logo

Lịch sử Ấn Độ

Chẳng hạn, tấm sari của người thiếu nữ đaChẳng hạn, tấm sari của người thiếu nữ đang đi trên đường kia cũng chính là tấm sari của mấy nghìn năm trước. Cái dáng đi khoan thai, có phần hơi chậm rãi, đi mà như ngày rất dài, đời rất dài, cũng chính là dáng đi mấy nghìn năm của người Ấn Độ.
Bài 1 KHÁI QUÁT CHUNG Nếu bạn đến Ấn Độ một tuần, bạn sẽ viết được một quyển sách, bạn ở một tháng bạn sẽ viết được một bài báo, còn nếu bạn ở một năm thì sẽ không viết được gì về mảnh đất này cả. ­ Khuyết danh – ­  Với  30  tiết:  Cưỡi  ngựa  xem  hoa    du  ngoạn  và  thưởng thức. “Tự nguyện xâm nhập vào văn hóa  Ấn  Độ giống như   tự nguyện nhảy xuống biển. Cả một đại dương văn hóa  khiến  cho  ta càng bơi  càng  không thấy bờ. Trước  Ấn  Độ  ta  thấy  mình  thật  nhỏ  bé.  Ở  đó  cái  gì  cũng  to,  người  to  tướng,  đền  đài  cung  điện  thành  quách…cho  đến cây trái  đều to. Hình như người  Ấn tư duy cái gì  cũng lớn, cũng mang tính toàn cảnh bao quát. Lúc ko  trầm  tư  mặc  tưởng  ù  trì  thì  hành  động  cũng  hoành  tráng….Còn  bí  ẩn  thì  ko  phải  nói  nhiều, tư tưởng  Ấn  Độ, tâm trạng  Ấn  Độ là thứ mà càng tìm hiểu lại càng  ko hiểu nổi. Dường như vậy.” (Hồ Anh Thái, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, NXB Văn  nghệ, 2008) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC I.. I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ II. DÂN CƯ VÀ NGÔN NGỮ III. NGUỒN CỦA LỊCH SỬ ẤN ĐỘ IV. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC I. T 1.  Ấn  Độ  là  một  trong  những  cái  nôi  của  văn   minh nhân loại và  2.  là  một  nền  văn  minh  trường  tồn:  (Hồ  Anh   Thái,  Namaskar!  Xin  chào  Ấn  Độ,  NXB  Văn  nghệ, 2008): Ấn Độ là một bảo tàng sống. Hầu  như  rất  nhiều  phong  tục  tập  quán  có  từ  mấy  nghìn  năm  được  lưu  giữ  trọn  vẹn  cho  đến  tận  bây giờ. Chẳng hạn, tấm sari của người thiếu nữ  đang   đi trên  đường kia cũng chính là tấm sari của  mấy  nghìn  năm  trước.  Cái  dáng  đi  khoan  thai,  có  phần  hơi  chậm  rãi,  đi  mà  như  ngày  rất dài, đời rất dài, cũng chính là dáng đi mấy  nghìn năm của người Ấn Độ. Bao nhiêu ý kiến của các tổ chức phụ nữ, các   đoàn thể yêu cầu cải tiến trang phục cho hợp  với  đời  sống  lao  động  hiện  đại,  nhưng  hầu  như rất  ít  được hưởng  ứng… Nhờ thế và nhờ  nhiều  điều như thế (sự bảo thủ),  Ấn  Độ luôn  là một bảo tàng sống. Nhiều người  Âu – Mỹ chọn  Ấn  Độ  để nghiên   cứu mà ko phải là Trung Quốc hay Ai Cập…  bởi  Ấn  Độ là nơi còn lưu giữ hầu như nguyên  vẹn  mọi  thứ.  Ko  phải  lưu  giữ  hiện  vật  chết  trong  bảo  tàng,  mà  lưu  giữ  cả  một  đất  nước,  một xã hội sống động.  Những  cái  nôi  văn  minh  khác  đều  đã  bị  tàn   phá  ít  nhiều  bởi  thiên  tai  và  những  cuộc  cách  mạng,  bởi  những  biến  động  lịch  sử.  Riêng  ở  việc bảo tồn sống động này, liệu ta có phải biết  ơn tính bảo thủ của người Ấn? 3. Sự hiểu biết của chúng ta về Ấn Độ còn hạn   chế chưa tương xứng với vóc dáng của nó. Nguyễn  Hiến  Lê,  “chúng  ta  thường  tự  hào  là   nhờ  vị  trí  của  giang  sơn  mà  được  tiếp  thu  cả  hai nền văn minh Trung và  Ấn, rồi lại do một  đại biến cố của lịch sử, tiếp thu  được nền văn  minh phương Tây, như vậy là tổng hợp  được 3  nền vm của nhân loại… …nhưng xét thực trạng thì phải công nhận rằng từ trước tới   nay  chúng  ta  tiếp  thu  của  Trung  Hoa  mười  mà  của  Ấn  Độ  chưa  được  một.  Ngay  đạo  Phật  cũng  là  Hoa  hóa  rồi  mới  truyền qua nước ta. Mãi tới vài chục năm nay mới có ít người  qua  Ấn học và vài vị lác  đác viết  được dăm ba bài báo hoặc  một  hai  cuốn  sách  mỏng.  Về  lịch  sử  Ấn  Độ,  chưa  có  cuốn  nào cả; về những trường ca vĩ đại và bất hủ của Ấn, chúng ta  mới  chỉ  được  nghe  tên  thôi:  Mahabharata,  Ramayana,  Bhagavad  Gita,  chứ  ko  biết  nội  dung  ra  sao;  ngay  đến  triết  học và tôn giáo, chúng ta cũng chỉ biết có  đạo Phật và Yoga,  còn các kinh Veda và vô số triết thuyết nữa thì cả nước không  biết được mấy chục người đã đọc qua. Nói gì tới âm nhạc, hội  họa,  kiến  trúc,  khoa  học…  của  Ấn!  Chỉ  tại  từ  xưa  tới  nay  chúng ta toàn là học với ông thầy Trung Hoa rồi với ông thầy  Pháp. Bây giờ tới lúc chúng ta phải biết tách ra khỏi các  ông  thầy đó mà tự học mới được.  4. Việc tìm hiểu về Ấn Độ giúp chúng ta hiểu hơn về chính  4. Vi bản thân mình, học được nhiều bài học. Will Durant: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu  được biết tất cả  các  món  nợ  tinh  thần  của  chúng  ta  đối  với  Ai  Cập  và  phương Đông (trong đó có AĐ); nợ về các phát minh hữu  ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, về khoa học,  văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay châu  Á tràn trề  một sinh lực mới, càng ngày càng mau  đuổi kịp châu  Âu  và chúng ta có thể đoán trước rằng vấn đề quan trọng của  thế  kỷ  20  sẽ  là  sự  xung  đột  giữa  Đông  và  Tây;  vậy  thì  viết  sử  mà  có  óc  hẹp  hòi,  bắt  đầu  bằng  sử  Hi  Lạp,  chỉ  chép vài hàng về sử châu  Á… thì là thiển cận, thiếu hiểu  biết, hậu quả  có thể tai hại.  Tương lai  ở phía Thái Bình  Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí  óc về phía  đó”. (Viết năm 1935) Bài học từ  Ấn  Độ: “Chúng ta phải nhận rằng,   mặc dầu có dãy Hymalaya ngăn cách, chúng ta  cũng  đã  nhận  được  nhiều  tặng  phẩm  quý  báu  của  Ấn, như môn ngữ pháp, môn luận lý, triết  học  và  ngụ  ngôn,  thuật  thôi  miên  và  chơi  cờ,  quý báu nhất là hệ thống thập tiến mà hiện nay  chúng ta đều dùng.  Nhưng ko nên coi  đó là phần tinh túy nhất của tâm hồn   Ấn,  những  cái  đó  chưa  đáng  kể  gì,  Ấn  còn  có  thể  tặng  cho  chúng  ta  được  nhiều  hơn  nữa.  Xung  đột  giữa  Á  và  Âu càng tăng lên thì chúng ta càng phải nghiên cứu văn  minh  Ấn kỹ lưỡng hơn và dù muốn hay ko, thì cũng nên  hiểu thấu đáo vài quan niệm cùng phương pháp của họ. Có  lẽ  bị  phương  Tây  xâm  lăng,  cướp  bóc  một  cách  vô   liêm sỉ,  Ấn  Độ  để  đáp lại, sẽ dạy cho chúng ta bài học  khoan  hồng  cao  thượng,  dấu  hiệu  của  một  tâm  hồn  già  dặn, dạy cho chúng ta có một tâm  hồn thanh thản, thỏa  mãn,  dễ  tiếp  thu  những  ý  mới;  có  một  trí  óc  bình  tĩnh  hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy, sau cùng có một  tấm lòng nhân từ thương yêu mọi sinh vật, chỉ tấm lòng  đó mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi” 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 2. V Một  bán  đảo  mênh  mông  (xưa  rộng  chừng  5   triệu  km2,  nay  hơn  3  triệu  km2)  ở  Nam  Á  –  đứng thứ 7 thế giới. Tên  môn  học  “lịch  sử  AĐ”  hay  “lịch  sử  Nam   Á” Bản đồ Ấn Độ; Ấn Độ và châu Á    Địa hình: 3 phức hợp Đị Vùng núi Hymalaya  Miền đồng bằng Ấn – Hằng  Cao nguyên Deccan  Vùng núi Hymalaya Xứ  sở  của  tuyết,  nóc  nhà   thế giới Dài 2600 km, hơn 40 ngọn   cao trên 7 km Bức  tường  thành  tự  nhiên   đồ  sộ,  vững  chắc,  1  pháo  đài  bảo  vệ  hùng  mạnh  của  AĐ. “lâu  đài  tuyết  trắng”   hay  “bông  sen  trắng  vĩ đại” Tác  động  lớn  đến  tư   duy của người Ấn. Nhiều  ngọn  núi  cao   trong  trí  tưởng  tượng  của  họ  đã  trở  thành  nơi  cư  ngụ  của  thần  linh. Từ xa xưa, dưới bóng rợp của Hymalaya  đã   mở ra những trường học giữa rừng sâu, nơi  thầy  trò  thảo  luận  và  suy  tư  về  bí  mật  của  nhân sinh và vũ trụ. Hymalaya  ghi  lại  nhiều  không  kể  xiết  dấu   chân của những con người từ bỏ gia đình, xã  hội  và  cuộc  sống  trần  tục  để  kiếm  tìm  và  thực hiện cao vọng giải thoát ­ mục đích cao  nhất.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net