình. 2- Vai trò của liên kết kinh tế TOP Thực chất của liên kết kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế của một số nước có cùng xu hướng chính trị kinh tế. Lập ra những liên minh kinh tế có những vai trò sau đây: - Giúp phát triển thương mại quốc tế vì thường các nước trong một tổ chức liên kết kinh tế cố gắng gạt bỏ cho nhau những trở ngại ngăn cản sự phát triển của quá trình buôn bán quốc tế như: thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và các biện pháp hạn chế mậu dịch khác. - Nhờ có sự phân công lao động trong các khối liên kết kinh tế mà mỗi nước sử dụng hiệu quả hơn, kinh tế hơn các thế mạnh tuyệt đối và tương đối của mình. - Việc lập ra liên kết kinh tế quốc tế có vai trò làm cho các thành tựu khoa học kỹ thuật được sử dụng tối ưu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. - Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi nhất và dẫn tới việc hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực. - Liên kết kinh tế khu vực giúp cho mỗi quốc gia tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình hội nhập toàn cầu và những bất lợi của quá trình đó để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của quốc gia mình. 3- Các hình thức liên kết kinh tế vĩ TOP mô: Bảng 5.1: CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VĨ MÔ Khu vực Đồng minh Thị trường Đồng minh về Đồng mậu dịch tự về thuế quan chung kinh tế minh về tiền tệ do (Free (Custom (Common (Economic Trade Area) Union) Market) Union) (Monetary Union) - Giảm hoặc - Các nước - Xóa bỏ hàng - Xây dựng - Xây dựng chính xóa bỏ hàng tham gia bị rào thuế quan, chính sách phát sách kinh tế chung rào thuế quan mất quyền hạn ngạch, triển kinh tế - Xây dựng chính và các biện độc lập tự chủ giấy phép chung cho các sách đối ngoại pháp hạn chế trong buôn - Xóa bỏ các nước hội viên chung về số lượng bán với các trở ngại cho - Xóa bỏ chính - Hình thành đồng - Tiến tới nước ngoài quá trình tự do sách kinh tế tiền chung thống hình thành khối di chuyển tư riêng của mỗi nhất thay thế cho một thị - Lập ra biểu bản và sức lao nước đồng tiền riêng của trường thống thuế quan động giữa các các nước hội viên nhất về hàng chung áp nước hội viên - Quy định chính hóa và dịch dụng khi buôn - Lập ra chính sách lưu thông tiền vụ bán với các sách ngoại tệ thống nhất - Các nước nước ngoài thương thống - Xây dựng ngân thành viên khối nhất khi quan hàng chung thay thế vẫn giữ được - Chính sách hệ với các cho ngân hàng TW quyền độc lập ngoại thương nước ngoài các nước tự chủ trong thống nhất khi khối - Xây dựng quỹ tiền quan hệ buôn buôn bán với tệ chung bán với các nước ngoài - XD chính sách nước ngoài khối quan hệ tài chính khu vực tiền tệ chung - Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị EFTA, EEC EC EU EMU NAFTA, AFTA 4- Ý nghĩa của đàm phán quốc tế và liên kết kinh tế TOP quốc tế: Từ giữa những năm 1930 cho đến khoảng giữa những năm 1980, Mỹ và các nước tiên tiến khác đã dần loại bỏ chế độ thuế quan và các hàng rào mậu dịch khác. Điều này đã làm tăng nhanh quá trình liên kết kinh tế quốc tế. Tỷ lệ thuế quan trung bình của Mỹ sau khi tăng mạnh trong đầu những năm 1930, với thuế suất cao hơn 50%, đã đều đặn giảm cho đến những năm 1980, mức thuế suất trung bình còn dưới 5%. Hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng xu hướng tự do hóa mậu dịch tiến bộ này là rất có lợi. Tuy nhiên, nói về khía cạnh chính trị của chính sách thương mại, làm thế nào để việc loại bỏ thuế quan có thể được chấp nhận về phương diện chính trị? Một phần câu hỏi trên có thể được trả lời ngay là, xu hướng tự do hóa mậu dịch mạnh mẽ sau Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ II đã đạt được thông qua “đàm phán quốc tế”. Điều đó có nghĩa là các chính phủ đồng ý cam kết cùng cắt giảm thuế đối với nhau. Những hiệp định này gắn liền với việc giảm bớt bảo hộ đối với các ngành cạnh tranh - nhập khẩu của mỗi nước với việc các nước khác cắt giảm bảo hộ vốn chống lại các ngành xuất khẩu của nước đó. Mối ràng buộc này, đã giúp vượt qua được một số khó khăn về chính trị vẫn thường ngăn cản các nước thi hành những chính sách mậu dịch tốt. Có ít nhất hai lý do khiến cho việc cắt giảm thuế quan như là một bộ phận của hiệp định tương hỗ trở nên dễ thực hiện hơn là một chính sách giảm thuế đơn phương. Thứ nhất, một hiệp định tương hỗ sẽ góp phần huy động sự ủng hộ cho một chính sách tự do hơn về mậu dịch. Thứ hai, các hiệp định về mậu dịch đạt được thông qua thương lượng có thể giúp các chính phủ không rơi vào “các cuộc chiến tranh thương mại “ có tính chất phá hủy. Đàm phán quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ủng hộ đối với chính sách tự do hơn về mậu dịch. Thường những nhà sản xuất hàng cạnh tranh với nhập khẩu có được thông tin và tổ chức tốt hơn so với người tiêu dùng, đàm phán quốc tế có thể mang lại cho các nhà xuất khẩu trong nước như là một đối trọng. Ví dụ như Mỹ và Nhật có thể đạt được một thỏa thuận, theo đó Mỹ không áp đặt hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ một số nhà sản xuất của họ trước sự cạnh tranh của Nhật để đổi lấy việc Nhật dỡ bỏ hàng rào đối với xuất khẩu nông nghiệp và hàng kỹ thuật cao của Mỹ sang Nhật. Những người tiêu dùng Mỹ có thể không có ảnh hưởng chính trị trong việc chống lại các hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng ngoại, mặc dù các hạn ngạch đó gây thiệt hại cho họ; nhưng các nhà xuất khẩu,những người muốn tiếp cận những thị trường nước ngoài, có thể sẽ bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc vận động cùng nhau bỏ hạn ngạch nhập khẩu. III- Giới thiệu một số liên kết kinh tế quốc tế quan trọng TOP 1- Liên kết kinh tế của các nước tư bản phát triển: 1.1- Liên minh Châu Âu- European Union ( E.U) EU trước ngày 01/01/1994 có tên gọi là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu - European Economic Community, viết tắt EEC, được hình thành theo hiệp định ký kết tại Roma ngày 25/3/1957. Với 15 thành viên là France (1957), Germany (1957), Belgium (1957), The Netherlands (1957), Italia (1957), Luxembourg (1957), Denmark ( 1973), United Kingdom (1973), Ireland (1973), Spain (1986), Portugal (1986), Greece (1981), Austria (1995), Finland (1995), Sweden (1995), Liên minh Châu Âu hiện là một tổ chức chặt chẽ và giàu có. Diện tích tự nhiên của EU là 3,191 triệu km2; dân số 377,988 triệu người (2001), tốc độ phát triển kinh tế 1999: 2,1%, 2000: 3,4%, 2001: 1,5%. Năm 2001, tổng GDP của EU là 8.827 tỷ EUR, chiếm hơn 25% tổng GDP của toàn thế giới; GDP bình quân đầu người là 23.180 EUR; EU còn chiếm hơn 35% tổng trị giá xuất nhập khẩu của toàn thế giới. Càc chỉ tiêu kinh tế cơ bản của EU được so sánh với Mỹ , Nhật và của toàn thế giới được thể hiện trong bảng 5.2 như sau: Bảng 5.2: Vài chỉ tiêu kinh tế của EU so với Nhật và Mỹ (2001) EU Mỹ Nhật Dân số (triệu người) 378,0 283,9 127,1 Trong GDP của OECD thì phần trăm của (%) 28,9 36,2 12,6 Trong GDP của thế giới thì phần trăm của (%) 25,25 31,65 11,0 Trong tổng kim ngạch ngoại thương thế giới thì phần trăm 35,38 19,48 6,9 của (%) (Nguồn: tổng hợp từ http://www. europa.int; http://www.wto.org; http://www.oecd.org) 1.1.1- Các cơ quan tổ chức và hội đồng của EU: Eu có 6 cơ quan tổ chức là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Uíy ban Châu Âu, Tòa án Châu Âu, Ủy ban Ngân khố và Thanh tra Châu Âu. (1) Nghị viện Châu Âu: gồm 626 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Nghị viện Châu Âu chia sẻ quyền lực với Hội đồng Châu Âu trong vấn đề lập pháp, vấn đề ngân sách và có ảnh hưởng lớn đến các chi tiêu của EU. Nghị viện Châu Âu giám sát việc thực hiện các chính sách của Ủy ban Châu Âu, có quyền tán thành hoặc bãi miễn ủy viên Ủy ban Châu Âu. Ngoài ra, nghị viện thực thi quyền giám sát mang tính chất định hướng chính trị đối với tất cả các cơ quan khác thuộc cơ cấu tổ chức của EU. (2) Hội đồng Châu Âu: Quyết định các vấn đề chủ yếu của EU và cùng với Nghị viện trong thực thi các vấn đề lập pháp, thu chi ngân sách EU. Phối hợp các chính sách kinh tế chung trong các nước thành viên và đại diện hợp tác quốc tế với các tổ chức khác. Có khả năng đua ra các quyết định cần thiết về chính sách ngoại giao và an ninh theo định hướng được thiết lập có hệ thống và thực hiện về chính trị các chính sách đối ngoại, hợp tác với các nước trong việc phòng chống tội phạm.... Tùy theo vấn đề nghị sự, Hội đồng sẽ triệu tập các thành viên thích hợp như về ngoại giao, tài chính, giáo dục... là đại diện cho các nước thành viên (3) Ủy ban Châu Âu: Đặt trụ sở tại Brussel, là cơ quan điều hành chung gồm 20 ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm, do các Chính phủ đề cử và chỉ thị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Uíy ban Châu Âu được xem là cơ quan định hướng trong hệ thống hiệp hội EU. Uíy ban có quyền soạn thảo các vấn đề pháp lý và có quyền đề xuất những vấn đề này tới Nghị viện và Hội đồng Châu Âu. Là một cơ quan thực thi, Uíy ban Châu Âu có trách nhiệm thực thi các vấn đề pháp lý của EU (hướng dẫn, luật lệ, quyết định, nghị định...), các vấn đề về ngân sách và những chương trình có sự chấp thuận của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu. Cùng với Tòa án Châu Âu, Uíy ban Châu Âu là cơ quan bảo vệ luật pháp cộng đồng được thi hành hợp pháp. Ngoài ra, Uíy ban Châu Âu còn là đại diện cho Liên minh Châu Âu trong những thỏa thuận và đàm phán quốc tế, chủ yếu về hợp tác và các vấn đề ngoại thương. (4) Tòa án Châu Âu: Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 13 thẩm phán và 6 trạng sư, do các Chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quyết định của các tổ chức của UB Châu Âu và Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật pháp EU. (5) Ủy ban ngân khố: Giám sát tất cả nguồn thu chi của Liên minh để đảm bảo đúng luật và làm lành mạnh tài chính. (6) Thanh tra Châu Âu: Tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị kinh doanh và cư ngụ trong khối EU đều chịu sự giám sát và thanh tra của cơ quan này nếu như họ nhận thấy rằng Liên minh Châu Âu có thể bị phương hại bởi những hoạt động và quản lý bất hợp pháp. 1.1.2- Mục tiêu của EU và các thành tựu đạt được: Mục tiêu cơ bản của EU là xây dựng giữa các nước ”thị trường chung” và sau khi hoàn thành thì biến EU thành đồng minh kinh tế và tiền tệ (EMU). Ta có thể đánh giá những thành tựu mà EU đã đạt được trong thời gian hoạt động bằng những nét lớn sau đây: Thứ nhất: 1968 đã xây dựng xong đồng minh thuế quan giữa các nước hội viên: xóa bỏ tất cả các hình thức hạn chế khối lượng nhập khẩu và từng bước giảm thuế suất trong quan hệ buôn bán giữa các nước hội viên, điều hòa luật thuế quan, đưa ra một mức thuế suất chung bằng cách lấy trung bình cộng các mức thuế quốc gia trước đây. Thứ hai, thành lập một thị trường nông nghiệp chung dựa trên các nguyên tắc: - Thực hiện sự tự do lưu thông sản phẩm - Thực hiện chính sách ưu đãi cho phát triển nông nghiệp - Xây dựng một quỹ định hướng và bảo hiểm nông nghiệp Châu Âu. Thứ ba, cho phép tự do lưu thông cá nhân giữa các nước trong EU Thứ tư, đưa ra một chính sách chống độc quyền trong kinh doanh của nội bộ khối, chẳng hạn điều 85 về chính sách tự do cạnh tranh đã nêu rõ: cấm tất cả các thỏa thuận gây trở ngại cho sự tự do cạnh tranh như độc quyền ấn định giá cả, thỏa thuận để phân chia thị trường.... Thứ năm, xóa bỏ hàng rào hải quan kiểm soát biên giới giữa các nước thuộc cộng đồng thực hiện “4 tự do” qua biên giới: con người, hàng hóa, dịch vụ và tư bản(1993) Thứ sáu, ngày 01/01/1999 Ngân hàng Trung ương Châu Âu bắt đầu hoạt động, ngày 4/1/1999 đồng Euro ra đời với tỷ giá là 1ECU=1,178USD; 11 trong 15 nước thành viên EU (Trừ Hy Lạp, Anh, Thụy Điển và Đan Mạch) chính thức tham gia liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU). Theo kế hoạch liên minh EMU, dự kiến đến năm 2003, đồng tiền chung Euro sẽ được lưu hành rộng rãi trong toàn bộ các nước EU, những đồng tiềìn riêng lẻ của từng nước sẽ không còn giá trị. 1.1.3- Liên minh Châu Âu mở rộng: Sau khi thành công trong việc phát triển từ 6 nước lên 15 nước vào năm 1995, ngày nay, EU đang chuẩn bị cho một sự mở rộng lớn lao, 13 nước đã xin gia nhập, bao gồm 10 nước ở trung tâm và Đông Âu là Bulgari, Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Poland, Romania, Slovak, Slovenia và Malta, Cyprus và Turkey. Ngày 9/10/2002, Ủy ban Châu Âu đã đề nghị đàm phán lần cuối với 10 ứng viên (trừ Bulgari, Romania và Turkey), mục tiêu là để cho nhóm đầu tiên của các thành viên mới này sẽ được gia nhập vào EU sau khi Nghị viện Châu thông qua vào tháng 6/2004. Để giúp đỡ các ứng viên tham gia vào EU, chính phủ EU sẽ hỗ trợ về tài chính cho các nước theo từng chương trình, như chương trình về Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình đầu tư giao thông và bảo vệ môi trường.... Việc mở rộng lần này EU sẽ đối mặt với nhiều thách thức chưa có trước đây về qui mô và tính đa dạng như số lượng ứng viên, diện tích (tăng lên 34%), dân số (tăng lên 105 triệu) và sự khác biệt về lịch sử và văn hóa. Thông tin chi tiết về EU, EU mở rộng và các nước thành viên, tình hình tổ chức hoạt động , các chương trình hợp tác, các thống kê kinh tế, thương mại .... của EU có thể tham khảo ở các trang web: + Giới thiệu về EU: + Luật và chính sách: + Thuế quan: + EU mở rộng: 1.2 Khối mậu dịch tự do của các nước Bắc Mỹ - NAFTA: NAFTA - North American Free Trade Area – Khối mậu dịch tự do các nước Bắc Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mehico. Khối này có diện tích rộng 21,3 triệu km2, dân số 414,38 triệu, tổng sản phẩm trong nước năm 2001 là 11.399,8 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 27.510 USD. Năm 1993, hiệp định NAFTA được quốc hội 3 nước thông qua gồm 5 chương trình và 20 điều khoản, chủ trương dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 3 nước trong vòng 15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và đầu tư, cho phép công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm... Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ. 1.3- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC - Asia Pacific Economic Co-operation: 1.3.1- Khái quát về APEC APEC được thành lập theo sáng kiến của Australia tại hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại và ngoại giao 12 nước khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, tổ chức tại Canberra tháng 11/1989. Việt Nam, Peru và Liên bang Nga được kết nạp vào APEC tháng 11/1998 nâng số nước tham gia tổ chức lên 21 nước. Trước đó APEC có 18 thành viên, bao gồm: Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Malaisia, Philippine, Thái lan, Brunei, New Zealand, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Chi lê, Papua New Guinea. Số liệu về kinh tế xã hội của APEC năm 2002 như sau: Lãnh thổ: chiếm hơn 39% diện tích toàn cầu GDP hơn 19.000 tỉ USD GDP/người 7.600USD Dân số hơn 2,5 tỷ người Chiếm hơn 47% khối lượng mậu dịch thế giới 1.3.2- Cơ cấu tổ chức, gồm có: - Hội nghị thượng đỉnh - Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao - Hội đồng thương mại và đầu tư - Hội đồng phát triển kinh tế - Ủy ban hỗ trợ thương mại 1.3.3- Mục tiêu hoạt động của APEC: có 3 mục tiêu - Tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020 - Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai khu vực phát triển - Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nhằm hỗ trợ lẫn nhau phát triển, phát huy những thành tựu tích cực mà nền kinh tế của các nước trong khu vực đã tạo ra vì lợi ích của khu vực và cả thế giới 1.3.4- Nguyên tắc hoạt động của APEC: Hợp tác giữa các thành viên APEC được tiến hành theo 9 nguyên tắc sau: - Toàn diện: Tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa trong APEC sẽ được triển khai ở tất cả các lĩnh vực kinh tế để giải quyết tất cả các hình thức cản trở mục tiêu lâu dài của thương mại và đầu tư tự do. - Phối hợp với WTO: Các biện pháp áp dụng trong APEC phải phù hợp những cam kết để đạt được ở WTO - Đảm bảo môi trường tương xứng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, xem xét thích đáng tới mức độ tự do hóa và thuận lợi hóa đã đạt được ở mỗi nước - Thực hiện chủ nghĩa khu vực mở, không phân biệt đối xử: Tự do hóa thương mại và đầu tư trong APEC sẽ được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử ( kể cả các nước không phải là thành viên) - Đảm bảo sự rõ ràng công khai mọi luật lệ chính sách hiện hành tại các nước thành viên APEC - Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc, chỉ có giảm, không tăng thêm các biện pháp bảo hộ - Tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của APEC được tất cả các nước thành viên đồng loạt triển khai, thực hiện liên tục, với những thời gian biểu khác nhau. Mọi thành viên APEC đều bình đẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng sự nhất trí chung tôn trọng quan điểm của các nước tham gia. - Có sự linh hoạt trong việc thực hiện các vấn đề tự do hóa thương mại và đầu tư vì trình độ phát triển kinh tế của các nước APEC khác nhau - Hợp tác: APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững. 1.3.5- Chương trình tự do hóa thương mại của APEC: (1) Tuyên bố BOGOR (15/11/1994) Tuyên bố BOGOR là văn kiện cơ bản đầu tiên của APEC đề ra mục tiêu cụ thể và phương hướng cơ bản thực hiện tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư APEC. Nội dung tuyên bố BOGOR gồm 11 điểm, nhấn mạnh ý chí chung của các nguyên thủ quốc gia APEC về việc xây dựng một khu mậu dịch tự do APEC vào năm 2010 với các nước APEC phát triển và 2020 với các nước đang phát triển. (2) Chương trình hành động OSAKA: Tại hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 3 ở OSAKA (Nhật Bản) tháng 11/1995, các ủy ban chuyên môn đã soạn thảo trình các Bộ trưởng APEC kế hoạch 25 năm lấy tên là “Chương trình hành động OSAKA”. Đây là chương trình cụ thể hóa các điểm của tuyên bố BOGOR. Chương trình hành động OSAKA gồm 2 phần: Phần 1: Tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại: Gồm 15 lĩnh vực ưu tiên thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư với nội dung cơ bản như sau: - Thuế quan: thực hiện liên tục giảm thuế, làm rõ, công khai hóa chính sách thuế của nước mình. - Phi thuế quan: thực hiện liên tục giảm giá hàng rào phi thuế quan, làm rõ, công khai hóa chính sách phi thuế quan của nước mình. - Dịch vụ: thực hiện liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho thương mại dịch vụ, dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia ở 4 lĩnh vực, cụ thể là viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng và du lịch. - Đầu tư: thực hiện tự do hóa chế độ đầu tư, dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia, tạo thuận lợi cho đầu tư. - Thực hiện thống nhất tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp. - Tiến tới thống nhất hóa thủ tục hải quan. - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuê.û - Thực hiện chính sách cạnh tranh công bằng - Công khai hóa kế hoạch thu chi của ngân sách chính phủ - Nới lỏng cơ chế quản lý thương mại quốc tế - Xây dựng quy chế xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu - Ban hành cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước APEC - Tạo thuận lợi cho sự giao lưu thông thương giữa các nhà doanh nghiệp thương mại, đầu tư của các nước thuộc APEC - Thực thi các kết quả của hiệp định Ugruoay (vòng đàm phán WTO) - Thu thập và xử lý thông tin kinh tế kỹ thuật các nước. Phần 2: Hợp tác kinh tế và kỹ thuật: Chương trình hành động OSAKA định ra 13 lĩnh vực hợp tác gồm: phát triển nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật công nghiệp, các xí nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng hạ tầng cơ sở về kinh tế, năng lượng, vận tải, viễn thông và thông tin, du lịch, cơ sở dữ liệu thương mại và đầu tư, xác tiến thương mại, bảo tồn nguồn tài nguyên biển, nghề cá và kỹ thuật nông nghiệp. Chương trình hành động OSAKA là kim chỉ nam và là hướng dẫn mang tính chất toàn diện cho tiến trình tự do hóa thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế APEC. (3) Chương trình hành động Manila: Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ tư đã nhóm họp tại Manila (Philippines) tháng 11/1996. Hội nghị này đã đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác giữa các nền kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương. Với phương thức " Từ tầm nhìn tới hành động", hội nghị APEC lần này đã thông qua một loạt văn kiện quan trọng như: tuyên bố Manila khẳng định lại cam kết biến vùng lòng chảo Thái Bình dương thành một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới. Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật và kế hoạch hành động Manila (MAPA). Kế hoạch hành động Manila gồm 3 phần chính: Chương trình hành động riêng của từng nước thành viên (IAPs), chương trình hành động tập thể (CAPs) và các hoạt động về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH). * Kế hoạch hành động riêng của mỗi nước thành viên (IAPs) Tại hội nghị Manila, các nước thành viên đã đệ trình các kế hoạch hành động riêng của mình, vạch rõ các bước đi và biện pháp tự nguyện để thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại, đầu tư vào năm 2010 hoặc 2020. Các kế hoạch này cũng đề cập đến hàng rào gây cản trở cho thương mại và đầu tư của khu vực như các biện pháp thuế và phi thuế quan. Các IAPs sẽ được triển khai thực hiện từ 01/01/1997. Nét chính cam kết giảm thuế quan của các thành viên APEC nhằm thúc đẩy buôn bán giữa các nước thành viên, ví dụ: Mức thuế suất của một số thành viên sau quá trình tự do hóa - Mức thuế 0%: Brunei, Hongkong, Singapore, Chi Lê ( 2010 :trừ hàng hóa nông sản), New Zealand (2010) - Mức thuế 0 -5%: Autralia, Philippines (2004 trừ hàng nông sản), Papua New Guinea (đối với một số mặt hàng) - Mức thuế 5-10%: Malaysia, Đài Loan (2010) - Mức thuế 10 -15%: Trung Quốc *Kế hoạch hành động tập thể (CAPs) Kế hoạch hành động tập thể đưa ra các biện pháp để các nước APEC cùng tiến hành thực hiện nhằm loại bỏ các trở ngại cho tự do hóa thương mại và đầu tư, đặc biệt để thuận lợi hóa kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh trong khu vực. Nội dung chính của CAPs là: - Thực hiện thống nhất hóa và computer hóa hệ thống hải quan - Công nhận lẫn nhau các thỏa thuận về các tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. - Đơn giản hóa thị thực cấp Visa cho các nhà kinh doanh - Minh bạch trong chi tiêu ngân sách chính phủ - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa khu vực tư nhân và chính phủ - Hoạt động tập thể trong việc thiết lập các thỏa thuận hợp tác về chính sách cạnh tranh. * Các hoạt động hợp tác kinh tế kỹ thuật: Gồm các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực. Các xí nghiệp vừa và nhỏ được tập trung chú trọng để giúp các nền kinh tế đặc biệt là các nước đang phát triển đạt được mức tăng trưởng ổn định và cân bằng. Thông tin chi tiết về APEC và các nước thành viên, các chương trình hành động trong hợp tác APEC có thể tham khảo ở web site 2- Liên kết kinh tế của các nước đang phát triển Tính đến nay, hơn 100 quốc gia đang phát triển đã hình thành 12 khối liên kết kinh tế. Ví dụ ở Mỹ La Tinh có Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Thị trường chung các nước vùng Caribe... Ở Châu Á có Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh... Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á - The Association of South East Asian Nation - ASEAN ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967, tính đến nay tổ chức này gồm có 10 nước bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam (Việt Nam gia nhập vào ASEAN tháng 7/1995). Tổng diện tích của các nước ASEAN là 4.492.000km2, dân số 517,5 triệu người. Năm 2000, tổng GDP của ASEAN là 580,2 tỷ đô la Mỹ, GDP/người 1.121 USD, giao dịch thương mại 779,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 5,41%. 2.1- Mục tiêu hoạt động của ASEAN: - Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong nội bộ khu vực và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ASEAN - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, tích cực cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và hành chính - Mở rộng mậu dịch giữa các nước trong khối, biến ASEAN thành khu vực thương mại tự do (AFTA) - Xây dựng ASEAN thành một khu vực sản xuất có sức cạnh tranh mạnh hướng vào thị trường toàn cầu Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 35 (AEM-35) từ ngày 2 đến ngày 4/9/2003 tại Phnôm Pênh (Cambodia) đã đề ra mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế ASEAN là thực hiện “Cộng đồng kinh tế ASEAN” ASEAN Economic Common (AEC). Để đạt được mục tiêu này, trước mắt, các nước ASEAN sẽ thực hiện: - Xây dựng một hệ thống giải quyết tranh chấp có hiệu quả vào cuối năm 2004. - Đẩy nhanh hội nhập 11 lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN có lợi thế cạnh tranh là gỗ, cao su, ô tô, dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử, E-ASEAN, y tế, hàng không, du lịch, áp dụng mức thuế 0% vào năm 2004, làm hài hòa các tiêu chuẩn hàng hóa, thực hiện thông quan nhanh chóng hơn và đơn giản hóa các thủ tục hải quan. 2.2- Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ASEAN Cơ cấu tổ chức gồm có: Hội nghị thượng đỉnh; Hội nghị Liên Bộ Trưởng; Hội nghị Bộ Trưởng Kinh tế; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao; Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành; Hội nghị các Bộ trưởng khác; Ủy ban thường trực ASEAN; Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN; Hội nghị các cơ quan kinh tế cao cấp, Hội nghị tư vấn hỗn hợp, Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh: họp chính thức 3 năm 1 lần, địa điểm luân phiên theo chữ cái của tên các nước; họp không chính thức mỗi năm 1 lần để xem xét việc thực hiện các quyết định và các vấn đề đột xuất. Nguyên tắc hoạt động: - Nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc; Không can thiệp vào nội bộ của nhau; Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình; Hợp tác có hiệu quả. - Nguyên tắc điều phối hoạt động: bao gồm các nguyên tắc: nhất trí, bình đẳng; nguyên tắc 10-X: theo nguyên tắc này, một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN nếu 2 hoặc nhiều nước ASEAN chấp nhận thực hiện, thì cứ tiến hành trước dự án chứ không đợi tất cả các nước thành viên thực hiện mới tiến hành 2.3- Hợp tác thương mại của khối ASEAN 2.3.1- Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung - Common Effective Preferential Tariff - CEPT: Chương trình này nhằm biến ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, được ký kết theo hiệp định giữa 6 nước ASEAN tại Singapore ngày 28/1/1992, có hiệu lực từ 01/01/1993, nhằm cắt giảm thuế quan chung xuống mức 0% đến 5 % khi các thành viên buôn bán với nhau, các sản phẩm giảm thuế do hội viên ASEAN tự nguyện đề nghị, nằm trong 2 cấp độ cắt giảm là cắt giảm cấp tốc và cắt giảm thông thường. 2.3.2- Hợp tác trong lĩnh vực hàng hóa giữa các nước thành viên: Hiện đang có 2 dự án cụ thể về hợp tác hàng hóa các nước ASEAN là Ngân hàng dữ liệu về hàng hóa của ASEAN (ADBC) và Nghiên cứu thị trường hàng hóa của ASEAN (ACMS) nhưng chưa thực thi và đang chờ hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP) 2.3.3- Hội chợ thương mại của các nước ASEAN: Các nước ASEAN thỏa thuận thường xuyên tổ chức Hội chợ và Hội chợ thương mại để các doanh nhân trong ngoài khu vực gặp gỡ, trao đổi thông tin thương mại... nhằm mở rộng buôn bán trong ngoài ASEAN, tranh thủ đầu tư, mở rộng du lịch. 2.3.4- Tham khảo ý kiến với khu vực tư nhân: Năm 1972, Các Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ACCI) được thành lập nhằm lôi kéo khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế khu vực. 2.3.5- Chương trình phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế có tác động đến ASEAN 75% kim ngạch xuất khẩu của ASEAN là thực hiện với bên ngoài khối, việc phối hợp lập trường trong buôn bán quốc tế có ý nghĩa quan trọng giúp các nước ASEAN thống nhất hành động chống lại những chính sách bảo hộ mậu dịch của các thị trường khác làm giảm kim ngạch xuất khẩu của các thành viên ASEAN. Thông tin chi tiết về ASEAN cũng như các thống kê kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại của các nước thành viên và của cả ASEAN có thể tìm hiểu ở web site ; IV- Liên kết kinh tế quốc tếï vi mô ( Micro- TOP Integration) Liên kết kinh tế quốc tế vi mô là hình thức liên kết kinh tế quốc tế ở cấp công ty, xí nghiệp... để lập ra các công ty đa quốc gia (Multinational corporation, MNC). 1- Các định nghĩa về công ty đa TOP quốc gia: Có nhiều định nghĩa khác nhau về công ty đa quốc gia, thậm chí cũng có nhiều tên gọi về các công ty đa quốc gia này, như công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty quốc tế, công ty siêu quốc gia... Định nghĩa công ty đa quốc gia có liên quan đến sự liên kết quốc tế hơn là một thể thức hợp tác thông thường. Theo Liên hiệp quốc (United Nation), công ty đa quốc gia được định nghĩa như sau: “Công ty đa quốc gia là công ty sở hữu hoặc quản lý toàn bộ phương tiện sản xuất hoặc dịch vụ của công ty ở trong nước và cả ở quốc gia bên ngoài nơi nó tọa lạc” (Nguồn: International business 2000). UNCTAD (Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển) lại có một định nghĩa về công ty đa quốc gia được diễn giải khá chi tiết như sau: “Công ty đa quốc gia là một doanh nghiệp gồm nhiều đơn vị ở hai hay nhiều nước, bất kể hình thức pháp lý, lĩnh vực hoạt động của các đơn vị này, hoạt động theo một hệ thống các chính sách tự quyết, có sự liên hệ và một chiến lược chung thông qua một hay nhiều trung tâm quyết định. Các đơn vị trong doanh nghiệp được liên kết bằng hình thức sở hữu hoặc dưới hình thức khác; sự liên kết diễn ra giữa hai hay nhiều đơn vị để có thể tạo ra sự thuận lợi lớn cho hoạt động, đặc biệt là chia sẻ hiểu biết, nguồn lực và trách nhiệm” 2- Nguyên nhân hình thành và vai trò của các công ty đa TOP quốc gia: 2.1- Nguyên nhân hình thành: Các công ty đa quốc gia được thành lập dựa trên các hiệp định liên Chính phủ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức riêng lẻ ở các nước khác nhau nhằm triển khai hoạt động kinh doanh ở nhiều nước. Nguyên nhân của sự ra đời các công đa quốc gia: - Xu hướng quốc tế hóa đời sống toàn cầu gia tăng, nền kinh tế của các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, cho nên sự ra đời của các công ty đa quốc gia phù hợp với xu hướng tiến tới nhất thể hóa thị trường thế giới. - Sự ra đời của các công ty đa quốc gia nhằm chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, ở các khối liên kết kinh tế quốc tế đang gia tăng. - Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành nghề kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, tin học... đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp mà công ty một quốc gia không thể đủ đáp ứng, cho nên sự ra đời của công ty đa quốc gia mang tính tất yếu khách quan. 2.2- Vai trò của các công ty đa quốc gia: Việc ra đời các công ty đa quốc gia có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế thế giới trên các mặt sau đây: - Thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới, qua đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. - Liên kết giữa các tập đoàn kinh tế lớn của các nước thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản quốc tế, đó là tiền đề để phát triển cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn cầu. - Giúp trình độ kỹ thuật của các nước xích lại gần nhau thông qua việc chuyển công nghệ sang các nước phát triển bằng các cách: góp vốn bằng công nghệ trong các xí nghiệp liên doanh, các công ty mẹ cung cấp công nghệ cho các công ty con hoạt động độc lập; hoặc việc bán công nghệ cho các công ty ở các nước đang phát triển trên cơ sở trao đổi thương mại. - Giúp các nước khai thác và sử dụng các lợi thế của mình: tài nguyên, đất đai, sức lao động... một cách có hiệu quả nhất thông qua các công cuộc đầu tư quốc tế. - Các công ty đa quốc gia có vai trò rất lớn trong việc cung cấp vốn cho các nước đang phát triển thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong gần hai thập niên qua, các công ty đa quốc gia đã đóng góp hơn 90% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và là một tác nhân quan trọng giúp cho dòng vốn chu chuyển trên thế giới, đặc biệt vốn từ các nước đã phát triển sang các nước đang phát triển. Chính nhờ vốn đầu tư này mà các nước đang phát triển có đủ nguồn lực để phát triển kinh tế trong điều kiện thiếu vốn và khoa học kỹ thuật. Nhìn vào bảng 5.3, chu chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế giai đoạn 1982 - 1999, với 90% dòng “vốn ra” của toàn thế giới là của các công ty đa quốc gia, sự đóng góp này thực sự vô cùng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Bảng5.3: Chu chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế giai đoạn 1982-1999 Đơn vị tính: Tỷ USD Năm Các nước phát triển Các nước đang phát Tổng số triển Vốn vào Vốn ra Vốn vào Vốn ra Vốn vào Vốn ra 1982-1986 44 53 19 4 63 57 1987-1991 605 799 136 55 740 855 1992-1996 789 1.139 437 180 1.270 1.321 1997 273 407 173 65 464 475 1998 460 595 166 52 644 649 1999 636,5 651,8 207,6 65,6 865,5 799,9 (Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới năm 2002) 3- Đặc điểm và xu hướng phát triển của các công ty đa quốc gia: Thứ nhất: Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: Nhìn vào dòng chảy của tư bản, chúng ta thấy trọng tâm đầu tư của các công ty xuyên quốc gia đã bắt đầu chuyển dịch từ công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu sang công nghiệp chế biến, từ công nghiệp sản xuất hàng sơ cấp sang công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị phụ thêm cao, từ ngành sản xuất sang ngành dịch vụ. Trong đó, ngành kỹ thuật cao mới, ngành tài chính, bảo hiểm, ngành dịch vụ thương mại và bất động sản được các công ty xuyên quốc gia quan tâm nhất. Thứ hai: Sáp nhập là hình thức đầu tư chủ yếu để bành trướng thế lực kinh tế của các công ty quốc tế. Trong những năm 90 xuất hiện trên thế giới 37 ngàn công ty đa quốc gia với 170 ngàn công ty con, trong đó có 200 công ty hàng đầu thế giới tập trung trong 17 nước ( 5 nước đứng đầu :Mỹ , Nhật, Đức, Pháp, Anh, Thụy Sĩ.....) Từ những năm 1986-1998 việc hợp nhất các công ty tăng 15% mỗi năm, kết quả tạo thành cấu trúc kinh tế độc quyền ở qui mô toàn cầu nhằm đồng hóa hoặc thôn tính đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường. Trong năm 1998, tổng trị giá các vụ sáp nhập lên đến 2.500 tỷ USD. Tính trong thập niên 90, tổng các vụ sáp nhập lên đến 20.000 tỷ USD. Thứ ba: Mở rộng hình thức liên hiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh : Đó là sự thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty xuyên quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược nào đó như thu hút kỹ thuật mới và kinh nghiệm quản lý, xâm nhập thị trường, mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển mới của kinh tế kỹ thuật. Thập kỷ 90 hoạt động liên hợp giữa các công ty xuyên quốc gia diễn ra sôi động, chủ yếu dưới 3 hình thức: - Liên hiệp “linh động” không góp vốn: thực hiện thông qua các loại hợp đồng, hiệp nghị về sản xuất, tiêu thụ, chuyển giao kỹ thuật, hợp tác nghiên cứu... - Liên hợp theo chế độ cổ phần: Các bên mua cổ phần của nhau hoặc đơn phương mua cổ phần - Cùng xuất vốn lập xí nghiệp hợp tác kinh doanh Thứ tư: Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi công ty quốc tế: Một số công ty thông qua sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút. Một số khác lại thu hẹp, loại bỏ các hoạt động sản xuất phụ, dốc toàn lực phát huy thế mạnh chuyên môn của mình. · Giá FOB - Free on Board = 1/ Giá bán sản phẩm tại xí nghiệp 2/ Phí vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm vào kho cảng 3/ Chi phí lưu kho 4/Phí bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm từ kho lên tàu biển 5/Chi phí khác: xử lý, tái chế... 6/ Thuế xuất khẩu ( nếu có) Giá CIF (Cost - Insurance - Freight) = Giá xuất khẩu FOB + Chi phí bảo hiểm + Chi phí chuyên chở, trong đó phí chuyên chở bao gồm: 1/ Chi phí vận chuyển hàng bằng tàu biển 2/Chi phí bốc dỡ hàng từ tàu xuống cảng, kho 3/ Chi phí chuyên chở từ cảng buôn đến cảng bán ( Không có chi phí lưu kho)
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net