logo

Lào


Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢). Lịch sử Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Vạn Tượng). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số công quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Từ 1955 đến 1975, Vương quốc Lào ủng hộ mạnh mẽ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại sức bành trướng của phe Cộng sản tại Đông Dương. Tình trạng bất ổn về chính trị tại Việt Nam cũng đã lôi kéo Lào vào cuộc Chiến tranh Đông Dương lần hai (Xem thêm Chiến tranh bí mật) và là yếu tố dẫn đến nội chiến và một vài cuộc đảo chính. Từ năm 1968 Bắc Việt đã gởi các đơn vị của họ tham chiến cùng quân Pathet chống lại Quân đội Lào. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào đã lật đổ chính quyền hoàng tộc của vua Savang Vatthana và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Lào. Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955 (lưu ý:chính phủ Lào này không phải là lực lượng Pathet mà là chính phủ Vương quốc Lào). Quan hệ ngoại giao với Bắc Việt Nam cấp đại sứ được thiết lập từ ngày 6 tháng 9 năm 1962. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào. Địa lý Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam. Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng. Kinh tế Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây không có đường sắt, hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp Dân cư Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm. Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H'Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao. Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975. Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đang sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan (Isan). Tôn giáo chính là Phật giáo nguyên thuỷ, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi. Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình. Văn hoá Âm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing. Một di tích của nền văn hóa Lào còn lại đến ngày nay là Cánh đồng Chum. Thông tin đại chúng Tất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng nước ngoài là tờ Thời báo Vientiane bằng tiếng Anh và tờ Le Renovateur bằng tiếng Pháp.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net