logo

pdf Tạo sao có phong trào khôi phục việc họ

Từ năm 1975 lại nay, từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn, phổ biến gia phả, sửa sang tôn tạo tổ mộ, từ đường tổ chức tế tự, giỗ tổ hàng năm và gắn bó tình cảm gia tộc hơn trước. Đó là một phong trào tự phát, chưa có một văn bản chỉ thị nào của cơ quan trung ương địa phương, hay ngành văn hoá có hướng dẫn khuyễn khích. Vậy nhân tố nào chỉ đạo, thúc đẩy phong trào lan rộng nhanh như vậy?...

pdf Tại sao tuổi trong khai sinh, trong văn bằng không đúng với tuổi thật?

Điều này cũng gây khá nhiều rắc rối, phức tạp cho các nhà khảo cứu sử học, biên soạn gia phả. Đã có trường hợp anh em cùng cha cùng mẹ sinh ra mà em nhiều tuổi hơn anh. Chỉ có lá số tử vi là chính xác nhất, chính xác đến từng giờ, nhưng ít người còn giữ được lá số tử vi, phần lớn ông bố bà mẹ chỉ nhớ được con mình cầm tinh con gì, qua đó mà tính ra tuổi thực (tuổi mụ).

pdf "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen

Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh... với dân số hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An).

pdf Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết những lời thanh nhã. Tục này chỉ là một thứ bí truyền do người mẹ thủ thỉ "tâm sự" ngầm với con gái vào buổi trước khi về nhà chồng. Thời trước, cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu, có đính mấy chiếc kim trên khăn là đủ hiểu rồi.

pdf Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.

pdf Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi việc, người mẹ chỉ biết tuân theo. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm:

pdf Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún, thằng Chắt em, con Chắt ả... thường là đặt tên xấu cho dễ nuôi, đến khi lớn lên thì anh Hai, anh Ba, chị Bảy... lấy vợ lấy chồng thì anh Nhiêu, anh Đồ, chị Xã...

pdf Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những bạn trai nghe nói các cô gái có mái tóc thề, tưởng là các cô đã có người yêu, nhưng thực tế nào các cô đã thề thốt cùng ai?

pdf Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...

pdf Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?

Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con mình đẻ ra cũng được như thế thì xin một cái áo, hay cái quần, cái tã cũ của đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con mình.

pdf Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú hồn hú vía. Cũng có trường hợp đã tắt thở, tưởng là đã chết rồi nhưng sau một thời gian bỗng nhiên sống lại. Do đó với một hy vọng dầu mỏng manh, mặc dầu trong muôn một, người sống tiếc thương muốn cứu vãn... nên cầm chiếc áo quần của người đã tắt thở, leo lên mái nhà chỗ cao nhất hú "Ba hồn bảy vía ông" hoặc "Ba...

pdf Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi, một hiền sĩ có công phò Tần Văn Công, bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mồng năm tháng năm tết Đoan Dương cũng xuất xứ từ bên Trung Quốc làm giỗ ông Khuất Nguyên bị chết trôi ở sông Mịch La. Ngày nay người Trung Quốc đã bỏ lễ đó mà ta còn giữ mãi....

pdf Sự tích tơ hồng

"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng.

pdf Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối với những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc mất dọc đường, quán trọ, chết vì tai nạn, gươm súng, xe cộ, rắn độc, thuỷ hoả tai, chưa đúng kỳ đáng chết... không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ thao tác và nghi lễ, vậy nên châm chước, tuỳ nghi vận dụng:

pdf Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả" là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ruộng hương hoả không được chia, không được bán. Luật phong kiến cấm bán ruộng hương hoả. Chừng nào cánh cửa trưởng không còn người nối dõi tông đường hoặc đi biệt xứ xa quê, họ khuyết tộc trưởng thì người con trưởng hoặc đích tôn thừa trọng của cánh hai lên thay, tiếp tục hưởng ruộng hương hoả và lo việc giỗ tết hương khói....

pdf Rước Chúa gái - Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương

Trong kho tàng những huyền thoại Việt Nam, câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hay chuyện tình Ngọc hao đã trở thành quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ. Ở đó chẳng những phần nào thấy được thiên nhiên, buổi hồng hoang trong lịch sử dân tộc với lụt lội, ác thú, núi cao rừng rậm, chiến tranh, giặc dã…và sức mạnh phi thường của nhân dân chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, trị thuỷ bảo vệ mùa màng, cuộc sống; mà ở đó ta còn thấy được cả tục lệ hôn lễ trong thời đại Hùng Vương....

pdf Rằm tháng Giêng, hay lễ Thượng nguyên

“Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng giêng”... Chỉ nghe qua đã thấy sự rộn ràng, nô nức của các lễ hội và lòng người hướng về cõi tâm linh trong những ngày đầu năm mới. Đây là dịp để mọi người tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Hòa vào dòng người đi lễ đầu Xuân sẽ cảm thấy trời đất giao hòa, con người như gần gũi nhau hơn. Đi lễ đầu năm đã trở thành một nét văn hóa đẹp và lâu đời của mỗi người dân Việt Nam....

pdf Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào? Phục hồi việc họ lợi hay hại?

Phục hồi việc họ là một cách đúng đắn, vô tư, tức là phát huy được thuần phong mỹ tục. Nếu cán bộ cơ sở biết khéo léo vận dụng đường lối, loại trừ được 3 chiều hướng tiêu cực sau đây thì càng có nhiều dòng họ vững mạnh càng có lợi cho phong trào chung:

pdf Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành

Nhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng, xung quanh cờ lọng rợp trời, trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây số rùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung cảnh của lễ rước vua giả độc đáo có một không hai diễn ra ở làng Thụỵ Lôi, xã Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.

pdf Phải chăng "lời chào cao hơn mâm cỗ"?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác, lại còn lệ thuộc vào đối tượng được chào và phong cách người chào.

Tổng cổng: 537 tài liệu / 27 trang

DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net